MÔ Đun 19: biếN ĐỔi khí HẬu giới thiệU


HOẠT ĐỘNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU



tải về 0.54 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.54 Mb.
#36606
1   2   3   4   5   6

HOẠT ĐỘNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Bản báo cáo năm 2007 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã chỉ rõ rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra và biến đổi khí hậu là do con người gây ra. IPCC đã kết luận rằng “sự nóng lên của hệ thống khí hậu là không còn gì phải bàn cãi” và, lần đầu tiên, IPCC đã khẳng định với mức độ tin cậy khoảng 90% rằng nguyên nhân của sự nóng lên này là do ảnh hưởng của các hoạt động của con người trên Trái đất tính từ thời kỳ đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp vào những năm 1700 ở Châu Âu (và sau đó là ở Bắc Mĩ). Và càng ngày càng trở nên rõ ràng đó là sự gia tăng nhiệt độ này đã và đang gây ra những tác động nghiêm trọng cho thế giới và trong thời gian tới có thể sẽ ở mức độ trầm trọng hơn.

Hãy đọc về những tác động hiển hiện của biến đổi khí hậu ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Nguồn: Kirby, A. (2008) Khí hậu trong Hoàn cảnh nguy hiểm (Climate in Peril), UNEP/GRID – Arendal and SMI Books, pp. 32-38.

Bảo tàng khoa học ở Luân Đôn đã xây dựng nên một bản đồ sử dụng những thông tin khoa học được đánh giá độc lập (peer-reviewed) mới nhất từ Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh và một số nhà khoa học hàng đầu có ảnh hưởng khác. Bản đồ này cho thấy những vùng lục địa sẽ nóng lên nhanh hơn các vùng đại dương, và các vùng vĩ độ cao, đặc biệt là vùng Bắc cực, nhiệt độ sẽ tăng nhiều hơn.

Hãy xem xét những tác động của biến đổi khí hậu đã được dự đoán cho những châu lục khác nhau trên thế giới:



  • Châu Phi

  • Châu Á

  • Châu Âu

  • Bắc Mĩ

  • Latinh và Nam Mỹ

  • Australia và Niu Di-lân.

Câu hỏi 3: Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức nào tới đất nước hay khu vực của bạn?

Những ví dụ sau đây cho thấy có 2 mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:



Mức độ thứ nhất bao gồm những ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ trong môi trường tư nhiên, ví dụ:

  • Các sông băng tan chảy nhanh hơn dự đoán;

  • Lưu lượng dòng chảy băng đá từ các sông băng ở Greenland đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ vừa qua;

  • Các chỏm băng Bắc cực đang tan chảy nhanh đến nỗi trong mùa hè vừa rồi suýt chút nữa thì đường biển giữa Bắc Mĩ và Nga đã được nối liền;

  • Mực nước biển toàn cầu đang tăng lên, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng châu thổ thấp và các quốc đảo nhỏ;

  • Số lượng các siêu bão cấp 4 và 5 tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua;

  • Gần 300 loài động, thực vật đang di cư dần tới gần hai cực;

  • Các đợt nắng nóng diễn ra thường xuyên hơn và với cường độ lớn hơn;

  • Hạn hán và cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, bởi vì tất cả những gì chúng ta cần đều phụ thuộc vào môi trường tự nhiên như nước, thức ăn, quần áo, nơi ăn chốn ở, hàng hóa, giao thông, năng lượng, công ăn việc làm, giải trí, v.v… Những tác động sơ cấp kể trên trở nên trầm trọng hơn và tạo ra những tác động thứ cấp (mức độ thứ hai) ảnh hưởng đến những nguồn tài nguyên mà chúng ta cần như:

  • Nước – hạn hán, và tác động liên quan đến chất lượng nước và nguồn cung cấp nước;

  • Thức ăn – mùa màng và vật nuôi;

  • Hệ sinh thái – các bảo khu bảo tồn quốc gia, bảo tồn đa dạng loài, rừng tự nhiên và rừng trồng;

  • Vùng bờ biển – ngành thuỷ sản, các loài động vật thủy sinh đại dương và cơ sở hạ tầng vùng bờ;

  • Sức khỏe – sang chấn nhiệt, các bệnh truyền nhiễm (vector-borne);

  • Sự định cư - cơ sở hạ tầng, chính quyền địa phương, kế hoạch đô thị, giao thông, năng lượng, và các dịch vụ khẩn cấp.

Báo cáo của IPCC 2007 tóm tắt những mức độ ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ ở mức 1, 2, 3, 4 và 5°C.

Nguồn: Kirby, A. (2008) Khí hậu trong Hoàn cảnh Nguy hiểm (Climate in Peril), UNEP/GRID-Arendal and SMI Books, trang 32-38.




    1. tải về 0.54 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương