Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7



tải về 444.06 Kb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích444.06 Kb.
#3663
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4.3. Bộ mã hoá DSC MF/HF

4.3.1 Sai số tần số


4.3.1.1 Định nghĩa

Sai số tần số là độ chênh lệch giữa tần số đo được và giá trị danh định của nó.



4.3.1.2 Phương pháp đo

Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).

Tải thuần trở 600 Ω phải được đấu nối với đầu ra của thiết bị. Phải đo các tần số tương ứng với trạng thái B và Y (Khuyến nghị M.493-6 của ITU-R [6], Phụ lục 1, mục 1.4) ở đầu ra. Bộ mã hoá phải được thiết lập để tạo tín hiệu B hoặc Y liên tục.

4.3.1.3 Giới hạn

Tần số đo được tiếp theo sau thời gian khởi động (mục 2.12) ở thời điểm bất kỳ phải:

không quá ± 1 Hz so với 1700 Hz + 85 Hz đối với trạng thái B và

không quá ± 1 Hz so với 1700 Hz - 85 Hz đối với trạng thái Y.


4.3.2 Điện áp ra


4.3.2.1 Định nghĩa

Điện áp ra là điện áp âm thanh được đo trên tải thuần trở 600 Ω. Đối với đầu ra nhị phân, điện áp này là mức "1" và mức "0".



4.3.2.2 Phương pháp đo

Tải thích hợp 600 Ω như đã chỉ định trong mục 3.5.3 phải được đấu nối với đầu ra của thiết bị.

Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục và điện áp ra r.m.s trong thời gian phát mẫu chấm phải được đo.

4.3.2.3 Giới hạn

4.3.2.3.1 Điện áp tương tự

Điện áp ra r.m.s phải có thể điều chỉnh được ít nhất khoảng ± 10 dB so với 0,775 V (rms).

Mức ra của hai tone không được thay đổi lớn hơn 0,5 dB trong quá trình truyền dẫn khối thông tin hoặc tín hiệu điều khiển và độ chênh lệch giữa hai tone không được vượt quá 0,5 dB.

4.3.2.3.2 Điện áp nhị phân

Các mức điện áp ra phải tuân thủ khuyến nghị V.11 [12] của ITU-T.


4.3.3 Tốc độ dòng bit


4.3.3.1 Định nghĩa

Tốc độ dòng bit là số bit trên giây.



4.3.3.2 Phương pháp đo

Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục.

Đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.

Phải đo tần số của mẫu chấm.



4.3.3.3 Giới hạn

Tần số phải là 50 Hz ± 30 x 10-6 tương ứng với tốc độ dòng bit là 100 bit/s.


4.3.4 Các thành phần phổ không mong muốn của tín hiệu ra


4.3.4.1 Định nghĩa

Các thành phần phổ không mong muốn là các phát xạ ở tần số hoặc các tần số nằm ngoài băng thông cần thiết. Mức của các phát xạ này có thể giảm mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông tin tương ứng. Các thành phần phổ không mong muốn bao gồm các thành phần phổ hài và các sản phẩm xuyên điều chế.



4.3.4.2 Phương pháp đo

Các đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với tải thuần trở 600 Ω.

Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục. Phải xác định các thành phần phổ không mong muốn trong tín hiệu ra.

4.3.4.3 Giới hạn

Các thành phần phổ không mong muốn phải đáp ứng yêu cầu trong hình 4. 0 dB tương ứng với mức ra công suất trung bình đã đăng ký.



Hình 4 - Các thành phần phổ không mong muốn (bộ mã hoá DSC MF/HF)

4.3.5 Thử nghiệm chuỗi cuộc gọi được tạo ra của máy phát


Xem 4.6.

4.3.6 Điều chế tần dư


4.3.6.1 Định nghĩa

Mức điều tần dư là tỷ số tính theo dB của công suất tạp nhiễu trong thời gian phát xạ tín hiệu B hoặc Y liên tục và công suất ra trong khi phát xạ mẫu chấm liên tục.



4.3.6.2 Phương pháp đo

Đầu ra của thiết bị phải được kết cuối với tải thuần trở 600 Ω và được cấp cho bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.

Mức ra rms phải được đo trong thời gian phát xạ mẫu chấm liên tục và trong thời gian phát xạ tín hiệu B hoặc Y liên tục.

Tỷ số của hai mức ra rms từ bộ giải điều chế phải được xác định.

Các điện áp một chiều phải được triệt bằng thiết bị ghép phối hợp xoay chiều để chúng không ảnh hưởng đến các kết quả của phép đo.

4.3.6.3 Giới hạn

Tỷ số điều tần dư không được lớn hơn - 36dB.


4.4. Bộ mã hoá DSC VHF

4.4.1 Sai số tần số


4.4.1.1 Định nghĩa

Sai số tần số là độ chênh lệch giữa tần số đo được và giá trị danh định của nó.



4.4.1.2 Phương pháp đo

Phải thực hiện phép đo trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).

Tải thuần trở 600 Ω phải được kết nối với đầu ra của thiết bị. Các tần số tương ứng với trạng thái B và trạng thái Y (Khuyến nghị M.493-6 của ITU-R [6], Phụ lục 1, mục 1.4) phải được đo ở đầu ra. Bộ giải mã phải được thiết lập để tạo ra tín hiệu B hoặc tín hiệu Y liên tục.

4.4.1.3 Giới hạn

Tần số đo được tiếp theo sau thời gian khởi động (mục 2.12) ở thời điểm bất kỳ phải:

không quá ± 10 Hz so với 1700 Hz + 400 Hz đối với trạng thái B và

không quá ± 10 Hz so với 1700 Hz - 400 Hz đối với trạng thái Y.


4.4.2 Điện áp ra


4.4.2.1 Định nghĩa

Điện áp ra là điện áp âm thanh được đo trên tải thuần trở 600 Ω. Đối với đầu ra nhị phân, điện áp này là mức "1" và mức "0".



4.4.2.2 Phương pháp đo

Tải thuần trở 600 Ω phải được đấu nối với đầu ra của thiết bị.

Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục và điện áp ra rms trong thời gian phát mẫu chấm phải được đo.

4.4.2.3 Giới hạn

4.4.2.3.1 Điện áp tương tự

Điện áp ra r.m.s phải có thể điều chỉnh được ít nhất khoảng ± 10 dB so với 0,775 V (rms).

Mức ra của hai tone không được thay đổi lớn hơn 0,5 dB trong quá trình truyền dẫn khối thông tin hoặc tín hiệu điều khiển và độ chênh lệch giữa hai tone không được vượt quá 0,5 dB.

4.4.2.3.2 Điện áp nhị phân

Các mức điện áp ra phải tuân thủ NMEA 0183, phiên bản 2.0.0 [13].


4.4.3 Tốc độ dòng bit


4.4.3.1 Định nghĩa

Tốc độ dòng bit là số bit trên giây.



4.4.3.2 Phương pháp đo

Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục.

Đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.

Phải đo tần số của mẫu chấm.



4.4.3.3 Giới hạn

Tần số phải là 600 Hz ± 30 x 10-6 tương ứng với tốc độ dòng bit là 1200 baud.


4.4.4 Các thành phần phổ không mong muốn của tín hiệu ra


4.4.4.1 Định nghĩa

Các thành phần phổ không mong muốn là các phát xạ ở tần số hoặc các tần số nằm ngoài băng thông cần thiết. Mức của các phát xạ này có thể giảm mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông tin tương ứng. Các thành phần phổ không mong muốn bao gồm các thành phần phổ hài và các sản phẩm xuyên điều chế.



4.4.4.2 Phương pháp đo

Các đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với tải thuần trở 600 Ω.

Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục.

Phải xác định các thành phần phổ không mong muốn trong tín hiệu ra.



4.4.4.3 Giới hạn

Các thành phần phổ không mong muốn phải đáp ứng yêu cầu trong hình 5. 0 dB tương ứng với mức ra công suất trung bình đã đăng ký.





Hình 5 - Các thành phần phổ không mong muốn (bộ mã hoá DSC VHF)

4.4.5 Thử nghiệm chuỗi cuộc gọi được tạo ra


Xem 4.1.6

4.4.6 Dư điều chế


4.4.6.1 Định nghĩa

Mức điều tần dư là tỷ số tính theo dB của công suất tạp nhiễu trong thời gian phát xạ tín hiệu B hoặc Y liên tục và công suất ra trong khi phát xạ mẫu chấm liên tục.



4.4.6.2 Phương pháp đo

Đầu ra của thiết bị phải được kết cuối với tải thuần trở 600 Ω và được cấp cho bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 3 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.

Các mức ra rms phải được đo trong thời gian phát xạ các tín hiệu B hoặc Y và trong thời gian phát xạ mẫu chấm liên tục.

Tỷ số của hai mức ra rms từ bộ giải điều chế phải được xác định.

Các điện áp một chiều phải được triệt bằng thiết bị ghép phối hợp xoay chiều để chúng không ảnh hưởng đến các kết quả của phép đo.

4.4.6.3 Giới hạn

Tỷ số điều tần tương tự dư không được lớn hơn - 36 dB.



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN

tải về 444.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương