MÔ Đun 19: biếN ĐỔi khí HẬu giới thiệU


NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI KHU VỰC AMAZON



tải về 0.54 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.54 Mb.
#36606
1   2   3   4   5   6

NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI KHU VỰC AMAZON


Những tác động lâu dài của biến đổi khí hậu (ví dụ như những điều liệt kê trong bảng trên) dường như là khá trừu tượng trừ khi chúng được đặt trong những tình huống người thật việc thật. Chúng ta hãy xem xét ví dụ về khu vực Amazon dưới đây.

Rừng rậm nhiệt đới Amazon có ảnh hưởng sống còn đến khí hậu của vùng Nam Mỹ và là một trong số những ngân hàng cacbon quan trọng nhất thế giới. Nó bao phủ một vùng đất có diện tích tương đương với Trung Quốc (hoặc Châu Úc hay Hoa Kỳ), và là ngôi nhà của gần 20% các loài động thực vật trên thế giới. Khu rừng nhiệt đới này cũng đóng một vai trò chủ yếu trong chu trình tuần hoàn nước của cả vùng Nam Mĩ và được mệnh danh là “là phổi của thế giới” vì lượng oxi khổng lồ sản sinh hàng ngày được bơm vào bầu khí quyển.

Các nhà khoa học dự đoán rằng đến 2050 rừng rậm Amazon sẽ bị suy kiệt tới mức đáng báo động, và rằng đến cuối thế kỉ 21, lượng dự trữ cacbon trong đất và thực vật bị mất đi ở khu vực này sẽ lớn hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới. Sư thu hẹp của rừng rậm Amazon là một trong những lí do chính khiến các nhà khoa học dự đoán rằng đến 2050, khu rừng này sẽ chuyển đổi từ một “bể chứa cacbon” thành một nguồn phát thải cacbon lớn vào khí quyển.

Hãy tìm hiểu về những tác động được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến vùng rừng rậm Amazon nếu nhiệt độ tăng nhẹ.

Hãy tìm hiểu về những tác động của biến đổi khí hậu đến những phương pháp phòng chống lũ lụt truyền thống của những người Shipibo, thổ dân của vùng Amazon thuộc Peru.

Câu hỏi 4: Bạn sẽ đưa ra lời khuyên nào cho chính phủ của các quốc gia thuộc khu vực Amazon nhằm làm giảm tối đa những tác động của việc tăng nhiệt độ đến vùng rừng nhiệt đới này?

Câu hỏi 5: Bạn sẽ khuyên người dân Shipibo như thế nào nhằm giúp họ thích nghi với những điều kiện khí hậu đang dần thay đổi bên bờ con sông Amazon này.

NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN

Câu hỏi 6: Theo bạn, cộng đồng địa phương bạn đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như thế nào?

Câu hỏi 7: Trong số 9 tác động nói trên, tác động nào có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến cộng đồng địa phương nơi bạn sống? Tại sao?

Câu hỏi 8: Trong 9 tác động đó, tác động nào ít ảnh hưởng đến cộng đồng của bạn nhất? Tại sao?

Câu hỏi 9: Theo bạn, ai là những người [trong cộng đồng của bạn] bị ảnh hưởng nhiều nhất do tác động trên? Tại sao?

Câu hỏi 10: Cộng đồng nơi bạn sống đang thử nghiệm những giải pháp nào để cố gắng thích nghi với những biến đổi môi trường đó?

  1. HOẠT ĐỘNG 4: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Khi chúng ta nhìn vào những tác động của biến đổi khí hậu được nêu trong hoạt động 3, chúng ta đều thấy rằng những tác động dài hạn của biến đổi khí hậu có vẻ như là rất mơ hồ trừ khi chúng ta đặt nó vào một trường hợp người thực việc thực nào đó. Bởi vậy, chúng tôi đã đưa ra tình huống về những tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Amazon như là một ví dụ. Điều đó giúp chúng ta thấy được chi tiết của vấn đề, đặc biệt khi chúng ta kiểm chứng những tác động của biến đổi khí hậu ở cộng đồng địa phương của chúng ta.

Điều này còn giúp chúng ta nhận thấy rằng biến đổi khí hậu không chỉ là một vấn đề khoa học – hay là một vấn đề thời sự mà chính phủ cần phải giải quyết. Biến đổi khí hậu còn là một vấn đề đạo đức nữa bởi vì những thảm họa khí hậu sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến những người nghèo nhất thế giới. Hoạt động này xem xét những quan điểm tranh luận về vấn đề này của ba tổ chức quốc tế: Quỹ thịnh vượng chung, Ngân hàng Thế giới và Liên minh các quốc đảo nhỏ.

QUỸ THỊNH VƯỢNG CHUNG (COMMONWEALTH FOUNDATION - CF)

Trong một bài phát biểu năm 2007 tại Diễn đàn thịnh vượng chung của giới trẻ (Commonwealth Youth Forum) ở Kampala, giám đốc quỹ CF, Mark Collins đã tuyên bố rằng biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Trên thực tế, ông ta cho rằng “nếu chúng ta đưa ra những mục tiêu phát triển thiên niên kỉ trong ngày hôm nay, thì việc giải quyết những vấn đề biến đổi khí hậu phải là mục tiêu hàng đầu.”



Chúng ta giờ đây đã đi qua một nửa chặng đường tiến tới thời hạn cam kết của các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs) vào 2015, nhưng những kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn, một phần là vì những vấn đề liên quan đến môi trường bền vững chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Trừ khi chúng ta có thể kiểm soát được nạn phá rừng, bảo vệ được đa dạng sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp nước và giải quyết được vấn đề ô nhiễm [cacbon] là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, nghèo đói sẽ luôn luôn cắm rễ trên thế giới này.
Chúng ta không nên chỉ xem vấn đề này như một vấn đề môi trường đơn thuần. Biến đổi khí hậu, đặc biệt, còn là một vấn đề kinh tế và nhân đạo.

Nguồn: Collins, M. (2008) Biến đổi khí hậu: Vấn đề ưu tiên của thịnh vượng chung (Climate Change: A Priority Issue for the Commonwealth)



Câu hỏi 11: Quỹ thịnh vượng chung đã xác định hai luận điểm đạo đức về biến đổi khí hậu:

  • Biến đổi khí hậu là một nguyên nhân chủ đạo gây ra đói nghèo

  • Chi phí để giải quyết biến đổi khí hậu sẽ làm chậm tiến độ thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ ở rất nhiều nước nghèo.

Câu hỏi 12: Hãy xác định những đoạn văn trong bài viết trên có liên quan đến những mối quan tâm này.

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Ngân hàng Thế giới cho rằng tác động của biến đổi khí hậu đến những quốc gia nghèo nhất trên thế giới là rất lớn. Đó là bởi vì những nước đang phát triển là những nước dễ tổn thương hơn trước những ảnh hưởng ngày càng tăng của những hiện tượng thời tiết cực đoan (như lũ lụt, hạn hán và bão) và những biến đổi khí hậu khác so với các nước giàu. Ví dụ, người ta cho rằng biến đổi khí hậu sẽ:



  • Làm gia tăng sự dao động của khí hậu và làm tổn hại đến năng suất nông nghiệp trên toàn bộ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (đe dọa an ninh lương thực)

  • Làm suy giảm thêm lưu lượng và chất lượng nước ở các vùng khô hạn nhất và bán khô hạn (những nơi mà các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào lượng mưa cho cây trồng và nước uống)

  • Làm tăng tỉ lệ mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (ở những nơi mà dịch vụ y tế nghèo nàn, tỉ lệ tử vong sẽ gia tăng)

  • Làm tổn hại hệ sinh thái và đa dạng sinh học (cung cấp ít hơn các dịch vụ, sinh kế và thu nhập cho cộng đồng và xã hội)

  • Mực nước biển dâng cao và sự mất nơi cư trú của hàng chục triệu người sống ở những khu vực trũng, như những vùng đồng bằng châu thổ sông Ganges, sông Mekong, sông Nile và sông Hồng, (đe dọa chính sự tồn tại của rất nhiều thành phố và thậm chí cả quốc gia là các đảo nhỏ).

Ứng phó với biến đổi khí hậu ở những nước phát triển cũng có khả năng làm gia tăng giá năng lượng, thực phẩm, và những hàng hóa khác, khiến những hàng hóa này trở nên đắt hơn ở các nước đang phát triển. Trong một số trường hợp, việc áp dụng những công nghệ không phát thải cacbon cần được đẩy mạnh hơn dù có những rủi ro và chi phí thương mại cao.

Ước tính kinh phí đang tăng nhanh dù chưa đầy đủ về những khoản đầu tư cần thiết cho các nước đang phát triển có nhiều khả năng sẽ lên đến hàng trăm tỉ đô la mỗi năm trong vài thập kỉ. Việc tìm ra được nguồn tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu này có thể khiến cho việc đạt được những mục tiêu phát triển thiên niên kỉ đối với những nước đang phát triển càng trở nên khó khăn hơn nhiều.

Chính vì vậy, nhiều thành quả phát triển mà phải rất khó khăn mới đạt được, có thể sẽ bị mất đi do biến đổi khí hậu, khiến cho nhiều người không thể thoát khỏi trình trạng nghèo đói và thậm chí còn đẩy thêm rất nhiều người khác lâm vào tình trạng này. Những cộng đồng và các quốc gia nghèo là những nước đóng góp ít nhất cho biến đổi khí hậu nhưng sẽ lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới.



Câu hỏi 12: Hãy xác định năm vấn đề đạo đức được nêu ra trong trao đổi trên của Ngân hàng Thế giới về biến đổi khí hậu và phát triển. Sử dụng các trích đoạn trong bài viết này để minh họa cho những vấn đề quan tâm này.

LIÊN MINH CÁC QUỐC ĐẢO NHỎ

Nền tảng đạo đức của vấn đề biến đổi khí hậu là trọng tâm của những hoạt động vận động quốc tế của Liên minh các quốc đảo nhỏ (Alliance of the Small Island States - AOSIS). AOSIS là một liên minh các quốc đảo nhỏ và các quốc gia ven biển ở vị trí thấp, các quốc gia này có chung những thách thức phát triển và mối quan tâm về môi trường, và đặc biệt trong đó là mức độ dễ bị tổn thương của các quốc gia này trước biến đổi khí hậu. AOSIS có 43 nước thành viên và quan sát viên từ tất cả các đại dương và khu vực trên thế giới như Châu Phi, vùng Caribê, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và Biển Đông. Trong đó có ba mươi bảy quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc (chiếm khoảng 20% tổng số thành viên LHQ). Tất cả hợp lại, họ chiếm gần 28% tổng số các quốc gia đang phát triển và khoảng 5% dân số thế giới.

Khi xét tôn chỉ của Liên minh này về nguyên nhân của biến đổi khí hậu, về sự thật cũng như sự công bằng, AOSIS muốn được nhìn nhận như là đại diện của lương tâm của cộng đồng thế giới về chính sách khí hậu. AOSIS tin rằng các quốc đảo cần đóng vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu vì họ là những quốc gia sẽ phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu không thì, Liên minh này tuyên bố, các quốc gia thành viên của AOSIS sẽ phải đối mặt "sự hủy diệt đến mức không còn đại diện nào2". Nguyên tắc đại diện tương xứng với rủi ro là một trong những nguyên tắc của AOSIS.

Theo ngài Đại sứ của St. Lucia, vùng Ca ri bê,



Nếu chỉ cần một thập kỉ trôi qua trước khi quá trình giảm phát thải khí nhà kính được bắt đầu, thế giới sẽ buộc phải cắt giảm một cách quyết liệt hơn nữa về sau này, hoặc sẽ phải hứng chịu những thiệt hại không thể chấp nhận được cho hệ thống khí hậu toàn cầu. Nếu chúng ta chờ đợi đến lúc có bằng chứng, thì chính những bằng chứng đó sẽ giết chúng ta.

Nguồn: AOSIS (2000) Climate Change and Small Island States.



Câu hỏi 13: Hãy xác định 3 vấn đề đạo đức thuộc phạm vi quan tâm của AOSIS về các vấn đề phát triển và biến đổi khí hậu. Sử dụng những trích đoạn trong bài viết trên để minh họa những quan tâm đó.

Câu hỏi 14: Giải thích về vấn đề đạo đức liên quan đến biến đổi khí hậu trong biểu đồ sau:

Nguồn: New internationalist, No.419,2009



Câu hỏi 15: So sánh những ví dụ về các vấn đề đạo đức nói trên với ba điểm bất công của biến đổi khí hậu do tạp chí New International xác định?

Câu hỏi 16: Những vấn đề đạo đức lớn liên quan đến biến đổi khí hậu ở đất nước của bạn là gì? Những vấn đề đó tương tự hay khác so với những vấn đề được xác định trong hoạt động này? Tại sao?
  1. HOẠT ĐỘNG 5: ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Những mối đe dọa của biến đổi khí hậu khiến cho vấn đề này trở nên thực sự khẩn cấp và chúng ta cần có những hành động ngay lập tức để hạn chế tác động, đồng thời có những hành động dài hạn để thích nghi với những thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra. Đây có lẽ là thách thức lớn nhất của thế hệ của chúng ta, nhưng chính lòng quyết tâm, quyết định và hành động của con người – với tư cách cá nhân, doanh nghiệp, các thành phố và chính phủ – sẽ quyết định xem vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào.

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã chuẩn bị một cuốn sách hướng dẫn ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu với tên gọi: “Xóa bỏ những thói quen – Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về một thế giới không cacbon (Kick the Habit – A UN Guide to Climate Neutrality). Bạn có thể tải cuốn sách đó ở định dạng PDF từ internet hoặc đọc nội dung có tính tương tác trên mạng. Ngoài ra còn có một bài thuyết trình Powerpoint được chuẩn bị trước. Cùng hợp lại, những tư liệu này là những hướng dẫn phong phú cho việc lên kế hoạch thúc đẩy sự chuyển đổi sang một thế giới không cacbon.

Có hai chiến lược chính để ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu, đó là giảm nhẹ và thích ứng. Đây là những biện pháp tuy khác biệt nhưng lại bổ sung cho nhau, và cả hai đều cần thiết cho việc ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.


    1. GIẢM NHẸ


Giảm nhẹ khí hậu bao gồm những hành động nhằm loại bỏ vĩnh viễn hoặc giảm thiểu những hiểm họa và rủi ro lâu dài do biến đổi khí hậu mang đến cho cuộc sống con người, hệ sinh thái hay tài sản. Theo Ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa là:

Sự can thiệp của con người nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện các bể chứa khí nhà kính.

Giảm nhẹ khắc phục những nguyên nhân của biến đổi khí hậu thông qua việc giảm lượng CO2 phát thải vào khí quyển. Có nghĩa rằng, biện pháp này bao gồm tất cả các hành động mà chúng ta có thể làm để làm giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch – trong đó bao gồm cả các biện pháp giảm thiểu sử dụng năng lượng, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, sử dụng năng lượng thay thế, và thu giữ CO2 và các khí nhà kính khác dưới lòng đất, trong đất hoặc trong thực vật.



Bảng dưới đây liệt kê một số những biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu được đặt ra trong hiện tại và cho đến năm 2030.

Hãy xem trang thông tin của IPCC về giảm nhẹ khí hậu để biết thêm chi tiết.




    1. tải về 0.54 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương