MỤc lục chương Giới thiệu về quản lý dự án 3


Xác định ngân sách dự án (Budget)



tải về 469.46 Kb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích469.46 Kb.
#29866
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

5.3. Xác định ngân sách dự án (Budget)


Dự toán ngân sách cho các chi phí là một hoạt động nghiệp vụ theo dõi tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp cho công ty bằng dự án. Khi đó doanh thu cho dự án được so sánh với tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp để tính toán lợi nhuận của từng dự án. Hoạt động này rất phổ biến trong ngành xây dựng và đôi khi được xem như kế toán công việc.

Ví dụ:

Một công ty tư vấn nhỏ chuyên nâng cấp mạng LAN cho các hãng với ít hơn 50 máy tính để bàn sử dụng kế toán để đo hiệu quả tài chính của họ trong mỗi dự án. Các chi phí trực tiếp như bán hàng, lao động, nguyên vật liệu được theo dõi cho từng mạng mà họ nâng cấp. Chi phí gián tiếp hay tổng chi phí như khoảng không gian văn phòng, điện thoại, kế toán và quản lý được phân ra thành công thức chi phí mỗi ngày và thêm vào các chi phí của mỗi dự án. Phương pháp này cho phép nhà lãnh đạo phân tích xem các chi phí trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận nghiệp vụ như thế nào?


5.4. Điều khiển chi phí dự án


a) Theo dõi kinh phí qua các chỉ tiêu

Các thành phần của Hiệu suất chi phí (CPI) và Biến động chi phí (CV)

CV (Biến động chi phí)

CV = BCWP – ACWP

CPI (Hiệu suất chi phí )

CPI = BCWP / ACWP

Một nghiên cứu thực hiện năm 1998 cho biết 51% các dự án CNTT trị giá từ 6 triệu đô la trở lên đã sử dụng vượt quá kinh phí dự tính, trung bình là 189 %. (Garner 1999, 107). Phát hiện sớm xu hướng chi tiêu không hợp lý có thể giúp cải thiện được con số này rất nhiều. Qua đó, người ta đã nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra những chỉ số quan trọng có thể đo được chi phí tiêu hao, từ đó đề ra các phương án quản lý hiệu quả nguồn kinh phí khi dự án đang đi vào những giai đoạn quan trọng. Các chỉ tiêu quan trọng đó là:

- CV (Biến động chi phí) là độ chênh lệch giữa chi phí dự toán cho một hoạt động và chi phí thực để hoàn thành hoạt động đó. Nói cách khác, đó là độ chênh lệch giữa Chi phí dự toán của việc được thực hiện (BCWP) và Chi phí thực của việc đã thực hiện (ACWP).Công thức tính Biến động chi phí là CV = BCWP – ACWP. Nếu kết quả của Biến động chi phí (CV) là số dương (+), nghĩa là dự án chưa sử dụng hết kinh phí; ngược lại nếu là số âm (-), nghĩa là dự án đã sử dụng vượt quá kinh phí dự toán.

- CPI (Hiệu suất chi phí) là tỉ số giữa chi phí dự toán để thực hiện công việc với chi phí thực để hoàn thành công việc, hay nói cách khác là tỉ số giữa Chi phí dự toán của việc được thực hiện (BCWP) với Chi phí thực của công việc đã thực hiện (ACWP). Công thức để tính Hiệu suất chi phí là CPI = BCWP / ACWP. Nếu giá trị CPI lớn hơn 1, điều đó có nghĩa là chi phí dự án chưa được sử dụng triệt để. Ngược lại, nếu giá trị CPI nhỏ hơn 1, nghĩa là chi phí thực hiện dự án vượt quá chi phí dự toán. Nhờ các phương pháp tính Hiệu suất chi phí (CPI) và Biến động chi phí (CV), các Giám đốc CNTT sẽ nắm được việc chi tiêu đang tiến triển theo chiều hướng tích cực, tiêu cực, hay trung hòa so với công việc được thực hiện, và để có các động thái kịp thời.



b) Kiểm soát - điều chỉnh phí

- Giám sát hoạt động chi phí.

- Bảo đảm rằng chỉ có sự thay đổi hợp lý đều được ghi nhận trong đường mức (Base line)

- Thông báo những thay đổi đến những người có thẩm quyền.



c) Tiến hành cập nhật kinh phí

Để tiến hành cập nhật lịch trình dự án, thực hiện theo các bước sau:

1. Tính toán chi phí dự toán của việc được thực hiện (BCWS)

2. Tính toán chi phí thực của công việc đã thực hiện (ACWP)

3. Tính biến động chi phí (CV) để xác định xem dự án này chưa sử dụng triệt để kinh phí (kết quả mang số dương +) hoặc vượt quá kinh phí (kết quả mang số âm -).

4. Tính toán hiệu suất chi phí (CPI) là tỷ số xác định xem dự án sử dụng kinh phí chưa triệt để (tỷ số lớn hơn 1), hay vượt quá chi phí dự toán (tỷ số nhỏ hơn 1).

5. Xác định có nên lấn sang các khoản dự trữ dự phòng/ dự trữ cho quản lý dựa trên kế hoạch quản lý rủi ro mà bạn đưa ra hay không?

Bài tập


  1. Tầm quan trọng của quản lý chi phí dự án?

  2. Ước lượng chi phí dự án?

Chương 6. Quản lý chất lượng của dự án

6.1. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng


Là một giám đốc CNTT, nhiệm vụ của bạn là phải bàn giao sản phẩm đạt yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Chủ đề này sẽ giới thiệu cho bạn các kỹ thuật để quản lý chất lượng của dự án mà không gây biến động lớn về tài nguyên.

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, làm cách nào để biết được bạn đang đi đúng hướng của mục tiêu đề ra? Bạn không thể dùng quá nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng vẫn phải bàn giao sản phẩm. Thách thức của một Giám đốc dự án CNTT là phải thường xuyên cân bằng giữa chất lượng với lịch trình và chi phí. Việc cân bằng như thế không phải là một việc dễ thực hiện. Chủ đề này sẽ giới thiệu các bước để giúp bạn duy trì dự án ổn định.


6.2. Lập kế hoạch chất lượng (Planning quality)


Trong vài thập kỷ gần đây, đã có một phong trào hướng tới nâng cao chất lượng và thay đổi trọng tâm từ thanh tra kiểm soát chất lượng tại địa điểm sản xuất (phát hiện vấn đề) sang đảm bảo chất lượng. Trong đó chất lượng là một phần không thể thiếu của quá trình thiết kế (phòng tránh vấn đề). Nhiều tổ chức đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management, viết tắt là TQM), trong đó coi chất lượng là một quá trình phát triển liên tục chứ không phải là một sự kiện diễn ra một lần. Những hệ thống chất lượng này không chỉ được dùng trong trong quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ mà còn được dùng trong các qui trình quản lý dự án. Những người đóng góp quan trọng cho thành công của phong trào chất lượng này là W.Edwwrds Deming, Joseph M, Juran, Phillip B.Crosby, Genichi Taguchi.

Kế hoạch quản lý chất lượng (quality management plan) là một tài liệu dự án định ra những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho dự án và cách thức đạt được những tiêu chuẩn này.

Kế hoạch quản lý chất lượng được hợp nhất trong kế hoạch tổng thể của dự án. Nó được xây dựng trong quá trình lập kế hoạch chất lượng và phải bao gồm các kế hoạch cho đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng, nâng cao chất lương trong vòng đời của dự án. Nó cũng cần phải bao gồm cả phương thức trao đổi thông tin được dùng để báo cáo ma trận hiệu quả hoạt động cho nhà tài trợ, đội dự án, những người có liên quan và nhà cung cấp. Kế hoạch quản lý chất lượng theo chiều sâu có vai trò rất quan trọng đối các dự án phát triển ứng dụng. Cần phải duyệt và cập nhật kế hoạch quản lý chất lượng thường xuyên nhằm đảm bảo kế hoạch phản ánh được yêu cầu của những người liên quan đến dự án.

Để xây dựng một bản kế hoạch quản lý chất lượng, cần làm theo các bước sau:

1. Kiểm duyệt các tài liệu về yêu cầu và hỏi lại nhà tài trợ nếu cần, nhằm đảm bảo tất cả các yêu cầu của nhà tài trợ đã được định nghĩa rõ ràng.

2. Xác định thước đo (metric) chất lượng dùng cho dự án, đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu về hiệu quả tuân theo những tiêu chuẩn và quy tắc công nghiệp.

3. Thiết lập lịch trình kiểm định kiểm thử dựa trên những phụ thuộc và đặc điểm kĩ thuật của dự án.

4. Thiết lập vai trò và trách nhiệm quản ký chất lượng, đưa các công việc vào lịch trình dự án.

5. Điều hòa báo cáo hiệu quả hoạt động và kết quả kiểm định thực tế với tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu về hiệu quả hoạt động.

6. Xây dựng vòng lặp cho hành động hiệu chỉnh trong việc xử lý biến động chất lượng.

7. Xây dựng các phương pháp giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong đội về sự phù hợp của các kết quả chuyển giao.

8. Lập kế hoạch báo cáo hiệu quả hoạt động bằng cách xác định cơ chế phản hồi cho nhà tài trợ, người có liên quan đến dự án, và các nhà cung cấp về tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu hiệu quả công việc.

9. Bảo đảm kế hoạch tuân thủ yêu cầu của nhà tài trợ và định nghĩa được các tiêu chí, bao gồm kiểm thử chấp nhận cho việc ký kết hoàn tất của nhà tài trợ khi dự án kết thúc.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 469.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương