MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng quy hoạch



tải về 3.31 Mb.
trang6/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40

Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng quy hoạch

      1. Cơ cấu GDP


  • GDP của tỉnh

Về tăng trưởng: tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000-2009 đạt 14,52 %/ năm, trong đó: KV 1 (nông, lâm, ngư) tăng 10,5%/năm; KV 2 (công nghiệp, xây dựng) tăng 18,97%/năm và KV 3 (các ngành dịch vụ) tăng 21,36%/năm. Tổng GDP năm 2009 đạt 8,9 nghìn tỷ đồng. GDP/ đầu người tỉnh đạt 555 USD, xếp thứ 12 trong khu vực ĐBSCL (năm 2008).

Cơ cấu GDP: Ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 49,05% tổng GDP toàn tỉnh; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm cơ cấu 17,05% tổng GDP; Nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 33,89%; Cơ cấu GDP có xu hướng giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành nông – lâm – thủy sản sang nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, tuy nhiên sự biến đổi rất chậm đều dưới 5%.

  • Đóng góp GDP của 3 huỵên

GDP 3 huyện ven biển đóng góp vào GDP tỉnh là khá lớn, bình quân khoảng 40% tổng GDP của tỉnh. Tốc độ tăng GDP của 3 huyện BQ khoảng 13,2%/năm, từ 3.288 tỷ đồng (năm 2003) lên 7.590 tỷ đồng (năm 2010). Trong đó, GDP của các ngành thuộc KV3 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đạt18,8%/năm, KV2 đạt 16,7%, KV1 đạt 4,8%.

Những đóng góp của 3 huyện vào GDP của tỉnh chủ yếu ở nhóm ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng BQ giai đoạn 2003 – 2009 khoảng 27%; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 5% tổng GDP; nhóm ngành dịch vụ đóng góp khoảng 9%; cơ cấu GDP có xu hướng giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản sang nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên sự biến đổi còn khá chậm ở giai đoạn 2003 – 2007; giai đoạn 2008 – 2010 có sự chuyển đổi nhanh giảm từ 29,5% xuống còn 15,9% ở nhóm ngành nông – lâm – thủy sản.



Bảng 2.4. GDP của các huyện nghiên cứu giai đoạn 2003 – 2010




CHỈ TIÊU CƠ BẢN

ĐVT

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

TTGĐ ’03-‘10

A

GDP hiện hành




























 

1

GDP Tỉnh

Tỷ đồng

7.191

8.672

9.941

11.059

12.542

17.046

18.347

21.446

16,9

2

GDP 3 huyện

-nt-

3.288

3.671

3.964

4.310

5.508

6.057

6.902

7.590

12,7

2.1

+Khu vực I

-nt-

2.450

2.658

2.838

3.035

3.704

3.951

4.337

3.411

4,8

2.2

+Khu vực II

-nt-

321

386

426

469

683

775

938

945

16,7

2.3

+Khu vực III

-nt-

517

627

700

805

1.121

1.332

1.627

1.723

18,8

B

Cơ cấu GDP so với tỉnh (2)/(1)

%

45,7

42,3

39,9

39,0

43,9

35,5

37,6

35,4

 




+Khu vực I

%

34,1

30,6

28,6

27,4

29,5

23,2

23,6

15,9

 




+Khu vực II

%

4,5

4,5

4,3

4,2

5,4

4,5

5,1

4,4

 




+Khu vực III

%

7,2

7,2

7,0

7,3

8,9

7,8

8,9

15,1

 




GDP/đầu người




 

 

 

 

 

 

 

 

 




Ba Tri

Tr.đ/

người


7,12

7,93

9,47

10,31

11,58

13,00

25,71

28,70

 




Bình Đại




6,72

8,00

8,70

9,56

17,14

18,46

19,34

22,60

 




Thạnh Phú




7,13

7,50

8,00

8,60

8,50

9,30

11,10

12,50

 

(Nguồn: NGTK tỉnh Bến Tre)

  • Cơ cấu kinh tế của 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

Huyện Thạnh Phú: Cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp chiếm 45% và thủy sản chiếm 34,4%, hộ thương nghiệp khoảng 9,6%, các ngành nghề còn lại chiếm tỷ lệ dưới 3%.

Huyện Bình Đại: Cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp chiếm 43% và thủy sản chiếm 28,2%, hộ thương nghiệp khoảng 10,9%, các ngành nghề còn lại chiếm tỷ lệ dưới 5%, huyện không có hộ làm lâm nghiệp.

Huyện Ba Tri: Cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp chiếm 60,2% và thủy sản chiếm 11,7%, hộ thương nghiệp khoảng 11,1%, các ngành nghề còn lại chiếm tỷ lệ dưới 5%, huyện không có hộ làm lâm nghiệp.

(1) Khu vực 1 (nông, lâm và ngư nghiệp)

Nuôi thủy sản có các hộ nuôi mương vườn (nuôi các loài cá ngọt lợ, TCX,…) quy mô nhỏ lẻ. Riêng các xã ven biển của 3 huyện gồm Thới Thuận, An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận, Thạnh Phong, Thạnh Hải các hộ dân tham gia mô hình HTX nuôi nghêu, sò huyết ở các khu vực ven sông và đánh bắt hải sản.

Các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng đã tận dụng mặt nước để nuôi tôm theo kiểu quảng canh. Tuy nhiên, gần đây nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn tự nhiên giảm sút, chất lượng tôm giống không ổn định,… đã làm cho năng suất tôm nuôi theo hình thức này ngày càng giảm sút. Hiện nay, nhiều hộ đã phát triển nghề nuôi tôm theo phương thức công nghiệp.

Hiện tại, quy chế quản lý chưa hoàn thiện, thiếu kỹ thuật NTS, sử dụng công cụ khai thác mang tính huỷ diệt, ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp,… đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ sản trong vùng, làm ô nhiễm môi trường nước, thay đổi thành phần thức ăn tự nhiên của các loài thuỷ sản vùng cửa sông.



(2) Khu vực 2 (công nghiệp)

Các hộ sản xuất công nghiệp chủ yếu là chế biến thuỷ sản. Hầu hết các hộ này sống tập trung ven lộ, trung tâm xã và ven các bến bãi biển.



(3) Khu vực 3 (thương nghiệp)

Các hộ làm nghề dịch vụ, buôn bán thuỷ hải sản. Hiện nay do nhu cầu tiêu dùng hàng thuỷ sản tăng nhanh trong tỉnh và các tỉnh lân cận, số hộ theo ngành công nghiệp và thương nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh. Sự gia tăng này góp phần điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề trong vùng. Tuy nhiên, số hộ công nghiệp và thương nghiệp tăng không phải do sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp tại địa phương mà chủ yếu là do dân di cư.


      1. Giá trị sản xuất ngành thủy sản


Bảng 2.5. Giá trị sản xuất theo giá so sánh ngành thủy sản của tỉnh giai đoạn 2000 - 2010

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Danh mục

Tổng GTSX

NTTS

KTTS

DV

2000

1.373,79

454,56

919,09

0,14

2001

1.485,43

687,99

797,3

0,14

2002

1.640,11

871,07

768,82

0,21

2003

1.806,38

1.056,78

740,69

8,91

2004

2.095,49

1.292,04

793,89

9,56

2005

2.264,07

1.383,34

856,74

23,99

2006

2.508,53

1.621,00

840,99

46,55

2007

3.132,08

2.170,54

935,56

25,98

2008

3.646,02

2.539,76

1.070,19

36,07

2009

3.731,16

2.458,52

1.228,11

44,54

2010

4.169,20

2.965,71

1.119,13

84,36

TT %/năm

11,74

20,63

3,27

89,4

(Nguồn: NGTK tỉnh Bến Tre năm 2005, 2008, 2010)

Giá trị sản xuất (GO) ngành thuỷ sản của tỉnh (theo giá so sánh) giai đoạn 2000 - 2010 tăng dần qua các năm với tốc độ tăng BQ là 11,74%/năm, từ 1.373 tỷ đồng năm 2000 lên 4.169 tỷ đồng năm 2010. Tuy nhiên, qua các năm tỷ trọng đóng góp về GO ngành thủy sản dao động từ 17 – 18,5% trong tổng GO của tỉnh.

Hình 2.1. Cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000 – 2010

Ba huyện ven biển có đóng góp chủ yếu vào GTSX thủy sản tòan tỉnh, điển hình vào các năm 2007, 2009 có tỷ trọng trên 90% so với tổng GTSX thủy sản tòan tỉnh, tương ứng giá trị khoảng 3.512 tr.đ (2007) và 4.023 tr.đ (2008). Tuy nhiên năm 2009 giá trị sản xuất của 3 huyện giảm xuống còn 65,8% tổng GTSX thủy sản tòan tỉnh, nguyên nhân do năm 2009 giảm đáng kể diện tích NTS nước ngọt chủ yếu là nuôi tôm, cá.

Bảng 2.6. Giá trị sản xuất thủy sản 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú g/đ ’07 – ’09



(Đvt: Triệu đồng)

Danh mục

GTSX toàn ngành

Tổng 3 Huyện

Bình Đại

Ba Tri

Thạnh Phú

Cơ cấu GTSX 3 huyện/tỉnh

2007

3.746,70

3.512

1.951

896

665

93,7%

2008

4.350,70

4.023

2.395

996

632

92,5%

2009

5.848,50

3.851

1.887

1.161

802

65,8%

(Nguồn: NGTK tỉnh Bến Tre)
      1. Dân số, lao động và việc làm


(1) Dân số

Dân số tỉnh Bến Tre: giảm từ 1.297.857 người năm 2000 còn 1.255.809 người năm 2009 (giảm BQ 0,37%/năm). Thành phần dân tộc: người Kinh chiếm đa số với 99,88%, người Hoa 0,11%, người Khmer 0,11%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,44% năm 1995 còn 0,96% năm 2000 và 0,84% năm 2009. Tuy nhiên năm 2010, dân số tỉnh Bến Tre có sự biến động tăng 136.899 người, đây là kết quả của qúa trình rà soát tổng điều tra dân số mới nhất (Theo Chi cục dân số tỉnh Bến Tre).

Cơ cấu dân số đô thị - nông thôn năm 2000 là 8,5% - 91,5%, năm 2005 là 9,31%- 90,86% và năm 2009 là 10,17 % - 89,83% cho thấy tốc độ đô thị hóa khá nhanh, chủ yếu là từ nông thôn chuyển sang; điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của dân đô thị.

Ba huyện biển có dân số khoảng 35% tổng dân số tòan tỉnh, huyện Ba Tri có số dân đông nhất trong 3 huyện nghiên cứu, cơ cấu dân số chủ yếu là các hộ dân ở nông thôn chiếm trên 90% dân số tòan huyện. Do thực hiện tốt các chính sách kế hoạch hóa gia đình và một phần dân di cư lên các thành phố lớn để mưu sinh nên số lượng dân giảm dần qua các năm.

Dân số của tỉnh có xu hướng giảm với tỷ trọng dân số trẻ giảm cùng với tỷ trọng người già ngày càng tăng. Chỉ số già hóa của dân số tăng, nên cơ cấu dân số của tỉnh đang trong thời kỳ của  “cơ cấu dân số vàng”. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là cung cấp lực lượng lao động phục vụ cho các ngành kinh tế của tỉnh; tuy nhiên, đây cũng là một sức ép về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hàng năm.


  1. Lao động và việc làm

Lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế của tỉnh năm 2010 khoảng 759.195 người, so với năm 2000 là 645.000 người, tốc độ tăng trưởng BQ 1,6%/năm. Trong đó, lao động thủy sản hơn 45.000 người (chiếm 6%).

Bảng 2.7. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế từ năm 2000 – 2010



(Đvt: người)

Lao động

2000

2001

2005

2007

2008

2009

2010

TTBQ %/năm

Lao động tòan tỉnh

645.251

652.985

682.716

704.567

736.484

747.239

759.195

1,6

Thuỷ sản

15.394

18.623

43.570

59.214

53.364

45.244

48.350

12,1

Tỷ lệ %

2,4

2,9

6,4

8,4

8,2

6,1

6,4

-

(Nguồn: NGTK tỉnh Bến Tre các năm 2005, 2007, 2010)

Lao động tham gia hoạt động nghề cá: chiếm tỷ lệ khoảng 8,2%, khoảng 58 ngàn người, tốc độ tăng bình quân 18%/năm. Số lượng lao động tham gia ngành thửy sản không ngừng tăng lên qua các năm với con số từ 15 ngàn người năm 2000 lên 58 ngàn người năm 2008 vì sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh Bến Tre rất cần nguồn nhân lực và thu nhập tương đối cao hơn so với các ngành khác.



Bảng 2.8. Diễn biến số lượng lao động thủy sản tỉnh Bến Tre 2003 – 2010

(Đvt: người)

Danh mục

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng lao động TS của tỉnh

28.123

40.443

43.570

58.640

59.214

58.364

45.244

48.350

Tr.đó: LĐ TS 3 huyện

20.256

25.407

26.553

25.726

26.606

25.513

28.100

32.564

Ba Tri

3.571

4.433

4.486

4.140

4.300

4.027

5.600

3.950

Bình Đại

7.625

11.476

12.354

12.045

12.501

11.624

12.500

15.626

Thạnh Phú

9.060

9.498

9.713

9.541

9.805

9.862

10.000

12.988

Tỷ lệ % Lđ 3 huyện/Tỉnh

72,0%

62,8%

60,9%

43,9%

44,9%

43,7%

47,6%

67,3%

(Nguồn: NGTK tỉnh Bến Tre, phòng NN 3 huyện)

Lao động thủy sản 3 huyện từ năm 2003 đến 2010 tăng đều qua các năm (năm 2003 khoảng 20.256 người đến năm 2010 có hơn 32.564 người, chiếm khoảng 67% tổng nguồn lực lao động thủy sản trong tòan tỉnh, và 6% tổng dân số tòan vùng). Huyện Bình Đại và Thạnh Phú có số lượng lao động thủy sản đông nhất trong vùng nghiên cứu. Cơ cấu lao động thủy sản của 3 huyện so với tòan tỉnh có xu hướng ngày càng giảm dần từ 72% (năm 2003) xuống còn 47,6% (2009), tuy nhiên giai đoạn từ 2006 đến 2010 lao động thủy sản của các huyện có xu hướng ổn định.



Trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, NTTS đặc biệt là nghề nuôi nghêu ở các HTX đã tạo rất nhiều công ăn việc làm cho người dân ở địa phương.

Mô hình nuôi nghêu theo phương thức quản lý cộng đồng đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt mô hình nuôi HTX có mức độ tạo việc làm tương đối đồng đều vì công lao động được xoay vòng cho tất cả các hộ xã viên đều tham gia. Trung bình một ngày công lao động san thưa hoặc khai thác nghêu, người lao động được hưởng từ 100.000 – 120.000 đồng/người (từ 2- 4h /ngày). Mỗi đợt khai thác từ 5-10 ngày, trung bình 2 lần khai thác/ tháng. Đây là những khoản thu nhập khá đối với vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn ven biển.

Nhìn chung: số lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế có xu hướng chuyển đổi cơ cấu từ lao động nông nghiệp sang các ngành thuỷ sản và phi nông – lâm – thuỷ sản theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt lượng lao động tham gia vào ngành thuỷ sản là rất lớn và có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn khối các ngành còn lại.

Phần lớn lao động tham gia vào các ngành kinh tế hầu hết là lao động phổ thông. Lực lượng cán bộ chủ chốt được đào tạo bồi dưỡng ở một chừng mực nhất định, có kinh nghiệm điều hành, nhưng so với yêu cầu thực tế thì còn nhiều hạn chế. Nhóm lao động kinh tế ngoài quốc doanh chỉ có một bộ phận nhỏ được đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với yêu cầu của ngành nghề và pháp luật quy định, tuy đội ngũ này khá năng động và nhạy bén với cơ chế mới nhưng số lao động còn lại có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề chưa cao, khả năng nắm bắt tiếp cận những công nghệ còn nhiều hạn chế.


      1. Kinh tế nông hộ


(1) Cơ cấu hộ phân theo ngành nghề

Cơ cấu ngành nghề hoạt động của nông hộ đang chuyển dịch theo xu hướng tích cực, phản ánh đúng tiềm lực và phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hộ nông nghiệp năm 2001 là 214.803 hộ đến năm 2006 giảm xuống còn 193.711 hộ, tỷ lệ hộ nông nghiệp cũng giảm từ 77,19% xuống còn 63,79%. Nét nổi bật trong giai đoạn 2001 – 2006 của Bến Tre là tiềm năng kinh tế thủy sản được khơi dậy, khẳng định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và là bước đột phá, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Hộ thủy sản năm 2001 chỉ có 13.479 hộ, đến năm 2006 phát triển lên đến 26.858 hộ, tỷ lệ hộ thủy sản trong tổng số hộ cũng tăng từ 4,84% vào năm 2001 lên 8,84% năm 2006 chủ yếu phát triển ở ba huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú; các ngành nghề hoạt động như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cũng tăng nhanh, đã làm chuyển dịch cơ cấu hộ theo ngành nghề cùng xu hướng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của tỉnh.

(2) Thu nhập của nông hộ

Cùng với xu hướng trên, cơ cấu hộ theo nguồn thu nhập cũng có sự chuyển dịch từ hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông – lâm - thủy sản, sang hộ có thu nhập lớn nhất từ các ngành phi nông lâm thủy sản hoặc thu nhập từ nguồn khác.

Cơ cấu hộ phân theo nguồn thu nhập của 3 huyện như sau:

- Bình Đại: 72,4% hộ có thu nhập từ nông – lâm - thủy sản, trong đó 29% nguồn thu từ ngành thủy sản; 27,6% hộ có thu nhập từ nhóm ngành phi nông – lâm – thủy sản.

- Ba Tri: 71,5% hộ có thu nhập từ nông – lâm - thủy sản, trong đó 13,1% nguồn thu từ ngành thủy sản; 28,5% hộ có thu nhập từ nhóm ngành phi nông – lâm – thủy sản .

- Thạnh Phú: 79,7% hộ có thu nhập từ nông – lâm - thủy sản, thu từ thủy sản 34,8%, là huyện có tỷ lệ hộ có nguồn thu chính từ thủy sản cao nhất trong tỉnh; 20,3% hộ có thu nhập từ nhóm ngành phi nông – lâm – thủy sản.



(3) Mức sống

Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2009 đạt: 918 nghìn đồng/tháng tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Trong đó, thu nhập bình quân của người dân thành thị dao động từ 443 – 1.165 nghìn đồng/người/ tháng từ năm 2002 – 2008; thu nhập của người dân ở nông thôn còn khá thấp từ 293 – 891 nghìn đồng/tháng/người.

Bảng 2.9. GDP bình quân/ đầu người của vùng nghiên cứu

(Đvt: triệu đồng/năm)


Huyện

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Ba Tri

7,12

7,93

9,47

10,31

11,58

13,00

25,71

28,70

Bình Đại

6,72

8,00

8,70

9,56

17,14

18,46

19,34

22,60

Thạnh Phú

7,13

7,50

8,00

8,60

8,50

9,30

11,10

12,50

(Nguồn: NGTK tỉnh Bến Tre)

GDP bình quân/ đầu người của 3 huyện theo thứ tự giảm dần:

  • Bình Đại: GDP bình quân/người/năm đạt 7,12 tr.đ (2003), tăng lên 22,6tr.đ (2010)

  • Ba Tri: GDP bình quân/người/năm đạt 6,72 tr.đ (2003), tăng lên 28,7 tr.đ (2010)

  • Thạnh Phú: GDP bình quân/người/năm đạt 7,13 tr.đ (2003), tăng lên 12,5 tr.đ (2010)

Thu nhập từ việc tham gia ngành nông, lâm, thuỷ sản khoảng 315 nghìn đồng/người/tháng; từ nhóm ngành phi nông, lâm, thuỷ sản có thu nhập khoảng 315 nghìn đồng/ người/tháng do tỉnh Bến Tre chủ yếu là làm nông nghiệp và giá nhân công rất rẻ.

Sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong dân cư còn khá cao từ 4,97 – 6,2 lần từ năm 2002 - 2008, chứng tỏ sự phân hoá giàu nghèo ngày càng có xu hướng tăng lên.

Tỷ lệ các hộ đói nghèo từ 7 - 10% . Hầu hết là các xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa khó khăn.

Mặc dù mức sống của người dân vẫn còn thấp nhưng cơ sở hạ tầng của các xã trong vùng dự án đã có nhiều cải thiện nhờ các công trình nhà ở kiên cố của dân, chợ, trụ sở uỷ ban, cơ sở nuôi thuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sản.


      1. Giáo dục


Năm 2006 tổng số trường học trong tỉnh có 479 trường học phổ thông, trong đó 203 trường kiên cố chiếm 42%, 270 trường xây dựng bán kiên cố chiếm 52%, còn lại là trường tạm, xuống cấp chiếm 6%.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy được tăng cường về số lượng và nâng dần về chất lượng. Khắc phục phần nào sự bất hợp lý về cơ cấu đội ngũ, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở Mầm non là 85%, Tiểu học 99,4%, Trung học cơ sở 99,6% và Trung học phổ thông 92%.

Đầu năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 138 trường mầm non, mẫu giáo với 1.416 cháu nhà trẻ, 35.909 trẻ mẫu giáo; tiểu học có 190 trường với 95.753 học sinh; THCS có 135 trường với 84.276 học sinh, THPT có 30 trường (12 trường bán công). Trong đó:


  • Huyện Bình Đại: có 23 trường mẫu giáo, 16 trường THCS, 3 trường THPT.

  • Huyện Ba Tri: có 28 trường mẫu giáo, 21 trường THCS, 4 trường THPT.

  • Huyện Thạnh Phú: có 19 trường mẫu giáo, 17 trường THCS, 3 trường THPT.

Nhìn chung cơ sở vật chất giảng dạy của tỉnh nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng còn nhiều khó khăn, cụ thể khối trường tiểu học và THCS mới chỉ có khoảng 43-56% phòng học được xây dựng kiên cố; 39-51% phòng được xây bán kiên cố; 4% phòng học tân dụng từ các nhà tạm để giảng dạy. Ở 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú số lượng trường PTTH chưa đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và chưa đảm bảo thuận lợi cho học sinh các vùng sâu vùng xa đến trường.

Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và đi lại đến trường học còn nhìêu bất cập nên tỷ lệ học sinh bỏ học ở 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú có tỷ lệ cao hơn so với các huyện còn lại, chủ yếu ở đối tượng học sinh cấp THPT từ 13,65 – 15,54%.

Toàn tỉnh có 8/8 huyện thị và 155/160 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi 15-35 còn 2,1%; có 57 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó 10 trường mầm non, 33 trường tiểu học, 12 trường THCS và 02 trường THPT.

      1. Y tế


Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh khác và điều trị bệnh có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế các cấp đưọc củng cố, nâng cấp, xây dựng mới, tuyến y tế cơ sở phần lớn các xã phường đều có trạm xá, có 80% trạm xá có bác sĩ công tác ổn định. Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế các huyện được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc được tăng cường về số lượng và chất lượng từng bước đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tuy nhiên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng yêu cầu cao về khám chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở nên gây áp lực lớn về khám chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến trên.

Điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc còn nhiều khó khăn, chưa có chính sách khuyến khích đãi ngộ thoả đáng cán bộ y tế công tác ở nơi khó khăn. Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn bất cập. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, quản lý về hành nghề y dược tư nhân chưa được chặt chẽ.

Nhìn chung, mạng lưới y tế tuy đã phủ gần kín toàn tỉnh nhưng đa số cơ sở y tế đều nhỏ bé, không đạt chuẩn, nhiều nơi quá tải, còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị đa số cũ kỹ hoặc thiếu thốn, chắp vá, nhân sự thiếu hoặc chưa đúng tiêu chuẩn, do đó công suất sử dụng giường bệnh nhiều nơi còn thấp, chức năng chủ yếu là khám bệnh bán thuốc và thực hiện các chương trình mục tiêu.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là tại các trung tâm huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc và đại lý thuốc tân dược và y học dân tộc, phòng trồng răng … góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trên địa bàn tỉnh hiện có 184 trạm y tế và bệnh viện.

Năm 2000, số giường bệnh là 1.885 giường, bình quân 1 giường phục vụ 639 người/năm. Năm 2009, toàn hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có 3120 giường bệnh tăng lên 400 giường, qua quá trình tổng điều tra dân số có điều chỉnh lại số lượng dân số từ năm 2000 – 2009 và số giường bệnh được tăng cường nên số lượng phục vụ bình quân đạt 539 người/giường/năm tăng hơn so với năm 2008

Ngành y tế tỉnh Bến Tre hiện quản 731 bác sĩ, và 669 cán bộ ngành dược. Đa số bác sĩ tập trung ở tuyến thị xã, nhiều xã chưa có bác sĩ. Năm 2000 bình quân 2.857 dân mới có 1 bác sĩ. Năm 2005, số bác sĩ được nâng lên 226, bình quân 2.369 dân có 1 bác sĩ. Năm 2009 số bác sĩ là 731 người, bình quân 1.972 dân có 1 bác sĩ(năm 2008) nay giảm còn 1717 dân/1 bác sĩ.

Do điều kiện môi trường (thoát nước và thải rác) và nguồn nước sinh hoạt, Bến Tre vẫn còn là địa bàn phát sinh nhiều dịch bệnh như tiêu chảy, sốt rét, tả, lỵ amib, trực trùng... Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, các chương trình quốc gia về phòng chống, nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong 4 năm qua giảm đáng kể.

Nhìn chung, dịch vụ y tế của tỉnh Bến Tre các năm qua đã được nâng lên nhưng không nhiều. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị như giường bệnh, trạm y tế cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho ngành vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt là thiếu cán bộ bác sĩ, toàn tỉnh hiện chỉ mới có khoảng 731 bác sĩ trên tổng dân số là 1.255.809 ngừơi. Cán bộ ngành dược cũng còn rất ít. Do đó để chăm sóc chu đáo sức khỏe của người dân còn rất nhiều khó khăn.

      1. Văn hóa thông tin – an sinh xã hội


- Văn hoá-Thông tin: Các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền có tiến bộ, phục vụ kịp thời các ngày lễ lớn; đặc biệt đã tuyên truyền cổ động phục vụ tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa được tiến hành có trọng điểm và đạt hiệu quả, số vụ vi phạm giảm về mức độ và tính chất vi phạm; công tác thanh tra, kiểm tra văn hoá thông tin được thực hiện thường xuyên đã kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm đã góp phần làm lành mạnh môi trường văn hoá thông tin trên địa bàn tỉnh.

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, nâng chất; đã công nhận thêm nhiều xã, cơ quan, hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa và các khu dân cư tiên tiến.

- Phong trào thể dục thể thao tiếp tục phát triển, số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên chiếm 23,84 % dân số. Thể thao thành tích cao được tập trung đầu tư có trọng điểm, góp phần đào tạo vận động viên tài năng cho quốc gia.

Được sự quan tâm của toàn xã hội, đời sống các đối tượng chính sách từng bước được nâng lên nhưng mức độ chuyển biến còn thấp do phần lớn số hộ thiếu phương tiện để sản xuất và thiếu lực lượng lao động. Quỹ đền ơn đáp nghĩa đã vận động xây dựng nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách,

Thực hiện an sinh xã hội được đảm bảo, bằng nhiều nguồn đã tặng tiền, quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các gia đình chính sách, dân nghèo, các hộ có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, vận động xây tặng nhà tình nghĩa .v.v…

Thông qua phát triển các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tư vấn, giới thiệu việc làm, các dự án phát triển kinh tế đã giải quyết việc làm khoảng hơn 7.000 lao động của vùng. Trong đó, các huyện đã phối hợp tư vấn đào tạo nghề, tìm việc làm và xuất khẩu lao động.

- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả bình nghị hộ nghèo năm 2009 sau khi rà soát, bình nghị bổ sung. Theo đó, toàn vùng hiện giảm còn khoảng 10.000 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 10 - 16% tổng số hộ dân trong vùng.

      1. Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS


(1) Hệ thống thủy lợi

Từ khi vận hành cống đập Ba Lai hiện trạng thủy lợi vùng này được đầu tư khá hoàn chỉnh. Đặc biệt là hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt phục vụ vùng ngọt hóa trong đê ngăn mặn. Nhìn chung HTTL phía trong đê đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và NTS nước ngọt.

Phía ngoài đê ngăn mặn HTTL cũng được đầu tư đào mới và nạo vét rạch cũ, đặc biệt là những năm có phong trào nuôi tôm sú phát triển. Tuy nhiên HTTL cho NTS nước mặn chưa đáp ứng được nhu cầu.


  • Hệ thống đê

- Đê biển: Hiện nay chỉ có đê biển huyện Bình Đại được đầu tư hoàn chỉnh, chiều rộng mặt đê 5m, cao trình mặt đê +3.5m, mặt đê được trải cấp phối sỏi đỏ, xe bốn bánh có thể giao thông, đây là tuyến đê vừa có tác dụng ngăn nước dâng vừa là tuyến giao thông quan trọng cho các vùng dân cư ven biển, mặt khác nhờ có tuyến đê mà ngành điện đã xây dựng một số đoạn thuộc tuyến điện trung thế cặp theo tuyến. Đê biển huyện Ba Tri đang thi công, huyện Thạnh Phú đang trong giai đoạn khảo sát thiết kế.

- Đê ngăn mặn: Cả 3 huyện đầu có các tuyến đê ngăn mặn và kết hợp giao thông tạo ra hai vùng nước ngọt và nước mặn riêng biệt.



(2) Hệ thống giao thông, điện

  • Giao thông bộ

Huyện Thạnh Phú có quốc lộ 57 đi dọc huyện từ huyện Mỏ Cày tới xã Thạnh Phong. Đoạn từ Mỏ Cày tới hết xã An Nhơn đã được tráng nhựa, còn đoạn từ Giao Thạnh đến cuối lộ mặt đường bằng đất đỏ. Tuyến quốc lộ này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thủy sản của huyện. Ngoài ra huyện có một số đường huyện và đường xã nhưng nhiều tuyến đường chưa được đầu tư đúng mức gây khó khăn đi lại vào mùa mưa.

Huyện Ba Tri có đường tỉnh 885 nối huyện Giồng Trôm với hầu hết các xã của huyện Ba Tri, được trải nhựa hoàn toàn, giao thông thuận lợi. Ngoài ra một số đường huyện và đường xã cũng được trải nhựa tạo cho Ba Tri có hệ thống đường bộ khá tốt. Nhờ có đập Ba Lai nên huyện Ba Tri có đường thông với huyện Bình Đại rất thuận tiện.

Huyện Bình Đại có tỉnh lộ 833 thông suốt từ huyện Châu Thành tới xã Thới Thuận huyện Bình Đại được được trải nhựa hoàn toàn, giao thông thuận lợi. Ngoài ra có tuyến đường huyện lộ 16 và tỉnh lộ 833B đang được nâng cấp.


  • Giao thông thủy

Cả 3 huyện ven biển đều có hệ thống đường thủy phát triển, kênh rạch chằng chịt. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao thông thủy phục vụ NTTS.

  • Mạng lưới điện

Hiện tại mạng lưới điện trung thế được đầu tư đến trung tâm các xã, trung thế và hạ thế được đầu tư hầu hết các khu dân cư. Tuy nhiên một số khu dân cư xa trung tâm xã (ở các giồng, cồn) và đặc biệt các khu nuôi tôm hoàn toàn chưa có lưới điện.

Ngoài ra trên địa bàn 3 huyện còn có một số cơ sở hạ tầng khác như xưởng sửa chữa cơ khí, trang thiết bị như máy nổ, máy cày, máy bơm…

(3) Phân vùng hạ tầng phục vụ nuôi tôm

Huyện Thạnh Phú:

Xã An Nhơn: Khu nuôi tôm công nghiệp: ranh giới sông Cổ Chiên, sông Cả Bảy, đường xã ĐX-AN 08, sông Eo Lối. Vùng này được cấp nước bởi ba sông (Cổ Chiên, Cả Bảy, Eo Lói), đây là vùng được cấp thoát rất thuận lợi. Giao thông có đường huyện ĐH-TP 17 được tráng nhựa phục vụ tốt cho vùng nuôi. Điện trung thế đi dọc tuyến đường nhựa, đáp ứng nhu cầu điện cho vùng nuôi.

Xã Giao Thạnh: Khu nuôi tôm công nghiệp: ranh giới sông Cổ Chiên, sông Eo Lói, đường xã ĐX-GT 12, đường huyện ĐH-TP 07. Vùng này được cấp nước bởi 2 sông (Cổ Chiên, Eo Lói), đây là vùng được cấp thoát rất thuận lợi. Giao thông có đường huyện ĐH-TP 07 được trải sỏi đỏ phục vụ tốt cho vùng nuôi. Điện trung thế đi dọc tuyến đường nhựa, đáp ứng nhu cầu điện cho vùng nuôi.

Xã Thạnh Phong và Thạnh Hải: Hiện tại hai xã chưa có khu nuôi công nghiệp, vùng nuôi tôm giáp biển chủ yếu là nuôi quảng canh. Vùng nuôi này hiện trang thủy lợi khá tốt vì gần biển, tuy nhiên rất khó khăn về giao thông và điện.

Huyện Ba Tri:

Tiểu vùng 1A, 2A (xã Tân Xuân và Bảo Thạnh): Khu nuôi tôm, ranh giới từ tỉnh lộ 885 đến đê biển. Vùng này được cấp nước trực tiếp từ cửa sông Ba Lai và biển. Hiện nay do dự án đê biển đang thi công nên giao thông bộ gặp khó khăn, tuyến điện theo tuyến đê biển cũng chưa có.

Tiểu vùng 1B, 1C, 2B (xã Bảo Thuận, Tân Thủy và An Thủy): Khu nuôi tôm, ranh giới từ tỉnh lộ 885 đến đê biển. Vùng này được cấp nước trực tiếp từ cửa sông Hàm Luông và biển. Hiện nay do dự án đê biển đang thi công nên giao thông bộ gặp khó khăn, tuyến điện theo tuyến đê biển cũng chưa có. Vùng này có một tuyến đê quốc phòng đã được đầu tư nhưng còn gián đoạn do chưa có cầu, mặt đê chưa được trải sỏi đỏ lên không thể lưu thông được.

Huyện Bình Đại:

- Tiểu vùng 1A (TV-1A): thuộc 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước và Thới Thuận, phía Bắc giáp xã Thạnh Trị, theo ranh giới Rạch My, phía Tây giáp sông Ba Lai và tính từ đê trở vào, phía Đông giáp tỉnh lộ 883, phía Nam giáp đê biển. Khu vực này được cung cấp nước mặn trực tiếp từ sông Ba Lai. Vùng này có hai tuyến lộ 883A và HL16 cùng với đê biển cho nên giao thông và điện rất thuận lợi. Tuy nhieân ñoaïn cuoái soâng Ba Lai (sau ñaäp) nöôùc khoâng ñöôïc löu thoâng, do vaäy nguoàn nöôùc deã gaây oâ nhieãm.



- Tiểu vùng 1B (TV-1B): thuộc xã Thừa Đức, phía Bắc và Đông Bắc giáp đê biển xã Thừa Đức, phía Tây giáp xã Bình Thắng qua sông thừa Mỹ, phía Nam giáp ấp Thừa Tiên, Thừa Thạnh của xã Thừa Đức. Vùng này được cung cấp nước mặn trực tiếp từ sông Tiền Giang. Vùng này có hai tuyến lộ 883 và 883B cùng với đê biển cho nên giao thông và điện rất thuận lợi.

Các TV-1A, TV-1B, nằm trong vùng nuôi tôm sú TC, BTC thuộc tiểu khu Ib, Ic, IIa, IIb trong quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản của huyện.



  • Tình hình các dự án đầu tư phục vụ ngành thủy sản

Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản đã được chú trọng, từ năm 2001 – 2010 tỉnh đã đầu tư xây dựng 57 dự án cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi và sản xuất giống thủy sản với tổng vốn đầu tư là 178 tỷ đồng. Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển nuôi thuỷ sản mang lại kết quả khả quan: môi trường nuôi được cải thiện, tạo điều kiện thông thoáng cho các vùng nuôi, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi duy trì ổn định và ngày càng phát triển theo chiều sâu.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 đã thực hiện 26 dự án đầu tư phục vụ cho NTTS trên đại bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú: gồm các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, các trại sản xuất giống tập trung, v.v…



Huyện Bình Đại:

Đã thực hiện 06 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản phần lớn phục vụ nuôi tôm CN; dự án cầu Nò Sâu; cống Cầu Ván; đầu tư hệ thống thủy lợi cấp nước ngọt từ hồ chứa Ba Lai phục vụ ntts huyện Bình Đại; nạo vét hệ thống kênh cấp thoát chính phục vụ ntts xã Thạnh Phước; dự án xây dựng khu nuôi tôm CN tập trung 400 ha Thạnh Phước; 01 dự án đầu tư khu sản xuất giống tập trung tại xã Thới Thuận với diện tích 10 ha (hiện đã thu hút được 01 doanh nghiệp đầu tư và 02 doanh nghiệp đang xin vào đầu tư trại sản xuất giống).



Huyện Ba Tri:

Thực hiện 02 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm CN ở Bảo Thuận và An Thủy, 01 dự án cho nuôi trồng thủy sản tòan huyện, 01 dự án phục vụ sản xuất tôm – lúa xã An Đức; 02 dự án xây dựng hệ thống thủy lợi nuôi thủy sản xã Vĩnh An; xây dựng hệ thống thủy lợi cấp nước ngọt từ hồ chứa Ba Lai phục vụ NTTS; Chương trình nạo vét hệ thống kênh cấp thoát chính cho ntts xã Tân Xuân, Tân Thủy, An Thủy.



Huyện Thạnh Phú

Huyện đã thực hiện 04 dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản tại các xã Thạnh Phong, Mỹ Hưng, nuôi tôm lúa ở xã An Quy, và phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện; Ngòai ra còn xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông phục vụ phát triển vùng sản xuất tôm – lúa xã Mỹ An; nạo vét hệ thống kênh cấp thoát chính phục vụ nuôi trồng thủy sản xã An Điền.


      1. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vùng quy hoạch


(1) Những thuận lợi

  • Nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu tiếp tục phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (khu vực I giảm dần và khu vực II, III tăng dần qua các năm), các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội năm 2009 đều có sự tăng trưởng so với năm 2006, một số chỉ tiêu Nghị quyết thực hiện đạt và vượt như: Kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách, vốn đầu tư toàn xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo lao động, giảm hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng… Thu hút đầu tư nước ngoài và vận động cam kết vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) tăng cao. Chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng nâng lên; hoạt động văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình có nhiều chuyển biến tích cực; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển về quy mô và chất lượng.

  • Với lợi thế nằm sát vùng KTTĐ phía Nam, Bến Tre bước đầu có sự thuận lợi về giao thông thuỷ và bộ. Hiện nay cầu Hàm Luông, Rạch Miễu đã đưa vào hoạt động, Bến Tre có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường khả năng hợp tác kinh tế - văn hóa với các tỉnh ĐBSCL và Tp.HCM. Trong giai đoạn từ 2001 – 2011 tỉnh đã thực hiện 57 dự án khoảng178 tỷ đồng đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, thủy lợi, điện, khu nuôi tôm tập trung phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản. Năm 2010, Bến Tre là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 ở Việt Nam đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh tạo sức hút đầu tư của tỉnh nói chung và ngành thủy sản nói riêng.

  • Đối với vùng KTTĐ phía Nam, Bến Tre còn là vùng nguyên liệu quan trọng, và cũng là địa bàn nhận chuyển dịch đầu tư, công nghệ và tái phân bố đô thị từ vùng kinh tế năng động nhất nước này.

  • Diện tích mặt nước lớn là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển đa dạng nghề NTTS. Đặc biệt, khu vực 3 huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại hình thành các HTX nuôi nghêu theo phướng thức quản lý cộng đồng đã góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình và nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân địa phương.

  • Dân số khá dồi dào về số lượng, năng động và hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đây sẽ là nguồn lao động nòng cốt cho phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

(2) Khó khăn

Sản xuất thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mang tính tự phát, chưa liên kết sản xuất, do đó khi có biến động về thời tiết, môi trường sản xuất, thị trường liền bị tác động mạnh; chuyển dịch cơ cấu vẫn còn chậm do phần lớn người dân còn thiếu vốn, ảnh hưởng suy giảm kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn cho vay vốn để phát triển sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người sản xuất kinh doanh.

Giá cả thị trường đầu vào cho sản xuất nói chung, NTS nói riêng đều ở mức cao có những ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đã được quan tâm và đầu tư nhiều so với trước nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; một số công trình, dự án triển khai còn chậm tiến độ.

Việc duy trì và xây dựng mới các HTX thủy sản còn nhiều khó khăn, nhiều hợp tác xã hoạt động còn hạn chế về năng lực quản lý, thiếu vốn, quy mô nhỏ.


  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh tuy vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, nhưng vẫn còn thấp so với tốc độ tăng bình quân chung giai đoạn 2006 - 2010. Bên cạnh phần lớn các chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, còn một số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt mục tiêu kế hoạch năm 2008 như: giá trị sản xuất khu vực công nghiệp - xây dựng; dịch vụ; số bác sĩ/vạn dân. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản điều kiện tuy có thuận lợi nhưng vẫn bị ảnh hưởng dịch bệnh, môi trường nuôi…; xây dựng cơ bản gặp khó khăn về vốn, biến động tăng giá nguyên vật liệu, công tác giải phóng mặt bằng một số công trình còn chậm… đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện… Với những nguyên nhân chủ yếu trên đã ảnh hưởng phần nào đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài năm gần đây của vùng nghiên cứu.

  • Tình trạng học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ huy động học sinh đến trường chưa đồng đều giữa các địa phương và vẫn còn thấp. Cơ sở vật chất và trang thiết bị các bệnh viện tuyến huyện còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh. Vấn đề vệ sinh môi trường, việc xử lý chất thải trong chăn nuôi, rác, nước thải… chưa được thực hiện theo quy định. Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu; vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Công tác kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo mặc dù đạt kế hoạch, nhưng chưa thật sự vững chắc. Việc làm của một bộ phận người lao động thiếu ổn định, thu nhập thấp, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, tai nạn xã hội mặc dù được kiềm chế nhưng vẫn còn xảy ra nhiều, nhất là tai nạn giao thông ở những tháng đầu năm. Công tác cải cách hành chính một số nơi còn mang tính hình thức, thái độ phục vụ của một số cán bộ chưa tốt, gây phiền hà làm mất lòng tin của nhân dân vẫn còn xảy ra.

  • Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, đặc biệt lao động ngành NTTS chưa được đào tạo theo kịp nhu cầu của ngành khi nuôi các đối tượng áp dụng kỹ thuật cao như nuôi tôm sú, TCT,… Mặt khác do quá gần vùng KTTĐ phía Nam, nên nguồn lao động chất lượng còn bị dịch chuyển ra khỏi địa phương.



tải về 3.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương