Microsoft Word Bai Xuan Son L sua doc



tải về 323.33 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích323.33 Kb.
#51630
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
1146-1-2234-1-10-20160520 (1)
69 2020 QH14 m 439844
N.T.X. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 228‐239 

235


chuẩn Quy chế Rome trước sau đó họ sẽ tranh 

thủ khoảng thời gian từ lúc phê chuẩn  đến lúc 

Quy chế có hiệu lực  để  dự thảo và thông qua 

luật thực thi. Lý do  được đưa ra là nhằm thúc 

đẩy việc phê chuẩn Quy chế Rome được diễn ra 

nhanh hơn thường lệ, làm cơ sở cho Tòa án ICC 

sớm đi vào hoạt động .  

Đối với các nước phê chuẩn hoặc gia nhập 

mới sau khi Quy chế có hiệu lực, hoạt  động 

đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia 

với quy định của Quy chế Rome lại diễn ra 

trước khi họ chấp nhận hiệu lực của Quy chế 

Rome. Quyết  định của các nước thuộc nhóm 

thứ hai là dễ hiểu: ngay từ thời  điểm Quy chế 

có hiệu lực đối với họ, ICC đã có thể thực hiện 

thẩm quyền đối các hành vi thực hiện trên lãnh 

thổ của họ, hoặc do công dân của họ thực hiện. 

Để tránh ICC thực hiện thẩm quyền, các quốc 

gia cần có cơ sở pháp lý trong nước để các cơ 

quan của họ có thể thực hiện thẩm quyền theo 

nguyên tắc thẩm quyền bổ sung của Tòa án. 

Đồng thời, cũng từ thời điểm Quy chế có hiệu 

lực đối với quốc gia, Tòa án có thể yêu cầu sự 

hợp tác theo quy định của Quy chế.  Để thực 

hiện  được yêu cầu này, các cơ quan của quốc 

gia cũng cần có những cơ sở pháp lý quy định 

trong các văn bản trong nước. 

3.2. Một số  vấn  đề  cơ  bản trong thực thi Quy 

chế Rome 

a. Vấn đề nội luật hóa các quy định về các tội 

phạm theo Quy chế Rôm vào pháp luật quốc gia 

Để  tạo cơ  sở pháp lý cho các tòa án quốc 

gia có thẩm quyền  điều tra và truy tố các tội 

phạm được quy định trong Quy chế Rome, các 

quốc gia phải nội luật hóa các quy định liên 

quan đến các tội phạm này. Tất cả các quốc gia 

thành viên đều thực hiện công việc này trừ khi 

một quốc gia nào đó không có ý định thực hiện 

quyền tài phán với các tội phạm theo Quy chế 

Rome. Việc nội luật hóa các quy định về các tội 

phạm của Quy chế Rome vào luật hình sự của 

các quốc gia hướng tới các mục đích: 

(1) Chứng minh rằng các tội ác quốc tế 

nghiêm trọng nhất có thể  bị trừng phạt theo 

pháp luật quốc gia, trên cơ sở đó cho phép các 

tòa án của các quốc gia thực hiện quyền tài 

phán  đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền 

của ICC; 

(2)  Để có thêm sự  lựa chọn cho các quốc 

gia: hoặc tự mình tiến hành truy tố, xét xử hoặc 

để ICC thực hiện thẩm quyền này; 

(3) Ngăn chặn việc các quốc gia sẽ trở 

thành những nơi ẩn náu an toàn cho các tội ác 

đã thực hiện ở các quốc gia khác; 

(4) Thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ thống tư 

pháp hình sự quốc gia để có khả năng điều tra 

và truy tố các tội ác nghiêm trọng. 

Trên thực tế, các quốc gia có xuất phát điểm 

lập pháp và cách thức giải quyết hết sức  đa 

dạng về vấn đề này. Đối với những quốc gia đã 

quy định trong luật hình sự trong nước các tội 

phạm này, việc thực thi quy chế Rome sẽ không 

quá phức tạp. Trái lại,  đối với những nước 

khác, hoặc họ phải ban hành một đạo luật riêng, 

hoặc bổ sung vào văn bản trong nước các tội 

phạm này. Về  mặt nội dung, có thể phân các 

nước thành ba nhóm khác nhau trong trong việc 

nội luật hóa các quy định của Quy chế Rome về 

các tội ác quốc tế.  

Nhóm thứ nhất, các quốc gia định nghĩa các 

tội phạm giống như quy chế Rome. Thông thường 

đó là những trường hợp mà pháp luật quốc gia 

dẫn chiếu đến Quy chế Rome khi quy định về các 

tội ác quốc tế, chẳng hạn trường hợp của New 

Zealand và Vương quốc Anh. Cũng trong nhóm 

này, một số quốc gia sao chép lại trong luật của 

họ các quy định tương đương trong điều 6, điều 7 

và điều 8 của Quy chế Rome.  


tải về 323.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương