Microsoft Word Bai Xuan Son L sua doc


Gia nhập quy chế Rome về Tòa án Hình



tải về 323.33 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích323.33 Kb.
#51630
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
1146-1-2234-1-10-20160520 (1)
69 2020 QH14 m 439844
2. Gia nhập quy chế Rome về Tòa án Hình 

sự quốc tế 

2.1. Nhận thức chính trị và xã hội về việc tham 

gia Tòa án hình sự quốc tế 

 

Quy chế Rome là một trong những điều ước 

quốc tế  đa phương nhận  được sự  ủng hộ và 

tham gia đông đảo nhất của các quốc gia. Hiện 

nay, trên tổng số 139 quốc gia ký Quy chế 

Rome,  đã có 121 quốc gia phê chuẩn

(3)

, trong 


đó khu vực Châu Phi có 33 quốc gia, Châu Mỹ 

Latin và Caribbean có 27 quốc gia, Đông Âu có 

18 quốc gia, Châu Á - Thái Bình Dương có 18 

quốc gia, Tây Âu và các khu vực khác gồm 25 

quốc gia [1].  

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một số 

nước chưa tham gia quy chế Rome, trong đó 

bao gồm 3 trong 5 thành viên thường trực của 

Hội  đồng Bảo an Liên Hợp quốc là Trung 

Quốc, Liên bang Nga và Hoa Kỳ. Việc ba nước 

thành viên thường trực Hội  đồng Bảo an vẫn 

đứng ngoài Quy chế Rome - đặc biệt là trường 

hợp của Hoa Kỳ  với hoạt  động vận  động các 

nước ký kết các hiệp định song phương về miễn 

trừ (Bilateral Immunity Agreement - BIA) nhằm 

loại trừ khả  năng truy tố và xét xử các binh sĩ 

và công dân Hoa Kỳ đối với các tội phạm quy 

định trong Quy chế Rome - là một tình trạng 

làm suy giảm hiệu lực và uy tín thực tế của Quy 

chế Rome. Điều này cũng tạo ảnh hưởng chính 

trị không nhỏ trong quyết định của nhiều quốc 

gia khác không tham gia vào Quy chế Rome.  

Tuy nhiên, mộ trong những lý do quan 

trọng nhất dẫn đến việc nhiều quốc gia hiện nay 

______ 

(3)


 

Guatemala là thành  viên thứ 121 đã phê chuẩn Quy chế 

vào ngày 13/07/2012.

 

vẫn chưa gia nhập Quy chế Rome là lo ngại 



rằng việc thực hiện thẩm quyền của ICC có thể 

ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Lo lắng này 

có thể  được giải tỏa khi nhận thức về  một số 

điểm sau đây được làm sáng tỏ: 



Thứ nhất, ICC không có thẩm quyền phổ 

quát (universal jurisdiction), ICC chỉ có thẩm 

quyền một cách giới hạn. Cụ thể, Tòa án chỉ có 

thẩm quyền  đối với 4 loại tội phạm quốc tế 

nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho cả cộng đồng 

quốc tế, đó là tội ác chiến tranh, tội chống nhân 

loại, tội diệt chủng và tội xâm lược. Tòa án 

cũng chỉ có thẩm quyền  đối với các hành vi 

phạm tội xảy ra sau khi Quy chế Rome có hiệu 

lực, ngày 1/7/2002. Trong trường hợp một nước 

gia nhập mới, thẩm quyền của Tòa án được bắt 

đầu kể từ ngày Quy chế Rome có hiệu lực đối 

với nước  đó [2, Điều 12]. Đồng thời, Tòa án 

cũng chỉ có thẩm quyền đối với những hành vi 

được thực hiện trên lãnh thổ  của nước thành 

viên, hoặc bởi công dân của một nước thành 

viên [2, Điều 12, 13].  

Thứ hai, thẩm quyền của ICC mang tính 

chất bổ sung. Theo đó,  đối với các tội phạm 

quốc tế, thẩm quyền truy tố và xét xử đầu tiên 

phải thuộc về các cơ quan tư pháp quốc gia. 

Nguyên tắc này được quy định tại đoạn thứ 10 

trong Lời nói đầu,  điều 1 và điều 17 của Quy 

chế Rome. Điều 17 của Quy chế Rome quy 

định Tòa án sẽ không thụ lý một vụ việc nếu vụ 

việc  đó  đang  được một quốc gia có quyền tài 

phán điều tra hoặc truy tố, hoặc cá nhân có liên 

quan đã được quốc gia quyết định không truy tố 

trừ khi quốc gia đó không muốn hoặc không 



đủ khả  năng truy tố  một cách thực sự”. Như 

vậy, việc thực thi thẩm quyền của Tòa án sẽ là 

giải pháp cuối cùng, khi các quốc gia “không 

muốn” hoặc “không thể” thực thi quyền tài phán 

của mình. Thẩm quyền bổ sung của ICC cũng 

là điểm khác biệt lớn so với các tòa án hình sự 

quốc tế trước  đây như: Rwanda, Nam Tư  cũ, 

khi các tòa án này có thẩm quyền ưu tiên hơn so 

với các tòa án quốc gia. Tòa án hình sự quốc tế 

- ICC cũng không thụ lý vụ việc trong trường 

hợp Tòa án xét thấy rằng vụ việc không đủ mức 

nghiêm trọng để tiến hành các bước tố tụng tiếp 

theo [2, Điều 17]. 





tải về 323.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương