Microsoft Word Bai Xuan Son L sua doc



tải về 323.33 Kb.
Chế độ xem pdf
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích323.33 Kb.
#51630
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
1146-1-2234-1-10-20160520 (1)
69 2020 QH14 m 439844
Nhóm thứ hai, bao gồm các quốc gia đưa ra 

các  định nghĩa về các tội phạm quốc tế  rộng 

hơn các định nghĩa trong Quy chế Rome.  

Canada là một ví dụ  về trường hợp này.  Luật 

Các tội phạm quốc tế của Canada quy định rằng 

tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội 

ác chiến tranh là các tội phạm theo quy định của 

pháp luật Canada, những tội phạm này được 

xác  định trên cơ  sở Luật quốc tế, bao gồm cả 

định nghĩa của Quy chế  Rome  và  các  định 

nghĩa trong các công ước quốc tế khác cũng 



N.T.X. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 228‐239 

236


như trong tập quán pháp quốc tế. Canada đã 

định nghĩa các tội phạm rộng hơn so với quy 

định trong Quy chế để đảm bảo rằng Canada sẽ 

luôn theo kịp mọi sự phát triển mới của Luật 

quốc tế.  Các trường hợp có định nghĩa về tội ác 

chiến tranh rộng hơn  định nghĩa tại  điều 8 của 

Quy chế Rome như trường hợp của Hà Lan, 

Bosnia-Herzogovina. Tương tự, Pháp và Ecuador 

cũng có định nghĩa về  tội diệt chủng rộng hơn 

định nghĩa tại điều 6 Quy chế Rome [8].  



Nhóm thứ ba, bao gồm các quốc gia đưa ra 

các định nghĩa về các tội ác quốc tế hẹp hơn các 

định nghĩa trong Quy chế Rome [8, tr. 421].  

Trong trường hợp các quốc gia không thực 

hiện truy tố, xét xử đối với những hành vi nhất 

định mà theo pháp luật quốc gia định nghĩa về 

tội phạm có liên quan không liệt kê loại hành vi 

đó, hoặc thậm chí trong pháp luật quốc gia 

không quy định loại tội phạm  đó, ICC hoàn 

toàn có thể thực hiện thẩm quyền truy tố, xét xử 

cá nhân có liên quan trên cơ  sở các quy định 

của Quy chế Rome, căn cứ nguyên tắc thẩm 

quyền bổ sung của Tòa án.  

b. Vấn đề quyền miễn trừ của một số cá nhân 

Vấn  đề quyền miễn trừ xét xử hình sự  đối 

với một số cá nhân trong việc thực thi Quy chế 

Rome có thể  được  đặt ra ở hai bối cảnh khác 

nhau: hoặc cá nhân có liên quan bị truy tố hoặc 

xét xử  tại nước sở  tại, hoặc cá nhân đó là đối 

tượng bị ICC yêu cầu quốc gia sở  tại chuyển 

giao cho Tòa án. Trong nhiều trường hợp,  đối 

với các hành vi phạm tội theo Quy chế Rome, 

cá nhân này có thể viện dẫn các quy định của 

pháp luật quốc gia, hoặc các quy định pháp luật 

quốc tế liên quan đến quyền miễn trừ dành cho 

người đứng đầu, người đại diện của nhà nước, 

hoặc quyền miễn trừ xét xử hình sự mà pháp 

luật một số  nước dành cho những người  đảm 

nhiệm một chức vụ nhất  định như dân biểu 

quốc hội, thẩm phán. 

Tuy nhiên theo quy định của  điều 27 Quy 

chế Rome, mọi cá nhân đều bình đẳng trong 

việc áp dụng Quy chế. Nguyên thủ quốc gia, 

người  đứng  đầu chính phủ, thành viên của 

chính phủ hay nghị viện, dân biểu hay quan 

chức chính phủ trong bất kỳ trường hợp nào 

cũng không được miễn trừ trách nhiệm hình sự 

theo Quy chế. Theo quy định này, quốc gia có 

Hiến pháp, hoặc quy định pháp luật khác thừa 

nhận quyền miễn trừ cũng không thể ngăn cản 

hay từ chối ICC thực hiện thẩm quyền đối với 

những đối tượng có liên quan.  

Tuy nhiên, điều 98.1 Quy chế Rome cũng 

quy định: 

“Tòa án có thể không đưa ra yêu cầu 

chuyển giao hoặc hỗ trợ mà sẽ khiến quốc gia 

được yêu cầu hành động trái với nghĩa vụ của 

quốc gia đó theo luật quốc tế về miễn trừ quốc 

gia hoặc miễn trừ ngoại giao đối với một người 

hoặc tài sản của quốc gia thứ ba trừ khi Tòa án 


tải về 323.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương