MỤc lục chương Giới thiệu về quản lý dự án 3



tải về 469.46 Kb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích469.46 Kb.
#29866
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bài tập


  1. Đặc điểm của các dự án Công nghệ Thông tin

  2. Các giai đoạn của một dự án

Chương 3. Quản lý phạm vi dự án




3.1. Tầm quan trọng của quản lý phạm vi dự án (Project scope)


- Phạm vi (Scope) là một danh sách tất cả những gì dự án phải làm (và cũng có thể là một danh sách tất cả những điều mà dự án không phải làm). Dự án phải có một phạm vi được viết ra rõ ràng, nếu không dự án sẽ không bao giờ kết thúc.

- Các kết quả chuyển giao (Deliverables) là những sản phẩm của dự án mà sẽ chuyển giao: như là phần cứng, phần mềm (mua hoặc phát triển), bảo hành, tài liệu, đào tạo và phương thức chuyển giao.

- Nhóm dự án và các bên liên quan (Stakeholders) phải cùng hiểu những sản phẩm nào được tạo ra như là kết quả của dự án và chúng được tạo ra như thế nào.

Qui trình quản lý phạm vi

- Khởi thảo: Bắt đầu một dự án hoặc chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo.

- Lập kế hoạch phạm vi: phát triển các tài liệu nhằm cung cấp nền tảng cho các quyết định về dự án trong tương lai

- Xác định phạm vi: chia nhỏ các sản phẩm trung gian của dự án thành các thành phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn

- Kiểm tra phạm vi: hợp thức hóa việc chấp nhận phạm vi của dự án

- Điều khiển thay đổi phạm vi: điều khiển những thay đổi của phạm vi dự án.


3.2. Xác định phạm vi dự án


Quy định phạm vi dùng để thử mức độ gay go cho mỗi yêu cầu thay đổi mà bạn nhận được. Quy định phạm vi là chỉ dẫn duy nhất của bạn khi ai đó hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra và liệu lỗi đó có được sửa chữa hay không, liệu đặc tính đó có được xây dựng hay không, liệu giao diện đó có thay đổi hay không hay liệu họ có được đào tạo hay không ?

Thảo quy định phạm vi là công việc khó khăn và buồn tẻ nhưng cần thiết. Quy định phạm vi phải có tài liệu yêu cầu được nghiên cứu cẩn thận.



Nguyên tắc:

Tập hợp thông tin phù hợp cho kết luận tuân theo các nguyên tắc sau:



  • Đảm bảo rằng loại dự án và quy mô dự án được xác định rõ

  • Xem xét việc sử dụng kế hoạch dự án tích hợp cho dự án thêm / chuyển / thay đổi và các dự án vi mô.

  • Chuẩn bị cho quy định phạm vi phức tạp hơn và lớn hơn cho cá dự án vĩ mô.

  • Đảm bảo rằng các phần có thể chuyển giao và ranh giới dự án được xác định rõ:

  • Tài liệu có xác định rõ cái sẽ được hoàn thành và không được hoàn thành như một phần của dự án hay không?

  • Các yêu cầu bắt buộc và không bắt buộc có xác định rõ hay không? Các tiêu chí chấp thuận cho các kết quả chuyển giao đã được phác thảo chưa?

  • Tài liệu có xác định rõ mỗi phần có thể chuyển giao nào sẽ bằng ngôn ngữ không biệt ngữ hay không?

  • Bạn có biết khi nào dự án hoàn tất không?

  • Tính đến ngày tháng bắt đầu và ngày tháng hoàn tất theo mục tiêu trong đó có thời đoạn tương đối với ngày tháng bắt đầu theo lý thuyết và / hoặc ngày tháng bắt đầu / kết thúc.

  • Tính đến hậu quả của những ngày tháng bị trễ hạn theo toàn bộ dự án cũng như các mốc quan trọng cụ thể.

  • Đảm bảo rằng trách nhiệm được xác lập rõ:

  • Đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan hiểu vai trò và trách nhiệm của họ trong dự án.

  • Cân nhắc việc sử dụng ma trận trách nhiệm.

  • Mọi người có hiểu chuỗi yêu cầu cho dự án hay không?

  • Có một số quy định hay chuẩn của ngành ảnh hưởng tới các phần có thể chuyển giao hay không? Giao cho ai đó nghiên cứu và chịu trách nhiệm về các phạm vi này.

  • Đảm bảo rằng tam giác thép được đặt đúng chỗ:

  • Cái nào là ưu tiên giữa chi phi, lịch trình và chất lượng?

  • Tính năng, lịch trình hay kinh phí có thể thương lượng lại được để giữ cho dự án theo đúng lịch trình hay đúng kinh phí nếu cần thiết?.

  • Bản đồ nguồn lực có ý nghĩa không? Các phần có thể chuyển giao có thể thực hiện được hay không?

  • Các mốc quan trọng đề ra có ý nghĩa không?

  • Ước tính chi phí đề ra có ý nghĩa không?

  • Đảm bảo rằng quy định phạm vi phác thảo rõ rủi ro liên quan tới dự án:

  • Cẩn thận các rủi ro nghiệp vụ đó như các điều kiện thị trường xấu không trở thành bộ phận của quy định rủi ro cho dự án.

  • Cân nhắc việc sử dụng ma trận rủi ro để tránh hàng loạt những điều xấu có thể xảy ra.

3.4. Tạo bảng phân rã chi tiết công việc (Work Breakdown Structure- WBS)


Bảng kê công việc phục vụ các mục đích khác nhau trong các tổ chức khác nhau phụ thuộc vào phương pháp luận quản lý dự án thông dụng. Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp sử dụng nào thì bảng kê công việc là bước sống còn trong việc lập kế hoạch dự án. Trong phần này này bạn sẽ xem xét các yếu tố của bảng kê công việc và các cách thức khác nhau mà nó được triển khai trong các tổ chức khác nhau.

Bảng kê công việc sẽ giúp bạn kiềm chế sự căng thẳng khi trả lời các câu hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào và bao lâu bằng cách tập hợp tất cả các chi tiết khó khăn về công việc yêu cầu để tạo ra phần có thể chuyển giao trong dự án.



a) Định nghĩa:

Bảng công việc là tài liệu kiểm soát dự án có thể được sử dụng như một hợp đồng pháp lý, tài liệu phạm vi hay tài liệu kiểm soát nhưng thông thường nên phác thảo một số chi tiết quan trọng:

- Công việc được thực hiện.

- Ngày tháng, thời gian và địa điểm công việc được thực hiện.

- Ai chịu trách nhiệm thực hiện công việc.

- Nguyên vật liệu và kỹ thuật được dùng để thực hiện công việc.

- Chi phí thực hiện công việc.

- Tiêu chí chấp thuận công việc.

Một số tổ chức dùng bảng kê công việc như một hợp đồng pháp lý với một nhà cung cấp đang cung cấp một hay nhiều phần có thể chuyển giao cho dự án. Trong những trường hợp này, bảng kê công việc sẽ tính đến điều kiện thanh toán, thưởng và phạt hiệu quả và các tiêu chí chấp nhận hay từ chối công việc.

Một số tổ chức dùng bảng kê công việc như một tài liệu kiểm soát cho các phần có thể chuyển giao của dự án được xây dựng trong các bộ phận khác. Trong các trường hợp này bảng kê công việc có thể rất giống với trình tự công việc giữa các bộ phận. Mục đích đầu tiên của bảng kê công việc trong những trưng hp này là thu mua nguồn lực thông qua các đưng chức năng.

Một số tổ chức dùng bảng kê công việc như một tài liệu phạm vi cho các dự án thêm/chuyển/ thay đổi và dự án vi mô. Phạm vi dự án chỉ được xác định khi các kết quả chuyển giao đó được ghi rõ một cách cụ thể trong bảng kê công việc. Tất cả các công việc theo yêu cầu không được chi tiết hoá trong bảng kê công việc là do định nghĩa ngoài phạm vi và cũng không được thực hiện hoặc được thực hiện trong một bảng kê công việc sửa đổi.



b) Thảo bảng kê công việc

Bảng kê công việc có thể là một tài liệu kiểm soát tốt nhưng bạn cần phải hiểu tổ chức của bạn sử dụng bảng kê công việc để làm nó hiệu quả như thế nào.

Xây dựng bảng kê công việc hiệu quả tuân theo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo rằng bạn hiểu về loại dự án:



  • Cân nhắc cẩn thận các phần có thể chuyển giao liên quan để xác định xem dự án là vĩ mô, vi mô hay thêm/ chuyển/ thay đổi.

  • Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ mối quan hệ giữa loại dự án và kỳ vọng cho tài liệu dự án trong tổ chức của bạn.

- Đảm bảo rằng bạn hiểu tổ chức của mình sử dụng bảng kê công việc như thế nào:

  • Tổ chức có mẫu bảng kê công việc hay không?

  • Xem xét các tệp dự án khác để xem họ sử dụng bảng kê công việc như thế nào.

- Đi vào cụ thể để tránh những nhầm lẫn và hiểu lầm:

  • Đảm bảo rằng bạn tính đến tất cả các thông tin cần thiết (Đó là ai, cái gì, ở đâu, khi nào và như thế nào).

  • Nên tránh các thuật ngữ kỹ thuật, các từ thông dụng, các từ viết tắt, hoặc định nghĩa để đảm bảo rằng mọi người đang tiến hành công việc từ định nghĩa dùng chung.

- Lấy chữ ký nếu bạn muốn nó mang tính pháp lý hoặc ràng buộc:

  • Nếu bạn đang dùng bảng kê công việc như một hợp đồng với các bộ phận khác nhau thì bạn cần chữ ký để làm cho hợp đồng có giá trị.

c) Cấu trúc bảng kê công việc

Một bảng kê công việc có chiều hướng trên xuống. Bắt đầu từ sản phẩm toàn bộ và chia nó ra thành những yếu tố nhỏ hơn. Do đó, người ta có thể so sánh xây dựng BKCV giống như công tác chuẩn bị dàn bài cho một bài văn. Mỗi chủ đề đều được chia thành những chủ đề con, và mỗi chủ đề con lại được chia thêm nữa thành các phần nhỏ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tới quan hệ giữa mô tả công việc và mô tả sản phẩm. Trong đó, sản phẩm: danh từ (bao gồm: đầu vào, đầu ra, động tác xử lý); công việc: Động từ, mô tả một quá trình hoạt động, xử lý. BKCV có thể được phân thành nhiều mức. Không phải tất cả "nhánh" của BKCV đều cần chi tiết cùng số mức. Mỗi mức cho phép tạo ra lịch biểu và báo cáo tóm tắt thông tin tại từng mức đó.

BKCV chỉ viết "cái gì", chứ không viết "như thế nào";

Trình tự của từng công việc là không quan trọng cho dù quen đọc từ trái sang phải. Xác định trình tự nằm trong giai đoạn lập lịch trình

BKCV bao gồm hai thành phần chính.

- Danh sách sản phẩm: DSSP (Product Breakdown Structure)



- Danh sách công việc: DSCV (Task Breakdown Structure)

Lưu ý: Nửa trên của BKCV bao gồm các mô tả sản phẩm, Nửa dưới của BKCV bao gồm các mô tả công việc (để ra được sản phẩm)



d) Các bước xây dựng BKCV

Việc xây dựng một BKCV tốt, phải mất nhiều giờ- thậm chí hàng ngày – làm việc cật lực và sửa chữa.

Bước 1. Viết ra sản phẩm chung nhất. Dùng danh từ hay thuật ngữ mô tả trực tiếp 1 cách vắn tắt (ví dụ: Hệ thống phần mềm quản lí nhân sự, Bệnh viện đa khoa, Cầu mới, ....). Thông tin lấy từ tài liệu "Phác thảo dự án"

Bước 2. Tạo danh sách sản phẩm: Phân rã sản phẩm chung nhất thành các sản phẩm con ở các mức thấp hơn. Nói chung, khoảng 2-3 mức dưới là đủ.

Bước 3. Tạo lập Danh sách công việc Mô tả các công việc ở dưới mỗi sản phẩm ở mức thấp nhất. Sau đó phân rã từng công việc ra thành các mức thấp hơn.

Câu hỏi: Phân rã chi tiết công việc đến mức nào?

Trả lời: Nếu một công việc cần làm nhiều hơn 2 tuần (hoặc 80 giờ) thì nên phân rã tiếp.

Bước 4. Đãnh mã cho mỗi ô của Bảng kê công việc. Mức 0: đánh mã 0.0 cho sản phẩm chung nhất. Mức 1: đánh các mã 1.0, .2.0, 3.0 cho các sản phẩm con. Đánh số tiếp mỗi ô trong BKCV một mã số duy nhất, theo cách sau:

- Từ trên xuống dưới

- Từ trái sang phải

- Nếu là 1.0. => đánh số tiếp là 1.1, 1.2, 1.3, ....

- Nếu là 1.1 => đánh tiếp là 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, ...

- Nếu là 1.2 => đánh tiếp 1.2.1, 1.2.2, .....

- Không phân biệt nội dung trong 1 ô là sản phẩm hay công việc

Bước 5. Xét duyệt lại BKCV

- Tất cả các ô thuộc danh sách sản phẩm đều có danh từ (và có thể tính từ đi kèm),

- Tất cả các ô thuộc danh sách công việc có động từ ra lệnh và bổ ngữ,

- Tất cả các ô đều có mã duy nhất.



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 469.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương