MÔ-Đun 12: phụ NỮ & phát triển bền vữNG



tải về 249.15 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích249.15 Kb.
#34575
  1   2   3   4   5   6   7

MÔ-ĐUN 12: PHỤ NỮ & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIỚI THIỆU


Phát triển tác động đến con người ở những vùng khác nhau trên thế giới theo những cách khác nhau. Phát triển cũng tác động tới người này hay người khác một cách khác nhau, tùy thuộc vào việc họ là nam giới hay nữ giới. Việc nhận thức được điều này và quan tâm đến trong quá trình lập kế hoạch phát triển và hành động hiện nay được gọi là việc áp dụng “quan điểm về giới”.

Nhìn chung, trong vòng 20 năm qua, cuộc sống của phụ nữ đã có những bước cải thiện đáng kể. Ví dụ, tuổi thọ trung bình của phụ nữ đang tăng lên; có nhiều bé gái được đến trường hơn; nhiều phụ nữ tham gia lao động được trả công hơn và nhiều quốc gia đã ban hành luật bảo vệ quyền phụ nữ.

Tuy nhiên, sự phân biệt giới vẫn còn tồn tại. Theo Kofi Annan - cựu Tổng thư kí Liên Hợp Quốc thì “chưa có bước đột phá trong việc phụ nữ được tham gia vào quá trình ra quyết định và trong việc cải thiện luật pháp để bênh vực quyền sở hữu đất đai cũng như những tài sản khác của phụ nữ”.

Mô - đun này khảo sát những kinh nghiệm phát triển của phụ nữ ở những nơi khác nhau trên thế giới, đồng thời nghiên cứu cách thức mà phụ nữ tại một số quốc gia đang tiến hành để thúc đẩy sự PTBV tại cộng đồng của họ và cách thức đưa những ý tưởng đó vào chương trình giảng dạy.



MỤC TIÊU

  • Đánh giá các tác động của phát triển tới phụ nữ trong những hoàn cảnh khác nhau;

  • Nhận diện những mối quan tâm của phụ nữ về vấn đề phát triển;

  • Hiểu về tầm quan trọng của việc đẩy nhanh sự phát triển của phụ nữ;

  • Nhìn nhận cách thức mà phụ nữ đang tiến hành vì một tương lai bền vững tại cộng đồng;

  • Tìm ra những cơ hội tích hợp các vấn đề và hoạt động trong mô - đun này vào chương trình giảng dạy.

CÁC HOẠT ĐỘNG


  1. Một nửa nhân loại là phụ nữ

  2. Tình hình phát triển của phụ nữ

  3. Cương lĩnh Hành động quốc tế

  4. Hành động vì một tương lai bền vững

  5. Đánh giá và chiêm nghiệm


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Davis, C. (2007) Ask EarthTrends: Why is gender equality important for sustainable development?

De Pauli, L. (ed) (2000) Women’s Empowerment and Economic Justice: Reflecting on Experience in Latin America and the Caribbean, UNIFEM, New York.

Elson, D. (ed) (2000) Progress of the World’s Women, UNIFEM, New York.

Heward, C. and Nunwaree, S. (eds) (1999) Gender, Education and Development: Beyond Access to Empowerment, Zed Books, London.

International Journal of Innovation and Sustainable Development (IJISD) (2009) Special Issue on Gender and Sustainable Development, 4(2/3).

Mies, M. and Shiva, V. (1993) Ecofeminism, Spinifex, Melbourne.

Seager, J. (2009) The Atlas of Women in the World, Earth scan, London.

Shiva, V. (1989) Staying Alive, Zed Press, London.

Third Session of the Permanent Forum on Indigenous Issues (2004) Enhancing the Role of Indigenous Women in Sustainable Development, IFAD Experience with Indigenous Women in Latin America and Asia, International Fund for Agricultural Development (IFAD).

Tisdale, C. (2001) Sustainable development, gender inequality and human resource capital, International Journal of Agricultural Resources, Governance and Ecology, 2(Jan), pp. 178-192.

United Nations (2005) The World’s Women: Trends and Statistics, United Nations Statistics Division, New York.

UNDP (2004) Gender and Energy for Sustainable Development. A Toolkit and Resource Guide.

UNFPA and WEDO (2009) Climate Change Connections. A Resource Kit on Climate, Population and Gender.

UNFPA (2009) State of World Population 2009. Facing a Changing World: Women, Population and Climate.

Women’s Environment and Development Organisation (1999) Risks, Rights and Reforms: A 50-Country Survey Assessing Government Actions Five Years After the International Conference on Population and Development, WEDO, New York.

Visvanathan, N., Duggan, L., Nisonoff, L. and Wiegersma, N. (eds) (1996) The Women, Gender and Development Reader, Zed Books.


ĐỊA CHỈ INTERNET


Có nhiều địa chỉ internet cung cấp thông tin về giới và sự bền vững. Những địa chỉ này chứa đựng rất nhiều thông tin định lượng, các nghiên cứu trường hợp về những xu hướng phát triển hiện nay và giới thiệu các đường dẫn đến những đia chỉ có liên quan.

  • International Development Research Centre: Gender and Sustainable Development Unit

  • UNESCO – Society for International Development: Environmental Justice and Gender Programme

  • UNIFEM – The United Nations Development Fund for Women

  • Women’s Environment and Development Organisation

  • WomenWatch: The United Nations Internet Gateway on the Advancement and Empowerment of Women


XÂY DỰNG MÔ-ĐUN


mô - đun này do Margaret Calder và John Fien viết cho UNESCO dựa trên tài liệu do Jane Williamson-Fien soạn thảo khi giảng dạy về thế giới bền vững (UNESCO – UNEP chương trình giáo dục môi trường quốc tế) và dựa trên bài giảng “Phụ nữ và PTBV” của Học viện tài nguyên quốc tế.

HOẠT ĐỘNG 1: MỘT NỬA NHÂN LOẠI LÀ PHỤ NỮ


Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới,

họ làm 2/3 công việc của thế giới,

họ chiếm 1/10 thu nhập thế giới



họ sở hữu 1/100 tài sản thế giới bao gồm cả đất đai.

Nguồn: United Nations (1979) State of the World’s Women, Voulntary Fund for the UN Decade for Women, New York.

Phụ nữ đã và đang có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của gia đình cũng như của cộng đồng. Phụ nữ là người quan tâm chăm sóc đầu tiên và cũng là người quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm lương thực, nơi cư trú và sự tiêu thụ hàng hóa, trong hầu hết các nền văn hóa. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ cũng có công việc và nghề nghiệp trong nền kinh tế chính quy.

Trách nhiệm của phụ nữ đặt họ vào vị trí độc tôn về cải thiện phúc lợi con người và kinh tế, đồng thời bảo tồn và duy trì môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nhu cầu, công việc và tiếng nói của họ thường không được ưu tiên xem xét đến. Hậu quả là tại nhiều nước phụ nữ không có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực, tín dụng, công nghệ hay quyền lực chính trị.

Sự thất bại khi không tạo ra cho phụ nữ cơ hội như nhau để mưu cầu học vấn và sự độc lập về kinh tế có nghĩa là có một tỉ lệ không cân bằng về số phụ nữ nghèo. Không được giáo dục đầy đủ, nhiều phụ nữ bị trả lương rất thấp, phải làm những công việc ít có vị thế nếu họ có đi làm bên ngoài. Những rào cản xã hội – sự cô lập, địa vị thấp và sự thiếu thốn về vật chất – cũng là những rào cản đối với một tương lai bền vững.

NGHIÊN CỨU CÁC TRƯỜNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ


Trong hoạt động này, các thực trạng trên sẽ được minh hoạ thông qua những trường hợp nghiên cứu về giáo dục và sức khỏe của phụ nữ trên khắp thế giới.

Bạn có thể lựa chọn nghiên cứu một hoặc tất cả những trường hợp này.


TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA PHỤ NỮ VÀ BÉ GÁI

Giáo dục trung học


Biểu đồ này thể hiện tỉ lệ phần trăm số lượng nữ giới đăng kí vào trường trung học ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và sự thay đổi từ năm 1975 (màu đỏ) đến năm 1997 (màu xanh).

[Chú ý sự khác nhau giữa những nước ở phương Bắc và phương Nam.]





Câu hỏi 1: Hãy xác định những khu vực trên thế giới mà có dưới 60% bé gái đi học cấp trung học vào năm 1997.

Câu hỏi 2: Hãy nêu ra những lí do giải thích việc có ít bé gái đi học hơn các bé trai?

Hãy xem câu trả lời mẫu.

Sử dụng thông tin trên trang Gapminder để tìm hiểu tình hình giáo dục của các bé gái sau năm 1997.


Người trưởng thành biết đọc, biết viết


Biểu đồ này so sánh giữa tỉ lệ biết đọc, biết viết của nam giới (màu xanh) và nữ giới (màu đỏ) ở độ tuổi trưởng thành tại sáu khu vực trên thế giới vào năm 2000.



Câu hỏi 3: Tỉ lệ biết đọc, biết viết của phụ nữ so với nam giới tại các vùng được biểu thị như thế nào qua biểu đồ trên?

Câu hỏi 4: Những vùng nào có tỉ lệ nam và nữ biết đọc, biết viết cao nhất và thấp nhất?

Câu hỏi 5: Xác định những vùng có sự khác nhau lớn nhất và nhỏ nhất giữa phụ nữ và nam giới về tỉ lệ biết đọc, biết viết.

Câu hỏi 6: Hãy nêu ra ba hậu quả của việc không biết đọc, biết viết.

Câu hỏi 7: Hãy nêu ra ba lí do khiến bạn tin rằng việc phụ nữ biết đọc, biết viết là quan trọng.

Xem câu trả lời mẫu.

Sử dụng thông tin trên trang Gapminder để tìm hiểu tình hình về tỉ lệ người trưởng thành biết đọc, biết viết sau năm 1997.


Tỉ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết và sự phát triển dân số


Biểu đồ này biểu thị mối quan hệ giữa tỉ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết (màu đỏ) và tỉ lệ tăng trưởng dân số (màu xanh) tại 10 nước ở những khu vực khác nhau trên thế giới.



Câu hỏi 8: 5 nước nào có tỉ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết cao nhất?

Câu hỏi 9: 5 nước nào có tỉ lệ tăng trưởng dân số thấp nhất?

Câu hỏi 10: Bạn có thể rút ra kết luận gì về việc giáo dục phụ nữ và bé gái từ biểu đồ này?

Xem câu trả lời mẫu.

Hãy xem những số liệu thống kê được cập nhật thường xuyên về giáo dục phụ nữ.




tải về 249.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương