LUẬN Án tiến sĩ kinh tế HÀ NỘI 2017 BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư viện chiến lưỢc phát triểN



tải về 2.15 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.15 Mb.
#38863
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: [3];[28]

Chỉ số sinh viên/giảng viên có sự khác biệt lớn giữa khối công lập và NCL. Căn cứ vào Bảng 3.5 ta thấy, ở bậc ĐH năm học 2000-2001 chỉ số SV/GV của khối công lập là 28,6 còn ở khối NCL là 22,8, năm học 2006 - 2007 các chỉ số tương ứng là 30,8 và 23,4 và năm học 2011-2012 là 27,7 và 29,6. Nhìn chung, tỷ lệ sinh viên/giảng viên của khối công lập thường cao hơn so với khối NCL, trừ một số năm có sự tăng đột biến, chẳng hạn như năm học 2007-2008 chỉ số này của khối NCL rất cao (43,9) do mức giảm giảng viên một cách đột ngột.



Bảng 3.5. Tỷ lệ sinh viên/ giảng viên hệ ĐH qua các năm học

Năm học

2000-2001

2002-2003

2004-2005

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

Tổng số giảng viên (người)

25546

27393

33969

38137

38217

41007

45961

50951

55008

Tỷ lệ SV/GV (%)

28.6

29.4

30.8

30.8

30.9

30.3

29.6

28.2

27.7

Ngoài công lập

Tổng số sinh viên (người)

89464

91168

112939

157170

143432

151352

173608

189531

228,667

Tổng số giảng viên (người)

3928

4698

6668

6706

3270

3991

5875

7555

7723

Tỷ lệ SV/GV (%)

22,8

19,4

16,9

23,4

43,9

37,9

29,6

25,1

29,6

Nguồn: [3];[28]

Ở bậc CĐ, nhìn chung tỷ lệ SV/GV thấp hơn so với bậc ĐH. Năm học 2000 - 2001, tỷ lệ này ở bậc ĐH là 28,6 trong khi đó ở bậc CĐ chỉ là 18,0 và năm 2011- 2012 tương ứng là 27,7 và 20,4 (Bảng 3.6). Tuy nhiên, tỷ lệ SV/GV ở bậc CĐ có xu hướng tăng đột biến, chẳng hạn từ mức 20,0 trong năm học 2004-2005 lên 23,9 trong năm học 2006-2007. Những năm gần đây, tỷ lệ SV/GV hệ CĐ có xu hướng giảm chẳng hạn năm học 2008 - 2009 tỷ lệ SV/GV là 23,6 và năm học 2011-2012 tỷ lệ này chỉ còn 20,4.

Ngược lại với bậc ĐH, tỷ lệ SV/GV của khối NCL lại cao hơn đáng kể so với khối công lập. Năm học 2000 - 2001, tỷ lệ này ở khối công lập và NCL tương ứng là 17,5 và 25,0, năm học 2006 - 2007 tỷ lệ này tương ứng là 23,9 và 35,9, năm học 2010-2011 tỷ lệ tương ứng là 21,9 và 27,4, đặc biệt năm học 2011-2012 mức chênh lệch là khá lớn 20,4 so với 37,2. Nguyên nhân của hiên tượng này là do sự tăng đột ngột của số lượng sinh viên CĐ của khối NCL. Trong thời gian từ năm 2001 - 2011 số lượng sinh viên CĐ khối công lập chỉ tăng 3,38 lần và số lượng giảng viên tăng 2,27 lần, trong khi đó số lượng sinh viên CĐ của khối NCL tăng 9,8 lần mà số giảng viên chỉ tăng 6,2 lần. Hơn nữa, số lượng giảng viên của khối công lập tăng một cách tương đối ổn định hàng năm, trong khi đó ở khối NCL thường có sự biến đổi đáng kể. Nhìn vào Bảng 3.6 ta thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2012, số lượng giảng viên của khối CĐ NCL biến đổi rất thất thường, năm 2008 là 2295 người, thì năm sau tăng lên 4472 người tức là tăng 1,95 lần và năm kế tiếp là 5268 người nhưng đến năm 2011-2012 lại giảm xuống chỉ còn 4313 người. Tỷ lệ giảng viên CĐ NCL biến đổi thất thường, trong khi số lượng sinh viên có xu hướng tăng một cách ổn định đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ giữa SV/GV không ổn định.

Bảng 3.6. Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên hệ CĐ NCL qua các năm



ĐVT: Người

Năm học

2000-2001

2002-2003

2004-2005

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

Công lập

Tổng số sinh viên

186723

215544

273463

367054

422937

476721

576878

726219

654796

Tổng số giảng viên

10392

11215

13677

15381

17903

20183

24597

33174

32152

Tỷ lệ SV/GV

18,0

19,2

20,0

23,9

23,6

23,6

23,5

21,9

20,4

Ngoài công lập

Tổng số sinh viên

14801

20688

24821

36301

45406

66837

105765

144390

160425

Tổng số giảng viên

591

563

985

1012

1563

2295

4472

5268

4313

Tỷ lệ SV/GV

25,0

36,7

25,2

35,9

29,1

29,1

23,7

27,4

37,2

Nguồn: [3]; [4]

Như vậy, với sự tăng nhanh về số lượng của các trường ĐH, CĐ NCL, số lượng giảng viên của khối NCL không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định, có sự biến đổi đột ngột ở một số năm. Mức độ tăng trưởng về số lượng giảng viên giữa khối công lập và NCL có sự khác nhau, đồng thời mức tăng này cũng có sự khác biệt tương đối lớn giữa bậc ĐH và bậc CĐ.



Tốc độ tăng trưởng của số lượng giảng viên thấp hơn tốc độ tăng trưởng của số lượng sinh viên, đồng thời tốc độ tăng trưởng của số lượng sinh viên tương đối ổn định trong khi tốc độ tăng trưởng của giảng viên lại rất thất thường- đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ SV/GV ở nước ta cao hơn so với nhiều nước và tình trạng này chậm được cải thiện. Hơn nữa, sự biến động thất thường của số lượng giảng viên tại một số năm làm cho tỷ lệ SV/GV ở một số năm quá cao. Đây vừa là đặc điểm nổi bật nhất, đồng thời cũng là điểm yếu đối với ĐNGV ĐH và CĐ của nước ta thời gian qua.

3.2.2. Về cơ cấu



Bảng 3.7. Cơ cấu giảng viên các trường ĐH và CĐ

ĐVT: Ngàn người

Năm

2001

2002

2004

2006

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số

35,9

38,7

47,6

53,4

60,7

69,6

74,6

84,1

87,2

Công lập

Số giảng viên

31,4

33,4

40,0

45,7

54,8

60,3

63,3

70,4

69,1

TLGVCH (%)

83,2

82,8

82,4

82.0

79.5

79.8

79,5

79,3

79,0

TLGVTG (%)

16,8

17,2

17,6

18,0

20,5

20,2

20,5

20,7

21,0

Ngoài công lập

Số giảng viên

4,5

5,3

7,6

7,7

5,9

9,3

11,3

13,7

18,1

TLGVCH (%)

39,5

38,7

37,9

37,1

39,6

38,8

38,9

38,7

38,5

TL GVTG (%)

60,5

61,3

62,1

62,9

60,4

61,2

61,1

61,3

61,5

Nguồn: [3]

Một trong những tiêu chí quan trọng về cơ cấu để đánh giá thực trạng của ĐNGV ĐH và CĐ nước ta hiện nay là tỷ lệ giữa giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Trong đó, giảng viên cơ hữu là những người thuộc biên chế của nhà trường, được trả lương theo thang bậc lương, được nhà trường đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, được lập sổ bảo hiểm xã hội, được tham gia các tổ chức đoàn thể trong trường như công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ..., được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phải thực hiện các nghĩa vụ với nhà trường...

Giảng viên thỉnh giảng là những người không thuộc diện biên chế của nhà trường mà chỉ được trả tiền theo các hoạt động đã ký với nhà trường: giảng dạy, ra đề thi, ôn thi, chấm thi... không được nhà trường đóng BHXH, không được tham gia các đoàn thể trong trường, không có chế độ cho việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ... Thường thì giảng viên hiện nay cơ hữu ở một trường thì mới dễ dàng thỉnh giảng ở trường khác. Trong hai loại giảng viên trên đây thì giáo viên cơ hữu chính là yếu tố quyết định sự phát triển của nhà trường.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT về quy định điều kiện và thủ tục thành lập trường ĐH thì mỗi trường ĐH cần có 60% giảng viên cơ hữu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đáp ứng quy định này không mấy khó khăn đối với khối các trường công lập, ngược lại là một trở ngại lớn đối với khối ĐH và CĐ NCL.

Từ Bảng 3.7 ta thấy, đối với khối công lập tỷ lệ giảng viên cơ hữu cao hơn nhiều so với khối NCL, trong khoảng thời gian từ 2001- 2012, tỷ lệ này luôn đạt trên 79,0%, vượt xa chỉ tiêu quy định của Bộ GD&ĐT (60%). Tuy nhiên về chiều hướng, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm song mức độ không đáng kể. Hơn nữa, việc giảm tỷ trọng giảng viên cơ hữu và tăng tỷ trọng giảng viên thỉnh giảng đối với khối công lập là một biểu hiên tốt. Điều này một mặt, chứng tỏ lãnh đạo các trường khối công lập đã “mở cửa” để tiếp nhận những học giả, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, các bộ ngành từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả các học giả từ nước ngoài, mặt khác việc tham gia của giảng viên thỉnh giảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tập, giúp cho học sinh có cách tư duy phong phú, tránh hiện tượng nặng về lý thuyết, coi nhẹ thực hành, gắn việc giảng dạy ở các trường ĐH với đời sống thực tế.

Tuy nhiên, khác với khối công lập, thì tỷ trọng của giảng viên cơ hữu khối các trường ĐH và CĐ NCL lại quá thấp. Trong khoảng thời gian từ năm 2001-2012, tỷ lệ của giảng viên cơ hữu chỉ ở mức dưới 40% thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT [4]. Đây cũng là một hiện tượng không tốt, về nguyên tắc sự tồn tại và phát triển của các trường NCL phải dựa vào ĐNGV cơ hữu, đại đa số các trường NCL đều mới thành lập nên cần đội ngũ này để xây dựng chương trình, tạo nên phong cách riêng cho nhà trường, trên cơ sở đó mới mời thêm giảng viên thỉnh giảng.

Hơn nữa, do tỷ trọng giảng viên cơ hữu thấp, việc mời giảng viên thỉnh giảng nhiều khi không được như ý muốn, nên không đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng của ĐNGV của trường NCL có sự biến động thất thường.

Để đáp ứng tiêu chuẩn quy định về ĐNGV khi mở trường của Bộ GD-ĐT, dẫn đến việc nhiều trường phải “khai man” số lượng giảng viên cơ hữu. Chẳng hạn, trong đợt thanh tra 59 trường ĐH, CĐ NCL thành lập trong 10 năm gây đây, Bộ GD-ĐT dẫn ra một số ví dụ cụ thể về việc báo cáo không chính xác số lượng giảng viên cơ hữu khi đăng ký mở ngành. Cụ thể như trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân gửi Bộ GD-ĐT có ghi giảng viên cơ hữu tại trường có 20 tiến sĩ, nhưng thực tế chỉ có 01 người. Mặc dù, trong vòng 10 năm gần đây, số giảng viên đã tăng nhanh nhưng các trường đều phải đối mặt với ĐNGV vừa thiếu vừa yếu và điều này ảnh hướng lớn đến chất lượng đào tạo.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng giảng viên thỉnh giảng cao tại các trường NCL là vấn đề tiền lương. Nhiều trường thường bị luẩn quẩn giữa mức lương giảng viên và mức thu học phí. Cụ thể, đối với giảng viên cơ hữu lương trung bình phải trả khoảng 4 triệu đồng/tháng, cộng cả thưởng thì 1 năm trường phải trả 60 triệu đồng/ giảng viên cơ hữu, nhưng nếu mời giảng viên thỉnh giảng thì mỗi giảng viên là 80 nghìn đồng/tiết, với 300 giờ/năm thì trường chỉ phải trả 24 triệu đồng, chưa bằng một nửa trả cho giảng viên cơ hữu.

Tại nhiều cơ sở đào tạo NCL, nhất là các cơ sở mới được thành lập, số lượng giảng viên thỉnh giảng cao hơn nhiều lần so với đội ngũ cán bộ cơ hữu làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường. Một số trường có số lượng giảng viên thỉnh giảng gấp 2 lần số giảng viên cơ hữu; cá biệt có trường chỉ có 53 giảng viên cơ hữu, trong khi số giảng viên thỉnh giảng là 375. Không ít trường hợp danh sách giảng viên thỉnh giảng của một số trường trùng nhau, tập trung vào một số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Việc sử dụng quá đông giảng viên thỉnh giảng một mặt làm cho cơ sở đào tạo khó chủ động thực hiện kế hoạch đề ra và chất lượng đào tạo không cao do giảng viên thỉnh giảng ít có điều kiện tham gia sinh hoạt chuyên môn tại cơ sở thỉnh giảng và không có thời gian tập trung nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Như vậy, đối với các trường ĐH, CĐ NCL, tỷ trọng của giảng viên cơ hữu tuy rất thấp và tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Trong khoảng thời gian 2001 - 2012, tỷ trọng này luôn biến động từ mức 37,1% lên 39,5%. Năm 2012, tỷ trọng này là 38,5, thấp hơn 1,0% so với năm 2001. Hơn nữa, tỷ trọng giữa giảng viên cơ hữu trên tổng số giảng viên có sự khác nhau rất lớn giữa các trường.

3.2.3. Về chất lượng

Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, chất lượng của ĐNGV ĐH và CĐ nước ta thời gian qua cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm 2001, trong số 35.941 giảng viên tại các trường ĐH và CĐ trên cả nước, có 15.131 người có trình độ trên ĐH (bao gồm: tiến sỹ, tiến sĩ khoa học), chiếm tỷ trọng là 42,1%; số giảng viên có trình độ ĐH và CĐ là 20.348 người, chiếm tỷ trọng 56,6% và số giảng viên có trình độ khác (trình độ dưới CĐ) là 462 người, chiếm tỷ trọng 1,3%.

Năm 2006, tổng số giảng viên ĐH và CĐ trên cả nước là 53.364 người, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2001. Trong đó, số giảng viên có trình độ trên ĐH là 24.325 người, chiếm tỷ trọng 45,6%, số giảng viên có trình độ ĐH và CĐ là 28.460 người, chiếm tỷ trọng 53,3% và số giảng viên có trình độ khác là 579 người, chiếm tỷ trọng 1,1% [3]. Như vậy, sau 5 năm, tỷ trọng số lượng giảng viên có trình độ trên ĐH đã tăng thêm 3,5% (45,6% so với 42,1%). Cũng trong khoảng thời gian đó, số giảng viên có trình độ ĐH và CĐ lại giảm 3,3% (56,6% so với 53,3%). Số giảng viên có trình độ khác mặc dầu chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng giảm từ 1,3% năm 2001 xuống còn 1,1% vào năm 2006. Trong khoảng thời gian từ năm 2001- 2006, nhìn chung tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chậm.

Số lượng và tỷ trọng của giảng viên ĐH và CĐ có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012. Cụ thể, năm 2012 số giảng viên có trình độ trên ĐH là 48.978 người, đồng thời cơ cấu cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH tăng lên và tỷ trọng của giảng viên có trình độ ĐH và trình độ khác giảm một cách tương đối. Cụ thể, năm 2012, số giảng viên đại học có trình độ trên ĐH là 48.978 người tăng hơn 2 lần so với năm 2006 và 3,24 lần so với năm 2001. Việc gia tăng về số lượng một cách nhanh chóng đã dẫn tới tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH trong tổng cơ cấu của giảng viên ĐH và CĐ nước ta có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực. Năm 2012, tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH là 56,2%, tăng thêm 10,6% so với năm 2006 và 14,1% so với năm 2001.

Cùng với việc tăng tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH là việc giảm tỷ trọng của giảng viên có trình độ ĐH và CĐ cũng như giảng viên có trình độ khác. Năm 2012, tỷ trọng của giảng viên có trình độ ĐH và CĐ là 43,2%, giảm 10,1% so với năm 2006 và 13,4% so với năm 2001 [4]. Số giảng viên có trình độ khác, đã giảm từ 1,3% năm 2001 xuống còn 0,6% năm 2012, về chỉ số tương đối đây là sự thay đổi đáng kể nhưng về chỉ số tuyệt đối thì sự thay đổi không nhiều do số lượng quá ít.

Bảng 3.8. Chất lượng giảng viên các trường ĐH và CĐ cả nước theo trình độ chuyên môn



Năm

2001

2002

2004

2006

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số (Người)

35941

38671

47613

53364

60651

69581

74573

84109

87160

Trên đại học

15131

16708

21284

24325

30283

33901

38298

45512

48978

ĐH, CĐ

20348

21302

25598

28460

29757

34795

34776

36998

37664

Trình độ khác

462

661

731

579

611

885

1499

1599

518

Tỷ lệ (%)

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Trên đại học

42.1

43.2

44.7

45.6

49.9

48.7

51.4

54.1

56.2

ĐH, CĐ

56.6

55.1

53.8

53.3

49.1

50

46.6

44

43.2

Trình độ khác

1.3

1.7

1.5

1.1

1

1.3

2

1.9

0.6

Nguồn: [3]

Nét nổi bật trong sự thay đổi cơ cấu theo trình độ học vấn của ĐNGV ĐH và CĐ nước ta trong thời gian từ 2001-2012 là sự thay đổi đó đã diễn ra theo xu hướng tích cực. Cùng với sự gia tăng tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH là việc giảm tỷ trọng của giảng viên có trình độ ĐH, CĐ và trình độ khác.

So với tình trạng chung của cả nước, sự thay đổi cơ cấu về trình độ học vấn của giảng viên ĐH và CĐ trong khối công lập diễn ra theo kịch bản tương tự. Nghĩa là cùng với sự gia tăng về số lượng, tỷ trọng trong cơ cấu của giảng viên có trình độ trên ĐH tăng nhanh và số giảng viên có trình độ ĐH, CĐ và trình độ khác giảm đáng kể.

Năm 2012, số giảng viên có trình độ trên ĐH của khối công lập là 38.826 người, tăng 2,98 lần so với năm 2001. Tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH tăng từ 41,5% năm 2001 lên 56,2 % năm 2012, nghĩa là trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2012 tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH đã tăng thêm 14,7% [4].

Số lượng của giảng viên có trình độ ĐH và CĐ tăng từ 17.945 người năm 2001 lên 29.857 người năm 2012, hay là gấp 1,66 lần. Tuy nhiên, tỷ trọng tương đối đã giảm từ 57,1% xuống còn 43,2%, hay giảm 13,9%. Số giảng viên có trình độ khác về số lượng tăng không đáng kể, hơn nữa số lượng ít nên tỷ trọng trong cơ cấu đã giảm mạnh từ 1,4% năm 2001 xuống còn 0,6% năm 2012.

Sự thay đổi về cơ cấu của ĐNGV NCL, không có khác biệt lớn so với khối công lập cũng như tình trạng chung của cả nước. Năm 2001, số lượng giảng viên có trình độ trên ĐH của khối NCL là 2096 người và năm 2012 là 10.152 người tăng 4,8 lần so với năm 2001. Tỷ trọng của giảng viên có trình độ trên ĐH trong tổng số giảng viên của khối NCL tăng từ 46,4% vào năm 2001 lên 56,2% năm 2012, nghĩa là tăng thêm 9,8%. Sự gia tăng này thấp hơn so với con số tương ứng của cả nước và khối công lập trong cùng thời gian (cả nước tăng 14,1% và công lập tăng 14,7%).



Bảng 3.9. Chất lượng giảng viên các trường ĐH và CĐ
khối công lập phân theo trình độ chuyên môn


Năm

2001

2002

2004

2006

2008

2009

2010

2011

2012

Số lượng (Người)

31419

33394

39960

45631

54751

60316

63329

70432

69093

Trên đại học

13035

14375

17318

20140

27333

29987

32956

38697

38826

ĐH, CĐ

17945

18425

22035

24965

26866

29633

29089

30702

29857

Trình độ khác

439

594

607

526

552

696

1284

1033

411

Tỷ lệ (%)

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Trên đại học

41.5

43

43.3

44.1

49.9

49.7

52

54.9

56.2

ĐH, CĐ

57.1

55.2

55.1

54.7

49.1

49.1

45.9

43.6

43.2

Trình độ khác

1.4

1.8

1.5

1.2

1

1.2

2

1.5

0.6


tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương