MÔ-Đun 12: phụ NỮ & phát triển bền vữNG



tải về 249.15 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích249.15 Kb.
#34575
1   2   3   4   5   6   7

Câu chuyện của Cathy


Tại một trong số những vùng dân cư giàu nhất ở bờ biển phía đông Singapo, một người Philipin 32 tuổi tên là Cathy đang làm bảo mẫu. Cuối những buổi chiều, cô thường ngồi ở hành lang của căn hộ đung đưa võng để dỗ đứa bé đang ngủ.

Đứa trẻ thức giấc và cáu kỉnh; Cathy bế đứa bé lên và hôn má cô bé. “Shizu thật đáng yêu khiến tôi quên cả nhớ nhà”, cô nói với một nụ cười ấm áp. Cô rất giỏi tiếng Anh mặc dù cô nói bằng giọng Philipin. Cathy bắt đầu kể câu chuyện của cô. Là một phụ nữ Philipin điển hình, cô thân thiện và thẳng thắn. Cô bé Shuzi 4 tháng tuổi là con của một doanh nhân người Nhật Bản, người đã thuê Cathy, và cô vợ người Mĩ của ông hiện đang làm việc đại diện cho những người tị nạn. “Khi tôi trông nom Shizu, cô bé nhắc tôi nhớ đến 4 đứa con của mình tại quê nhà”, Cathy nói.

Tại sao một bà mẹ của 4 đứa trẻ lại phải rời bỏ chúng để đến Singapo làm việc? Cathy sinh tại Visyas, miền trung của Philipin, một trong những vùng kinh tế kém phát triển nhất. Bố cô là một giáo viên tiểu học và mẹ làm việc cho chính quyền địa phương. Cathy vào cao đẳng và học làm chuyên viên phòng thí nghiệm nhưng ngành đào tạo của cô rất khó kiếm được việc. Cuối cùng, cô cũng được thuê làm việc trong cục bảo tồn thiên nhiên nhưng với tiền lương rất thấp.

Cô kết hôn với một viên chức chính quyền địa phương nhưng chồng cô cũng thu nhập thấp. Mặc dù cả hai cùng làm việc nhưng vẫn rất khó khăn trong việc nuôi 4 đứa con. Đó là lí do tại sao Cathy bắt đầu nghĩ đến việc ra nước ngoài làm lao động nhập cư. Chị dâu của cô đang làm bảo mẫu tại Singapo. “Tôi có nghe nói một số phụ nữ di cư đến những nước khác đã trải qua những điều rất tồi tệ, vì thế tôi chọn Singapo vì tôi được kể rằng đó là một nơi làm việc an toàn”. Bố của Cathy phản đối kế hoạch ra nước ngoài làm việc của cô. “Ông cảm thấy rất đáng tiếc khi tốt nghiệp cao đẳng lại phải đi làm bảo mẫu”, Cathy nói. Tuy vậy, Cathy đã quyết định đi. Cô sử dụng một trung tâm môi giới việc làm nước ngoài để được chấp nhận rời khỏi đất nước. Công việc đầu tiên của Cathy tại Singapo khiến cô thực sự khốn khổ. Cô không thể giao tiếp với gia đình đó và bị ngược đãi thậm tệ. Cuối cùng cô đã chạy trốn nhưng vì cô đã không hoàn thành điều khoản 2 năm của hợp đồng, cô bị buộc quay lại Philipin.

Thật may là trước khi rời đi, cô đã được giới thiệu với người chủ hiện tại và sau khi dành một vài thời gian ở nhà, cô đã quay trở lại Singapo để bắt đầu công việc tại gia đình mới này. “Bà vợ của ông chủ hiện tại rất nhiệt tình và tốt bụng; tôi thật may mắn”, Cathy cười. Cô kiếm được 350 đô la mỗi tháng, đây là thu nhập trung bình của người giúp việc tại đây.

Chủ nhật là ngày nghỉ duy nhất của cô.

Vào chủ nhật tôi đi lễ vào buổi sáng, sau đó tới vườn bách thảo. Đây là nơi gặp gỡ của những người Philipin và tôi có thế gặp chị dâu, anh em họ và những người bạn của mình.

Vào những ngày chủ nhật, vườn bách thảo tại Singapo luôn chật ních những người phụ nữ Philipin, họ cùng ăn trưa, hát và chơi ghita. Đó là cảnh nghỉ ngơi thực sự nơi những người giúp việc Philipin có thể nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau. Với Cathy, đó cũng là khoảng thời gian để gặp những người họ hàng của cô ấy – dì của cô, một giáo viên lâu năm và 6 thành viên khác của gia đình đang làm việc tại Singapo. Họ ở cùng nhau để quên đi nỗi cô đơn trong cuộc sống tại đất nước xa lạ. Sau đó Cathy luôn về sớm để có thời gian viết thư cho gia đình.



Thậm chí vào ngày làm việc, sau khi hoàn thành công việc của mình, tôi cũng viết thư cho con mình về trường học, việc học hành, vui chơi, cách cư xử và những thứ bình thường như vậy. Rất là tự nhiên vì các bà mẹ thường quan tâm đến những vấn đề này.Thật may mắn là mẹ chồng tôi có thể chăm sóc chúng rất tốt. Những cậu con trai lớn của tôi đến trường và đạt được điểm số rất tốt. Tôi rất vui vì điều đó.

Người mẹ của 3 cậu con trai, 10 tuổi, 8 tuổi, 7 tuổi, và một cô con gái 3 tuổi này luôn lo lắng cho những đứa con của mình. Cô mang ảnh của chúng bên mình khi đi tới bất cứ đâu.



Khi tôi rời khỏi nhà, bọn trẻ tiễn tôi và tất cả chúng đều khóc. Rất rất khó khi con gái của tôi, Sherila, khóc: “Mẹ ơi, đừng đi” và bám chặt lấy tôi. Khi có người bạn nào về nhà tôi luôn gửi đồ chơi cho con mình.

Cathy khóc và nói thêm:



Không có giáo dục bạn không thể thoát nghèo. Tôi đang làm việc chăm chỉ không chỉ để nuôi sống bản thân mình mà còn là vì sự giáo dục của con cái, để chúng có thể trở thành những công dân tốt. Chồng tôi gần đây cũng viết thư cho tôi và nói rằng anh ấy cũng muốn tới làm việc tại Trung Đông. Tôi đã quyết định sẽ tiếp tục công việc tại đây thêm 2 năm sau khi hợp đồng kết thúc. Cả hai chúng tôi đều sẵn sàng hi sinh bản thân vì tương lai của con cái.

Một bà mẹ tốt nghiệp cao đẳng phải nuôi con của người khác ở xa gia đình của mình và chồng cô cũng đang có dự định rời gia đình đến làm việc tại nơi khác. Trường hợp những thành viên trong gia đình sống và làm việc tại những nơi khác nhau, không phải là hiếm ở Philipin. Hơn 1 triệu người Philipin đang làm việc tại nước ngoài. Những người đàn ông đến các nước Trung Đông làm công nhân xây dựng còn phụ nữ tới nhiều nơi trên khắp thế giời làm người giúp việc.

Nguồn: Williamson-Fien, J. (1993) Women’s Voices – Teaching Resources on Women and Development, Global Learning Centre, Windsor, Australia. Adapted from Matsui, Y. (1987) Women’s Asia, Zed Press, London, pp. 50-51.

Câu chuyện của Angela


Angela là một kiến trúc sư có bằng cấp và làm việc cho một công ti kiến trúc tại Stockholm, Thụy Điển. Cô sống gần nơi làm việc trong một căn hộ khiêm tốn nhưng đã nâng cấp mà cô đã mua thế chấp vào năm ngoái.

Angela là một phụ nữ độc thân ở cuối tuổi 30. Cô yêu thích công việc của mình và đang làm những gì cô cho là “vì một cuộc sống thoải mái”. Tuy nhiên, cô cho rằng có một số vấn đề thất vọng trong công việc. Một vấn đề là luôn có sự ngầm hiểu rằng phụ nữ thì phù hợp hơn khi làm công việc thiết kế nhà ở, không nên tham gia các việc thiết kế các công trình thương mại hay công cộng.

Tuy nhiên, phần lớn, thì Angela yêu thích và quan tâm đến thiết kế kiến trúc trong nhà. Ví dụ, cô luôn cảm thấy không ổn với bản vẽ thiết kế thông thường của các tòa nhà có bếp và nơi giặt là quần áo – những khu thường coi là liên quan đến hoạt động trong nhà của phụ nữ.

Ví dụ, những phòng này có thể được đặt tại những nơi như nơi cực kì nóng của ngôi nhà, điều này thật điên rồ vì chúng là nơi phụ nữ, theo truyền thống, làm nhiều việc. Những phòng này cũng tương đối nhỏ, điều này không khuyến khích cả gia đình tham gia vào việc bếp núc và giặt là và ám chỉ rằng đó là những nơi phụ nữ được nghĩ là sẽ làm việc một mình. Trái lại, Angela để ý thấy, những nơi dành cho thời gian rảnh và nghỉ ngơi như phòng chơi game, quầy uống rượu, phòng khách – thậm chí cả khu mở tiệc ngoài trời – chiếm những vị trí chủ yếu trong thiết kế và thường rộng rãi hơn. Angela nói, “Hay thật đấy, những nơi này lại thường dành cho hoạt động của đàn ông hay do đàn ông kiểm soát, tất nhiên là ngoại trừ việc dọn dẹp chúng!”. Angela thích nói chuyện với những khách hàng của cô về vấn đề này. Cô nói: “Thật thú vị khi thiết kế những ngôi nhà và tạo ra những sản phẩm thách thức một vài quan niệm cơ bản về giới, về cuộc sống và công việc trong gia đình”.

Angela cũng băn khoăn về những ngôi nhà có xu hướng ngày càng lớn hơn.

Một số ngôi nhà như lâu đài được xây cho những người giàu có thật chẳng có nghĩa lí gì. Xét cho cùng, ngày càng ít người chung sống trong kiểu gia đinh hạt nhân, điều này đòi hỏi lượng không gian và, nếu bạn nghĩ về nó, thật là ngớ ngẩn khi có những ngôi nhà chỉ với từ 3 tới 4 phòng tắm khi con người ở những nơi khác trên thế giới may mắn khi có một vòi nước ở bên đường. Không, tôi nghĩ chúng ta cần khuyến khích tập trung sống tại các vùng gần thành phố, có những người sống gần nơi làm việc và những dịch vụ họ cần. Điều này có nghĩa là quay trở lại những ngôi nhà nhỏ hơn, chật hơn, và dĩ nhiên là những dự án loại này nên được phát triển trong sự tôn trọng các cộng đồng đã được thiết lập và đang ở đó.

Mặc dù thích việc thiết kế nhà cửa và có nghĩ đến những thứ liên quan đến phụ nữ, Angela nghĩ rằng các nữ kiến trúc sư nên phát huy nhiều hơn trong việc thiết kế những tòa nhà thương mại, chính phủ và công trình công cộng. Cô nói rằng:



Văn phòng chính phủ và những tòa nhà trung tâm thường có các công việc và dịch vụ cần tuyển một số lượng rất lớn phụ nữ làm văn thư, thư kí, bán lẻ và thậm chí là công việc dọn dẹp. Một phần thất vọng của phụ nữ thành thị là họ phải sống và làm việc trong môi trường do đàn ông xây dựng không thoải mái cho phụ nữ. Ví dụ như, chỉ mới vài năm gần đây, những người quản lí các nơi đỗ xe mới cung cấp những vị trí đặc biệt cho phụ nữ có con nhỏ.

Mặc dù đã có một số đổi mới làm cho đô thị “thân thiện hơn với phụ nữ”, thì vẫn phải đối mặt với những vấn đề khác trong việc sử dụng không gian đô thị. Angela đặt câu hỏi:



Tại sao nhà vệ sinh của phụ nữ và phòng của những bà mẹ thường ở nơi khó tới nhất trong những cửa hàng bách hóa lớn? Tại sao những cô thư kí lại phải làm việc trong những chỗ nhỏ, phải ngồi chung trong khi ông chủ của họ ngồi sau những chiếc bàn lớn trong phòng riêng? Tại sao không bao giờ có đủ nhà vệ sinh cho phụ nữ ở nhà hát và phòng hòa nhạc đến nỗi mà chúng ta luôn phải xếp hàng?

Tất nhiên, một vài câu hỏi trong số này dường như không quan trọng khi xem xét những vấn đề lớn hơn có liên quan đến cuộc chiến sống còn của phụ nữ ở những nơi khác. Nhưng tôi nghĩ, những câu hỏi này chỉ ra những vấn đề căn bản về môi trường xung quanh phụ nữ và về sự kiểm soát của phụ nữ với chúng. Sự phát triển vì phụ nữ phải giải quyết được những vấn đề căn bản này.

Nguồn: Adapted from Williamson Fien, J. (1993) Women’s Voices – Teaching Resources on Women and Development, Global Learning Centre, Windsor, pp. 18-19.


SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TOÀN CẦU CHO THẤY SỰ TIẾN BỘ VỀ QUYỀN VÀ SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ ĐANG BỊ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ ĐE DỌA


Một báo cáo được đưa ra vào ngày 1 tháng 3 bởi Tổ chức Môi trường và Phát triển Phụ nữ (WEDO) cho thấy đã có những tiến triển về việc các chính phủ thực hiện cam kết tại Hội nghị quốc tế phụ nữ lần thứ tư của Liên Hợp Quốc tại Bắc Kinh năm 1995. Tuy nhiên, trong đa số các bản báo cáo quốc gia, các tổ chức phụ nữ đều nói rằng việc tái cơ cấu kinh tế đang ảnh hưởng rất mạnh đến việc thực hiện cam kết Bắc Kinh và làm giảm cơ hội tiếp cận việc làm, quyền được chăm sóc sức khỏe và sự bình đằng về quyền lợi của phụ nữ. Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 50 bản tuyên ngôn nhân quyền, WEDO đưa ra báo cáo “Bản đồ Tiến bộ: đánh giá việc thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh”. Báo cáo này nêu bật những tác động mà toàn cầu hóa kinh tế đang làm suy yếu các quyền và sự bình đẳng của phụ nữ ở một số lĩnh vực.

Về mặt tích cực, trên 70% trong số 187 quốc gia đang xây dựng kế hoạch hay dự thảo hành động quốc gia theo yêu cầu của Cương lĩnh Bắc Kinh. Bản báo cáo chi tiết của WEDO là về 90 trong số 187 nước này. Các chính phủ tại 61 quốc gia đã công nhận ý kiến các chuyên gia và kinh nghiệm từ các tổ chức phi chính phủ của phụ nữ và huy động họ trong việc xây dựng những kế hoạch này. Hơn nữa, các chính phủ đang tăng cường các cơ chế để thực hiện những kế hoạch này; 66 nước đã lập những văn phòng quốc gia vì phụ nữ, 34 trong số những văn phòng đó có khả năng xây dựng luật pháp.

“Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các nhóm phụ nữ đã thúc đẩy chính phủ có những hành động rõ ràng để thực hiện lời hứa của họ tại Bắc Kinh”, Bella Abzug, chủ tịch điều hành WEDO và nguyên Hạ nghị sĩ Mĩ cho biết. “Ngày càng có nhiều quốc gia, chính phủ đang bị đòi hỏi phải thực hiện những cam kết của mình. Những cuộc họp kín của phụ nữ, cùng với cuộc họp kín do thành viên phụ nữ của WEDO đã huy động hàng ngàn phụ nữ trong các hội nghị Liên hợp quốc để đưa ra các đòi hỏi trên.”

Kể từ hội nghị Bắc Kinh, 58 quốc gia đã áp dụng luật phát và chính sách để giải quyết vấn đề quyền phụ nữ. Ví dụ, 26 quốc gia, một số nước trong đó ở Mĩ Latinh và Caribbean, Trung Quốc và New Zealand đã thành công trong việc sử dụng luật phát để hạn chế bạo lực gia đình. Tại Ai Cập, tòa án tối cao đã ban hành quyết định quan trọng có tính lịch sử trong việc ngăn chặn thông lệ cắt bộ phận sinh dục của phụ nữ tại các cơ sở nhà nước và tư nhân. Tại Thái Lan, một luật mới ra đời đã tăng nặng tiền phạt và đẩy nhanh các vụ xử án nhằm ngăn chặn và cấm hoạt động buôn bán phụ nữ và trẻ em. Nhờ các chính sách có sự rõ ràng về giới tại Iran và việc giới thiệu học chung cho cả nam lẫn nữ tại Pakistan, số lượng bé gái đăng kí đi học đang tăng lên. Tại Zimbabwe, một luật thừa kế mới đã được dự thảo nhằm không có sự thiên vị con trai hay con gái.

Nhưng, theo báo cáo của các tổ chức phụ nữ, các biện pháp thắt chặt ngân sách tài chính tại các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển, và khủng hoảng tài chính tại Châu Á đã có ảnh hưởng méo mó đến những nỗ lực tích cực trong hoạt động vì phụ nữ. Susan Davis, giám đốc điều hành WEDO phát biểu rằng: “Nhìn chung thì phụ nữ vẫn là những người hứng chịu từ mọi chuyển đổi cơ cấu”. Phụ nữ ở các nền kinh tế đang trong thời kì chuyển tiếp như Châu Âu, Trung Á, Nam Á, Châu Phi hay Mĩ Latinh, phải chịu một sự phân chia không cân đối về chi phí cho toàn cầu hóa kinh tế nhưng lại không được nhận những lợi ích từ nó. Một khía cạnh xấu xa của nền kinh tế toàn cầu là nạn mại dâm phụ nữ trong ngành công nghiệp tình dục đang lan rộng trên thế giới.

Tại Canada số lượng công việc phải hy sinh nhiều nhất là trong cơ quan chính phủ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục - là các ngành mà phụ nữ chiếm ưu thế. Tỉ lệ lao động bị trả lương thấp của những phụ nữ Canada hiện nay đứng thứ 2 chỉ sau Nhật Bản trong số những quốc gia công nghiệp hóa. Tại Ukraina, ước tính khoảng 80% những người thất nghiệp hiện tại là phụ nữ. Tại Zimbabwe, nơi đang diễn ra sự tái cơ cấu kinh tế vĩ mô, bộ phận không chính thức đã tăng lên, kéo theo lao động trả lương thấp của hầu hết những phụ nữ và gần đây là những cô gái.

Theo Bharati Sadasivam, điều phối viên chương trình vì quyền phụ nữ của WEDO, người chỉ đạo cuộc nghiên cứu, thì “Bản đồ Tiến bộ số thứ năm đã nêu ra những tiến triển lớn lao mà các chính phủ đã thực hiện theo chương trình nghị sự Bắc Kinh. Và nêu ra sức mạnh chính trị đang tăng lên với các phong trào hành động của phụ nữ trên khắp thế giới”.

Nguồn: Women’s Environment and Development Organisation, 1999


Michiko Ishumure ở Nhật Bản


Vào cuối những năm 1950, mọi người trong ngôi làng đánh cá nhỏ tại Vịnh Minamata, Kyushu Nhật Bản phải gánh chịu một loại bệnh khủng khiếp. Các chi của họ bị tê liệt, môi của họ không thể cử động được và họ kêu khóc như thể chó hú trong cơn điên loạn. Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng căn bệnh lạ này có nguyên nhân bởi rác thải từ nhà máy của Tập đoàn Chisso đặt tại thành phố Minamata. Nhà máy này không chỉ làm ô nhiễm vùng nước ven bờ biển mà còn làm ô nhiễm các loài cá và sò ở đây.

Có một người khách phụ nữ khi thăm ngôi làng đánh cá này đã cảnh báo những nạn nhân tội nghiệp này. Cô ấy là Ishimure Michiko, một nhà thơ, một nhà nội trợ. Cô đã ghi chép về tất cả những gì cô thấy và nghe trong chuyến viếng thăm các nạn nhân. Trong số đó có một cậu bé mù. Cậu bé không thể nói mà chỉ có thể dò dẫm trên cây gậy bóng chày để vụt vào những viên đá; một người vợ của ngư dân khát khao có cuộc sống khỏe mạnh để đi biển với chồng đã chết trong đau đớn cùng cực; một bé gái sống cuộc sống như đã chết; và một ông già chết vì bị điên, khi lên cơn dày vò và đập đầu vào tường và đầu giường.

Với sự hiểu biết, cảm thông sâu sắc cho nỗi đau thể xác và tinh thần của các nạn nhân, Ishimure Michiko viết một bộ sách Kugiai Jodo (Đất lành Biển độc), và sau đó làm phụ đề bộ phim “Căn bệnh Minamata của chúng ta”. Cuốn sách này đã mô tả rất chân thực và sống động về hậu quả thực tế của công nghiệp hóa, thu hút sự chú ý của người dân Nhật và thúc đẩy rất nhiều các hành động. Cởi mở và thẳng thắn, cuốn sách đặt ra câu hỏi về quan niệm “năng suất là hàng đầu, lợi nhuận là hàng đầu” của nước Nhật công nghiệp hóa.

Bản thân Ishimure Michiko cũng tổ chức một nhóm cộng đồng nhằm giúp đỡ các nạn nhân của căn bệnh Minamata and phát động một phong trào để đòi hỏi tập đoàn Chisso đảm bảo sự bồi thường thích đáng cho các nạn nhân.

(Đoạn trích trên sử dụng các đặt tên truyền thống của Nhật Bản với thứ tự để họ trước, tên sau).

Nguồn: Adapted from Matsui, Y. (1975) Protest and the Japanese Woman, Japan Quarterly, 22(1), pp. 31-32.


Phong trào Chipko ở miền Bắc Ấn Độ


Rừng tại Ấn Độ là nguồn tài nguyên rất quan trọng không chỉ với phụ nữ, người tận dụng chúng để lấy thức ăn, chất đốt và cỏ khô, mà còn là khu vực chứa nước, điều hòa lượng chảy xuống các thung lũng phía dưới. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ tại vùng Garhwal Himalaya đã dẫn đến lở đất và thảm họa lũ lụt.

Vào những năm 1970, sự phản đối của người dân địa phương đối với việc phá hoại rừng đã dồn lại và chuyển hoá thành phong trào Chipko (Chipko có nghĩa là ôm). Tính đến năm 1974, hàng trăm phụ nữ vùng Chamoli đã thề là cứu rừng và nếu cần có thể trả bằng tính mạng của mình. Khi những người khai thác rừng tới, những người phụ nữ chạy vào rừng và ôm lấy cây, họ nói với những người đó rằng nếu muốn chặt cây thì hay giết họ trước.

Chủ thầu rút lui và rừng được cứu. Phong trào Chipko đã lan rộng và nhiều dân làng cũng bắt đầu canh gác rừng, nhanh chóng ôm lấy cây và ngăn cho chúng không bị chặt. Khi người quản lí rừng buộc tội những người phụ nữ là kẻ ngốc nghếch, họ nói:

Các người có biết rừng sinh ra những gì không? Nhựa thông, gỗ và ngoại tệ”. Những phụ nữ trả lời. “Rừng sinh ra những gì? Đất, nước và không khí trong lành! Đất, nước và không khí trong lành là những thứ rất thiết yếu cho cuộc sống!”

Nguồn: Adapted from Weber, T. (1989) Hugging the Trees, Penguin, Hammondsworth.

Sophia Kiarie ở Kenya


Sophia Kiarie chuyển từ vùng cao nguyên trồng rừng của Kenya tới khu vực khô cằn của Ruiru, khoảng 20km về phía bắc Nairobi nơi mà cô đã bị sốc vì thiếu cây xanh. Những cánh đồng khô hạn cho ít lương thực hoặc củi cho gia đình có 11 đứa trẻ của cô.

Cô quyết định học tất cả những gì có thể về vòng đời của các loại cây khác nhau, nói chuyện với những người trồng rừng và quan sát một cách cẩn thận. Cô nói: “Bây giờ, thì tôi có một trình độ hiểu biết nhất định về những vấn đề trong vùng của mình”, dù cô chưa bao giờ tham dự lớp học về lâm nghiệp hay thực vật.

Cuối cùng, Sophie đã trở thành cán bộ thực địa cho tổ chức Bellerive Foundation, một tổ chức tập trung vào những vấn đề môi trường. Với công việc này, cô đã học được ngày càng nhiều về sự suy thoái của đất đai và đã mở một vườn ươm, vườn ươm này đã đóng góp hơn nửa triệu cây giống con cho các trường học, bệnh viện và các nông trại. Đây là một nội dung trong một chiến dịch lớn nhằm thiết lập “hòn đảo xanh” quanh trụ sở chính phủ.

Để bảo vệ rừng cây, Sophie cũng bắt đầu triển khai bếp lò cải tiến, tiết kiệm năng lượng và có chi phí thấp. Những bếp lò này đốt ít củi hơn loại bếp truyền thống có đá bao quanh. Hiện nay có hơn 2000 gia đình tại Kenya và 600 cơ quan đang dùng loại bếp cải tiến.

Sophie tin rằng phụ nữ là chìa khóa cho một tương lai bền vững và hy vọng thu hút được nhiều sự quan tâm hơn tới dự án tái trồng rừng của cô. “Phụ nữ biết cách chăm sóc”, cô nói, một cách nhẹ nhàng đặt những chồi non bé nhỏ vào lòng đất. “Phụ nữ có đôi tay chu đáo”.

Nguồn: Adapted from Newsweek, 9 March, 1992.


Maria Cherkasova ở Nga


Năm 1986, chính quyền địa phương và Bộ Năng lượng tại Liên Bang Xô Viết (cũ) đã quyết định xây dựng một đập ngăn nước đồ sộ và cao 200 m tại sông Katrun ở dãy núi Altar.

Lúc đó, họ chưa biết đến Maria Cherkasova, một nhà sinh học và nhà báo. Khi cô nhận thấy rằng đập nước đó có thể làm lụt một vùng hoang dã tuyệt đẹp có tính lịch sử, tàn phá cuộc sống hoang dã, xói mòn đất đai màu mỡ và khi đó cuốn theo chất thủy ngân và các chất độc khác từ đất đá làm ô nhiễm nước uống của hàng triệu người. Cô đã lan truyền những tin này đi và những uỷ ban hành động nhỏ đã được thành lập tại 6 thành phố để bảo vệ sông Katun. Họ sớm nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn công dân, những người bắt đầu các cuộc diễu hành phản đối, kí vào kiến nghị, và tổ chức các buổi gặp mặt, vận động viết thư, và đã ngăn chặn được việc xây dựng đập ngăn nước.

Những kết quả khác của cuộc vận động cũng rất quan trọng. Nó đã nâng cao nhận thức của cả nước Xô Viết về vấn đề môi trường. Nó cũng giúp những người quan tâm hiểu về hành động môi trường và dẫn đến sự thành lập của một tổ chức bảo trợ cho 200 nhóm môi trường của Xô Viết, Liên Hiệp Xã hội – Môi trường, dưới sự điều hành của Maria Cherkasova. Liên hiệp này đã liên lạc và hợp tác với các tổ chức quốc tế và đã lãnh đạo một loạt các cuộc vận động và hành động vì môi trường rất thành công.

[Vì hoàn cảnh kinh tế gần đây khó khăn, chính phủ cộng hòa Altai đang khôi phục lại dự án xây đập thủy điện tại sông Katun nhằm sản xuất năng lượng và khuyến khích đầu tư vào phát triển công nghiệp.]



Nguồn: Adapted from Rees, P. (1992) Women’s success in environmental management, Our Planet, 4 (1), pp. 16-17.




tải về 249.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương