MÔ-Đun 12: phụ NỮ & phát triển bền vữNG


Câu chuyện của Sithembiso



tải về 249.15 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích249.15 Kb.
#34575
1   2   3   4   5   6   7

Câu chuyện của Sithembiso


Sithembiso đến từ Zimbabwe ở Châu Phi. Cô quan tâm đến quyền sở hữu và sử dụng đất đai và là giám đốc, người sáng lập ra tổ chức Hội liên hiệp phát triển nông thôn (ORAP). ORAP có hơn 700 nhóm hội viên và là tổ chức phi chính phủ lớn nhất tại Nam Phi.

Sithembiso kể:



Có lẽ bạn muốn nghe về những gì đã xảy ra với gia đình tôi? Đó là một câu chuyện rất đỗi bình thường. Năm 1945, cha mẹ tôi phải chuyển từ nam Matabeleland đến Midlands để giành nơi ở cho những người lính quay trở về từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Mảnh đất đó rất tốt và màu mỡ. Chế độ đất đai buộc chúng tôi phải chuyển đến mảnh đất còn nguyên sơ và bắt đầu từ đầu. Không hề có tiền bồi thường cho ngôi nhà cũ hay mảnh đất chúng tôi bị mất. Chúng tôi phải chuyển đi và những ngôi nhà thì bị phá hủy.

Mỗi gia đình được cấp cho 10 mẫu (1 mẫu Anh = 0,4ha) ở một vùng mới, và khi nhiều gia đình và đông hơn, mảnh đất bị canh tác ngày càng nhiều. Trước đó, trên mảnh đất cũ, chúng tôi có khả năng canh tác trên những cánh đồng khác nhau mỗi năm và để đất đai tự phục hồi màu mỡ.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều thay đổi diễn ra trong cuộc đời. Khi còn là một đứa trẻ, tôi quen với nhiều bụi cỏ rậm rạp với rất nhiều loại cây, cỏ và động vật. Cũng có rất nhiều nước ngầm và sông ngòi thì luôn đầy nước. Nhưng hiện nay những điều này không còn tồn tại bởi những đợt hạn hán, hoàn cảnh kinh tế đã đẩy con người lưu lại trên một mảnh đất và chế độ đất đai đã đẩy một lượng lớn người tới vùng đất đai không phù hợp.

Con người phải phụ thuộc vào môi trường xung quanh để kiếm sống. Nhưng đôi khi bạn đến một ngôi làng mà đất bị xói mòn, có thể bạn sẽ buộc tội những con người ở đó mà không nhìn lại quá khứ của họ và thấy tại sao hoàn cảnh lại như vậy. Những nhà hoạt động trong lĩnh vực môi trường buộc tội con người về sự thờ ơ và không quan tâm, hoặc sinh quá nhiều con, khai thác quá mức đất đai. Không ai đặt câu hỏi tại sao họ lại ở tình trạng đó.

Phụ nữ là những người phải chịu đựng nhiều nhất. Khi đất đai bị sử dụng quá mức và trở nên kém năng suất hơn, những người đàn ông thường tới thành thị tìm việc. Những phụ nữ vẫn ở lại làng chăm lo cho gia đình hoặc cố gắng kiếm sống từ đất đai.

Trong công việc của mình, tôi đã tới nhiều ngôi làng và thấy rằng chỉ có phụ nữ, trẻ em và đôi khi là người già ở đó. Phần lớn những người trẻ tuổi và những người đàn ông khỏe mạnh đều lên thành phố tìm việc. Phụ nữ phải làm quá nhiều công việc – chăm sóc con cái, nhà cửa và kiếm sống.

Tổ chức của tôi tổ chức các hoạt động vận động người dân, và làm việc ở cấp làng. Điều chúng tôi làm là cố gắng trợ giúp những người phụ nữ và toàn bộ gia đình của họ kiếm sống trong hoàn cành địa phương. Điều đầu tiên chúng tôi làm là phổ cập giáo dục, giúp họ nhận thức được rằng không phải bản thân họ khiến đất đai như vậy, và hiểu về những gì đã và đang tác động đến họ.

Chúng tôi cũng phải làm việc trong nền văn hóa địa phương. Một trong những điều tôi học được trong công việc của mình là công việc phát triển không phải là tôi biết và trao cho họ những gì, mà là bản thân họ biết và có thế sử dụng cái gì. Nền văn hóa của chúng tôi rất phong phú. Trái với quan niệm của phương Tây, chúng tôi không phải một đại lục thiếu thốn. Chúng tôi giàu có bởi những giá trị đạo đức, tinh thần và những điều mang lại ý nghĩa.

Một trong những chiến lược chúng tôi sử dụng ở ORAP là quay về với văn hóa và tìm hiểu đất đai đang được sử dụng như thế nào – và nên được sử dụng ra làm sao. Con người cần có mối quan hệ như thế nào với đất đai và thiên nhiên. Điều chủ yếu mà chúng tôi thực sự học được là tôn trọng đất đai. Bạn không thể tôn trọng đất đai nếu bạn không hiểu nó hay không biết nhiều về nó.

Vì vậy, ở giai đoạn đầu chúng tôi tìm hiều về môi trường, tìm hiểu về cây cối, về rừng và những gì rừng có thể mang lại cho chúng tôi. Những loại thực vật nào được sử dụng, cách thức chúng phát triển và cách thức chăm sóc. Chúng tôi cũng cần học về mối quan hệ giữa các loài động vật và các loài côn trùng trong rừng vì tất cả đều là các sinh vật ngang bằng nhau.

Giai đoạn thứ 2 là sử dụng phương pháp nông nghiệp. Chúng tôi đang thay đổi từ độc canh sản xuất cho công nghiệp, nơi mà bạn dọn sạch mọi thứ trên đất sau đó trồng một mùa duy nhất. Hiện nay chúng tôi đang quay trở lại đa canh. Chúng tôi trồng nhiều cây trồng cùng nhau, như trong tự nhiên. Những cây bụi phát triển cạnh những cây cao và nhỏ. Chúng tôi trồng những thứ khác nhau cùng nhau, như ngô, lạc và kê. Đây là điều chúng tôi đã thường làm trước khi có sự giới thiệu các phương thức canh tác của phương Tây. Những người phụ nữ lớn tuổi biết những cây nào có thể trồng cùng nhau để làm giàu đất trồng và kiểm soát sâu bệnh, giữ cho hạt giống khỏi bị các loài con trùng ở dưới đất ăn, tránh cho mùa màng khỏi chim chóc. Chúng tôi cũng quay trở lại sử dụng phân trộn và phân hữu cơ như chúng tôi đã từng làm.

Phương thức sản xuất nông nghiệp phương Tây được giới thiệu tới đất nước chúng tôi rất không tốt cho đất đai và cho con người. Ví dụ, khi bạn chặt hết cây và cày những cánh đồng rộng lớn, đất trồng sẽ trở nên lỏng lẻo và gió sẽ làm mất đi lớp đất mặt.

Phương thức giáo dục phương Tây đã dạy chúng tôi rằng các cách sản xuất nông nghiệp trước đây là “lạc hậu”, nhưng hiện nay chúng tôi đang học sự thông thái và giá trị của chúng. Chúng tôi lắng nghe những hiểu biết của người cao tuổi và xây dựng trung tâm học liệu trong làng.

Tôi nhận thấy rằng trong mỗi con người có một mong muốn và một nỗ lực thúc đẩy thay đổi – trong mỗi người có một lực đẩy hướng về một thế giới tốt đẹp hơn!

Nguồn: Williamson-Fien, J (1993) Williamson-Fien, J. (1993) Women’s Voices – Teaching Resources on Women and Development, Global Learning Centre, Windsor, Australia. Adapted from Living from the land, Youthpower, No. 14, 1992, pp. 5-7.


Câu chuyện của Jane


Jane là một nông dân đang làm việc tại một nông trại tại Australia với chồng. Đây là câu chuyện của cô:

Đất đai của chúng tôi có diện tích khoảng 200ha. Đây là đồng cỏ chăn thả hỗn hợp cừu và gia súc – chúng tôi không canh tác bất cứ loại cây trồng nào. Tôi hoàn toàn là một cộng sự tại nông trại, tôi làm 50% việc quản lí và lập kế hoạch và 50% công việc trong gia đình với chồng. Tôi cho rằng công việc liên quan đến chân tay gây mệt mỏi nhất mà tôi làm là việc chở cỏ khô bằng xe ngựa, nó liên quan đến việc xếp rơm rạ thành những kiện hàng vuông, lấy chúng từ ruộng và xếp chúng vào nhà kho. Nhiều phụ nữ không làm công việc đó vì họ không được khuyển khích thử sức. Nhiều đàn ông cũng không làm công việc đó vì nó quá vất vả. Mặc dù nó đòi hỏi thể chất nhưng tôi vẫn làm rất tổt và khi làm xong tôi thấy rất tuyệt vời. Theo tôi, chỉ một chút suy nghĩ và sự khéo léo, phụ nữ có thể làm bất cứ công việc nào ở nông trại, sử dụng nguyên tắc vật lí hay bất cứ cái gì, chỉ cẩn sử dụng cái đầu của họ.

Đóng góp của phụ nữ không được đánh giá cao: thậm chí những người biết về khối lượng công việc và đã quan sát tôi làm thì họ vẫn khó có thể thừa nhận tôi là một nông dân. Họ đưa ra những câu hỏi dường như là chỉ dành cho Simon về nông trại và nghĩ rằng anh ấy là người trả lời họ. Họ gọi anh ấy là ông chủ, điều làm cả hai chúng tôi đều thấy khó chịu, bởi vì chúng tôi biết rằng không phải như vậy. Trước đây tôi gặp nhiều rắc rối với các đại lí cung cấp nguyên liệu và cửa hàng máy móc. Một lần, khi Simon đi vắng, hai bạn gái của tôi từ thành phố đã đến thăm trang trại. Chúng tôi dành cả ngày để đặt ống nước từ bể chứa tới máng nước và đã có khoảng thời gian làm việc rất vui cùng nhau, và đến cuối ngày chúng tôi cảm thấy quá tuyệt đến mức nghĩ rằng nên vào thị trấn để ăn tối và thưởng thức đồ uống. Trên đường đi tôi dừng lại ở một đại lí cung cấp nguyên liệu tại Mount Gambier để lấy vài cái chốt khóa hình yên ngựa, loại chốt giống như những cái bản lề.

Tôi đi vào cửa hàng và nói, “tôi cần nửa tá chốt hình yên”, người đàn ông sau quầy thu tiền hỏi: “Ông ấy cần loại tráng kẽm hay loại trơn?”

Tôi nói: “Tôi thích loại tráng kẽm.”

Ông ấy muốn cỡ nào?”

Tôi muốn loại cỡ này...”

Còn một vài câu hỏi khác,

Ông ấy có biết loại cỡ này không?”, và khi đó thì tôi chỉ nói “Nghe này, tôi biết chắc chắn mình muốn gì….”



Thật ngạc nhiên, tôi cảm thấy như người đàn ông này đang nói chuyện với một người đàn ông vô hình nào đó đang đứng bên trái của tôi.

Vào một ngày khác, chúng tôi hoàn thành việc xén lông cừu và cả hai đều rất mệt. Tiếp đó chúng tôi tới một nơi để kiểm tra vài con cừu mà chúng tôi đang định mua. Trời khoảng 38C và như tôi đã nói, chúng tôi đều mệt. Chúng tôi đang xem số cừu trong sân – tôi có thể bắt đầu công việc này bằng việc hỏi chủ đàn cừu một vài câu hỏi có liên quan và ông ta đã trả lời tôi một cách phù hợp, theo cái cách đã nhận ra là tôi biết mình đang nói về cái gì. Khi đó người bán hàng quay sang tôi và nói “Hôm nay quả là một ngày thích hợp để lái xe ra ngoài phải không”. Lúc đó trời đang 38C và chúng tôi đã đi 220km vì vậy là một ngày rất vất vả. Tôi nghĩ thầm: “Nghe này ông bạn, giá như ông có thể thấy những gì tôi đã làm hơn một tuần qua” và ông ta đứng đõ với cái bụng bia to béo của mình.

Hình ảnh người nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, thật không may, đều như nhau. Bạn xem những chương trình như Country Hour, chương trình luôn ám chỉ những người nông dân là “anh ấy”. Nó cũng thường ám chỉ sự kế thừa nông trại là “Con trai tiếp quản nông trại”. Tôi không nhận thấy có nhiều sự thay đổi. Dù đã có một chút quan tâm tới vai trò của phụ nữ trong việc điều hành nông trại hay làm việc tại nông trại nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ. Theo tôi có lẽ điều này sẽ do phụ nữ phải giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy.

Nguồn: Williamson-Fien, J. (1993) Women’s Voices – Teaching Resources on Women and Development, Global Learning Centre, Windsor, pp. 34-35.




tải về 249.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương