Mục lục lời nóI ĐẦU



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang21/45
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích1.24 Mb.
#56266
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   45
KỸ NĂNG TRÌNH BỆNH

đè nặnglan lên cổ, đau không theo nhịp thở. Người bệnh cũng khó thở, buồn 
nôn, toát mồ hôi
Hôm nay người bệnh đỡ hơn khi nghỉ, đau không bớt với thức ăn hay thuốc tráng 
dạ dầy. Không có tiền sử cao huyết áp hay tiểu đường. Không hút thuốc. Gia đình 
không ai mắc bệnh tim mạch. 
Tiền sử: Thỉnh thoảng lên cơn hen mức độ vừa, khi làm việc nặng (ít hơn 2 
lần/tuần). Chưa hề nhập viện vì hen. Cao lipid máu, LDL cholesterol 128, 
HDL 56
 Thuốc: simvastatin, albuterol xịt. 
 Tiền sử ngoại khoa: cắt bỏ ruột thừa nội soi, soi khớp gối trái. 
 Gia đình: cha 69, cao huyết áp; mẹ mất lúc 42 vì ung thư buồng trứng. 2 
chị em gái khỏe mạnh. 
 Hoàn cảnh gia đình: không hút thuốc, hiện tại không nghiện, có dùng 
cocain 19 năm trước. Tuần uống 2-3 lon bia. Có vợ, không con. Nghề 
nghiệp trong lò đúc. 
 Tình dục: một vợ 15 năm nay, không quan hệ đồng tính. Có uống thuốc 
điều trị hoa liễu 20 năm trước , không rõ chẩn đoán. 
 Tổng quan các hệ cơ quan: 
-Đau thắt lưng dưới mạn tính. 
-GỆRD (trào ngược thực quản) tuần 2-3 lần. 
-Vẩy nến dạng nhẹ, trị với kem thoa. 


36 
-Không có dấu hiệu đi cách hồi (claudication) 
 Dấu hiệu thực thể liên quan:
-Sinh hiệu bình thường, HA= 132/74. 
-Không có tiếng thổi ĐM cảnh, ĐM bụng, ĐM đùi. 
-Phổi trong. 
-Tiếng tim S1S2 bình thường, không tiếng thổi, không nhịp ngựa phi. 
-Mạch đùi, mu chân và chày sau bắt được.
-Không phù ngoại biên. 
 Điện tim: nhịp xoang bình thường, đoạn ST hạ mặt trước tim (V1-V4) 
và mặt dưới (II, III, aVF) 
 Thông tim trái: hẹp lỗ ĐM vành bên trái 98% (left ostial stenosis), bên 
phải 70%Các động mạch vành thông
THẢO LUẬN 
Cũng như ca số 1, ca này cho thấy chẩn đoán nhiều khả năng nhất là cơn đau 
thắt ngực. Nhưng người bệnh còn trẻ, không có nguy cơ tim mạch cũng như tiền 
sử gia đình bệnh tim mạch. Mặc dù người bệnh có cao lipid máu, nhưng kiểm 
soát tốt với simvastatin, không có dấu hiệu bệnh động mạch ngoại biên. Điểm 
nổi bậc nhất là hẹp lỗ ĐM vành trái và phải mà không có bệnh mạch vành. Điều 
này cho thấy nguyên nhân bệnh là ở động mạch chủ, chứ không phải mạch vành. 
Bệnh viêm ĐM chủ gây hẹp lỗ ĐM vành gồm viêm ĐM tế bào khổng lồ, viêm ĐM 
Takayasu và bệnh giang mai. 
Bệnh viêm ĐM tế bào khổng lồ thì ở người bệnh trên 50, thường có triệu chứng 
cách hồi ở lưỡi hoặc hàm, có thể kèm theo mất thị giác. Bệnh viêm ĐM Takayasu 
thì ở người bệnh nữ trẻ với hội chứng thiếu máu cục bộ nhãn cầu, đột quỵ não, 
mất mạch cánh tay, hay huyết áp tăng rất cao. Viêm ĐM do giang mai thì không 
chỉ có hẹp lỗ ĐM vành mà thôi mà phải có tiền sử bệnh giang mai. 
Khai thác bệnh sử của người bệnh là có điều trị bệnh hoa liễu, dù không rõ tên 
bệnh, nhưng là mấu chốt đưa đến chẩn đoán trong ca này. Kết quả là các xét 
nghiệm giang mai dương tính (RPR=1:64 và MHA-TP+). Người bệnh được chọc 
tủy sống để loại trừ giang mai thần kinh trước khi mổ bắt cầu mạch vành. 
Penicillin chỉ cho sau mổ để ngừa hội chứng Jarisch-Herxheimer. 
Trong ca bệnh số 2 nầy, chẩn đoán được dựa vào dấu hiệu âm tính có liên quan 
là chính. 


37 

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương