MÔ Đun 19: biếN ĐỔi khí HẬu giới thiệU



tải về 0.54 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.54 Mb.
#36606
  1   2   3   4   5   6

  1. MÔ - ĐUN 19: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

    1. GIỚI THIỆU


Tôi thực sự cảm thấy rằng giới trẻ cần phải có cơ hội để tìm hiểu về “biến đổi khí hậu” càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp các em không chỉ đương đầu với những thử thách hiện tại của chúng ta mà còn đối với các vấn đề dài hạn hơn. Ví dụ, những cơ hội đó sẽ giúp các các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp, bới vì một số ngành nghề sẽ mở rộng hơn nữa trong khi đó một số khác sẽ thu hẹp lại. Những cơ hội đó còn hỗ trợ thanh niên đưa ra những lựa chọn tiêu dùng đúng đắn hơn. Bởi vì một khi các em nhận thức rõ hơn về biến đổi khí hậu, mỗi cá nhân trong số các em sẽ có thái độ mới về thế nào là hợp lí và có đạo đức. Giới trẻ có thể sẽ lớn lên trong một thế giới mà mối quan hệ giữa các quốc gia có nhiều chuyển biến. Điều này có khả năng sẽ xảy ra một phần nào đó, bởi vì những khu rừng nhiệt đới có khả năng hấp thụ một lượng lớn cácbon phát thải trong không khí, bởi vậy những người nông dân nghèo khổ nhất trên hành tinh có thể sẽ trở thành những đối tác quan trọng của các nước giàu trong những nỗ lực bình ổn khí hậu của họ.

Đây là một trong những cơ hội lí thú nhất và rất phù hợp dành cho những bạn trẻ quan tâm đến các giải pháp công nghệ mới trong sản xuất điện, trong giao thông vận tải không phát thải khí nhà kính. Trong những thập kỉ sắp tới, những công cụ hữu ích giúp chúng ta ổn định khí hậu này sẽ được phát triển và tung ra thị trường bởi chính những em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay. Và những nhà kinh tế trong tương lai sẽ phải đối mặt với các vấn đề mới khác. Một thị trường và hệ thống thương mại toàn cầu hoàn toàn mới sẽ được thiết lập và có những ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh cuộc sống của chúng ta.

Vì tất cả những lí do đó, tôi tin tưởng rằng việc tìm hiểu về biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết tới rất nhiều những môn học mà học sinh đang học, và cùng với việc các em nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này, các em một lần nữa sẽ nhận ra được sự đúng đắn và cần thiết của những môn học mà các em đang học. Thực vậy, tôi tin rằng một khi các em hiểu hơn về biến đổi khí hậu, các em sẽ bắt đầu nhìn thế giới theo một cách khác, mới hơn tất cả những cách mà hầu hết những người trong thế hệ chúng ta bây giờ. Điều này dường như là một tuyên bố lớn lao, nhưng cùng với việc chúng ta hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu, thì cũng gần giống như một cuộc cách mạng, sẽ có rất nhiều khía cạnh của thế giới cũng sẽ thay đổi theo.

(Nguồn: Phỏng theo Flannery, T.(2007) Lời nói đầu, Suy ngẫm về biến đổi khí hậu: Sách hướng dẫn cho giáo viên và sinh viên)

Biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng, là trọng tâm không chỉ đối với các chính trị gia mà còn với cả những nhà sư phạm nữa. Mô - đun này cung cấp những nguồn thông tin cần thiết cho giáo viên nhằm giúp giáo viên tự tin vào kiến thức của mình về khoa học biến đổi khí hậu và những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu, để từ đó họ có thể thiết kế những bài học thích hợp và thú vị cho học sinh, sinh viên.

    1. MỤC ĐÍCH


  • Hiểu những khái niệm cơ bản, những vấn đề và xu thế liên quan đến khoa học biến đổi khí hậu;

  • Hiểu về bản chất có tính bổ sung lẫn nhau giữa giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, và các những chiến lược chủ đạo được sử dụng liên quan đến từng lĩnh vực;

  • Đánh giá đúng các khía cạnh đạo đức liên quan đến các quá trình của biến đổi khí hậu và những tác động của nó; và

  • Xác định ý nghĩa giáo dục của việc giảng dạy về biến đổi khí hậu.
    1. CÁC HOẠT ĐỘNG


  1. Tìm hiểu về thực trạng của chủ đề nóng nhất trên thế giới

  2. Các câu hỏi thường gặp về biến đổi khí hậu

  3. Tác động của biến đổi khí hậu

  4. Biến đổi khí hậu - một vấn đề đạo đức

  5. Ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu

  6. Hành động

  7. Hoạt động tổng kết
    1. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Baer, H. and Singer, M. (2009) Global Warming and the Political Ecology of Health, Left Coast Press, Walnut Creek, California.

Doucet, C. (2007) Urban Meltdown: Cities, Climate Change and Politics as Usual, New Society Publishers, Gabriola Island BC.

Dow, K. and Downing, T. (2006) The Atlas of Climate Change: Mapping the World’s Greatest Challenge, University of California Press, Berkeley.

Dressler, A. (2006) The Science and Politics of Global Climate Change: A Guide to the Debate, Cambridge University Press, Cambridge.

Flannery, T. (2005) The Weather Makers: How Man is Changing the Climate and What It Means for Life on Earth, Atlantic Monthly Press NY.

Gore, A. (2006) An Inconvenient Truth: The Planetary Emergency of Global Warming and What We Can Do About It, Rodale Press, Emmaus PA.

Hamilton, C. (2010) Requiem for a Species: Why We Resist the Truth About Climate Change, Earthscan, London.

Hansen, J. (2010) Storms of My Grandchildren: The Truth about the Coming Climate Catastrophe and Our Last Chance to Save Humanity, Bloomsbury, New York.

Henson, R. (2008) The Gough Guide to Climate Change: The Symptoms, The Science, The Solutions, Rough Guides, London.

Holper, P. and Torok, S. (2008) Climate Change: What You Can do about It at Work, at Home, at School, Pan Macmillan, Sydney.

Hulme, M. (2009) Why We Disagree About Climate Change: Understanding Controversy, Inaction and Opportunity, Cambridge University Press, Cambridge.

Hopkins, R. (2008) The Transition Handbook: From Oil Dependency to Local Resilience, Green Books, Totnes, Devon.

Johansen, B. (2006) Global Warming in the Twenty-First Century, Praeger Publishers, Westport CT.

Kirby, A. (2008) Climate in Peril: A Popular Guide to the Latest IPCC Reports, GRID-Arendal and SMI Books, Arendal.

Lovelock, J. (2006) The Revenge of Gaia: Earth’s Climate in Crisis and the Fate of Humanity, Basic Books, New York.

Monbiot, G. (2006) Heat: How to Stop the Planet Burning, Allen Lane, London.

Moser, S. and Dilling, L. (eds) (2007) Creating a Climate for Change: Communicating Climate Change and Facilitating Social Change, Cambridge University Press, Cambridge.

Pearce, F. (2007) With Speed and Violence: Why Scientists Fear Tipping Points in Climate Change, Beacon Press, Boston.

Stern, N. (2006) The Stern Review on the Economics of Climate Change, Cambridge University Press, Cambridge.

UNEP/GRID-Arendal (2008) Climate in Peril

United Nations Development Programme (2007) Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided World: Human Development Report 2007-2008, Palgrave Macmillan, Basingstoke, UK.

Worldwatch Institute (2009) State of the World 2009: 
Into a Warming World.




    1. tải về 0.54 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương