MÔ-Đun 12: phụ NỮ & phát triển bền vữNG


HOẠT ĐỘNG 4: HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG



tải về 249.15 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích249.15 Kb.
#34575
1   2   3   4   5   6   7

HOẠT ĐỘNG 4: HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này

Vào năm 1999, tổ chức Môi trường và Phát triển phụ nữ (WEDO) đã tiến hành điều tra kết quả tiến triển của 90 nước trong việc giải quyết các quyền phụ nữ kể từ sau Hội nghị phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995.

Hãy đọc một bản thông tin tóm tắt về kết quả cuộc điều tra này.

Câu hỏi 23: Hãy xác định (i) một số thay đổi tích cực và (ii) một số thất bại trong tình hình phát triển của phụ nữ kể từ sau Hội nghị phụ nữ năm 1995. Hãy đưa ra những ví dụ và số liệu nếu có.

Những tiến bộ về quyền phụ nữ và sự tiếp cận của phụ nữ với các dịch vụ như giáo dục là kết quả của quá trình mà UNIFEM gọi là “sự vận động của phụ nữ trên toàn thế giới”. Đây là kết quả của những phụ nữ hoạt động tích cực tại cộng đồng địa phương của họ, qua mạng lưới quốc gia và quốc tế, nhằm tăng cơ hội trong cuộc sống cho tất cả phụ nữ và gia đình họ.

Trong hoạt động này, bạn sẽ gặp gỡ một số phụ nữ sau đây:


  • Michiko Ishimure tại Nhật Bản đã viết một bộ sách tường thuật về căn bệnh nhiễm độc thủy ngân tại Minamata và tổ chức một nhóm công dân trợ giúp nạn nhân của căn bệnh này.

  • Những phụ nữ Chipko tại miền Bắc Ấn Độ đã cam kết bảo vệ rừng khỏi việc chặt phá.

  • Sophie Kiarie ở Kenya đã làm việc để phủ xanh vùng khô cằn của Kenya.

  • Maria Cherkasova của Nga đã lãnh đạo một phòng trào phản đối việc xây dựng đập ngăn nước tại dãy Altar.

Câu hỏi 24: Hãy phân tích đóng góp của những phụ nữ này cho tương lai bền vững

  • Phân tích những vấn đề mà những phụ nữ này quan tâm.

  • Những phụ nữ này đã sử dụng loại chiến lược hành động nào?

  • Theo bạn tại sao những phụ nữ này lại thành công?

Hãy tìm hiểu những trường hợp khác trong báo cáo của Tổ chức môi trường và phát triển của phụ nữ về những phụ nữ hoạt động vì một tương lai bền vững.

HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT


Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.



Câu hỏi 25: Hãy xác định 3 nguyên nhân giải thích vì sao giáo dục về giới và PTBV là một phần quan trọng trong giáo dục của mỗi cá nhân.

Câu hỏi 26: Hãy xác định (i) một chủ đề hoặc đề cương bài giảng (ii) cấp học, và (iii) một chủ đề trong giáo trình mà bạn có thể giảng dạy về giới và tương lai bền vững.

Câu hỏi 27: Hãy xác định tên của một phụ nữ, nhóm phụ nữ hoặc dự án được sử dụng như một trường hợp nghiên cứu để minh họa cho chủ đề này. Bạn có thể lấy một nghiên cứu trường hợp trong mô - đun này hoặc từ các ví dụ ở chính đất nước hay cộng đồng của bạn.

Câu hỏi 28: Hãy nghiên cứu những vấn đề giới trong trường học của bạn:

  • Trong nội dung các sách giáo khoa sử dụng ở trường bạn có nêu ra những kinh nghiệm và những đóng góp của phụ nữ và bé gái không? Có nhiều sách giáo khoa được viết bởi phụ nữ không?

  • Trong trường bạn, học sinh nam và nữ có được khuyến khích đăng kí vào những lớp như nhau không (các môn xã hội, toán học, khoa học, thể thao, vv)? Trường của bạn có lưu giữ những hồ sơ về mẫu đăng kí học theo giới cho mỗi môn học hay khóa học không?

  • Tỉ lệ tham gia những chương trình học sinh tài năng có phản ánh sự cân bằng về giới trong trường học không?

  • Tỉ lệ tham gia các khóa nâng cao về toán học và khoa học có phản ánh sự cân bằng về giới trong trường học?

  • Các bạn nam và nữ có tham gia một cách bình đẳng vào những cuộc thảo luận trong lớp học không?

  • Các bạn nam và nữ có tham gia một cách bình đẳng trong các hoạt động thực hành như thí nghiệm khoa học và lớp học máy tính không?

  • Các bạn nữ có gặp rắc rối vì những lí do giống các bạn nam hay không? (ví dụ: nói to, nói leo, chậm chạp, hoàn thành bài tập không đúng hạn, đối xử như nhau?)

  • Tỉ lệ học sinh nam và nữ nắm vai trò cán bộ lãnh đạo trong trường học?

  • Các câu lạc bộ, các tổ chức sinh viên và các hoạt động ngoại khoá có thu hút như nhau đối với các bạn nam và nữ hay không? Nếu không, hoạt động nào có thể thu hút các bạn nam và hoạt động nào thu hút các bạn nữ? Tại sao?

  • Có bình đẳng giới trong các chương trình thể thao tại trường bạn hay không? Số lượng tham dự tại các sự kiện của các bạn nữ và của các bạn nam có ngang nhau không?

  • Các giáo viên, cố vấn và những nhà quản lí có được đào tạo về bình đằng giới không?

  • Có các chính sách để báo cáo và phản hồi những phàn nàn về sự quấy rối tình dục và phân biệt về giới không?

Câu trả lời mẫu


Câu hỏi 1

Khu vực Sub – Saharan Châu Phi và Châu Á



Câu hỏi 2

Các bé gái thường phải ở nhà làm những việc vặt trong gia đình, đặc biệt là trong nhiều nền văn hóa mà phụ nữ trở thành thành viên trong gia đình nhà chồng mà họ kết hôn. Có rất ít động lực đầu tư cho giáo dục của các bé gái bởi vì người ta trông đợi những bé trai sẽ đóng góp cho thu nhập của gia đình và chăm sóc cha mẹ về già.



Câu hỏi 3

Tỉ lệ phụ nữ biết đọc biết viết thì thấp hơn so với đàn ông ở hầu hết các nơi trên thế giới. Hơn 1/3 số phụ nữ trên thế giới bị thất học, trong khi ít hơn 1/5 đàn ông thất học.



Câu hỏi 4

Cao nhất: Các nước công nghiệp, Đông Á và Châu Úc, Mĩ Latinh và vùng Caribbean.

Thấp nhất: Nam Á, Sub-Saharan Châu Phi và các quốc gia Ả Rập.

Câu hỏi 5

Lớn nhất: Nam Á, các quốc gia Ả rập.

Nhỏ nhất: Các nước công nghiệp, Mĩ Latin và vùng Caribbean.

Câu hỏi 6

Một người không biết đọc và viết sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện chức năng của một người công nhân, một công dân và thậm chí của một khách hàng.

Các nước phương Bắc có tỉ lệ mù chữ thấp hơn nhiều so với phương Nam, tuy nhiên hậu quả của nạn mù chữ đối với mỗi cá nhân là như nhau ở bất cứ đâu.

Câu hỏi 7

Việc dạy phụ nữ đọc và viết giúp họ cũng như gia đình và cộng đồng của họ. Bằng việc giáo dục phụ nữ, một đất nước có thể giảm đói nghèo, tăng sản phẩm, giảm nhẹ áp lực dân số và mang đến cho trẻ em của đất nước đó một tương lai tốt đẹp hơn. Những ông bố, bà mẹ có học thức có thể giáo dục con cái tốt hơn và sự giáo dục của người mẹ nói riêng, thường có ảnh hưởng đến sự giáo dục của một bé gái. Vì vậy, khi mỗi thế hệ phụ nữ được giáo dục, thì những thành quả trong dài hạn của xã hội sẽ được xây dựng một cách nhanh chóng.



Câu hỏi 8

Jamaica,Thái Lan, Colombia, Sri Lanka và Cộng hòa Đô–mi–ni–ca-na.



Câu hỏi 9

5 nước như nhau là: Jamaica, Thái Lan, Colombia, Sri Lanka và Cộng hòa Đô–mi–ni–ca-na.



Câu hỏi 10

Khi phụ nữ biết đọc, biết viết, họ sẽ sinh ít con hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng dân số nói chung. Dễ nhận thấy nhất về mối liên hệ này khi so sánh giữa những người phụ nữ đã học xong tiểu học và có học trung học cơ sở. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì cứ mỗi năm đi học của phụ nữ, thì tỉ lệ sinh sẽ giảm đi 10%.



Câu hỏi 11

Thấp nhât: Thụy Điển, Hoa Kì và Nhật Bản.

Cao nhất: Somalia, Nigeria và Ấn Độ.

Câu hỏi 12

Tỉ lệ bà mẹ tử vong cao thường là do thiếu dinh dưỡng. Sự thiếu dinh dưỡng làm giảm sự phát triển thể chất, giảm sức khỏe của phụ nữ và ảnh hưởng đến khả năng sinh con khỏe mạnh.

Phụ nữ có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng hơn so với đàn ông. Một nửa những phụ nữ ở Châu Phi và Tây Nam Á bị thiếu dinh dưỡng. Tại nhiều nước đang phát triển, lương thực được phân phối trong gia đình theo vị trí nhiều hơn là theo nhu cầu dinh dưỡng. Tại Ấn Độ và Bangladesh, phụ nữ từ khi sinh ra thường được cung cấp ít thức ăn hơn.

Tỉ lệ bà mẹ tử vong phản ảnh việc phụ nữ thiếu tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở những vùng nông thôn.

Nhiều phụ nữ không hạn chế được số con họ sinh ra. Họ thiếu tiếp cận với các dụng cụ tránh thai hay không thế sử dụng chúng vì kinh tế eo hẹp hay vì những quy chuẩn văn hóa.

Tỉ lệ sinh cao góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho phụ nữ.



Câu hỏi 13

Cải thiện dinh dưỡng và tiếp cận với chăm sóc sức khỏe bao gồm cả chăm sóc trước khi sinh cũng như trong suốt thời kì sinh đẻ.

Tỉ lệ bà mẹ tử vong giảm khi giáo dục cho phụ nữ tăng.

Câu hỏi 14

Bu-tan, Ấn Độ và Nigeria



Câu hỏi 15

Australia, Nhật Bản, Thụy Điển và Hoa Kì



Câu hỏi 16

Bu-tan, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc



Câu hỏi 17

Trung Quốc



Câu hỏi 18

Trong cùng một gia đình, các bé gái được cung cấp lương thực ít hơn nhiều so với các bé trai. Ví dụ ở nông thôn Băng-la-det, sự thiếu dinh dưỡng ở bé gái thường gấp 3 lần các bé trai.

Để hạn chế sự gia tăng dân số, Trung Quốc đã có một chính sách rất nghiêm ngặt là mỗi gia đình chỉ có 1 con. Khi kết hôn, các cô gái không còn được coi là thành viên của chính gia đình mình, mà là thành viên trong gia đình nhà chồng. Họ không ở đó để giúp đỡ chính gia đình mình. Con trai thì có nhiều giá trị kinh tế hơn đối với gia đình, họ có thể đóng góp cho thu nhập của gia đình và chịu trách nhiệm chăm sóc cha mẹ về già. Vì vậy, khi mỗi gia đình chỉ có một con, họ thường mong muốn là có con trai.

Tại một số vùng, tục lệ quyền thừa kế thuộc về con trai trưởng cũng dẫn đến việc cha mẹ khi có nguồn lực hạn chế thì thường đầu tư cho con trai nhiều hơn là cho con gái. Những người con trai sẽ thừa hưởng đất đai của gia đình và giữ chúng; những cô con gái thì không. Một vài nền văn hóa đòi hỏi bố mẹ của cô gái phải trả một khoản của hồi môn lớn cho nhà chồng khi con gái họ kết hôn. Của hồi môn này có thể là gánh nặng tài chính rất lớn đối với một gia đình nghèo mà lại có một vài cô con gái.



Câu hỏi 19

Các nguyên nhân đó là: khẩu phần ăn của bà mẹ và trẻ, cho dù bà mẹ và đứa trẻ có được tiếp cận với chăm sóc y tế hay không, các chăm sóc y tế này bao gồm cả chăm sóc trước khi sinh và tiêm chủng, cũng như tiếp cận với nước sạch, hệ thống vệ sinh, khả năng tiếp xúc với các bệnh như HIV/AIDS. Hạn hán, nạn đói, lũ lụt, chiến tranh và các thiên tai khác cũng là nguyên nhân.




tải về 249.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương