Microsoft Word Bai Xuan Son L sua doc


Thực thi quy chế Rome về Tòa án Hình sự



tải về 323.33 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích323.33 Kb.
#51630
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13
1146-1-2234-1-10-20160520 (1)
69 2020 QH14 m 439844
3. Thực thi quy chế Rome về Tòa án Hình sự 

quốc tế 

3.1. Nội dung và phương thức thực thi Quy chế 

Rome 

a. Nội dung thực thi quy chế Rome 

Giống như mọi điều ước quốc tế khác, việc 

thực thi Quy chế Rome của các quốc gia tuân 

thủ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là Pacta 



sunt servanda. Theo đó, các quốc gia có nghĩa 

vụ nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận quốc 

______ 

(6)


 

Nguyên văn tiếng Anh: “Australia further declares its 



understanding that the offences in Article 6, 7 and 8 will 

be interpreted and applied in a way that accords with the 

way they are implemented in Australian domestic law

 



N.T.X. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 228‐239 

233


tế  đã cam kết. Trong nhiều trường hợp, quốc 

gia có nghĩa vụ  đảm bảo xây dựng, sửa  đổi 

pháp luật trong nước cho phù hợp với các quy 

định của điều ước quốc tế. Cụ thể đối với Quy 

chế Rome, nội dung nghĩa vụ thực thi của các 

quốc gia thành viên xuất phát từ hai nguyên tắc 

cơ  bản  được quy định trong Quy chế: nguyên 

tắc thẩm quyền bổ sung của Tòa án hình sự 

quốc tế và nguyên tắc các quốc gia thành viên 

phải hợp tác đầy đủ với Tòa án.   

Nguyên tắc thẩm quyền bổ sung của Tòa án 

khẳng định sự ưu tiên thẩm quyền của quốc gia 

trong  điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm 

quốc tế quy định trong Quy chế Rome. Chỉ 

trong trường hợp quốc gia không muốn hoặc 

không có khả năng truy tố, xét xử thực sự các 

tội phạm này thì thẩm quyền của Tòa án mới 

được thực hiện. Đây được coi là một đảm bảo 

của chủ quyền quốc gia, cho phép sự tham gia 

đông đảo tới mức cao nhất có thể của các quốc 

gia vào Quy chế Rome. Việc thực hiện nguyên 

tắc thẩm quyền bổ sung của Tòa án đồng thời 

dẫn  đến hệ quả pháp lý là các quốc gia thành 

viên của Tòa án, nhằm thực thi Quy chế, sẽ có 

nghĩa vụ  đảm bảo việc  điều tra, truy tố và xét 

xử những tội phạm quy định trong Quy chế.  

Nguyên tắc các quốc gia thành viên có 

nghĩa vụ hợp tác đầy đủ với ICC được quy định 

tại Điều 86, Điều 88 của Quy chế Rome. Điều 

86 Quy chế quy định: “các quốc gia thành viên 



phải hợp tác đầy đủ với Tòa án trong việc điều 

tra và truy tố của Tòa án đối với các tội phạm 

thuộc quyền tài phán của Tòa án”. Điều 88 quy 

định: “các quốc gia thành viên phải bảo đảm có 



các thủ  tục theo luật quốc gia cho mọi hình 

thức hợp tác được quy định trong Phần này”. 

Theo quy định tại phần 9 của Quy chế Rome, 

các hoạt  động hợp tác của Quốc gia theo yêu 

cầu của Tòa án bao gồm: bắt giữ và chuyển 

giao người bị tình nghi; cho phép người bị tình 

nghi  được di lý qua lãnh thổ  của quốc gia để 

đến địa điểm của Tòa án; thu thập chứng cứ, lấy 

lời khai; thẩm vấn người bị  điều tra, truy tố; 

cung cấp tài liệu kể cả tài liệu tư pháp; xác định 

nhân thân, nơi  ở  của người hoặc  đồ  vật; thực 

hiện khám xét, tịch thu; xác định, truy nguyên 

và phong tỏa hoặc tịch thu tiền, các công cụ, 

phương tiện phạm tội… 

Như vậy,  để thực hiện hai nguyên tắc này, 

hoạt động thực thi của quốc gia sẽ bao gồm hai 

nội dung cơ  bản.  Thứ nhất, quốc gia cần xây 

dựng, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp 

luật, thể chế trong nước để có thể thực hiện việc 

xét xử các tội phạm nghiêm trọng nhất  được 

quy  định trong Quy chế Rome. Thứ hai, quốc 

gia cần xây dựng, sửa  đổi, hoàn thiện các quy 

định, thể chế trong nước nhằm cho phép các cơ 

quan của quốc gia có thể thực hiện các yêu cầu 

hợp tác của ICC. Trong khi nội dung thứ nhất 

liên quan đến việc hoàn thiện cả các quy định 

về nội dung và về tố tụng hình sự thì nội dung 

thứ hai chủ yếu liên quan đến các quy định về 

tố tụng hình sự.  




tải về 323.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương