MÔ Đun 19: biếN ĐỔi khí HẬu giới thiệU



tải về 0.54 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.54 Mb.
#36606
1   2   3   4   5   6

THÍCH ỨNG


Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội. IPCC định nghĩa sự thích ứng như sau:

sự điều chỉnh trong một hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm thích nghi với một môi trường mới hoặc một môi trường đang thay đổi. Sự thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm những điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm ứng phó với những tác nhân kích thích của hệ thống khí hậu, hoặc những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, đang xảy ra (hoặc có thể sẽ xảy ra) nhằm giảm nhẹ những tác hại hoặc tận dụng những cơ hội có lợi.

Thích ứng với khí hậu khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng cách làm giảm đến mức tối thiểu những tác động do biến đổi khí hậu gây ra. Có nghĩa rằng, các biện pháp bao gồm tất cả những hành động chúng ta có thể tiến hành nhằm ngăn chặn hoặc bù đắp những thiệt hại cho hệ sinh thái, nông nghiệp, các khu vực duyên hải, hạ tầng cơ sở của vùng đô thị, và sức khỏe con người.

Một vài ví dụ về các biện pháp thích ứng gồm:



  • Nước: tăng cường sử dụng và tích trữ nước mưa, dự trữ và bảo vệ nguồn nước, tái sử dụng nước, khử mặn và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nước cũng như trong thủy lợi.

  • Nông nghiệp: thay thế lịch trồng trọt và các giống cây trồng, chuyển đổi khu vực cây trồng, quản lí đất đai hiệu quả hơn (ví dụ trồng cây để kiểm soát xói mòn và bảo vệ đất)

  • Cơ sở hạ tầng: phân bố lại dân cư, xây dựng đê biển và các đập chắn sóng dâng do bão, gia cố các cồn cát, tái phục hồi và tạo ra những đầm lầy và vùng đất ngập nước làm vùng đệm chống mực nước biển dâng và lũ lụt

  • Sức khỏe con người: kế hoạch hành động ứng phó với những mối đe dọa từ những đợt nắng nóng khắc nghiệt, dịch vụ cấp cứu y tế, cải thiện tốt hơn khả năng giám sát và kiểm soát những bệnh dịch nhạy cảm với khí hậu, cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường

  • Du lịch: đa dạng hóa các điểm tham quan và các khu vực kinh doanh du lịch, dịch chuyển những địa điểm trượt tuyết đến những nơi cao hơn, làm tuyết nhân tạo

  • Giao thông vận tải: tổ chức và phân bổ lại các tuyến đường, thiết kế đường bộ, đường sắt, và các thiết bị vận tải khác để ứng phó với những thay đổi do tăng nhiệt độ và đảm bảo thoát nước

  • Năng lượng: củng cố mạng lưới truyền tải và hệ thống phân phối, hạ ngầm một số hệ thống cáp, sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng đơn lẻ.

Hãy xem trang thông tin của IPCC về thích ứng biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 17: Giảm nhẹ nhằm giảm lượng cácbon trong bầu khí quyển còn thích ứng nhằm giúp chúng ta giảm những tác động của tình trạng có cácbon trong khí quyển. Bạn nghĩ biện pháp nào là quan trọng nhất? Tại sao?
    1. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ CHO NHAU


Cả giảm nhẹ (làm giảm bớt những tác động tiềm tàng bằng cách làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu) và thích ứng với biến đổi khí hậu (giảm thiểu tác động bằng cách điều chỉnh các tình huống để làm giảm tác động) nếu được sử dụng riêng lẻ đều không thể giúp ta phòng tránh được tất cả các tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi kết hợp chúng với nhau chúng ta sẽ giảm thiểu được những rủi ro mà biến đổi khí hậu có thể mang lại một cách đáng kể.

Xét về mặt tổng thể, thực hiện giảm nhẹ càng nhiều, chúng ta sẽ có càng ít các biến đổi cần phải thích ứng, và có càng ít các rủi ro mà chúng ta phải đương đầu và chủ động phòng ngừa. Ngược lại, chúng ta càng có sự chuẩn bị cho thích ứng bao nhiêu, sẽ càng ít có khả năng xảy ra những tác động liên quan đến mọi cấp độ của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu không nên được xem như những phương thức thay thế lẫn nhau vì chúng không phải là các hành động rời rạc mà là một tổ hợp hành động của một chiến lược chung nhằm giảm nhẹ sự phát thải khí nhà kính.



TÍNH CẤP THIẾT CỦA HÀNH ĐỘNG

Năm 2006, chính phủ Vương quốc Anh xuất bản bản Báo cáo Stern về ảnh hưởng kinh tế của biến đổi khí hâu. Bản báo cáo này lấy tên của tác giả chính, Huân tước Nicolas Stern, người đã từng làm việc tại Kho bạc Hoàng gia, bản báo cáo này là sự đánh giá quy mô lớn nhất trên thế giới về khía cạnh kinh tế của biến đổi khí hậu.

Báo cáo Stern cho rằng sự nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng của nó có thể gây tổn thất tới 9 nghìn tỉ đô la (lớn hơn cả những tổn thất do 2 cuộc chiến tranh thế giới và đại suy thoái cộng lại) nếu như chúng ta không có những hành động ngay lập tức. Ngay cả trong trường hợp thế giới ngừng toàn bộ những phát thải cácbon bây giờ, phần lớn những tổn thất trên vẫn là không thể tránh khỏi, bởi vì khí hậu sẽ vẫn tiếp tục biến đổi trong 30 năm nữa do những ảnh hưởng lâu dài của lượng cácbon đã có trong bầu khí quyển, và mực nước biển sẽ tiếp tục dâng lên trong một thế kỉ tới.

Những hành động được khuyến nghị bao gồm:



  1. Mức phát thải toàn cầu phải giảm đi ít nhất là 50% vào năm 2050 so với mức năm 1990, nhằm hạn chế những nguy cơ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu khốc liệt. Điều này đòi hỏi phải có các hành động có sự phối hợp và đồng thuận của tất cả các các bên về mục tiêu này.

  2. Các nước phát triển, những nước thải ra [phần lớn] các khí nhà kính đang tồn tại trong bầu khí quyển trong suốt một thế kỉ qua, cần có những cam kết ngay lập tức về mục tiêu cắt giảm phát thải từ 20% - 40% vào năm 2020 và cam kết giảm ít nhất 80% vào năm 2050.

  3. Sự thành công trong việc đạt được mục tiêu giảm phát thải cho đến 2020 của các nước phát triển - mà không đe doạ tới sự tăng trưởng của quốc gia - sẽ là cơ sở để thúc đẩy việc thiết kế các thể chế và cơ chế để chuyển giao vốn và công nghệ cho các nước đang phát triển.

  4. Gắn với đó, các nước đang phát triển cũng được kì vọng sẽ có các mục tiêu quốc gia về cắt giảm 20% khí thải vào năm 2020.

  5. Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình và tốc độ phát triển nhanh, nằm trong nhóm các nước đang phát triển có thu nhập cao hơn cần phải có những hành động tức thời nhằm ổn định và đảo ngược mức gia tăng lượng phát thải.

  6. Cần có một cam kết chung của tất cả các nước, bất kể các mục tiêu quốc gia riêng lẻ, nhằm phát triển các năng lực thể chế, dữ liệu và khả năng giám sát, cũng như các chính sách nhằm hạn chế và ngăn ngừa sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng có mức phát thải khí nhà kính cao.

Stern, N. (2008) Những yếu tố mấu chốt của một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu (Key Elements of a Global Deal on Climate Change, London School of Economics), trang 5-6

Câu hỏi 18: Hãy tóm tắt những hành động mà Huân tước Stern cho rằng cần phải được thực hiện bởi:

  • Các nước phát triển

  • Các nước đang phát triển

  • Các nước có thu nhập trung bình

  • Tất cả các nước.

Đáng nói là, báo cáo Stern dự đoán rằng thế giới chỉ cần bỏ ra 1% GDP toàn cầu, là khoảng 500 tỉ đô la Mĩ, để đạt được mục tiêu này. Số tiền này tương đương với số tiền mà thế giới tiêu tốn cho quảng cáo hàng năm, hay bằng một nửa chi phí tổn thất do một dịch cúm toàn cầu gây nên (theo ước tính của Ngân hàng Thế giới).

Câu hỏi 19: Hãy so sánh chi phí của một hành động hiệu quả của quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu so với chi phí để giải quyết các vấn đề toàn cầu khác.
  1. HOẠT ĐỘNG 6: HÀNH ĐỘNG


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Sự cần thiết phải có những hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là điều không còn gì phải tranh cãi. Các chính phủ, doanh nghiệp và ngành công nghiệp, cộng đồng, các hộ gia đình, các cá nhân đều có vai trò rất quan trọng.

Có một số lượng khổng lồ những tài liệu, sách, các trang mạng của chính phủ và các tổ chức môi trường hướng dẫn về những gì chúng ta có thể làm để tránh biến đổi khí hậu. Ví dụ, trong phần cuối bộ phim (cũng như cuốn sách) “Một sự thật mất lòng” của Al Gore có cung cấp một danh sách những hành động mà chúng ta có thể làm:


  1. Thay bóng đèn [tiết kiệm điện]

  2. Lái xe ít hơn

  3. Tái chế

  4. Kiểm tra lốp xe của bạn

  5. Sử dụng ít nước nóng hơn

  6. Tránh dùng những sản phẩm đóng gói nhiều

  7. Điều chỉnh nhiệt độ [của điều hòa không khí]

  8. Trồng cây

  9. Tắt bớt các thiết bị điện

  10. Truyền tải những thông điệp này đến với những người khác.

Câu hỏi 20: Trong số những hành động trên, hành động nào bạn thấy là (i) tương đối dễ thực hiện và (ii) khó thực hiện hơn? Tại sao?

Câu hỏi 21: Đã từng có những tranh luận rằng danh sách những hành động được đưa ra trong “Một sự thật mất lòng” là quá cá nhân chủ nghĩa và chỉ phù hợp với những công dân của những nước giàu phát triển hơn. Bạn có đồng ý với luận điểm này không? Tại sao?

Câu hỏi 22: Nếu thực sự những hành động đó quá cá nhân và chỉ hợp nhất với những người sống ở những nước giàu phát triển, vậy tại sao Al Gore vẫn đưa ra danh sách đó?

Kết quả của một phép tìm kiếm trên internet với những thuật ngữ <“Biến đổi khí hậu” + “bạn có thể làm gì”> vào ngày 22 tháng 3 năm 2009 đã cho thấy có 16.100 trang của riêng nước Australia và 261.000 trang trên toàn thế giới. Khi thay câu hỏi “bạn có thể làm gì” bằng câu “chính phủ có thể làm gì”, Google chỉ xác định được 146 và 2.340 trang tương ứng. Thay thế "các công ti có thể làm gì" và "các tập đoàn có thể làm gì" xác định tổng cộng chỉ có 12 trang ở Australia và 1.405 trang web trên toàn thế giới.



Câu hỏi 23: Bạn hãy tiến hành một tìm kiếm internet tương tự cho đất nước của bạn và xác định bao nhiêu trang web được tìm thấy.

Câu hỏi 24: So sánh các kết quả từ các tìm kiếm ở nước bạn với kết quả tìm kiếm tại Australia. Tại sao lại có sự giống hoặc khác nhau đó?

Câu hỏi 25: Theo bạn, tại sao có nhiều trang web về những gì cá nhân có thể làm được về biến đổi khí hậu hơn là các công ti, chính phủ có thể làm?

Ghi nhận tầm quan trọng của những việc mà mọi người - các cá nhân, gia đình, cộng đồng, các chính phủ và doanh nghiệp - có thể làm về biến đổi khí hậu, Viện Worldwatch đã xác định được mười biện pháp then chốt nhằm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Biện pháp đầu tiên là thay đổi lối sống cá nhân, nhưng chín biện pháp còn lại đều nhấn mạnh vai trò của mọi thành phần trong xã hội. Mười biện pháp đó là:


      1. Thay đổi phong cách sống:


Lí luận về "chất lượng đời sống tốt (good life)" đòi hỏi các cá nhân phải tiêu dùng nhiều hơn bao giờ hết, ăn thịt nhiều hơn, có nhà cửa và xe cộ lớn hơn bao giờ hết, và vứt bỏ tất cả những đồ dùng cũ. Đây là một lối sống cần phải loại bỏ. Thay thế vào đó là lối sống với một tinh thần chia sẻ và hi sinh một cách công bằng những nguồn vật chất – mà sẽ không đánh mất những điều thực sự quan trọng đối với chúng ta nữa, như có một sức khỏe tốt và lối sống tích cực, có một cộng đồng vững mạnh, và có thời gian dành cho gia đình. Hãy xem thêm mô - đun Cộng đồng bền vững.
      1. Tư duy dài hạn


Cốt lõi của vấn đề khí hậu là đó là các thế hệ tương lai rất có khả năng sẽ phải hứng chịu một môi trường toàn cầu đang ngày càng xấu đi bởi sự khước từ của các thế hệ hiện tại với lối sống hài hòa với bầu khí quyển. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn cần dẫn dắt công chúng để nhận trách nhiệm về những tác động từ hành vi hiện tại của chúng ta đến cuộc sống tương lai, và có những hành động phù hợp. Sự bền vững có nghĩa là học cách tư duy dài hạn.
      1. Đổi mới


Sự thay đổi [nhằm giảm] lượng phát thải các khí nhà kính đòi hỏi chúng ta phải có những công nghệ mang tính đột phá để phá vỡ mối liên hệ giữa cacbon và tiêu thụ năng lượng, nhưng phải hi sinh càng ít càng tốt về chi phí và sự thoải mái. Một loạt các công nghệ tái tạo có thể sản xuất điện đáp ứng nhu cầu sưởi ấm và làm mát. Những công nghệ như vậy phải kể đến việc xây dựng các tòa nhà sản sinh ra năng lượng nhiều hơn là tiêu thụ, và xây dựng "những lưới điện thông minh" sử dụng công nghệ thông tin nhằm cân đối chính xác nguồn cung điện tái tạo so với nhu cầu tiêu dùng.
      1. Dân số


Đây là vấn đề hiếm khi được đề cập đến trong các tranh luận về biến đổi khí hậu, xu thế biến đổi dân số trong tương lai có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong những nỗ lực tạo dựng sự cân bằng lâu dài giữa những hoạt động của con người với bầu khí quyển và khí hậu. Dân số thế giới có thể sẽ ngừng phát triển và sau đó giảm dần khi phụ nữ có đủ năng lực để quyết định có nên có con hay không và nếu có thì khi nào. Hãy xem mô - đun Dân số và Phát triển.
      1. Phục hồi đất đai


Nếu thực hiện được nhiệm vụ này, phần đất đai và thực vật trên Trái đất có thể giúp thu giữ hàng tỉ tấn cácbon trong khí quyển. Nông nghiệp có thể thực hiện điều này trong khi phát triển thực vật và tạo chất xơ thực phẩm và giảm thiểu nhu cầu dùng phân bón nhân tạo và sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, đồng thời nâng cao thu nhập của người nông dân. Hãy xem mô - đun Nông nghiệp Bền vững.

Các thể chế mạnh


Tính chất toàn cầu của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh quản trị tốt. Cần thiết phải có sự mạnh mẽ và sự hiệu quả của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các ngân hàng đa phương, và chính phủ của các quốc gia lớn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Những tổ chức này cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng cho công việc quan trọng của họ.

Sự đòi hỏi của công bằng


Không có thỏa thuận khí hậu nào được gọi là thành công nếu không có sự ủng hộ từ những quốc gia mà tính đến nay góp phần rất nhỏ vào việc biến đổi khí hậu do con người gây ra. Đây là những quốc gia có mức phát thải theo đầu người thấp, nhưng lại là những nước phải đối mặt với những thách thức lớn nhất trong việc thích ứng với các tác động sắp tới. Cần thiết phải có những thỏa thuận và biện pháp ứng phó công bằng cho cả các nước đang phát triển và các nước phát triển.

Sự ổn định về kinh tế

Giải quyết biến đổi khí hậu sẽ cần chú ý đến những chi phí và cam kết cải thiện chứ không phải phá bỏ viễn cảnh phát triển kinh tế dài hạn. Một thỏa thuận khí hậu sẽ phải hoạt động hiệu quả trong thời kì kinh tế khó khăn cũng như trong khi kinh tế bùng nổ, thoả thuận khí hậu phải đối mặt với những thách thức của nghèo đói và thất nghiệp trong khi liên tục giảm phát thải khí cácbonic và các khí nhà kính khác.


                  1. Sự ổn định về chính trị


Khi một thế giới bị bao vây bởi xung đột và khủng bố, thì khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu nguy hiểm sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi diễn ra trong một thế giới hòa bình. An ninh và khí hậu phải cùng được giải quyết một cách đồng thời. Quá trình đàm phán về một thỏa thuận khí hậu có hiệu quả và công bằng sẽ tạo cơ hội cần thiết cho các nước để củng cố hòa bình và tái thiết quan hệ quốc tế theo hướng cùng hợp tác thay vì cạnh tranh.

Huy động nguồn lực cho sự thay đổi


Để đối phó với biến đổi khí hậu do con người đang gây ra, chúng ta cần thấy được cơ hội chuyển đổi sang một nền kinh tế toàn cầu mới, và những lối sống mới trong nỗ lực nhằm chấm dứt hoàn toàn phát thải khí nhà kính. Không có bất kì bảo đảm nào cho thấy sự chuyển đổi này sẽ dễ dàng - hay thậm chí là khả thi. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang cần những phong trào địa phương và toàn cầu để thực hiện những nỗ lực này, và thông qua đó có thể mang lại công ăn việc làm mới, những cơ hội mới cho hòa bình, hợp tác toàn cầu và vượt xa tất cả những gì nhân loại đã từng đạt được.

Nguồn: Worldwatch Institute (2009) State of the World 2009: Into a Warming World.



Câu hỏi 26: Hãy phân loại xem 10 biện pháp nói trên biện pháp nào là của cá nhân, gia đình, cộng đồng, chính phủ và các doanh nghiệp.

Câu hỏi 27: Xác định 3 biện pháp có thể được bạn tích hợp vào công việc giảng dạy về biến đổi khí hậu và những chủ đề PTBV khác. Hãy giải thích ngắn gọn cách tích hợp.
  1. HOẠT ĐỘNG 7: HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.

Hãy đọc phần Đối thoại chính sách của UNESCO về biến đổi khí hậu và Giáo dục vì sự PTBV. Sử dụng những tài liệu này để đối chiếu với những vấn đề giáo dục và biến đổi khí hậu mà bạn đã nghiên cứu tronng mô - đun này

Câu hỏi 28: Theo UNESCO, 4 ý nghĩa của việc giáo dục về biến đổi khí hậu là gì?

Câu hỏi 29: Bạn có cảm giác như thế nào nếu nói về khả năng giảng dạy về 8 chủ đề đã được đưa ra bởi UNESCO dưới đây?


  • Phân biệt 1 cách rõ ràng giữa các khái niệm khoa học và các quá trình liên quan đến biến đổi khí hậu khác nhau;

  • Có hiểu biết, và có khả năng phân biệt giữa những điều chắc chắn (certainties), điều không chắc chắn (uncertainties), những phỏng đoán (projections) và rủi ro (risks) liên quan đến biến đổi khí hậu;

  • Có hiểu biết về lịch sử và các nguyên nhân liên quan đến biến đổi khí hậu (bao gồm các khía cạnh công nghệ, khoa học, sinh thái, xã hội, kinh tế và chính trị);

  • Có hiểu biết về các hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, là những hoạt động có thể đóng góp cho sự chuyển đổi xã hội hướng tới sự bền vững một cách rộng lớn hơn;

  • Có hiểu biết về các hậu quả của biến đổi khí hậu và những kiến thức cần dạy về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu;

  • Có nhận thức tốt về tính động lực học của biến đổi khí hậu, cả về mặt không gian và thời gian, mà các tác động tiềm tàng từ các khí nhà kính có thể gây nên cho chất lượng cuộc sống, sự an toàn và cơ hội phát triển cho các thế hệ tương lai;

  • Ý thức về những mối quan tâm khác nhau đang chi phối những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (ví dụ mối quan tâm của doanh nghiệp, của khách hàng, của những người nông dân, hay mối quan tâm về chính trị, hay về các thế hệ tương lai), và phải có khả năng nhận xét sâu sắc về tính chính đáng của những mối quan tâm này trong mối quan hệ với công ích; và

  • Có khả năng nhận thức thông tin truyền thông để xử lí nguyên nhân của việc tiêu dùng lãng phí và thông qua đó, xây dựng năng lực cho con người biết lựa chọn lối sống lành mạnh hơn và tham gia tích cực vào các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 30: UNESCO cho rằng việc giáo dục về biến đổi khí hậu cần phải (i) mang lại sự thay đổi và (ii) thực tế và tập trung vào các giải pháp. Hãy tìm những mô - đun trong tài liệu Dạy và học vì một tương lai bền vững này mà trong đó bạn có thể tìm được những lời khuyên về cả 2 khía cạnh nói trên trong quá trình dạy và học.

UNESCO khuyến nghị rằng các trường học nên tổ chức đối thoại chính sách với các bên liên quan khác nhau với các chủ đề liên quan đến giáo dục và biến đổi khí hậu. Các buổi đối thoại này có thể ở cấp độ trung ương hoặc địa phương về một chính sách giáo dục và/hoặc chính sách biến đổi khí hậu nào đó, hoặc thậm chí nó có thể được tổ chức ở cấp độ trường học



Câu hỏi 31: Xác định các bên liên quan mà bạn định mời tham dự buổi đối thoại về biến đổi khí hậu và giáo dục ở trường của bạn. Bạn mong muốn đạt được mục đích hay kết quả nào từ cuộc đối thoại này?
  1. Những phát hiện đột phá

      1. Những kết quả quan sát về thay đổi trong hệ thống khí hậu, những nguyên nhân và tác động


  • Trái đất ấm lên là hiện tượng rõ ràng, được minh chứng qua các kết quả quan sát như:

    • Hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong khí quyển và đại dương, và sự gia tăng của mực nước biển trung bình;

    • Hiện tượng tan chảy trên diện rộng của băng và tuyết.

  • Những kết quả quan sát từ các hệ thống sinh học và vật lí liên quan với hiện tượng nóng lên toàn cầu:

    • Rất nhiều hệ sinh thái tự nhiên ở tất cả các châu lục và đại dương đ.ang bị ảnh hưởng.

  • 70% lượng phát thải các khí nhà kính có khả năng gây ra nóng lên toàn cầu là trong khoảng thời gian từ 1970-2004.

  • Nồng độ của các khí mêtan (CH4), cácbonic(CO2), ôxit nitric (N2O) trong khí quyển hiện nay đang ở mức cao hơn nhiều so với nồng độ tự nhiên của các khí này trong suốt hàng nghìn năm trước cách mạng công nghiệp (1750).

  • Phần lớn sự nóng lên trong suốt 50 năm qua có rất nhiều khả năng là do sự gia tăng nồng độ của các khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển từ hoạt động của con người.
      1. Những nguyên nhân và phỏng đoán về biến đổi khí hậu trong tương lai và những ảnh hưởng của chúng


  • Nếu không có những chính sách mới để giảm biến đổi khí hậu và để thúc đẩy phát triển bền vững, các lượng phát thải khí nhà kính sẽ còn tiếp tục tăng trong các thập kỉ tiếp theo.

  • Mức tăng nhiệt độ khoảng 0.2oC/thập kỉ được phỏng đoán cho 2 thập kỉ tới (theo một số kịch bản của IPCC).

  • Sự thay đổi trong thế kỉ này rất có thể sẽ lớn hơn trong thế kỉ 20.

  • Các vùng đất liền sẽ ấm lên nhiều hơn các vùng đại dương, và các vùng vĩ độ cao ở bắc bán cầu cũng sẽ ấm lên nhanh.

  • Trái đất càng nóng lên, khả năng hấp thụ CO2 tự nhiên càng giảm đi.

  • Sự ấm lên và việc mực nước biển dâng cao sẽ tiếp diễn trong nhiều thế kỉ nữa, ngay cả khi mức phát thải các khí nhà kính đã giảm và nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển được ổn định. Hiện tượng này là do những cơ chế phản hồi và độ trễ thời gian giữa nguyên nhân và tác động của hệ thống khí hậu.

  • Nếu mức các khí nhà kính trong không khí gấp đôi so với mức trước cách mạng công nghiệp, thì rất có thể nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng lên hơn 1,5­0C so với thời kì đó.

Ứng phó với biến đổi khí hậu

  • Một vài kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang được thực hiện nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương.

  • Biến đổi khí hậu mà không có sự giảm nhẹ trong dài hạn có thể sẽ vượt quá khả năng thích ứng của con người và tự nhiên.

  • Hiện nay đã có một số giải pháp công nghệ để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, và sẽ có thêm nhiều giải pháp nữa từ giờ đến năm 2030. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần những nghiên cứu và thúc đẩy hành động hơn nữa để cải thiện hiệu quả và giảm chi phí.

  • Tiềm năng kinh tế của việc giảm nhẹ, với chi phí dao động trong khoảng từ dưới 0 đô la cho đến khoảng 100 đô la cho mỗi tấn CO2 tương đương, sẽ là đủ cho việc bù đắp cho mức tăng phát thải toàn cầu theo dự kiến, hoặc là đủ để giảm chúng xuống dưới mức hiện tại vào năm 2030.

  • Các hoạt động giảm nhẹ ngay lập tức có thể cho chúng ta thêm thời gian để ổn định mức phát thải và làm giảm, làm chậm đi hoặc tránh được những tác động của biến đổi khí hậu.

  • PTBV và hoạch định các chính sách thích hợp trong những lĩnh vực không liên quan trực tiếp đến khí hậu cũng giúp cho việc ổn định phát thải.

  • Trì hoãn giảm phát thải sẽ làm tăng rủi ro xảy ra những tác động nghiêm trọng hơn từ biến đổi khí hậu.

Nguồn: Kirby, A. (2008) Climate in Peril, UNEP/GRID-Arendal and SMI Books, p.
  1. Những điểm không chắc chắn chính

      1. Những kết quả quan sát về thay đổi trong hệ thống khí hậu, những nguyên nhân và tác động


  • Dữ liệu về khí hậu hạn chế ở một vài khu vực.

  • Việc phân tích và giám sát những thay đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan, như hạn hán, bão nhiệt đới, các nhiệt độ khắc nghiệt và mưa lớn với cường độ cao (mưa, mưa đá, tuyết), là khó hơn rất nhiều so với việc xác định các thông số trung bình của khí hậu do cần nhiều số liệu chi tiết hơn và qua thời gian dài hơn.

  • Rất khó để xác định những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người và các hệ thống tự nhiên, bởi vì những hệ thống này có thể thích nghi với thay đổi này, và cũng có thể bởi vì một ảnh hưởng có thể gây ra bởi các nguyên nhân không liên quan khác.

  • Khó có thể chắc chắn rằng, ở những quy mô nhỏ hơn quy mô một lục địa, do tự nhiên hay con người là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ. Bởi vì, lấy ví dụ vấn đề ô nhiễm và thay đổi sử dụng đất đều có thể là nguyên nhân chính.

  • Người ta vẫn chưa chắc chắn về quy mô phát thải khí CO2 gây ra bởi các hoạt động thay đổi sử dụng đất và quy mô phát thải khí metan từ các nguồn riêng lẻ.


      1. Những nguyên nhân và phỏng đoán về biến đổi khí hậu trong tương lai và những ảnh hưởng của chúng


  • Chúng ta không biết chắc chắn về lâu dài việc Trái đất sẽ nóng lên bao nhiêu tương ứng với các mức nồng độ các khí nhà kính. Chính vì vậy, chúng ta cũng không biết chắc chắn phải giảm mức thải đến mức nào, và với tốc độ như thế nào là đủ để đảm bảo một mức độ ổn định.

  • Các ước tính có sự khác biệt rất lớn do ảnh hưởng của các khí aerosol, mức độ của các cơ chế phản hồi trong hệ thống khí hậu, đặc biệt là các cơ chế liên quan đến mây, khả năng hấp thụ nhiệt của đại dương và vòng tuần hoàn cácbon.

  • Những sự thay đổi trong tương lai có thể diễn ra ở Greenland và các vùng băng ở Nam cực là nguyên nhân chính của tính không chắc chắn về mức nước biển dâng.

  • Phỏng đoán về những tác động của biến đổi khí hậu cho đến 2050 phụ thuộc nhiều vào các kịch bản và mô hình khí hậu.
      1. Ứng phó với biến đổi khí hậu


  • Hiểu biết hạn chế về việc các nhà lập kế hoạch xem xét đến khí hậu như thế nào trong quá trình ra quyết định của họ.

  • Mỗi hoàn cảnh chính trị, tài chính và địa lí khác nhau có những bước thích ứng hiệu quả khác nhau, đặc thù cho hoàn cảnh đó. Điều này làm cho việc đánh giá đúng hạn chế và chi phí liên quan trở nên khó khăn hơn.

  • Ước tính về chi phí và tiềm năng giảm nhẹ phụ thuộc vào những giả định về sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, quá trình thay đổi công nghệ và xu hướng tiêu dùng.

  • Chúng ta vẫn chưa biết nhiều lắm về việc những chính sách không liên quan đến khí hậu có ảnh hưởng đến sự phát thải như thế nào.

Nguồn: Kirby, A. (2008) Climate in Peril, UNEP/GRID-Arendal and SMI Books, trang 7
  1. Các loại khí nhà kính chính


Tên khí

Nồng độ thời kì tiền công nghiệp (ppmv3*)

Nồng độ vào năm 1998 (ppmv)

Vòng đời (năm)

Nguồn gốc

GWP4 **

Hơi nước

1 đến 3

1 đến 3

1 vài ngày

-

-

Khí cacbonic (CO2)

280

365

Tùy thuộc

Nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng, sự thay đổi sử dụng đất

1

Khí metan (NH4)

0.7

1.75

12

Nhiên liệu hóa thạch, đồng lúa, chất thải chăn nuôi

21

Khí nitơ ôxit (N2O)

0.27

0.31

114

Phân bón, sự đốt cháy, quá trình công nghiệp

310

Khí HFC 23 (CHF3)

0

0.000014

250

Điện tử, chất làm lạnh

12 000

HFC 134a (CF3CH2F)

0

0.0000075

13.8

Chất làm lạnh

1 300

HFC 152a (CH3CHF2)

0

0,0000005

1.4

Quá trình công nghiệp

120

Perfluoromethane (CF4)

0.0004

0.00008

>50 000

Sản xuất nhôm

5 700

Perfluoroethane (C2F6)

0

0.000003

10 000

Sản xuất nhôm

11 900

Sulphur hexafluoride (SF6)

0

0.0000042

3 200

Chất lỏng điện môi

22 200

Nguồn: Kirby, A. (2008) Climate in Peril, UNEP/GRID-Arendal and SMI Books, trang 19
  1. Tác động của biến đổi khí hậu


Sahel là một vùng khô hạn nghiêm trọng trong suốt nhiều thập kỉ cho đến khi có mưa trở lại vào những năm 1990. Trong nhiều thập kỉ tới, vùng này có thể sẽ có thời tiết ẩm ướt hơn so với trước. Đồng thời cũng đã có những quan sát cho thấy tại vùng Mũi Horn của Châu Phi và Đông Bắc Phi, ở những nơi cực kì khô hạn như ở Ethiopia, Bắc Kenya và Bắc Uganda trong những năm gần đây đã xuất hiện lũ lụt.

Hạn hán ở khu vực Nam Phi, vốn là tai họa của vùng này trong suốt nhiều năm kể từ những năm 1970, được phỏng đoán là sẽ có khả năng tiếp tục gia tăng về cường độ. Một phần nguyên nhân là do nhiệt độ ở Ấn Độ Dương đã tăng thêm hơn 1oC kể từ năm 1950. Vì mưa rào và dông tăng lên ở các vùng khí nóng bốc hơi từ bề mặt đại dương, khiến cho các khối khí khô bị đẩy xuống và gây ra hạn hán ở những vùng xung quanh, trong đó bao gồm cả Nam Phi.

Bức tranh tại các khu vực miền núi Đông Phi có sự lẫn lộn hơn. Sự ấm lên đang làm tan chảy các dòng sông băng trên đỉnh núi Kilimanjaro, gây ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước của các cộng đồng dân cư sống tại những vùng đất thấp hơn phía dưới. Trong khi đó, những khu vực miền núi như ở Lesotho lại đang phải hứng chịu những đợt thời tiết khắc nghiệt bất thường, trong đó có cả tuyết rơi dày.

Tại Bangladesh, nếu mực nước biển dâng thêm 1m (số liệu phỏng đoán vào năm 2100), sẽ làm ngập khoảng 17,5% diện tích đất của cả quốc gia này khiến cho khoảng 10-30 triệu người sẽ phải sơ tán. Nếu mực nước biển tăng 0,5m sẽ làm khoảng 6 triệu người có khả năng bị ảnh hưởng do lũ lụt. Nước biển dâng do bão có khả năng gây ra những tác động tương tự như do nước biển dâng gây ra, nhưng sẽ xảy ra sớm hơn nhiều. Một hậu quả của biến đổi khí hậu nữa là sự suy giảm chất lượng sức khỏe.

Vùng Mumbai, Ấn Độ đã ghi nhận lượng mưa kỉ lục 944mm vào tháng 7 năm 2005, khiến hơn 1000 người thiệt mạng. Biến đổi khí hậu khiến các bệnh truyền nhiễm qua muỗi như sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết sẽ mở rộng vùng ảnh hưởng, và làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm qua đường nước như bệnh tả vào mùa lũ, đặc biệt ở các khu vực vệ sinh kém.

Cơn bão Nargis quét qua Miến Điện vào tháng 5 năm 2008 đã giết chết khoảng 150.000 người và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 2.400.000 người.

Ở vùng biển Caribbe, nhiệt độ nước biển tăng lên cùng với El Nino đã khiến cho các rạn san hô bị chết. Điều này sẽ có những tác động nghiêm trọng trước hết là đến đa dạng sinh học và sau đó là du lịch. Tuy nhiên, chính các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt mới là vấn đề đáng lo ngại. Cơn bão Ivan xảy ra vào tháng 9 năm 2004 trên thực tế đã phá hủy nền kinh tế của Grenada, và cũng chính cơn bão này, cùng với cơn bão Dean cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Jamaica.

Vào tháng 4 năm 2008, cuộc biểu tình và bạo loạn do giá lương thực tăng cao tại Haiti kéo dài 1 tuần lễ đã làm ít nhất 5 người chết và 200 người bị thương.

Những tác động này cũng có thể xảy ra ở vùng biển Ấn Độ Dương. Chẳng hạn, nước biển dâng và những thiệt hại đối với ngành thủy sản có thể là tai họa cho những nền kinh tế quốc đảo như Seychelles và Maldives, nơi thủy sản và du lịch là nguồn thu nhập lớn nhất. Từ nhiều năm nay, trước tình trạng nguồn cá sụt giảm, những cư dân nơi đây đã sử dụng các đội tàu đánh cá lớn hơn và những con tàu kéo lưới vét lớn hơn, nhưng tình trạng này cũng không thể kéo dài.

Ở Guyana, một hệ thống đê được xây dựng để về mặt lí thuyết nhằm bảo vệ các vùng đất màu mỡ nhất ở ven biển, nhưng trên thực tế lại nằm thấp hơn mực nước biển. Thêm vào đó, cùng với mực nước biển dâng lên, các ngành nông nghiệp ven biển rất dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bởi nước dâng do bão và nước biển dâng. Trong những năm gần đây, ở Guyana đã xảy ra nhiều trận lụt trên diện rộng, và có nhiều khả năng tình hình này sẽ diễn ra nhiều hơn và gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Biến đổi khí hậu rất có thể là nguyên nhân của nhiều sự thay đổi nghiêm trọng tại Australia. Gần một thập kỉ nay, Australia đang phải hứng chịu tình trạng hạn hán khiến cho các trang trại gia súc giống phải dịch chuyển đến các vùng đồng cỏ tại Tasmania. Nạn cháy các đồng cỏ là một mối hiểm họa thường xuyên. Và một số vùng đất canh tác đang đứng trước nguy cơ bị bỏ hoang vĩnh viễn. Tỉ lệ tự sát của nông dân tăng lên.

Tại quần đảo Carteret ngoài khơi Papua New Guinea, sự kết hợp của mực nước biển dâng và sóng dâng do bão khiến con người không thể sinh sống và hiện nay các đảo này đang bị bỏ hoang. Cũng tương tự như vậy ở Ấn Độ Dương nhiều hòn đảo thuộc quần đảo Maldives có khả năng trở thành hoang đảo do nước biển dâng, mặc dù chính phủ nước này đang cố gắng xây dựng hệ thống đê biển bảo vệ xung quanh các đảo chính.

Nhiều quốc đảo Thái Bình Dương cũng đối mặt với vấn đề tương tự của nước biển dâng. Đây cũng là những quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nghề đánh bắt cá ngừ, ngành nghề đem lại thu nhập chủ đạo của nền kinh tế. Tuy nhiên, những đặc điểm của loài cá di cư này chắc chắn sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của các dòng hải lưu.

Tại Mỹ, cơn bão Katrina đã tàn phá vùng duyên hải vịnh Mexico, gây ra ngập lụt và khiến cho nhiều vùng phải sơ tán mà cho đến nay vẫn chưa được xây dựng lại. Cơn bão Katrina này cũng đã cướp đi mạng sống của 1.836 người.

Đợt nắng nóng ở Châu Âu vào năm 2003 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 35.000 người thuộc 9 quốc gia. Vào mùa hè năm 2007, sau một tháng mưa kỉ lục, toàn bộ nước Anh đã bị ngập lụt trên diện rộng, gây thiệt hại 4 tỉ đô la và khiến quốc gia này phải có những nỗ lực ứng cứu lớn nhất trong thời bình.

Nguồn: New Internationalist and Commonwealth Foundation.


  1. Theo các nhà khoa học, 85% diện tích rừng Amazon có thể bị biến mất do biến đổi khí hậu


Các nhà khoa học cho rằng, mức tăng nhiệt độ 4oC có thể sẽ tàn phá 85% diện tích rừng mưa Amazon - và ngay cả khi có mức tăng nhiệt độ khiêm tốn, sẽ có từ 20 đến 40% diện tích rừng có thể bị biến mất trong vòng 100 năm.

Sự nóng lên toàn cầu sẽ phá hủy các nỗ lực để cứu rừng nhiệt đới Amazon, là kết luận của một nghiên cứu mới dự đoán rằng 1/3 số cây của rừng Amazon sẽ bị chết ngay cả khi nhiệt độ tăng vừa phải.

Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng có đến 85% diện tích rừng có thể biến mất nếu chúng ta không kiểm soát được lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên thậm chí theo các kịch bản biến đổi khí hậu lạc quan nhất, sự mất đi phần lớn diện tích rừng là "không thể thay đổi được".

Vicky Pope từ Trung tâm Hadley của Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh cho biết: "Những tác động của biến đổi khí hậu lên rừng Amazon còn tồi tệ hơn chúng ta nghĩ. Cùng với việc nhiệt độ tăng lên nhanh chóng trong thế kỉ tới, những thiệt hại về rừng sẽ không hiển hiện ngay lập tức, nhưng có thể chúng ta đang tích tụ những vấn đề cho tương lai”.

Một nhà khoa học khác nói rằng: "Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ việc chặt phá rừng là nguyên nhân mất rừng chính nhưng bây giờ có vẻ như là biến đổi khí hậu mới là thủ phạm kết liễu chính”.

Nghiên cứu này sử dụng những mô hình trên máy tính để khảo sát những phản ứng của rừng Amazon khi nhiệt độ tăng trong tương lai.

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng với mức tăng 2oC so với nhiệt độ thời kì tiền công nghiệp (một trong những kịch bản ấm lên toàn cầu lạc quan nhất và cũng là mục tiêu quốc tế tham vọng nhằm hạn chế lượng khí thải), sẽ vẫn có khoảng từ 20-40% diện tích rừng Amazon biến mất trong vòng 100 năm. Nhiệt độ tăng 3oC sẽ có 75% diện tích rừng bị tàn phá bởi hạn hán trong thế kỉ sau, tăng 4oC sẽ là 85%.

Các chuyên gia trước đó cũng đã dự đoán rằng sự nóng lên toàn cầu có thể gây ra hiện tượng chết dần của rừng Amazon. Các chuyên gia dự báo rằng mức nhiệt độ cao hơn trên toàn thế giới sẽ làm giảm lượng mưa ở khu vực Amazon, gây ra hạn hán ở cấp độ địa phương trên diện rộng. Nhiệt độ tăng sẽ kéo theo sự suy giảm lượng mưa. Và do lượng nước và sự tăng trưởng của cây giảm, lượng mưa rừng tự sinh của khu vực này cũng sụt giảm theo, bởi vì nó phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi từ thực vật trở lại bầu khí quyển. Chu kì này cứ thế tiếp diễn và lượng mưa ngày càng ít đi, gây ra hạn hán ngày càng nhiều. Không có nước, hệ thống rễ sẽ không phát triển và cây sẽ chết. Rừng trở nên khô héo và sẽ dễ bắt lửa, và [một khi bị cháy] sẽ có nguy cơ phá hủy cả những cánh rừng vẫn còn khỏe mạnh. Peter Cox, một giáo sư về động lực học của hệ thống khí hậu làm việc tại Đại học Exeter (Vương quốc Anh) cho biết, những ảnh hưởng này sẽ được cảm nhận ở quy mô toàn thế giới. "Về phương diện sinh thái đó sẽ là một thảm họa, và đó một sự may rủi đối với tình hình khí hậu của chúng ta. Vùng nhiệt đới là trung tâm điều khiển của hệ thống thời tiết toàn cầu và phá hủy vùng Amazon có thể sẽ thay đổi chúng mãi mãi. Chúng ta không biết chính xác những gì sẽ có thể xảy ra, nhưng chắc chắn là sẽ có thêm những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt”. Theo ông, sự biến mất trên quy mô lớn của rừng Amazon cũng sẽ khuếch đại sự nóng lên toàn cầu “một cách đáng kể”.

“Phá hủy rừng Amazon cũng đồng nghĩa với việc chúng ta biến một bể chứa cacbon quan trọng trở thành một nguồn phát thải lớn”

Khi những dòng sông gầm rú, là lúc cần chuyển đi – nhưng chuyển đi đâu?

Các cư dân nông thôn và cư dân bản địa đã luôn chung sống với những biến đổi của môi trường. Ngày nay, những biện pháp truyền thống để đối phó với những biến đổi môi trường nói trên có thể là nền tảng cho những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những biện pháp truyền thống vốn đã được minh chứng qua thời gian này có thể bị hạn chế do những yếu tố mới hoặc những yếu tố bên ngoài.

Người Shipibo là những cư dân bản địa của vùng Amazon thuộc Peru (Nam Mỹ) có lãnh thổ truyền thống là vùng đồng bằng châu thổ sông Ucayali. Ngoài nguồn sinh kế chính là việc đánh bắt cá, tập quán nông nghiệp đốt rừng làm rẫy đồng thời cũng là nguồn cung cấp tài nguyên bổ sung quan trọng. Những ngôi làng của họ chủ yếu là những ngôi nhà sàn xây dựng bên bờ sông và hồ trong vùng đồng bằng ngập lũ, theo cách này họ hưởng lợi từ nguồn thủy sản dồi dào và các vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa từ những mùa lũ.

Để ứng phó với những biến chuyển động lực của sông Ucayali khiến cho các nhánh sông liên tục thay đổi, người dân Shipibo đã chọn cách sống di chuyển. Họ chuyển đến địa điểm mới khi quá trình chuyển dịch của con sông này làm ngập ruộng vườn của họ, khiến cho mùa màng không thể phát triển, và khi bờ sông bị xói mòn đến mức nghiêm trọng và đe dọa nhà cửa của họ. Họ đã tự chuẩn bị cho tương lai bằng cách khảo sát những vị trí của ngôi làng trong tương lai. Một trong những đặc điểm quan trọng đó là khu vực mới phải có địa hình cao để những ngôi nhà của họ ít bị ngập lụt hơn, và ở gần khu vực có thể đánh bắt cá, ví dụ như là ở những con kênh nối giữa các hồ và sông Ucayali.



Để tiện di chuyển, người dân Shipibo xây dựng nhà ở của họ bằng các vật liệu nhẹ, ví dụ như, mái nhà làm bằng vải dệt từ lá của cây cọ kantsin (Scheelea brachyclada), cột và dầm làm từ gỗ nhẹ. Căn nhà được thiết kế thuận tiện cho việc tháo dỡ và lắp ráp lại. Người Shipibo nhận biết được một số những dấu hiệu để dự đoán khi nào những đợt lũ sắp xảy ra. Ví dụ như là khi các vùng nước trở nên tối màu và dòng sông cuốn theo một khối lượng lớn những cành và thân cây gẫy. Người dân Shipibo cũng nhận thấy rằng mỗi khi các vùng nước sông cuộn sóng và gầm rú, thường là sự báo hiệu một đợt lũ lớn sắp xảy ra, và chẳng mấy chốc sẽ xói mòn bờ hai bên bờ sông và đe dọa đến ngôi làng.

Những biện pháp truyền thống đã giúp người Shipibo chuẩn bị và ứng phó với những biến đổi môi trường tại địa phương cũng có thể sẽ giúp được họ ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo người dân Shipibo, mùa mưa đã trở nên dài hơn và mưa lớn hơn. Điều này khiến lưu lượng dòng chảy mạnh hơn, làm gia tăng hiện tượng xói mòn hai bờ sông và khiến cho các nhánh sông dịch chuyển nhanh chóng hơn. Tăng cường tính dịch chuyển cũng có thể là một biện pháp ứng phó.



Tuy nhiên, ngày nay những vị trí thích hợp và chưa có người cư ngụ để thiết lập làng mới ngày càng trở nên khó tìm hơn. Những người từ nơi khác đến đã và đang xâm lấn vùng lãnh thổ và gây ra sự cạnh tranh về đất đai và tài nguyên ở đây. Những khu vực rộng lớn đang dần bị chuyển đổi sang sử dụng cho nông nghiệp thâm canh để cung cấp thực phẩm cho thị trường địa phương và quốc gia. Những phần khác của vùng lãnh thổ của người Shipibo cũng đã bị nhà nước lấy lại để khai thác gỗ hoặc dầu khí.

Do đó, những chiến lược thích nghi truyền thống của người Shipibo, khả năng di chuyển ngôi làng của họ nhằm ứng phó với những thay đổi của môi trường hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Những sự lựa chọn để ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu đang bị suy giảm dần. Quả thật, trước một loạt các thay đổi môi trường và xã hội, ngày càng nhiều người dân Shipibo dời quê hương truyền thống của họ và chuyển đến các thành phố như Pucallpa hoặc thậm chí Lima, mà ở đây họ trở thành nhóm thứ yếu.
  1. Ba sự bất công của Biến đổi khí hậu

      1. Bất công thứ nhất: Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nhiều nhất và trước tiên là đến những người nghèo


Hàng trăm nghìn người đã chết vì những trận lũ lụt, hạn hán, những đợt nắng nóng, bão nhiệt đới và bệnh dịch mà hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Số người thiệt mạng được dự đoán là sẽ tăng lên đến hàng triệu chỉ trong một vài thập kỉ tới. Gần như tất cả những thương vong do biến đổi khí hậu này - và những người chịu rủi ro nhiều nhất - là những người nghèo sống chủ yếu ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
      1. Bất công thứ 2: Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất không phải là người gây ra biến đổi khí hậu và cũng không có khả năng để ngăn chặn nó


Biến đổi khí hậu xảy ra phần lớn là do việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở nước công nghiệp, và những nước giàu có nhất là những nước phải chịu trách nhiệm nhiều nhất cho việc làm nóng hành tinh. Như Panapase Nelisoni, một người Tuvalu (một trong những quốc đảo ở Thái Bình Dương đang dần bị biến mất do mực nước biển dâng) đã nhận xét một cách rất đúng đắn: “Các nước công nghiệp gây ra vấn đề này, nhưng chúng tôi lại là những người phải gánh chịu hậu quả… chỉ thật sự có công bằng nếu những nước công nghiệp và các ngành công nghiệp phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đó là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải bồi thường: Bạn gây ô nhiễm, bạn phải bồi thường”.
      1. Bất công thứ 3: Những người gây ô nhiễm không bồi thường


Trên thực tế, lượng phát thải khí nhà kính - trong đó khí cacbonic chịu trách nhiệm cho 80% sự nóng lên, những khí nhà kính khác bao gồm là mê tan, ni tơ oxit và một số loại khí thải công nghiệp – vẫn tiếp tục tăng ở các nước phát triển, mặc dù những nước này đã kí Nghị định thư Kyoto với cam kết là giảm phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto được cho là sẽ dẫn đến những hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo như Tuvalu, vốn đang phải vật lộn với cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu, nhưng cộng đồng quốc tế đã cho thấy họ không quan tâm lắm đến điều đó. Các quốc gia thuộc nhóm G8 cho đến nay đã cam kết một số tiền quá ít ỏi vào khoảng gần 6 tỉ đô la - và được phân phối thông qua các khoản vay của Ngân hàng Thế giới, buộc các quốc gia chịu ảnh hưởng phải chi trả gấp đôi, cộng thêm vào đó là những điều kiện nghiêm ngặt của Ngân hàng Thế giới. Hãy so sánh điều này với hàng trăm tỉ đô la tiền cứu trợ cho các ngân hàng trong khủng hoảng kinh tế, với rất ít những điều kiện kèm theo. Sự bất công trở nên rất khó có thể chấp nhận được.

Hãy đọc thêm về những bất công của biến đổi khí hậu trong New internationalist, số 419, 2009.



1 Nguyên văn - ‘Feeling the Heat: The Climate Challenge – Get the facts on the world’s hottest topic’

2 Nguyên văn: destruction without representation

3 ppmv: phần triệu thể tích (part per million volume)

4 Global Warming Potential: Khả năng gây ra sự ấm lên toàn cầu (xét trên một khoảng thời gian là 100 năm) xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Global_warming_potential





tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương