Microsoft Word Bai Xuan Son L sua doc



tải về 323.33 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích323.33 Kb.
#51630
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
1146-1-2234-1-10-20160520 (1)
69 2020 QH14 m 439844
N.T.X. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 228‐239 

232


của Hiến pháp và của Quy chế Rome mâu thuẫn 

một cách rõ ràng.  

Thẩm quyền, thủ  tục  đưa ra sự chấp nhận 

tham gia Quy chế  được quy định khác nhau 

theo pháp luật của mỗi nước. Điều 125 Quy chế 

Rome quy định một nước có thể tham gia quy 

chế Rome thông qua việc ký, phê chuẩn, chấp 

thuận, phê duyệt hay gia nhập Quy chế. Trên 

thực tế, các nước đều tham gia Quy chế Rome 

sau khi thực hiện trình tự phê chuẩn bởi cơ 

quan lập pháp theo quy định trong nước.  

Tham gia Quy chế Rome là tham gia vào 

một  điều  ước quốc tế  đa phương. Tuy nhiên, 

khác với nhiều  điều  ước quốc tế, Quy chế 

Rome, tại  Điều 120 không cho phép các quốc 

gia thực hiện việc bảo lưu khi chấp nhận tham 

gia Quy chế. Dù vậy, Điều 124 cho phép quốc 

gia, vào thời điểm trở thành thành viên Quy chế 

có quyền tuyên bố trong thời hạn 7 năm kể từ 

khi Quy chế có hiệu lực đối với quốc gia, quốc 

gia không chấp nhận thẩm quyền của Tòa án 

đối với các hành vi phạm tội ác chiến tranh 

được thực hiện bởi công dân của nước đó, hoặc 

được thực hiện trên lãnh thổ nước đó. Đây thực 

ra là một khả năng bảo lưu hạn hẹp được thừa 

nhận bởi Công ước. 

Trên thực tế, bất chấp quy định của  điều 

120 về  vấn  đề  bảo lưu trong Quy chế Rome, 

khá nhiều  nước khi ký, hoặc chấp nhận hiệu 

lực của Quy chế vẫn đưa ra những “tuyên bố” 

hoặc “thông báo”  về các vấn đề cụ thể. Pháp đã 

đệ trình văn kiện phê chuẩn vào ngày 9/6/2000, 

kèm theo đó là ba tuyên bố, tuyên bố thứ nhất liên 

quan  đến  điều 8 của Quy chế  về  định nghĩa tội 

xâm lược, tuyên bố thứ hai liên quan đến việc sử 

dụng ngôn ngữ tiếng Pháp trong việc liên lạc với 

ICC, và tuyên bố thứ ba quy định rằng Pháp có ý 

định bảo lưu Điều 124 của Quy chế. 

Trong  đại  đa số các trường hợp, các tuyên 

bố này đều khẳng  định lại những nguyên tắc, 

quy  định  đã  được nêu trong Quy chế Rome, 

như nguyên tắc thẩm quyền bổ sung của Tòa 

án, quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm 

quyền theo thời gian hay vụ việc của Tòa 

án…Trong một số trường hợp khác, các quốc 

gia liên bang, hoặc các quốc gia có các vùng 

lãnh thổ  hải ngoại hay vùng lãnh thổ  đang bị 

tranh chấp cũng thông qua các tuyên bố này để 

khẳng định giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình 

trên đó chấp nhận hiệu lực của Quy chế Rome.  

Trong một số trường hợp, các quốc gia đi xa 

hơn khi đưa ra các tuyên bố mang tính chất giải 

thích nội dung của Quy chế Rome. Chẳng hạn 

trường hợp của Úc, khi chấp nhận Quy chế 

Rome đã đưa ra tuyên bố có đoạn sau: 

“Ngoài ra, Úc tuyên bố nhận thức của mình 

rằng các hành vi tội phạm quy định tại Điều 6, 

Điều 7, Điều 8 [của Quy chế Rome] sẽ  được 

giải thích và áp dụng theo cách phù hợp với với 

cách mà chúng được thực hiện trong luật nội 

địa của Úc”

(6)

.  


Ngoại trừ trường hợp các tuyên bố, thông 

báo này sau đó có thể được rút lại bởi các quốc 

gia, nếu chúng chỉ là những tuyên bố thể hiện 

quan  điểm chính trị, không loại bỏ hoặc làm 

thay đổi hiệu lực của các quy định của Quy chế 

Rome, thì chúng vẫn mặc nhiên được chấp 

nhận. Ngược lại, nếu chúng đem lại những hệ 

quả pháp lý trong việc giải thích và áp dụng 

Quy chế Rome, thì chúng phải  được hiểu là 

những bảo lưu và do vậy theo quy định của 

Điều 120 của Quy chế, chúng sẽ không có giá 

trị [5, tr. 512-515].  




tải về 323.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương