MÔ-Đun 12: phụ NỮ & phát triển bền vữNG


SỰ TIẾN TRIỂN TỪ SAU HỘI NGHỊ BẮC KINH



tải về 249.15 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích249.15 Kb.
#34575
1   2   3   4   5   6   7

SỰ TIẾN TRIỂN TỪ SAU HỘI NGHỊ BẮC KINH


Hội nghị Bắc Kinh được nhớ đến như là một mốc lịch sử khi phụ nữ tiếp quản tiến trình toàn cầu, đưa vào đó những ý tưởng và kinh nghiệm của phụ nữ, và chuyển hóa thành những hành động địa phương và dân tộc. Từ năm 1995, phụ nữ đã sử dụng những ý tưởng và cảm hứng từ Hội nghị Bắc Kinh để thúc đẩy sự cải thiện trên nhiều mặt, trong đó phổ biến nhất là thông qua mạng lưới các nhà hoạt động xã hội mới, những mạng lưới bao trùm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Họ đã thuyết phục thêm nhiều quốc gia thông qua chương trình hành động tích cực để tăng số lượng phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị. Trong năm 2000, đã có:



  • 7 phụ nữ đứng đầu các bang trên thế giới

  • 3 người đứng đầu chính phủ, và

  • 145 các nước có phụ nữ tham gia cơ quan chính phủ

Các nhà hoạt động xã hội tại Nam Phi đã thuyết phục chính quyền của họ phân chia dòng ngân sách theo giới để phụ nữ có thể thấy được ai là người thực sự có lợi. Tại Thái Lan, chính phủ đã cấm sự phân biệt giới tính trong hiến pháp mới của mình. Tại Ai Cập, phụ nữ đã làm việc với những người đứng đầu tôn giáo để bãi bỏ điều luật cho phép những người phạm tội hiếp dâm cưới nạn nhân của mình để tránh bị ngồi tù.

Hội nghị Bắc Kinh cũng khuyến khích Liên Hợp Quốc dành nhiều quan tâm hơn đến giới. Hội nghị kêu gọi UNIFEM và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc thiết lập cơ chế tài trợ vốn đầu tiên để hỗ trợ cho các dự án nhằm loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đã thành lập nhiều nhóm về giới trong các cơ quan để tạo thuận lợi cho phụ nữ đóng góp vào việc xây dựng quyết định và chính sách sâu sắc hơn. Tại tổ chức UNESCO, kể từ tháng 11 năm 1995, phụ nữ được xem là một trong 4 nhóm được ưu tiên. Sau hội nghị Bắc Kinh, UNESCO đã thành lập bộ phận Vì sự tiến bộ của Phụ nữ và Bình đẳng Giới và đưa ra Chương trình nghị sự về Bình đẳng Giới nhằm đưa giới vào tất cả các chương trình, hoạt động của UNESCO, đặc biệt là trong truyền thông, hòa bình, khoa học và giáo dục công nghệ.

Tuy đã có nhiều thành tựu trong 5 năm qua nhưng phụ nữ trên thế giới vẫn tiếp tục tụt lại phía sau trong hầu hết các lĩnh vực. Theo Ủy ban Liên Hợp Quốc vì sự phát triển của phụ nữ, lao động phụ nữ ngày càng tăng trong các lĩnh vực, nhưng tiền lương của họ chỉ bằng 50 đến 80% so với lương của nam giới. Tới 80% những người tị nạn đang chạy trốn khỏi các cuộc xung đột là phụ nữ và trẻ em. 2/3 số người mù chữ là phụ nữ và gần một nửa phụ nữ tại các nước đang phát triển không nhận được lượng calo tối thiểu hàng ngày.

Có rất nhiều trở ngại trên con đường giải quyết những vấn đề này. Thái độ phân biệt đối xử và quan niệm rập khuôn về phụ nữ đang tước đoạt của phụ nữ những tài sản, nguồn lực và tiếp tục có dựng nên những luật pháp, chính sách và thể chế hạn chế sự tiến bộ. Ví dụ như, có 3 quốc gia luật pháp vẫn chấp nhận việc “giết người vì danh dự”, do đàn ông thực hiện khi họ cảm thấy phụ nữ làm tổn hại danh tiếng của gia đình.

Cương lĩnh Bắc Kinh không phải là một văn kiện có tính ràng buộc về mặt pháp lí. Các chính phủ thực hiện những khuyến nghị của Cương lĩnh này bởi vì nó đáp ứng những lợi ích của họ hay vì phụ nữ sử dụng quyền lực chính trị để thuyết phục họ thay đổi luật pháp và chính sách.

Khi những hoạt động, mạng lưới và năng lực làm việc với các hệ thống chính trị quốc gia, quốc tế của phụ nữ ngày càng lớn mạnh thì những thách thức mới đặt ra cũng ngày càng lớn.

Nguồn: Tư liệu UNESCO, Số 125, 2000, trang 4-5.

BẮC KINH +5


Vào tháng 6 năm 2000 đại biểu đến từ 180 quốc gia đã họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York để đánh giá những thành quả đạt được từ sau hội nghị ở Bắc Kinh, các đại biểu thống nhất về những trở ngại và cùng vạch ra một loạt các hành động để tiếp tục thực hiện Cương lĩnh Hành động.

Có rất nhiều tranh luận kéo dài diễn ra trên những cam kết về sức khỏe sinh sản và các quyền. Cùng lúc đó, Tòa thánh và một nhóm các nước Hồi giáo và Công giáo thuộc Đảng bảo thủ đang cố gắng đi ngược lại những tiến bộ phụ nữ đã đạt được liên quan đến những vấn đề mà quốc tế đã thỏa thuận trước đó.

Tuy nhiên, lần đầu tiên, các chính phủ đã đồng ý giải quyết vấn đề “giết người vì danh dự” và hôn nhân cưỡng bức. Đạt được sự nhất trí về nhu cầu phải ban hành những luật mạnh hơn để chống lại tất cả các hình thức bạo lực gia đình và phải thiết lập hệ thống chỉ tiêu nhằm đưa nhiều phụ nữ hơn vào bộ máy chính trị. Kết quả của sự nhất trí cũng gồm cả sự xác nhận quyền được thừa kế, đây là điều đã được tranh cãi rất lâu tại các quốc gia theo đạo Hồi.

Nguồn: Tư liệu UNESCO, Số 125, 2000, trang 4-5.

Các đại diện chính phủ tham gia hội nghị Bắc Kinh +5 đã thống nhất Văn kiện cuối cùng, văn kiện này một lần nữa xác nhận những cam kết với Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và kế hoạch của các nước để đưa bình đẳng giới là nguyên tắc cơ bản trong phát triển. Nội dung văn kiện này bao gồm:


  • Tập trung vào điều kiện và nhu cầu cơ bản của phụ nữ;

  • Sử dụng phương pháp tiếp cận với phát triển dựa trên nguyên tắc bình đẳng về quyền;

  • Tăng cường và bảo vệ quyền con người, và

  • Chính sách, các chương trình và quy trình ngân sách của chính phủ phải áp dụng quan điểm giới.

…VÀ SAU ĐÓ


Sau hội nghị Bắc Kinh +5 đã có thêm hai hội nghị toàn cầu (Bắc Kinh +10 và Bắc Kinh +15) đánh dấu những tiến triển trong các vấn đề của phụ nữ.

Gần đây nhất, Bắc Kinh +15, đã được tổ chức vào tháng 3 năm 2010. Trọng tâm của hội nghị lần này là chia sẻ những kinh nghiệm và những hoạt động hiệu quả, cùng với việc nhìn nhận về những trở ngại đã vượt qua và những thách thức mới, và liên quan đến các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ. Trong một sự kiện kỉ niệm những tiến triển đạt được kể từ hội nghị đầu tiên tại Bắc Kinh, Phó Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Asha – Rose Migiro đã phát biểu:



Trong 15 năm qua, thế giới đã nhận ra rằng nâng cao quyền năng cho phụ nữ và các bé gái không chỉ là một mục tiêu mà còn là chìa khóa cho những mục tiêu phát triển toàn cầu, bao gồm cả các Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ.

Tác động của những khủng hoảng toàn cầu gần đây đến phụ nữ và các bé gái càng nhấn mạnh thêm nhận thức đó. Do đó, chúng ta cần phải xem xét lại những chính sách, chiến lược trước đây cho tăng trưởng và phát triển.

Hội nghị đã đưa ra một Tuyên bố bao gồm 7 nghị quyết – đây là những ưu tiên trong 5 năm tiếp theo:



  • Phụ nữ, bé gái và người nhiễm HIV/AIDS

  • Sự phóng thích những phụ nữ và trẻ em bị bắt làm con tin, bao gồm cả những người bị vào tù trong các cuộc xung đột vũ trang

  • Hoàn cảnh và sự trợ giúp cho phụ nữ Palestin

  • Nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ

  • Loại bỏ tình trạng bà mẹ bị tử vong và mắc các bệnh khi mang thai thông qua việc nâng cao quyền năng cho phụ nữ

  • Củng cố thể chế của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ bằng việc hợp nhất 4 văn phòng Liên Hợp Quốc hiện có thành một cơ quan.

  • Chấm dứt việc cắt bộ phận sinh dục của phụ nữ.




tải về 249.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương