Mục lục lời nóI ĐẦU


ĐIỂM CHÍNH KHI TRÌNH BỆNH SỬ



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/45
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích1.24 Mb.
#56266
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   45
KỸ NĂNG TRÌNH BỆNH

7 ĐIỂM CHÍNH KHI TRÌNH BỆNH SỬ 
1. Bệnh sử không phải lúc nào cũng bắt đầu từ lúc người bệnh nhập viện. 
Một phần lớn bệnh sử khởi đầu trước đó. 
2. Kể chuyện theo thứ tự thời gian. Không dùng chiếc máy thời gian nhảy từ 
đầu này sang đầu kia khi kể bệnh sử. 
3. Phải tìm ra và bắt đầu từ nguồn gốc thật sự dẫn đến sự vào viện của người 
bệnh. Điều này chỉ đạt được khi nghiên cứu đầy đủ bệnh án và định hình 
chẩn đoán.
4. Khi kể một triệu chứng hay một dấu hiệu dương tính có liên quan đến 
chẩn đoán, làm giàu với các chi tiết làm người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, dễ 
hình dung. Thí dụ: đau: đau ở đâu (ôm bụng), cường độ (co người. lăn lộn) 
lúc nào, lan đi đâu, đau giống như thế nào (xiết, dao cứa, bỏng, có gì đè 
lên…) ; khó thở: khò khè, nghe tiếng rít, phải ngồi, da tím tái, cơ cổ căng…); 
nôn mửa (số lượng, màu sắc, trong đục, có bọt, có máu, thức ăn…) 
5. Đừng cứng ngắt đi theo thứ tự bệnh án. Phải kết nối các chùm sự kiện 
quanh một vấn đề, chứ không theo hệ cơ quan. Có như thế người nghe sẽ 
không mất lối. 
6. Giữ trong tay một bản flowsheet (các chi tiết diễn biến của bệnh sử THEO 
MỐC THỜÌ GÌĂN) để tham khảo khi cần. 
 


31 
7. Quan trọng nhất là nhớ rồi kể, chứ không phải đọc từ giấy. Buổi trình bệnh 
sẽ linh hoạt hơn, người nghe sẽ chú ý hơn, trả lời sẽ nhanh và chính xác 
hơn. 


32 
Chương 5 
CÓ VÀ KHÔNG CÁC DẤU HIỆU LIÊN QUAN 
Trong thuật ngữ y khoa, khi phát hiện sự hiện diện của một dấu hiệu, chúng ta 
gọi đó là dấu hiệu dương tính, ngược lại không tìm thấy dấu hiệu đó thì gọi là 
dấu hiệu âm tính. Dấu dương tính do người bệnh cung cấp, còn dấu âm tính là 
dấu ta cố ý tìm nhưng lại không thấy. Chương này đề cập đến cách chọn lọc các 
dấu dương tính và âm tính nào để đưa vào trình bệnh. 
Trong chẩn đoán, càng nhiều dấu dương tính của một bệnh, khả năng bệnh ấy 
càng cao. Chùm dấu dương tính đi chung với nhau có thể học thuộc. Thí dụ: đau 
quặn bụng, nôn mửa, không trung tiện được thì nghĩ đến tắc ruột; chấn thương 
gây nhức đầu, lơ mơ, nôn mửa, phù gai thị thì phải nghĩ đến máu tụ trong sọ. 
Dấu âm tính thì hơi khó hơn chút, ta không thể học thuộc mà phải dựa vào sự 
phân tích và phép loại suy. Có 2 loại âm tính: âm tính để khẳng định bệnh và âm 
tính để loại trừ bệnh. Thí dụ: trong suy tim ứ máu, nếu người bệnh KHÔNG phù 
chân thì là suy tim có bù (âm tính khẳng định); người bệnh không có dấu hiệu 
đi cách hồi thì loại trừ bệnh ĐM chi dưới (âm tính loại trừ). Chú thích: đây là 

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương