MỞ ĐẦu lý do, sự cần thiết lập quy hoạch


IX. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TỚI MÔI TRƯỜNG



tải về 1.2 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.2 Mb.
#19276
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

IX. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TỚI MÔI TRƯỜNG

9.1. Các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm chính:


Tại các khu dân cư, mật độ dân số ngày càng đông, nước thải trong các khu dân cư chưa qua xử lý thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Các khu dân cư mới có hệ thống hạ tầng tốt nhưng nước thải vẫn chưa được xử lý, không đảm bảo.

Tập quán chăn nuôi trong khu dân cư, một số khu chăn nuôi tập trung nhưng công tác xử lý nước thải chưa được chú ý và thực hiện đúng theo quy trình.

Sử dụng thuốc thuốc trừ sâu trong sản xuất còn chưa đúng kỹ thuật, nhiều khi vượt quá mức cho phép. Nhìn chung chưa thực hiện tốt nguyên tắc khi sử dụng thuốc là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng.

Nguồn rác thải, chất thải thu gom không triệt để, một số cá nhân ý thức chưa tốt còn đổ rác không đúng nơi quy định.


9.2. Các giải pháp khắc phục:


Tại các hộ gia đình, xây dựng hố xí tự hoại có bể xử lý đúng quy trình, đảm bảo nước thải ra được sạch hơn. Xây dựng hố xí 2 ngăn trong khuôn viên vườn cách xa nhà ở, có biện pháp ủ phân hợp lý đảm bảo vệ sinh để có thể sử dụng bón cho cây trồng.

Về nguồn thải bao gồm nước thải, chất thải tại các điểm công nghiệp, cơ sở sản xuất phải được thu gom triệt để, xử lý đúng theo quy trình trước khi thải ra môi trường.

Chăn nuôi nhỏ lẻ trong các khu dân cư dần được chuyển ra các điểm chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tổ chức tốt các tổ thu gom rác thải tại các thôn và hợp đồng trung chuyển rác thải với cơ quan môi trường của Thành phố.

Cần có nhiều trương trình, hội nghị đầu bờ, các trường trình IPM... để hướng dẫn cho người dân hiểu được và thực hiện đúng theo quy trình khi sử dụng thuốc bảo quản và thuốc trừ sâu.

X. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI XÃ CẤN HỮU


Quy hoạch nông thôn mới xã Cấn Hữu được phân kỳ thực hiện xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất đến năm 2020. Thực hiện quy hoạch sẽ tạo hiệu quả rõ rệt về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

10.1. Hiệu quả về kinh tế


Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao.

10.2. Hiệu quả về xã hội


Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới đồng bộ, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên. Thực hiện thâm canh tăng vụ, phát triển sản xuất hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, góp phần giảm dần tỷ lệ hộ nghèo và gián tiếp giảm tệ nạn xã hội, đảm bảo tốt an ninh chính trị trên địa bàn, tăng lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

10.3. Hiệu quả về môi trường


Các hạng mục về vệ sinh môi trường được chú ý và đầu tư chỉnh trang và xây dựng mới. Thực hiện quy hoạch, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, môi trường được bảo vệ tốt tạo điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững.

Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, hình thành các trang trại nông nghiệp, chất thải được tập trung và xử lý tốt hơn.


CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC

THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. TỔNG HỢP CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1.1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo:


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền, đề cao vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng

- Đảng ủy và UBND xã cần quán triệt mục tiêu, nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới tới toàn thể Đảng viên, cán bộ công chức xã, cán bộ các thôn xóm. Từ đó xác định rõ: Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn thể đảng viên, cán bộ và nhân dân trong xã; Cán bộ đảng viên phải thể hiện được vai trò lãnh đạo và đầu tàu gương mẫu.

- Ủy ban nhân dân xã là chủ đầu tư lập dự án quy hoạch nông thôn mới cũng như thực hiện các dự án phát triển sản xuất, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó đòi hỏi cán bộ công chức xã phải không ngừng nâng cao năng lực về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu công việc trong quá trình thực hiện.

- Mặt trận và các đoàn thể quần chúng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.


1.2. Giải pháp về quản lý đất đai


- Rà soát việc sử dụng đất đai cả về số lượng và hiệu quả trên từng khu vực, đối với từng cơ sở (sự nghiệp và sản xuất kinh doanh), đối với từng loại cây trồng trên địa bàn. Từ đó, đề ra phương hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Thống nhất chủ trư­­ơng, xây dựng kế hoạch triển khai và thành lập ban chỉ đạo để tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện những quy định trong sử dụng đất.

- Cần đảm bảo sự công bằng giữa những ng­ười sử dụng đất với nhau và giữa những ngư­­ời sử dụng đất với Nhà nư­­ớc. Trên tinh thần khách quan, dân chủ, công khai từng bước tiến hành khắc phục những yếu kém tr­­ước đây.

- Đề nghị Huyện và Thành phố:

+ Quản lý chặt chẽ hơn về đất nông nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp, hạn chế tối đa tranh chấp. Tập trung giải quyết các vấn đề giao đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển sản xuất trang trại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại.

+ Khẩn trương hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ thể chuyển quyền sử dụng đất để hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp. Đây là thực tế rút ra từ kinh nhiệm chỉ đạo của nhiều địa ph­­ương khác.

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất cho thuê đất, để vừa thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vừa tạo điều kiện đ­ưa quyền sử dụng đất đai tham gia vào vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp ngư­­ời sản xuất yên tâm đầu tư­­ lâu dài.

1.3. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất


1.3.1. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

* Đối với sản xuất nông nghiệp, UBND xã chỉ đạo HTX nông nghiệp thực hiện tốt những việc sau đây:

+ Kiện toàn mạng lưới khuyến nông viên cấp xã và thôn, thực hiện vai trò cầu nối 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.

+ Thực hiện các mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nhằm áp dụng và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật mới.

+ Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ canh tác và khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.

+ Áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn, áp dụng quy trình thâm canh tiên tiến vào sản xuất, tổ chức tốt công tác bảo vệ thực vật và thú y.

+ Thâm canh, tăng vụ trên đất trồng cây hàng năm, chủ yếu là trên đất trồng lúa; khai thác đất ruộng 1 vụ để trồng thêm 1 vụ màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày (ngô, đậu tương, lạc), trên cơ sở đó nâng cao hệ số sử dụng đất.

+ Tập trung sử dụng những giống cây con mới, tìm kiếm nguồn cung cấp thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y đảm bảo chất lượng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng và đúng thởi điểm). Tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm, để phòng tránh dich bệnh.

* Đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần thực hiện tốt một số việc sau đây:

+ Tích cực đổi mới kỹ thuật sản xuất như cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

+ Động viên người lao động tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới thông qua các phương tiện thông tin và qua các chương trình khuyến công.

+ Tiếp thu những phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở giảm giá thành sản phẩm.

1.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực

a. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã, hợp tác xã về chuyên môn nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào các vấn đề: Cơ chế quản lý xây dựng cơ bản, cơ chế quản lý vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, cơ chế lồng ghép vốn các chương trình trên địa bàn xã, phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới.

b. Đào tạo, bồi dưỡng người lao động

- Xã Cấn Hữu hiện nay đang thiếu nguồn lao động được đào tạo. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích người dân tự nâng cao tay nghề, đồng thời thu hút nguồn nhân lực có trình độ khá về làm việc tại địa phương.

- Tổ chức việc dạy nghề cho thanh niên trong xã để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế nông hộ và chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương.

- Thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ thanh niên lập nghiệp, hội trồng cây cảnh...Trên cơ sở đó thực hiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với phương châm “nông dân dạy nông dân”.

- Kết hợp đào tạo thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công với việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và hình thức tự đào tạo của người lao động.

1.3.3. Đổi mới công tác tổ chức quản lý sản xuất

- Thống nhất cao độ về nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc đổi mới tổ chức mô hình hợp tác xã nông nghiệp trước đây sang mô hình các hợp tác xã chuyên ngành để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Đề nghị Huyện hướng dẫn và tạo điều kiện thành lập các hợp tác xã chuyên trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như hợp tác xã chuyên trồng rau màu, hợp tác xã chuyên chăn nuôi - thủy sản, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ môi trường...

- Thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích để liên kết, hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất, vốn đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường liên kết, liên doanh giữa nông dân và các hợp tác xã với các doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước để tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới, tăng cường nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.


1.4. Giải pháp về vốn


- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu t­­ư vào các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và tham gia xây dựng hệ thống hạ tầng, thực hiện có hiệu quả các nguồn đầu t­­ư hỗ trợ tạo việc làm cho người dân.

- Đặc biệt coi trọng sự đóng góp của người dân về tiền vốn, công lao động, đất đai trong xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc công khai, dân chủ trong quá trình thực hiện.

- Giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để có thể đầu tư phát triển sản xuất và cải tạo, xây dựng nhà ở, công trình phụ...

- Lồng ghép các chương trình, dự án vay vốn của các đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh với các dự án đầu tư phát triển khác đang triển khai trên địa bàn xã.


1.5. Giải pháp về thu hút đầu tư


- Ngoài các chính sách thu hút đầu tư của huyện và Thành phố, xã cần có quy định riêng phù hợp với điều kiện thực tế để khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án phát triển sản xuất và xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn. Quy định trên tập trung vào giải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng xây dựng, tạo nguồn lao động được đào tạo tại chỗ thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công...

- Ưu tiên cho các doanh nghiệp có khả năng thu hút nhiều nhân lực của địa phương trên cơ sở đào tạo nghề mới cho lao động nông nghiệp.


6. Giải pháp về thông tin tuyên truyền


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó xác định trách nhiệm của nhân dân trong xã, vận động, thuyết phục họ tích cực tham gia đóng góp xây dựng chương trình từ khi lập báo cáo quy hoạch đến lập các dự án phát triển sản xuất và dự án đầu tư.

- Hơn nữa cần thông tin cho người dân các vấn đề như mục tiêu, nội dung cụ thể, nguồn kinh phí hỗ trợ, các giải pháp tổ chức thực hiện, yêu cầu đóng góp của người dân (góp vốn, góp công lao động, hiến đất...). Trên cơ sở đó phát huy quyền làm chủ tập thể của người dân tham gia thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao.

- Đối với sản xuất kinh doanh cần tăng cường công tác thông tin thị trường để khuyến cáo cho người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Hình thức tuyên truyền: Kết hợp thông tin tuyên truyền, khuyến cáo của các đơn vị sự nghiệp nhà nước qua đài truyền thanh của xã, qua tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu với sinh hoạt của khu dân cư và các đoàn thể quần chúng như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh...




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương