MỞ ĐẦu lý do, sự cần thiết lập quy hoạch


VI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT



tải về 1.2 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.2 Mb.
#19276
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

VI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

6.1. Quy hoạch san nền


- Các yêu cầu khi tiến hành san nền

+ Quy hoạch san đắp nền phải tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đất san lấp, đào đắp, bảo vệ thảm thực vật.

+ Chỉ tiến hành san đắp nền khi đã xác định vị trí quy hoạch xây dựng công trình và có quy hoạch thoát nước mưa.

- Định hướng cốt san nền

+ Cốt san nền các khu quy hoạch xây dựng đặc biệt là khu trung tâm xã cần gắn với cốt quy hoạch chung của khu vực, tham khảo cốt tỉnh lộ 421B để tránh định cốt khống chế xây dựng quá cao, hoặc quá thấp. Cốt san nền khu trung tâm xã được xác định chính xác trong quy hoạch chi tiết khu trung tâm.

+ Các tuyến kênh tưới: Cốt đáy kênh cần căn cứ vào cốt mặt ruộng trong khu vực và hướng tuyến kênh để thiết kế cho phù hợp.

+ Các tuyến đường nội đồng định cốt thiết kế cao so với mặt ruộng không quá 1m, để đảm bảo vận chuyển sản phẩm dễ dàng.

+ Vật liệu san nền ưu tiên sử dụng vật liệu hiện có tại chỗ hoặc các vùng lân cận như đất trên các chân ruộng cao, cát, đá sỏi...

6.2. Quy hoạch hệ thống giao thông

6.2.1. Các tiêu chuẩn áp dụng

* Căn cứ Tiêu chuẩn đường ô tô TCVN 4054-2005 và Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, ban hành theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải, các tuyến đường trên địa bàn xã áp dụng như­ sau:

- Theo thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, đường từ huyện xuống xã, đường liên xã phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường ô tô cấp VI được quy định trong TCVN 4054-2005 như sau:

Lưu lượng xe thiết kế: dưới 200xqđtc/ngđ;

Tốc độ thiết kế: 30 km/h

Chiều rộng phần xe chạy giành cho xe cơ giới: ≥ 3,5 m

Chiều rộng lề và gia cố lề: ≥ 1,5 m

Chiều rộng mặt cắt ngang đường: ≥ 6,5 m

- Theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải:

+ Đ­ường từ xã đến thôn, đường liên thôn phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp A:

Tốc độ thiết kế: 10-15km/h

Chiều rộng nền đường: 5,0m

Chiều rộng mặt đường: 3,5m

Chiều rộng lề đường: 0,75m

+ Đ­ường trục thôn, đường trục xóm phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp B:

Tốc độ thiết kế: 10-15km/h

Chiều rộng nền đường: 4,0m

Chiều rộng mặt đường: 3,0m

Chiều rộng lề đường: 0,5m

+ Đ­ường trục chính nội đồng đ­ược bố trí phù hợp với hệ thống kênh m­ương thuỷ lợi, phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp B:

Tốc độ thiết kế: 10-15km/h

Chiều rộng nền đường: 4,0m

Chiều rộng mặt đường: 3,0m

Chiều rộng lề đường: 0,5m

+ Đ­ường nhánh nội đồng đ­ược bố trí phù hợp với hệ thống kênh m­ương thuỷ lợi, phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp C:

Tốc độ thiết kế: 10-15km/h

Chiều rộng nền đường: 3,0m

Chiều rộng mặt đường: 2,0m

Chiều rộng lề đường: 0,5m

+ Kết cấu mặt đ­ường đ­ược áp dụng các hình thức kết cấu mặt đ­ường bê tông xi măng hoặc đá dăm.

Riêng đường nội thôn, do không thể mở rộng được nên chỉ bố trí nâng cấp trên nền đường hiện trang, không mở rộng thêm (kể cả trường hợp không đảm bảo chiều rộng nền đường theo quy định).


6.2.2. Quy hoạch phát triển giao thông

a. Đường tỉnh và huyện

Theo quy hoạch giao thông huyện Quốc Oai, trên địa bàn xã Cấn Hữu có các tuyến đường do tỉnh và huyện quản lý theo quy hoạch như sau:

- Tỉnh lộ 421 B qua xã dài 3,9km, quy hoạch là đường cấp III đồng bằng.

- Đường Quốc Oai – Hòa Thạch dài 2,6 km, quy hoạch là đường cấp III đồng bằng.

- Đường từ Nghĩa Hương đi Cộng Hòa (ĐH05) dài 0,6 km quy hoạch là đường cấp IV;

- Đường Nghĩa Hương đi TL 421B (ĐH07B) dài 1,7 km, quy hoạch là đường cấp IV;

- Đường Ngọc Liệp đi Cấn Hữu (ĐH07) dài 0,5 km, quy hoạch là đường cấp IV.

- Tuyến đê Tả Tích: chạy qua địa phận xã có chiều dài 3,76 km, quy hoạch là đường giao thông loại A nền rộng 5m, mặt rộng 3,5m.

b. Đường trục xã và liên xã

- Phần mặt đường cần đầu tư xây dựng mới 7.280 m BT mác 250 dày 20 cm. Trong đó:

+ Đường từ nhà Bà Sim Thái Khê đi đến đường 421b chiều dài 1.200 m, là đường đất xấu, cần được cứng hóa để đảm bảo đi lại thuận tiện.

+ Đường từ 421b đến đường 69 chiều dài 800 m, là đường đất xấu cần được cứng hóa để đảm bảo đi lại thuận tiện.

+ Đường từ 421b nhà ông Đống đi Cấn Hạ có chiều dài 1000 m, là đường đất xấu cần được cứng hóa để đi lại thuận tiện.

+ Đường từ 421b đến máng 7C có chiều dài 1.200 m, là đường đất xấu cần được cứng hóa để đi lại thuận tiện.

+ Đường từ 421b đi đến trang trại ông Khải chiều dài 1.100 m, đã cứng hóa 1.050 m, còn 50 m đường đất xấu cần được cứng hóa để đảm bảo đi lại thuận tiện.

+ Đường từ Trạm bơm Cấn Hạ đi đến cống điều tiết chiều dài 2.000 m, là đường đất xấu cần được cứng hóa để đảm bảo đi lại thuận tiện.

+ Đường từ chợ Bương đến nhà văn hoá thôn Đĩnh Tú có chiều dài 700 m, chưa được cứng hóa, chưa được đầu tư rãnh thoát nước.

+ Đường từ Đĩnh Tú đến đường 421b có chiều dài 1.150 m, trong đó 1.000 m đã được cứng hóa, nhưng chưa được đầu tư rãnh thoát nước. Còn lại 150 m đường đất, xấu cần được đầu tư xây dựng.

- Phần rãnh thoát nước cần được đầu tư 17.280 m.

c. Đường trục thôn: Cần xây mới với tổng chiều dài 8.806 m, mặt đường BT mác 250 dày 20 cm, bao gồm cả rãnh thoát nước ở giữa. Trong đó:

- Cấn Thượng 4.572 m; Cấn Hạ 670 m; Đĩnh Tú 724 m; Thượng Khê 1.212 m; Thái Khê: 1.628 m.

d. Đường ngõ xóm: Cần đầu tư xây dựng mới 15.482 m, trong đó:

- Cấn Thượng 5.717m; Đĩnh Tú 2.952 m; Thượng Khê 1841 m; Thái Khê: 2.190 m; Cây Chay 257 m; Cấn Hạ: 2.250 m.

e. Đường nội đồng: Cần kiên cố hóa bê tông chiều dài 41.904 m và xây kè đường. Trong đó

+ Thôn Cấn Thượng: Tổng số chiều dài đường cần kiên cố hóa 18.460 m

+ Thôn Cấn Hạ, Cây Chay: Tổng số chiều dài đường cần kiên cố hóa 7.950 m.

+ Thôn Đĩnh Tú: Tổng số chiều dài đường cần kiên cố hóa 8.484 m.

+ Thôn Thượng Khê, Thái Khê: Tổng số chiều dài đường cần kiên cố hóa là 7.010 m.

Trong các tuyến đường nội đồng trong giai đoạn quy hoạch cần ưu tiên nâng cấp tuyến đê bao vệ nông (cao bằng tuyến đường 421B) nhằm đáp ứng cho đi lại, cho sản xuất và hạn chế thấp nhất ngập úng cho khu vực ngoài đê Tả Tích, cụ thể:

Đoạn từ Đò Đóng (Đĩnh Tú) đến đường 421B mới với chiều dài tuyến là: 1.970m.

Đoạn từ 421B mới đến 421B cũ với chiều dài tuyến là: 480m.

Đoạn từ 421B cũ đến xóm Bến Vôi với chiều dài tuyến là: 340m.

Đoạn từ xóm Bến Vôi – Đê Tả Tích với chiều dài tuyến là: 1.100m.

* Tổng số cầu, cống cần sửa chữa nâng cấp:

- Cầu: có 02 cầu trên trục xã cần được sửa chữa.

- Cống:


+ Cống trên đường xã và liên xã 47chiếc.

+ Cống trên đường thôn 71chiếc.

+ Cống trên đường trục xóm, ngõ xóm 138 cống

6.3. Hệ thống thủy lợi

6.3.1. Các tiêu chuẩn áp dụng

Tiêu chuẩn 14TCN-116-1999 quy định thiết kế công trình thủy lợi.

Tiêu chuẩn thiết kế-Hệ số tưới cho ruộng 14TCN-61-92.

Tiêu chuẩn 14 TCN 176-2006 HD tính toán nhu cầu dùng nước và quản lý tưới cho cây trồng cạn theo chương trình CROPWAT for Windows 4.3 của tổ chức liên hợp quốc (FAO) trong điều kiện VN

14 TCN 87-2006 Quy hoạch phát triển thủy lợi-Các quy định chủ yếu về thiết kế quy hoạch

14 TCN 175-2006 Hệ thống Công trình thủy lợi  nguồn nước tưới và cây trồng được tưới, quy định cấp hạn hán

14 TCN 174-2006 Quy trình tưới tiêu nước cho cây lương thực & cây thực phẩm

14 TCN 199-2006 Công trình thủy lợi, kết cấu bê tông & bê tông cốt thép, tiêu chuẩn thiết kế

14 TCN 198-2006 CTTL-Công trình tháo nước.


6.3.2. Quy hoạch hệ thống thủy lợi

a. Mục tiêu: Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi nội đồng đáp ứng tốt nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp phục vụ giao thông thuỷ nông thôn.

b. Nội dung thực hiện:

- Xây mới 5 trạm bơm, Bao gồm:

+ Trạm bơm (vừa tưới, vừa tiêu) Đồng Giắp với công suất 1000m3/h tại khu vực Đồng Giắp, thôn Đĩnh Tú.

+ Trạm bơm tưới Đồng Sa công suất 500 m3/h tại thôn Cấn Thượng.

+ Trạm bơm tưới Đầu Cổng công suất 2.500 m3/h tại thôn Thượng Khê.

+ Trạm Bơm tiêu Đỉnh lóc công suất 250 m3/h tại thôn Cấn Thượng.

+ Trạm Bơm Lọc 2 công suất 1.000 m3/h tại thôn Cấn Hạ

- Cải tạo 03 trạm bơm, bao gồm:

+ Trạm bơm tưới Cây Ngái thôn Cấn Hạ, công suất 1000 m3/h;

+ Trạm bơm tưới Bến Vôi thôn Cấn Hạ, công suất 1000 m3/h;

+ Trạm bơm tưới Cầu Lươn thôn Thái Thượng, công suất 540 m3/h;

- Kiên cố hoá 19,92 km kênh mương do xã quản lý, trong đó:

+ Kênh chính có 7 tuyến, dài 6,95 km;

+ Kênh nhánh có 27 tuyến dài 12,97 km.

- Cải tạo 206 cống trên các tuyến đường nội đồng.

6.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt


a. Các yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng:

- Tính toán hệ thống cấp n­ước sinh hoạt điểm dân cư­ nông thôn phải đảm bảo cấp nước cho các giai đoạn quy hoạch ngắn hạn là 10 năm và dài hạn là 20 năm; Phải thoả mãn các yêu cầu ăn uống, sinh hoạt, chăn nuôi gia cầm, gia súc; sản xuất chế biến nông sản và các ngành sản xuất công nghiệp khác.

- Trạm cấp nư­ớc tập trung cần bố trí gần nguồn nư­ớc (n­ước mặt, nước ngầm), đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước như sau:

+ Có trang thiết bị vệ sinh và mạng l­ưới đường ống cấp thoát nước: ≥80 lít/người/ngày;

+ Có đường ống dẫn và vòi đến hộ sử dụng nước: ≥60 lít/người/ngày;

+ Sử dụng vòi nư­ớc công cộng: ≥40lít/người/ngày.

- Chất l­ượng nguồn n­ước phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Đối với nguồn n­ước mặt: phù hợp với quy định trong QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn Quốc gia về chất l­ượng n­ước mặt;

Đối với nguồn nư­ớc ngầm: phù hợp với quy định trong QCVN 09: 2008/BTNMT- Quy chuẩn Quốc gia về chất l­ượng n­ước ngầm.

- Quy định khoảng cách ly vệ sinh để bảo vệ nguồn nư­ớc: Đối với nguồn nư­ớc ngầm, trong phạm vi bán kính 20m tính từ giếng, không được xây dựng các công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước. Đối với các giếng nước công cộng, phải chọn nơi có nguồn nước tốt, xây thành giếng cao và lát xung quanh. Đối với nguồn nước mặt, trong khoảng 200m tính từ điểm lấy nước về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu, không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm nguồn nước.

b. Quy hoạch hệ thống cấp nước:

* Tính toán sơ bộ nhu cầu nước



Với nhu cầu sử dụng nước 60 lít/người/ngày.đêm và nhu cầu cấp nước công cộng dự kiến 10%, dự kiến nhu cầu nước sinh hoạt của xã đến năm 2015 là 757,6 m3 và năm 2020 là 783,48 m3.

Bảng 10: Tính sơ bộ nhu cầu dùng nước toàn xã

Hạng mục

Hiện trạng

Năm 2015

Năm 2020

Số người

Q (m3)

Số người

Q (m3)

Số người

Q (m3)

Cấp nước dân cư

11.092

665,52

11.625

697,5

12.089

725,34

Thái Thượng Khê

1.252

75,12

1.312

78,72

1.364

81,84

Thái Khê

1.330

79,8

1.394

83,64

1.450

87

Đĩnh Tú

2.307

138,42

2.418

145,08

2.515

150,9

Cấn Thượng

3.982

238,92

4.173

250,38

4.340

260,40

Cấn Hạ

1.974

118,44

2.069

124,14

2.152

129,12

Cây Chay

247

14.82

259

15.54

268

16.08

Dự phòng 10%

 

66,55

 

69,75

 

72,53

Tổng cộng

 

732,07

 

767,25

 

783,48

* Quy hoạch cấp nước

Hiện tại các hộ dân và các đơn vị trên địa bàn xã đều có giếng đào hoặc giếng khoan lấy nước phục vụ cho sinh hoạt, các hộ chăn nuôi tập trung đều có giếng khoan.

Trong giai đoạn đến năm 2015 trên địa bàn xã vẫn sử dụng nước giếng đào và giếng khoan phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.

Dự kiến trong giai đoạn 2016-2020, Cấn Hữu và các xã nằm dọc đại lộ Thăng Long sẽ được cung cấp nước sạch từ nguồn nước sông Đà.


6.5. Hệ thống cấp điện

a. Các yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng:

- Yêu cầu về phụ tải điện

Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt điểm dân cư nông thôn cần đảm bảo đạt tối thiểu yêu cầu sau:

+ Điện năng: 200 KWh/người/năm (giai đoạn đầu 2010-2020), 500 KWh/người/

năm (giai đoạn sau 2020-2030);

+ Phụ tải: ≥150 W/người;

+ Nhu cầu điện cho công trình công cộng trong các điểm dân cư nông thôn (trung tâm xã, liên xã) phải đảm bảo ≥15% nhu cầu điện sinh hoạt của xã hoặc liên xã;

+ Nhu cầu điện phục vụ sản xuất phải dựa theo các yêu cầu cụ thể của từng cơ sở sản xuất.

- Hệ thống chiếu sáng đường cho các điểm dân cư nông thôn, khu vực trung tâm xã hoặc liên xã phải đạt chỉ tiêu tối thiểu:

+ Độ chói trung bình trên mặt đ­ường: 0,2 - 0,4 Cd/m2;

+ Độ rọi trung bình trên mặt đ­ường: 5 - 8Lx.


b. Quy hoạch hệ thống cấp điện:

Hệ thống lưới điện hạ thế của xã đã được ngành điện tiếp nhận, khai thác và vận hành. Trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2015 cần thực hiện:

* Mục tiêu: 100% hộ dân trong xã được sử dụng điện an toàn, toàn xã có điện chiếu sáng.

- Xây dựng mới 8 tạm biến áp, trong đó:

+ 02 trạm biến áp công suất 500 KVA tại khu vực cụm công nghiệp.

+ 01 trạm biến áp tại khu đấu giá, dãn cư công suất 400 KVA.

+ 01 trạm biến áp tại khu trang trại chăn nuôi công suất 300 KVA.

+ 04 trạm biến áp cho các trạm bơm công suất 180KVA.

- Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng nông thôn 3 km. cụ thể:

+ Đoạn đường từ Cống Văn Quang đi Nghĩa Trang xã Cấn Hữu 2 Km;

+ Đoạn từ nhà anh Thụy (đường 421b) đi đến xới Vật 1 Km

+ Cải tạo hệ thống điện hộ gia đình cho các hộ nghèo và cận nghèo

6.6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn

6.6.1. Thoát nước mưa nước, thải:

a. Nguyên lý lựa chọn và các tiêu chuẩn áp dụng:

- Lựa chọn hệ thống thoát nước các điểm dân cư cần phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

- Lựa chọn hệ thống thoát nư­ớc phải đáp ứng yêu cầu thoát nư­ớc và đảm bảo vệ sinh. Sử dụng bể xí tự hoại hoặc hố xí hai ngăn hợp vệ sinh. Xây dựng hệ thống cống, mương có tấm đan hoặc m­ương hở để thoát n­ước chung.

- Tiêu chuẩn n­ước thải sinh hoạt phải phù hợp với quy định trong QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải sinh hoạt.

- Phải có hệ thống thu gom và xử lý nư­ớc thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trước khi xả ra hệ thống thoát nư­ớc chung.

b. Quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa, nước thải:

Các điểm công nghiệp xây dựng mới cần có thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trong đó có hệ thống thu gom nước thải và xử lý tập trung. Các điểm tái định cư và khu dân cư mới có thiết kế và thực hiện theo quy hoạch chia lô, quy hoạch chi tiết hạ tầng.

Tại khu trung tâm xã hệ thống thoát nước được quy hoạch đồng bộ với các hạ tầng khác. Chi tiết nêu ở phần quy hoạch khu trung tâm xã.

Nước mưa chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên và hệ thống tiêu nước của xã. Hệ thống thoát nước mưa trong khu dân cư được thiết kế cùng với hệ thống giao thông và tiêu ra hệ thống tiêu thủy lợi của xã.

Hệ thống thoát nước thải trong khu dân cư được thu gom tại bể phốt hộ gia đình, trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung các thôn. Rãnh thoát nước xây dựng cùng với đường giao thông nông thôn, có nắp đậy.

Hệ thống thoát nước mưa, nước thải trong các khu dân cư được thiết kế chung một hệ thống, các tuyến rãnh chính cần được đầu tư nâng và xây dựng mới như sau:

- Thôn Cấn Thượng: Nâng cấp và cải tạo 1800 m kênh chính trong các xóm, Bxh =0,6x0,8 m.

- Thôn Đĩnh Tú làm mới tuyến kênh chính dọc đường làng từ nhà ông Tít đến nhà ông Quân dài 420 m, BxH = 0,8x1,0 m. Xây mới hệ thống kênh từ nhà ông Hải chạy theo chân đê đến nhà ông Đức dài 390 m, BxH = 0,6x0,8 m.

- Thôn Thái Thượng Khê và Cấn Hạ cơ bản hệ thống thoát nước mưa và nước thải đã đáp ứng, tuy nhiên cần nâng cấp cải tạo một số đoạn trong khu dân cư đặc biệt kết hợp khi tiến hành xây dựng nâng cấp các tuyến đường trong thôn xóm, xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Tận dụng các ao, hồ hiện có để điều tiết nước mưa và sử lý nước thải sinh hoạt, Ngoài ra còn bố trí thêm 3 điểm sử lý nước thải trước khi thải ra môi trường qua hệ thống kênh tiêu.

6.6.2. Quản lý chất thải rắn:

a. Nguyên lý lựa chọn và các tiêu chuẩn áp dụng

- Sử dụng các hình thức tổ hợp vườn, ao chuồng, thùng rác, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân trát bùn tại các cơ sở chăn nuôi, các hộ gia đình để xử lý chất thải rắn.

- Hình thành các tổ, đội để thực hiện việc thu gom chất thải rắn từ các thôn và vận chuyển tới bãi tập kết rác của xã.

- Điểm trung chuyển chất thải rắn đ­ược bố trí trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung không quá 2 ngày đêm. Khoảng cách của điểm trung chuyển chất thải rắn đến ranh giới khu dân cư­ ≥20m.

- Khu xử lý chất thải rắn đ­ược quy hoạch cho một xã hoặc cụm xã (đối với vùng trung du, miền núi) và huyện (đối với vùng đồng bằng) phải phù hợp với yêu cầu trước mắt và phát triển trong t­ương lai. Khoảng cách ly vệ sinh từ khu xử lý đến ranh giới khu dân c­ư  ≥3000m.

b. Quy hoạch bãi trung chuyển rác thải:

- Mục tiêu:

+ Bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho người dân nông thôn, trên cơ sở tăng cường, đầu tư, thành lập các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; nâng cao nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân.

+ Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

+ Xây dựng môi trường nông thôn theo hướng phát triển bền vững, văn minh, sạch, đẹp.



* Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020:

+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100%, nước sạch 30%

+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 95% trở lên

+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt chuẩn 90%

+ Di chuyển 100% cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

+ Củng cố kiện toàn tổ chức thu gom và vận chuyển rác đến bãi tập kết theo hình thức thành lập tổ vệ sinh thôn xóm 100% rác thải được thu gom và vận chuyển đi xử lý.

+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang.

+ Tăng cường các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Chất thải, nước thải được thu gom và sử lý theo quy định.

* Giải pháp chủ yếu:

- Hỗ trợ và vận động những hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi xây dựng bể xử lý nước thải.

- Thành lập các tổ thu gom rác thải, hỗ trợ trang thiết bị cho các tổ thu gom rác thải

- Quy hoạch bãi tập kết rác thải tập trung tại khu vực;

+ Thôn Cấn Thượng Tại khu vực Quả bầu diện tích 3000 m2.

+ Thôn Cấn Hạ tại khu vực Lóc 2 diện tích 1.000 m2

+ Thái Thượng Khê, Đĩnh Tú: Tại khu vực Đống diện tích 2.000 m2.

6.7. Nghĩa địa


Quy hoạch nghĩa trang nghĩa địa là công việc rất nhạy cảm, liên quan đến đời sống tâm linh của người dân. Do đó quy hoạch nghĩa trang nghĩa địa cần đảm bảo hợp lý, thuận tiện và nên tham khảo ý kiến của nhân dân.

Trên cơ sở giữ nguyên vị trí các nghĩa địa hiện có và mở rộng nghĩa địa tại các thôn với việc tổ chức, sắp xếp lại việc chôn cất đảm bảo tiết kiệm đất và hợp vệ sinh. Tại các nghĩa địa nên bố trí người quản trang, quy hoạch cụ thể các khu hung táng, cát táng, thu gom và xử lý rác thải...

Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa được thực hiện như sau:

- Nghĩa địa thôn Đĩnh Tú: 2,20 ha (HT1,2ha, QH 1,0ha).

- Nghĩa địa thôn Thái Khê: 1,2ha (HT: 0,5ha, QH Mới 1,0ha).

- Nghĩa địa thôn Thượng Khê: 1,2 ha (HT: 0,2ha, QH Mới 1,0ha).

- Nghĩa trang Cấn Thượng: 2,8 ha (HT1,8ha, QH mới 1,0ha).

- Nghĩa trang Cấn Hạ: 2,3ha (HT 1,1ha, QH mới 1,2ha).




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương