Microsoft Word Bai Xuan Son L sua doc



tải về 323.33 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích323.33 Kb.
#51630
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
1146-1-2234-1-10-20160520 (1)
69 2020 QH14 m 439844
b. Phương thức thực thi Quy chế Rome 

Các quốc gia thực thi quy chế Rome, đảm 

bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia với 

Quy chế Rome theo những cách thức đa dạng. 

Sự đa dạng này xuất phát từ nhiều lý do, trong 

đó đặc biệt là hai lý do cơ bản: Thứ nhất, mức 

độ tương thích hay khác biệt vốn có giữa pháp 

luật quốc gia đối với các quy định của Quy chế 

Rome. Trong trường hợp sự khác biệt giữa pháp 

luật quốc gia với Quy chế Rome ở mức độ lớn, 

các biện pháp, cách thức thực thi sẽ thường 

khác với trường hợp pháp luật quốc gia vốn đã 

có những tương thích với Quy chế.  Thứ hai

việc quốc gia đi theo truyền thống nhất nguyên 

(chủ  yếu là các quốc gia thuộc hệ thống  Civil 

law) hay thuộc về truyền thống nhị nguyên (chủ 

yếu là các quốc gia thuộc hệ thống  Common 



law) trong việc giải quyết mối quan hệ quan hệ 

giữa Luật quốc tế với pháp luật quốc gia cũng 

ảnh hưởng  đến biện pháp, cách thức mà quốc 

gia thực thi Quy chế Rome. 

Về nguyên tắc,  đối với các quốc gia thuộc 

trường phái nhất nguyên, các quy định của điều 

ước quốc tế sau khi đã được quốc gia chấp nhận 

sẽ được coi là một bộ phận của pháp luật quốc 

gia, có thể  được áp dụng trực tiếp cho các cá 

nhân nếu  đủ rõ ràng, chi tiết (self-executing). 

Thực tế,  đối với Quy chế Rome, ngay cả khi 



N.T.X. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 228‐239 

234


các quy định của nó được coi là bộ phận pháp 

luật của quốc gia thì hoạt động ban hành mới, 

sửa đổi các quy định pháp luật trong nước vẫn 

là cần thiết. Sự cần thiết này xuất phát từ một số 

lý do sau: 

Thứ nhất, Quy chế Rome đề  cập  đến rất 

nhiều vấn  đề, trong đó nhiều vấn  đề  mới chỉ 

được đề cập  ở dạng khái quát, nguyên tắc. Do 

vậy,  để có thể thực thi được bởi các cơ quan 

của quốc gia, cần có sự chi tiết, cụ thể hóa bằng 

các văn bản pháp luật của quốc gia. 



Thứ hai, nhiều khái niệm, thuật ngữ  của 

Quy chế Rome không tương thích, thậm chí 

chưa hề  được quy định trong pháp luật quốc 

gia. Do vậy, việc ban hành các văn bản quốc gia 

là cần thiết. 

Thứ ba,  để thực hiện hoạt  động  điều tra, 

truy tố xét xử được các tội phạm quy định trong 

quy chế Rome, đồng thời cho phép các cơ quan 

của quốc gia có thể thực hiện các hoạt động hợp 

tác theo yêu cầu của Tòa án hình sự quốc tế, 

cần xác định rõ thẩm quyền, trình tự và thủ tục 

tiến hành của mỗi cơ quan hữu quan của quốc 

gia.  Điều này chỉ có thể thực hiện  được thông 

qua việc ban hành mới, sửa  đổi các quy định 

hiện có của quốc gia.  

Một vấn  đề  đặt ra là để thực thi Quy chế 

Rome, các quốc gia cần ban hành một hay một 

số văn bản riêng biệt nhằm mục đích này, hay 

chỉ cần sửa đổi, bổ sung hay hoàn thiện các văn 

bản hiện có của quốc gia trong lĩnh vực hình sự 

và tố tụng hình sự? 

Cho đến thời điểm hiện tại, không có quốc 

gia nào thực thi Quy chế Rome bằng biện pháp 

chỉ  sửa  đổi các văn bản hiện có trong nước. 

Thực tế,  để thực thi Quy chế Rome, các quốc 

gia có thể ban hành một hoặc một số  đạo luật 

riêng biệt. Một số ít các nước ban hành duy 

nhất một đạo luật riêng biệt về thực thi Quy chế 

Rome, bao gồm Argentina, New Zealand

Samoa, Nam Phi, Anh và Uruguay [8, tr. 1-7]

(7)


Một số nước khác, chẳng hạn như Đức, Hà Lan 

______ 

(7)


 

Chẳng hạn, Nam Phi ban hành Đạo luật về thực thi Quy 

chế Rome (The Implementation of the Rome Statute of 

International Criminal Court Act) năm 2002.

 

lại ban hành hai đạo luật riêng biệt, liên quan 



lần lượt đến hai vấn đề là thực hiện thẩm quyền 

xét xử quốc gia và hợp tác quốc tế theo quy 

định của Quy chế Rome

(8)


.  

Một số  nước khác ban hành đạo luật riêng 

biệt về  vấn  đề  hợp tác quốc tế theo Quy chế 

Rome,  đồng thời sửa  đổi các đạo luật sẵn có 

trong nước (như Bộ luật hình sự) quy định các 

tội phạm quốc tế theo Quy chế  để thực hiện 

thẩm quyền xét xử quốc gia đối với các tội 

phạm này, chẳng hạn như trường hợp của Úc, 

Tây Ban Nha hay Thụy Sĩ. Một số ít nước khác, 

như Canada lại tiến hành theo phương thức ngược 

lại: xây dựng một  đạo luật riêng về thẩm quyền 

xét xử quốc gia đối với các tội phạm quốc tế theo 

quy chế Rome, đồng thời sửa đổi một loạt các đạo 

luật quốc gia khác cho phép thực hiện hợp tác 

quốc tế theo Quy chế [7, tr. 15]. 

Việc đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật 

quốc gia với quy định của Quy chế Rome có thể 

được quốc gia thực hiện từ trước khi ký Quy 

chế, trước khi phê chuẩn hoặc chấp nhận hiệu 

lực của Quy chế. Thậm chí trong một số trường 

hợp sự tương thích này chỉ được quốc gia thực 

hiện sau khi Quy chế  đã có hiệu lực  đối với 

quốc gia. 

Trên thực tế,  đối với  đại  đa số trong 66 

nước  đầu tiên phê chuẩn Quy chế Rome trước 

khi Quy chế có hiệu lực ngày 1/7/2002, các 

hoạt  động xây dựng, sửa  đổi pháp luật trong 

nước chỉ diễn ra sau thời điểm họ đã chấp nhận 

hiệu lực của Quy chế [7, tr. 14]. Theo cách thức 

trên, một số quốc gia ở  Châu  Âu  và  Châu  Phi 

đã  đảo ngược lại quá trình phê chuẩn và thực 

thi Quy chế so với trật tự thông thường mà pháp 

luật của họ quy định. Theo quy định của Hiến 

pháp, các quốc gia này phải chuẩn bị luật thực 

thi trước khi phê chuẩn một  điều  ước quốc tế. 

Tuy nhiên, các quốc gia đã quyết  định phê 

______ 

(8)


 

Trường hợp của Hà Lan: Luật thực thi Tòa án hình sự 

quốc tế (The International Criminal Courrt 

Implementation Act) năm 2002; và Luật về các tội phạm 

quốc tế (The Act adopting  the Rules Concerning Serious 

Violations of International Humanitarian Law  or 

International Crimes Act) năm 2002.

 




tải về 323.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương