MÔ Đun 19: biếN ĐỔi khí HẬu giới thiệU


HOẠT ĐỘNG 2: CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU



tải về 0.54 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.54 Mb.
#36606
1   2   3   4   5   6

HOẠT ĐỘNG 2: CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Rất nhiều những thuật ngữ được sử dụng trong các thảo luận về biến đổi khí hậu. Ví dụ:



  • Sự nóng lên toàn cầu;

  • Hiệu ứng nhà kính;

  • Hiệu ứng nhà kính tự nhiên;

  • Hiệu ứng nhà kính tăng cường.

Thực tế, trong cuốn sách và bộ phim “Một sự thật mất lòng (An Inconvenient Truth)”, cựu phó tổng thống Mĩ Al Gore đã cho rằng tình hình đã quá nghiêm trọng mà các thuật ngữ trên và kể cả thuật ngữ biến đổi khí hậu là quá trung lập đến nỗi chúng không bao hàm được “tình trạng khẩn cấp của hành tinh” mà chúng ta đang phải đối mặt. Ngài Gore đề nghị chúng ta nên sử dụng thuật ngữ “khủng hoảng khí hậu”.

TỔNG QUAN CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Cho dù bạn thích sử dụng thuật ngữ nào đi nữa, thì có một sự thật mà tất cả những thuật ngữ này đều đề cập đến đó là khí cacbonic và những khí khác trong bầu khí quyển Trái đất đóng vai trò như một ngôi nhà kính điều hòa nhiệt độ Trái đất. Những khí này làm bề mặt Trái đất ấm lên một cách tự nhiên thông qua việc thu giữ lại bức xạ nhiệt của mặt trời trong bầu khí quyển. Điều này mà tốt vì giúp cho hành tinh của chúng ta duy trì được sự sống. Tuy nhiên, thông qua việc đốt cháy những nhiên liệu hóa thạch như than đá, xăng dầu và việc phá rừng, chúng ta đã và đang làm gia tăng lượng khí cacbonic trong khí quyển lên một cách đột ngột và nhiệt độ đang tăng lên. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính tăng cường”.

N
guồn: Biến đổi khí hậu là gì?

Là một chất khí không màu không mùi được cấu tạo từ một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxi, CO2 chiếm khoảng 3‰ (hoặc 0.03% xem lại 2 con số) khí quyển Trái đất. Dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng CO2 lại đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng khí quyển cần thiết cho sự sống. Ngược lại, bầu khí quyển của “những hành tinh chết” như sao Kim và sao Hỏa có thành phần chính là CO2.

CO2 sinh ra trong quá trình hô hấp của thực vật có vai trò trọng tâm trong việc duy trì nhiệt độ bề mặt Trái đất vào khoảng 14°C trong suốt 10,000 năm qua, một nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sống của các loài động, thực vật và con người. Đây chính là “hiệu ứng nhà kính tự nhiên”.

Phần lớn các dạng sống trong đất đá, nước và các loài động vật, thực vật trên Trái đất đều được tạo thành từ cacbon, và một phần lớn lượng cacbon đã được lưu giữ qua hàng triệu năm nay trong lòng đất hoặc dưới đáy đại dương dưới dạng hóa thạch của xác các loài động, thực vật phân hủy. Khi được khai thác và đốt cháy, các loại nhiên liệu hóa thạch này (như dầu mỏ, khí ga, than đá) thải cacbon trở lại vào không khí, và những nguyên tử cacbon này lại kết hợp với ôxi trong không khí để tạo thành CO2. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khi chúng ta đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để sười ấm, chiếu sáng hoặc nấu nướng hoặc sử dụng xăng để lái xe, chúng ta thải ra một chất thải (hay chất ô nhiễm) là CO2, và một khi đã được thải vào bầu khí quyển, lượng khí CO2 đó sẽ lưu lại trong không khí khoảng 100 năm.



Nguồn: Kirby, A. (2008) Khí hậu trong hoàn cảnh nguy hiểm (Climate in Peril), UNEP/GRID – Arendal and SMI Books, trang 8-9.

Do đó, nồng độ khí CO2 trong không khí đang tăng lên nhanh chóng khiến cho Trái đất nóng dần lên. Điều này khiến cho nhiệt độ trung bình tăng, kéo theo đó là sự xuất hiện thường xuyên hơn của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, sự tan băng ở hai cực và ở các dòng sông băng làm mực nước biển dâng cao. Thông qua biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa mức tăng nhiệt độ và mực nước biển trong hơn 100 năm qua:

Nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng khoảng 0,6°C trong thế kỉ 20. Dự báo gần đây nhất của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho rằng nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất sẽ tiếp tục tăng – và có thể tăng thêm đến 6,4°C vào năm 2100 so với mức năm 1990, trừ khi chúng ta có những hành động ngay lập tức. Ở mức nhiệt độ đó, xã hội loài người như chúng ta thường biết đến sẽ không còn tổn tại nữa.

Từ thời kì tiền công nghiệp hóa 1750 tới nay, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng từ chỉ khoảng 0,028% lên đến 0,043%. Cho đến tận gần đây, người ta vẫn tin tưởng rằng việc ổn định mức CO2 trong không khí ở khoảng 0,055% vào năm 2035 có thể hạn chế được sự nóng lên trong khoảng 2°C. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng ta hiện nay với mức CO2 như vậy, nhiều khả năng mức tăng nhiệt độ sẽ vào khoảng 3°C. Điều này sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực cư trú của con người, đến các rạn san hô, các khu rừng nhiệt đới và các vùng băng giá ở hai cực. Cần phải có những hành động khẩn cấp mang tính quốc tế để hạn chế mức tăng nhiệt độ trong khoảng 2°C, tương đương với việc kiểm soát nồng độ khí CO2 ở mức khoảng 0,045%. Điều này có khả năng sẽ trở thành hiện thực vào năm 2020, nếu như các chính phủ có thể đồng thuận về những hành động hợp tác mang tính quốc gia và quốc tế.

NHỮNG CÂU HỎI PHỨC TẠP HƠN

Ngoài tổng quan về những câu hỏi đơn giản, có rất nhiều những câu hỏi phức tạp về biến đổi khí hậu mà có thể bạn muốn có câu trả lời. Danh sách dưới đây là một số những câu hỏi thường được gửi đến cho các nhà nghiên cứu khí hậu. Những câu trả lời này được cung cấp bởi Nhóm làm việc thứ nhất, của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (2007).



  1. Yếu tố nào quyết định khí hậu của Trái đất?

  2. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và thời tiết là gì?

  3. Hiệu ứng nhà kính là gì?

  4. Các hoạt động của con người đã góp phần vào việc gây ra biến đổi khí hậu như thế nào? Và chúng ở mức nào nếu so sánh với những biến đổi tự nhiên?

  5. Nhiệt độ Trái đất đang thay đổi như thế nào?

  6. Lượng mưa đang thay đổi thế nào?

  7. Phải chăng đã có những sự thay đổi liên quan đến những hiện tượng cực đoan như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và bão?

  8. Phải chăng lượng băng tuyết trên Trái đất đang giảm dần?

  9. Mực nước biển đang tăng lên có phải không?

  10. Điều gì đã gây ra những thời kì băng hà và những biết đổi khí hậu quan trọng khác trên Trái đất trước thời kì công nghiệp?

  11. Có phải biến đổi khí hậu hiện nay là bất thường so với những thay đổi trước đây trong lịch sử Trái đất?

  12. Có phải những hoạt động của con người trong thời kì công nghiệp đã là nguyên nhân của sự gia tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính trong khí quyển không?

  13. Các mô hình được sử dụng để đưa ra những phỏng đoán về biến đổi khí hậu trong tương lai đáng tin cậy đến mức nào?

  14. Chúng ta có thể lí giải những hiện tượng cực đoan cụ thể là do hiện tượng nóng lên do hiệu ứng nhà kính không?

  15. Sự nóng lên trong thế kỉ 20 có phải là do những biến đổi tự nhiên không?

  16. Cùng với việc khí hậu Trái đất có những biến đổi, những hiện tượng cực đoan như nắng nóng, hạn hán hay lũ lụt cũng sẽ có những thay đổi phải không?

  17. Khả năng xảy ra của những hiện tượng biến đổi khí hậu lớn hay đột ngột (ví dụ như là sự biến mất của các dải băng hoặc những sự thay đổi của các dòng hải lưu) là ở mức độ nào?

  18. Nếu lượng phát thải khí nhà kính giảm, thì sẽ mất khoảng bao nhiêu lâu để nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển giảm theo?

  19. Những phỏng đoán về biến đổi khí hậu của khu vực khác nhau trên thế giới có sự sai khác có phải không?

Nguồn: IPCC (2007) Biến đổi khí hậu 2007: Cơ sở khoa học tự nhiên. Đóng góp của Nhóm làm việc thứ nhất cho Bản Báo cáo lần thứ tư của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, Cambridge University Press, Cambridge, Anh.

Câu trả lời của IPCC cho những câu hỏi này là rất chi tiết – có thể là quá chi tiết cho hầu hết các em học sinh. Bạn hãy chọn ra 5 câu hỏi mà các em học sinh đã (hoặc có thể sẽ) hỏi bạn và ghi lại các ý chính của câu trả lời mà bạn sẽ đưa ra trước lớp.

Hãy đọc những thông tin khoa học cập nhật nhất về những nguyên nhân, tác động và giải pháp cho biến đổi khí hậu được xuất bản bởi Hiệp hội của các nhà khoa học có liên quan (The Union for Concerned Scientists).



  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương