Microsoft Word Bai Xuan Son L sua doc



tải về 323.33 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích323.33 Kb.
#51630
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
1146-1-2234-1-10-20160520 (1)
69 2020 QH14 m 439844
Criminal Court - CICC), bao gồm 2.500 tổ chức 

của xã hội dân sự, được thành lập từ năm 1995, 

hiện nay có hoạt động tại hơn 150 quốc gia

(5)


.  

Tại khu vực Châu Á, Nhật Bản và Hàn 

Quốc là hai quốc gia đã thành công trong việc 

nâng cao nhận thức của người dân về ICC, góp 

phần quan trọng vào quyết định gia nhập ICC. 

Hơn nữa, các hoạt  động của xã hội dân sự  tại 

Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã nhận được sự 

hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các liên minh và 

mạng lưới hành động vì Tòa án Hình sự quốc 

tế. Những hoạt động cụ thể để thúc đẩy sự hiểu 

biết về ICC được diễn ra ở các cấp độ và phạm 

vi khác nhau: các cuộc hội họp, nghiên cứu 

được tổ chức trên toàn quốc,  đăng tải các bài 

viết trên tạp chí, báo và các trang web, tổ chức 

các cuộc thăm viếng của lãnh đạo, phái đoàn 

chuyên gia đến trụ sở của ICC tại La Haye. Bên 

cạnh việc nâng cao nhận thức của người dân và 

______ 


(5)

 

Xem thông tin tại: http://www.iccnow.org



  


N.T.X. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 228‐239 

231


các chính trị gia, việc tìm kiếm sự  ủng hộ  từ 

giới luật sư  cũng là một kênh quan trọng  để 

giúp Nhật Bản  đẩy nhanh tiến trình gia nhập 

ICC. Nhận thức của giới luật sư Nhật Bản về 

vai trò của ICC đã tiến triển rõ rệt sau một loạt 

các sự kiện lớn trên thế giới như: vụ khủng bố 

11/9, các cuộc tấn công do Mỹ  đứng  đầu vào 

Afghanistan.  Sau các sự kiện này, giới luật sư 

Nhật Bản đã hành động để góp phần xây dựng 

một hệ thống tư pháp hình sự  quốc tế độc lập 

và thường trực, thay vì các hoạt động quân sự 

vừa xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Năm 2002, 

Hiệp hội Luật sư Nhật Bản đã thúc giục mạnh 

mẽ Chính phủ gia nhập Quy chế Rome. Sau 

này, Hiệp hội  đã trở thành sáng lập viên của 

Đoàn Luật sư hình sự quốc tế [4]. 



2.2. Những vấn đề pháp lý về thủ tục gia nhập 

Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế 

Một trong những vấn đề pháp lý nhiều nước 

gặp phải trước khi tiến hành thủ  tục tham gia 

Quy chế  Rome  là  giải quyết sự xung đột giữa 

các quy định của Quy chế  với quy định của 

Hiến pháp quốc gia. Phổ biến nhất trong số các 

quy  định xung đột này là các quy định về 

chuyển giao người bị tình nghi cho Tòa án; về 

quyền miễn trừ của người đứng đầu nhà nước, 

chính phủ…; về áp dụng hay không áp dụng 

hình phạt tử hình, tù chung thân. Trên thực tế, 

giải quyết sự xung đột giữa quy định của Quy 

chế Rome với Hiến pháp quốc gia có thể trải 

qua nhiều thủ  tục và kéo dài, làm chậm quá 

trình gia nhập Tòa án của quốc gia.  

Bên cạnh những tranh luận mang tính chính 

trị, việc xác định mâu thuẫn, xung đột của Quy 

với Hiến pháp có thể phải thực hiện bằng thủ 

tục tài phán Hiến pháp. Một khi sự xung đột 

được xác định, các quốc gia có thể có hai cách 

giải quyết khác nhau. Đại  đa số các quốc gia 

tiến hành sửa  đổi Hiến pháp trước khi chấp 

nhận hiệu lực của Quy chế Rome. Trường hợp 

của Pháp là một ví dụ tiêu biểu cho cách giải 

quyết này. Điều 54 của Hiến pháp của Pháp quy 

định: “Nếu Hội  đồng Hiến pháp… tuyên bố 



rằng một cam kết quốc tế có chứa đựng những 

quy định trái với Hiến pháp, thì việc phê chuẩn 

hoặc thông qua cam kết quốc tế này chỉ  được 

thực hiện sau khi đã sửa đổi Hiến pháp”. 

Vào ngày 22 tháng 1 năm 1999, Hội  đồng 

Hiến pháp đã đưa ra tuyên bố về ba nhóm vấn 

đề của Quy chế Rome không phù hợp với Hiến 

pháp của Pháp, bao gồm: các quy định về 

quyền miễn trừ theo Điều 27 của Quy chế;  các 

quy định trong Điều 17 và 20 của quy chế liên 

quan  đến các vấn  đề  về thụ lý và nguyên tắc 

không xét xử hai lần; các quy định về quyền lực 

của Công tố viên của ICC trên lãnh thổ  của 

Pháp. Trên cơ  sở những ý kiến của Hội  đồng 

Hiến pháp, Hiến pháp của Pháp đã được sửa đổi 

với việc quy định thêm một điều khoản mới là 

điều 53(2), theo đó Pháp công nhận thẩm quyền 

của ICC theo các quy định của Công ước Rome 

về thành lập Tòa án, được ký ngày 18/7/1998. 

Nghị viện Pháp đã phê chuẩn Quy chế Rome 

bằng một  đạo luật ban hành vào ngày 

30/3/2000, sau đó Tổng thống Pháp công bố 

Luật này vào ngày 5/6/2000. Pháp đã  đệ trình 

văn kiện phê chuẩn vào ngày 9/6/2000. Với 

việc đệ trình văn kiện phê chuẩn, Quy chế Rôm 

đã được chuyển hóa vào pháp luật của Pháp và 

có vị trí “cao hơn” pháp luật quốc gia. Ở cấp độ 

quốc gia, các tòa án của Pháp sẽ tuân thủ các 

quy  định của Quy chế Rome, thậm chí nếu 

những quy định của Quy chế trái với các quy 

định của pháp luật (không phải của Hiến pháp) 

đang tồn tại.  Ở  cấp  độ quốc tế, sau khi phê 

chuẩn Quy chế, Pháp có không được quyền đưa 

ra các bảo lưu  đối với những nghĩa vụ  bắt 

nguồn từ Quy chế. 

Trong một số trường hợp khác, các quốc 

gia, thay vì sửa đổi hiến pháp, đã thực hiện giải 

thích các quy định liên quan nhằm phù hợp với 

Quy chế Rome.  

Thủ  tục thực hiện Quy chế Rome trong 

trường hợp thứ nhất mang tính triệt để, đảm bảo 

sự an toàn pháp lý sau này. Tuy nhiên sửa đổi 

Hiến pháp là một thủ tục phức tạp và có thể tiêu 

tốn một thời gian khá dài. Trong khi đó, thủ tục 

giải thích Hiến pháp trong trường hợp thứ hai 

cho phép đơn giản hóa quy trình, tiết kiệm thời 

gian nhưng lại kém an toàn pháp lý hơn và 

không thể áp dụng cho trường hợp mà quy định 




tải về 323.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương