MÔ Đun 19: biếN ĐỔi khí HẬu giới thiệU



tải về 0.54 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.54 Mb.
#36606
1   2   3   4   5   6

CÁC TRANG MẠNG


Tên các tổ chức quốc tế:

Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)

Trang web về biến đổi khí hậu của OECD

Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc – trang web về Biến đổi khí hậu

Quyền trẻ em và biến đổi khí hậu

Tình trạng dân số thế giới 2009 – Phụ nữ và biến đổi khí hậu



Các tổ chức nghiên cứu:

Chương trình nghiên cứu khí hậu quốc tế;

Tổ chức khí tượng quốc tế (WMO) - Chương trình môi trường và nghiên cứu khí quyển;

Tổ chức y tế thế giới (WHO) - Chương trình sức khỏe và những sự thay đổi toàn cầu;

Trung tâm nghiên cứu môi trường và khí hậu quốc tế (CICERO);

Chương trình nghiên cứu và phát triển khí nhà kính - IEA ;

Đức – Viện nghiên cứu tác động của khí hậu Potsdam;

Trung tâm Tyndall – Trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Vương quốc Anh về biến đổi Khí hậu.



Các tổ chức kinh tế

Phòng thương mại quốc tế (ICC) - Trang môi trường và phát triển bền vững;

Liên hiệp khí hậu toàn cầu;

Hội đồng doanh nhân châu Âu vì tương lai năng lượng bền vững;

EuroACE.

Các tổ chức vận động chính sách môi trường

Mạng lưới hành động vì môi trường (CAN);

Trang chủ của Tổ chức hòa bình xanh quốc tế;

Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) - chiến dịch biến đổi khí hậu;

Khối liên minh môi trường và sức khỏe (HEAL);

Biến đổi khí hậu: các nguồn tài liệu từ trung tâm giáo dục Oxfam;

Sổ tay Sandwatch – thích ứng với biến đổi khí hậu và giáo dục vì sự phát triển bền vững;

CO2nnect – CO2 trên đường tới trường;

Trò chơi Cácbon.

Các tổ chức độc lập:

Trung tâm Pew về biến đổi khí hậu toàn cầu;

Những sự thật xanh;

RealClimate – Trang web bình luận về khoa học khí hậu;

ClimateArk – Cổng thông tin về biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu;

Viện tài nguyên thế giới (World ReNguồn Institute) – Trang về biến đổi khí hậu;

Quỹ David Suzuki - Trang về biến đổi khí hậu;

Chẩn đoán Copenhagen – Báo cáo về khoa học khí hậu.


    1. XÂY DỰNG MÔ - ĐUN


Mô - đun này do John Fien viết cho UNESCO.

Quá trình soạn thảo mô - đun này được tài trợ bởi Japanese Funds-in-Trust.


  1. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG CỦA CHỦ ĐỀ NÓNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Một buổi triển lãm gần đây về biến đổi khí hậu tại Công viên hải dương Birch của Viện hải dương học Scripps ở San Diego, Hoa Kì, với tên gọi: “Hãy cảm nhận sức nóng: Thách thức về khí hậu – Thực trạng của chủ đề nóng nhất thế giới”1 nhằm thu hút người tham gia quan tâm đến những vấn đề được triển lãm.

Hoạt động này được thiết kế nhằm cung cấp những thông tin chính xác về khoa học biến đổi khí hậu, dựa trên những hiểu biết hiện tại của các nhà khoa học giỏi nhất trên thế giới.

Hãy xem xét tuyên bố sau đây về biến đổi khí hậu của Viện an ninh và bền vững Nautilus (Nautilus Institute on Security and Sustainability):

Trái đất đang phải đối mặt với một thảm họa khí hậu gây ra bởi chính con người. Xét về mặt khoa học, không còn nghi ngờ gì nữa rằng các chất thải từ quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khác của con người đang tích tụ trong không khí, tăng bức xạ nhiệt và làm tăng nhiệt độ Trái đất. Hiện vẫn còn một số điều chưa chắc chắn về thời gian xảy ra chính xác và mức độ của sự nóng lên, cũng như những tác động của nó trong tương lai. Nhưng điều này là do cả sự không chắc chắn của chúng ta, bản thân con người trong việc nên ứng phó như thế nào với biến đổi khí hậu, cũng như do sự không chắc chắn của khoa học.

Rất nhiều những tác động do biến đổi khí hậu có thể dự báo được, và một số tác động có nhiều khả năng đã xảy ra và vẫn đang tiếp diễn như: sự tăng nhiệt độ, những thay đổi về lượng mưa, sự biến đổi mùa; sự gia tăng phạm vi tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ lụt, bão nhiệt đới; mực nước biển dâng, sự tan băng ở hai cực và sự biến mất dần của các dòng sông băng. Những tác động do những thay đổi này gây ra cho hệ sinh thái và con người có thể kể đến như: quá trình sa mạc hóa, sự biến mất của các khu rừng nhiệt đới và các rạn san hô; sự suy giảm năng suất nông nghiệp; sự tuyệt chủng của một số loài, sự thiếu nước, sư gia tăng thương vong do các thảm họa thiên nhiên, và sự lây lan các căn bệnh nhiệt đới.

Phải chăng mức độ ảnh hưởng của những tác động nói trên chỉ đơn thuần làm trầm trọng thêm sự suy thoái chất lượng môi trường và phúc lợi xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay, hay còn dẫn đến những thảm họa thật sự kéo theo đó là nạn đói, việc di cư ồ ạt, và cả những cuộc chiến tranh về tài nguyên nữa. Điều này phụ thuộc vào hành động của chúng ta trong những thập kỉ tới đây, và vào cả xác suất xảy ra những thay đổi mà chúng ta chưa lường trước được trong hệ thống khí hậu do sự gia tăng nhiệt độ và lượng phát thải khí nhà kính gây ra.

Nguồn: Nautilus Institute for Security and Sustainability



Câu hỏi 1: Các nhà nghiên cứu Viện Nautilus đã rất cố gắng để phân biệt giữa những tuyên bố khoa học chắc chắn hoặc chưa chắc chắn trong báo cáo trên về biến đổi khí hậu. Hãy sử dụng số tay học tập của bạn để nêu ra những tuyên bố mà khoa học chắc chắn trong báo cáo trên.

Hãy kiểm tra độ chính xác của câu trả lời mà bạn đưa ra bằng cách tham khảo danh mục những điều chắc chắn và chưa chắc chắn về biến đổi khí hậu trong báo cáo năm 2007 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change), Cơ quan khoa học về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc.


    1. GIẢNG DẠY VỀ NHỮNG ĐIỀU CHẮC CHẮN VÀ CHƯA CHẮC CHẮN


Một mối băn khoăn của rất nhiều giáo viên về vấn đề biến đổi khí hậu là sự thiếu tự tin – thiếu tự tin cả về những kiến thức mà họ cần có để thiết kế một bài học phù hợp cho học sinh của mình và thiếu tự tin về khả năng phân biệt giữa những thông tin khoa học chắc chắn và những thông tin chưa được chứng minh. Điều này đặc biệt đúng vì khoa học khí hậu là bộ môn khoa học dựa trên rất nhiều sự diễn giải các xu hướng của khí hậu và các mô hình khí hậu phức tạp. Một số giáo viên cho rằng sự tôn trọng của học sinh phụ thuộc vào việc giáo viên phải xây dựng hình tượng là người “biết hết mọi thứ”. Khi phải đối mặt với nhiệm vụ giảng dạy một chủ đề quan trọng nhưng cũng không kém phần phức tạp như biến đổi khí hậu, những cảm nhận kiểu như vậy có thể là những rào cản thật sự.

Bí quyết để vượt qua vấn đề này đó là cần nhận thức rõ rằng bất kì chủ đề nào đều có rất nhiều thông tin mà một giáo viên không thể nắm bắt hết được. Biến đổi khí hậu là một chủ đề phức tạp đến mức thậm chí cả các chuyên gia cũng còn phải tìm hiểu thêm rất nhiều điều. Tuy nhiên, đây cũng là một chủ đề mà đã có sẵn rất nhiều thông tin mà chúng ta có thể tìm thấy trong rất nhiều cuốn sách và các trang mạng được nêu trong phần tài liệu tham khảo của mô - đun này.

Biến đổi khí hậu cũng là một chủ đề mà tất cả mọi người đều đã có những kiến thức nhất định và có thể đóng góp vào một kiến thức chung. Chúng ta có thể giúp học sinh và bản thân giáo viên xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau và tạo ra không khí học hỏi, để cùng thảo luận một cách cởi mở về tính chắc chắn và chưa chắc chắn trong khoa học. Môi trường học tập như thế này cũng là một nơi lí tưởng để đánh giá tầm quan trọng của việc có những hành động đề phòng trong những trường hợp không chắc chắn.

Hoạt động 4 của mô - đun 4 tập trung vào những mục tiêu của giáo dục vì sự PTBV. Trong hoạt động này đã phân tích bảy mục tiêu, đặc biệt là mục tiêu thứ bảy: “Đánh giá đúng sự không chắc chắn và nguyên tắc đề phòng trong hành động”. Bạn có thể phân tích những thuận lợi về mặt sư phạm khi làm việc với học sinh, sinh viên theo mục đích này ở dạng bài tập kiểu sắp xếp thứ tự theo hình thoi này.



Câu hỏi 2: Tìm ra 5 chủ đề khác mà bạn có thể dạy giáo dục vì sự PTBV mà giúp bạn đạt được những lợi ích giáo dục cho học sinh, sinh viên về “sự không chắc chắn và nguyên tắc đề phòng”. Một lời khuyên rằng bạn nên xem qua các mô - đun khác trong phần Các vấn đề đương đại của Chương trình dạy và học vì một tương lai bền vững.


  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương