LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào


Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Việt Nam



tải về 1.06 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2056
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.5.1. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Việt Nam

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng tinh đông lạnh trong phòng thí nghiệm vì đây là chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ thụ thai trên gia súc cái (Younis và cs., 1999).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình đạt 49,17%. Trong đó trâu đực số hiệu 305 có hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao nhất đạt 52,03%, các trâu đực số hiệu 306 và 307 có hoạt lực tinh trùng sau giải đông thấp nhất (47,24% và 47,78%) (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với báo cáo của tác giả Singh (2010), tinh cọng rạ trâu Murrah có hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình đạt 48,1%.

Tuy nhiên cũng có những báo cáo khác nhau về hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ. Wei và Jea (2006) thấy rằng, tinh cọng rạ của trâu Đài Loan có hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 53,9%. Theo Pal và cs. (2012) trâu Murrah ở Iran có hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 44,98%. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của các yếu tố như chất lượng tinh dịch đưa vào sản xuất tinh, kỹ thuật sản xuất tinh, môi trường và phương pháp đông lạnh, kỹ thuật giải đông, sức kháng đông của tinh trùng (yếu tố cá thể) … (Sansone và cs., 2000; Bhakat và cs., 2009; Lemma, 2011; Vũ Đình Ngoan và cs. 2010; Ansari và cs., 2011; Mahmoud và cs., 2013).



Bảng 3.29. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần sản xuất tinh

Hoạt lực sau giải đông (%)

Mean

SD

301

87

49,42ab

0,81

302

81

48,06b

0,74

304

101

49,10ab

0,70

305

108

52,03a

0,89

306

75

47,24b

0,97

307

65

47,78b

0,85

Trung bình

517

49,17

0,84

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Giữa các cá thể trâu Việt Nam có hoạt lực tinh trùng sau giải đông khác nhau có thể do hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch của các trâu đực là có sự khác nhau (P<0,05). Theo Shelke và Dhami (2001), hoạt lực tinh trùng sau giải đông có tương quan chặt chẽ với hoạt lực tinh trùng của tinh dịch trước khi đưa vào đông lạnh (r=0,658). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của El-Sisy và cs. (2010) và Mahmoud và cs. (2013), có sự khác nhau giữa các cá thể trâu đực về một số chỉ tiêu chất lượng tinh sau đông lạnh như hoạt lực tinh trùng sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông.



Bảng 3.30. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Việt Nam qua từng mùa trong năm

Mùa

Số lần sản xuất tinh

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%)

Mean

SD

Xuân

138

48,48

0,90

Hạ

91

49,01

0,98

Thu

143

49,12

0,82

Đông

145

49,97

0,71

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố mùa vụ không ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh cọng rạ trâu Việt Nam (P>0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Koonjaenak và cs. (2007c), trâu đầm lầy ở Thái Lan có hoạt lực tinh trùng sau giải đông dao động từ 48,2% đến 48,8% qua các mùa trong năm nhưng không có sự sai khác (P>0,05). Nguyên nhân do tinh đông lạnh được bảo quản trong nitơ lỏng -1960C là một môi trường đồng nhất, yếu tố mùa vụ không thể tác động tới tinh cọng rạ trong quá trình bảo quản lạnh.

3.5.2. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam

Đánh giá chất lượng tinh đông lạnh trong phòng thí nghiệm chỉ có thể xác định được mức độ thiệt hại của tinh trùng trong quá trình đông lạnh và giải đông mà không thể dự đoán chính xác khả năng sinh sản của tinh trùng. Do vậy, tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá chất lượng của tinh đông lạnh (Vale, 1997). Kết quả về tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu khi sử dụng tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ của nghiên cứu này được thể hiện ở bảng 3.31.



Bảng 3.31. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Tổng số trâu cái phối giống (con)

Số trâu cái có chửa (con)

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu (%)

301

25

13

52,00

302

25

12

48,00

304

25

13

52,00

305

25

14

56,00

306

25

11

44,00

307

25

13

52,00

Tổng

150

76

50,67

Kết quả tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ đạt 50,67% và dao động từ 44,00% đến 56,00% (P>0,05). Kết quả này khá tương đồng với các báo cáo của Gokhale và Bhagat (2000), tác giả cho biết, kết quả chương trình TTNT trên một số giống trâu ở Ấn Độ (Pandharpuri , Nagpuri, Murrah, Mahesana) có tỷ lệ thụ thai đạt 51,84%.

Tuy nhiên, cũng có một số báo cáo có kết quả khác. Tác giả Barile và cs. (1999) thấy rằng, trâu Italia có tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 45,2%. Trâu Nili-Ravi ở Pakistan có tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 56,52%, (Raza và cs., 2005). Trâu Ai Cập có tỷ lệ thụ thai dao động từ 51% đến 63,5% (El-Sisy và cs., 2010). Tỷ lệ thụ thai TTNT ở trâu Irắc đạt 44,45% và dao động từ 41,19% đến 47,4% (Mahmoud và cs., 2013).

Nguyên nhân do tỷ lệ thụ thai trong TTNT trâu chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau. Haugan và cs. (2006) cho biết, tỷ lệ thụ thai bằng tinh đông lạnh có sự khác nhau đáng kể giữa các loài và giữa các cá nhân của cùng một loài. Tác giả Mahmoud và cs. (2013) cũng nghiên cứu thấy có sự khác nhau giữa các cá thể trâu đực về tỷ lệ thụ thai trên đàn trâu cái. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bị ảnh hưởng bởi chất lượng của tinh trùng (Soderquist và cs., 1991), ngoài ra có thể do các đặc điểm trao đổi chất của tế bào tinh trùng (Brackett và Oliphant, 1975), các thành phần trong huyết tương tế bào tinh (Fukui và cs., 1988) và có cả sự tác động của từng lô sản xuất của từng đực giống (Otoi và cs., 1993).

Theo Vale (1997), tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt trên 50% được coi là một kết quả tốt trong TTNT trâu. Điều này khẳng định được chất lượng sinh sản của trâu Việt Nam, số lượng, chất lượng tinh dịch, môi trường pha loãng và phương pháp đông lạnh tinh trùng trong nghiên cứu này đảm bảo sản xuất được tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ có chất lượng tốt, tỷ lệ thụ thai cao phục vụ công tác giống trâu Việt Nam.

Như vậy, trâu Việt Nam có khả năng sản xuất tinh đảm bảo chất lượng tốt và có tỷ lệ thụ thai cao. Yếu tố cá thể và mùa vụ có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh của trâu Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN

- Trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu này đều có phản xạ nhảy giá tốt khi huấn luyện khai thác tinh bằng âm đạo giả. Thời điểm bắt đầu đưa vào khai thác tinh, các trâu đực có độ tuổi trung bình là 29,83 tháng tuổi và khối lượng trung bình đạt 518,50kg.

- Trâu Việt Nam có lượng xuất tinh trung bình đạt 3,89ml, hoạt lực tinh trùng trung bình đạt 75,08% và nồng độ tinh trùng trung bình đạt 1,14 tỷ/ml. Cá thể và mùa vụ trong năm có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch (P<0,05). Mùa hạ có phẩm chất tinh thấp nhất, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và tốt nhất là mùa đông. Trâu Việt Nam có số lượng và chất lượng tinh dịch đảm bảo tốt để sản xuất tinh đông lạnh.

- Sử dụng môi trường có 1,363g Tris, 0,762g axit Citric, 0,375g Fructose, 1,5g Lactose, 2,7g Raffinose, 100.000 UI Penicillin G, 100mg Streptomycin, 6,5% glycerin, 20% lòng đỏ trứng gà và nước cất vừa đủ 100ml để pha loãng với tinh dịch trâu Việt Nam cho kết quả hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông tốt. Đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam bằng phương pháp đông lạnh chậm, lập trình giảm nhiệt độ liên tục từ 40C xuống -60C với tốc độ giảm 30C/phút, từ -60C xuống -700C với tốc độ 80C/phút, từ -700C xuống -1650C với tốc độ giảm 240C/phút, sau đó đưa cọng rạ vào nitơ lỏng nhiệt độ -1960C cho kết quả hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông tốt.

- Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn trung bình của chỉ tiêu lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng đạt 100%, của hoạt lực tinh trùng là 71,81%. Các trâu Việt Nam có khả năng sản xuất tinh tốt, số lượng cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn là 152,94 cọng rạ/lần khai thác đạt tiêu chuẩn/con. Yếu tố cá thể và mùa vụ có ảnh hưởng đến số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh của trâu Việt Nam (P<0,05).

- Tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ có chất lượng tốt, hoạt lực sau giải đông đạt 49,17%. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu của các trâu đực giống trên đàn trâu cái địa phương đạt 50,67% và dao động từ 44,00% đến 56,00%, không có sự sai khác giữa các cá thể trâu về chỉ tiêu này.

Tất cả 06 trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu đều có số lượng, chất lượng tinh tốt, có thể sử dụng để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống trâu Việt Nam.

2. ĐỀ NGHỊ

- Đề nghị sử dụng môi trường MT3 pha loãng tinh dịch và phương pháp PP2 đông lạnh tinh trùng trong sản xuất tinh trâu Việt Nam. Sử dụng 6 trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu này để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ phục vụ công tác giống trâu Việt Nam.

- Đề nghị mở rộng nghiên cứu đánh giá các ảnh hưởng của các yếu tố tuổi, thức ăn, quản lý khai thác tinh, thời gian bảo quản tinh … tới số lượng, chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Việt Nam. Mở rộng nghiên cứu các biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai của đàn trâu cái địa phương khi sử dụng tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ để phát triển công tác TTNT trâu trong cả nước.


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


  1. Hà Minh Tuân, Mai Văn Sánh, Lê Văn Thông và Lê Bá Quế. 2014. Ảnh hưởng của cá thể và mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu nội (swamp buffalo). Trang: 68-75. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 48-2014.

  2. Hà Minh Tuân, Mai Văn Sánh, Lê Văn Thông và Lê Bá Quế. 2014. Ảnh hưởng của môi trường pha loãng và phương pháp đông lạnh đến chất lượng tinh cọng rạ của trâu nội (swamp buffalo). Trang: 65-76. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Số: 6(183)-2014.

  3. Hà Minh Tuân, Mai Văn Sánh, Lê Văn Thông và Lê Bá Quế. 2014. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu nội Việt Nam (swamp buffalo). Trang: 76-82. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Số: 10(187)-2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Lê Việt Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Văn Trừng. 1984. Kết quả thí nghiệm sản xuất và dẫn tinh đông viên trâu Murrah, Trang: 270. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2003. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5286 - 90 "Trâu bò giống hướng thịt và cày kéo - Phương pháp phân cấp chất lượng", Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập V, Tiêu chuẩn Chăn nuôi, phần 1: Chăn nuôi - Thú y. Trang: 199-204. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2013. Báo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 1 năm 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm tin học thống kê. Ngày 25/01/2013. http://www.mard.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/Attachments/64/Baocao_1_2013.pdf

Bộ Công Thương. 2014a. Bản tin thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, tháng 1 và 2 năm 2014. Trang: 10-11. http://www.moit.gov.vn/Images/editor/files/ Yenngth/ban%20tin%20thuong%20vu%20thang1_2014.PDF

Bộ Công Thương. 2014b. Úc hy vọng xuất khẩu trâu sang Việt Nam, Bản tin Thị trường Úc (bản tin dành cho doanh nghiệp Việt Nam, tháng 6/2014). Trang: 4. http://www.moit.gov.vn/Images/editor/files/ Newsletter%20 June%202014%20Vietnamese%20(1).pdf

Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn. 2007. Truyền tinh nhân tạo cho bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Đinh Văn Cải, Nguyễn Hữu Trà, Lưu Công Hòa, Thái Khắc Thanh, Hàn Quốc Vương, Hoàng Khắc Hải và Lê Trần Thái. 2011. Hiệu quả phối giống nhân tạo trên trâu cái nội và thời điểm dẩn tinh thích hợp. Trang: 80-84. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. Số: 23-2011.

Tạ Văn Cần, Nguyễn Hữu Trà, Vũ Văn Tý,  Nguyễn Đức Chuyên và Mai Văn Sánh. 2008. Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực Murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi trong nông hộ. Trang: 41-46. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số: 9-2008.

Cục Chăn nuôi. 2010. Chăn nuôi Việt Nam 2000-2010. Trang: 12-13. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

Nguyễn Công Định. 2012. Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi với mức dinh dưỡng cao đến sinh trưởng và năng suất thịt của trâu. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.

Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải. 2002. Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Thanh, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Nguyễn Thị Thu Hoà. 2011. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh bò đực giống đông lạnh theo quy trình của Nhật và Đức. Trang: 43-48. Tạp Chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 28-2011.

Phùng Thế Hải. 2013. Đánhgiá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

Vũ Thanh Hằng, Phạm Thị Lê Hằng, Phan Văn Tân. 2010. Dao động và biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại ở Việt Nam. Trang: 334-343. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Số: 26(3)-2010.

Lưu Kỷ. 1979. Nghiên cứu môi trường pha loãng tinh dịch trâu. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969-1979. Viện Chăn nuôi. Trang: 174 – 178.

Lê Viết Ly và Võ Sinh Huy. 1982. Nghiên cứu một số môi trường pha chế bảo tồn tinh dịch trâu Murrah. Trang: 36-39. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Số: 235(1)-1982.

Lê Viết Ly và Mai Văn Sánh. 2004. Cẩm nang chăn nuôi trâu, Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm, tập III, Hội Chăn nuôi Việt Nam. Trang: 135-202. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Vũ Đình Ngoan, Đào Đức Thà, Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Hàn Quốc Vương, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Tuyết Nhung. 2010. Nghiên cứu kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trâu dạng cọng rạ tại Bá vân – Thái nguyên, http://http://vcn.vnn.vn/uploads/files/Bao%20cao%20khoa%20hoc %20hang%20nam/2010/B8_CNSH.pdf‎ (ngày 11/4/2012).

Lê Bá Quế. 2013. Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại Moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và sản lượng sữa của đàn con gái. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi. Hà Nội. 2013.

Mai Văn Sánh. 1996. Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

Mai Văn Sánh. 2005. Ảnh hưởng của chọn lọc đàn trâu cái và sử dụng trâu đực có khối lượng lớn làm giống đến khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé. Trang: 8-9. Tạp chí Chăn nuôi. Số 11-2005.

Mai Văn Sánh. 2006. Nghiên cứu sử dụng trâu đực ngoại hình to phối với trâu cái được tuyển chọn nâng cao tầm vóc trâu địa phương. Trang: 15-21. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 3-2006.

Mai Văn Sánh, Nguyễn Công Định và Trịnh Văn Trung. 2008. Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương-Nghệ An. Trang: 24-30. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 15-2008.

Mai Văn Sánh. 2008. Chăn nuôi trâu nông hộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

Sharma, P.A. và Đỗ Kim Tuyên. 2006. Khả năng sinh sản của trâu đực giống Murrah nuôi tại Sông Bé. Tạp chí Khoa học nông nghiệp. Số: 292-2006.

Đào Đức Thà, Koji Shimokawa, Võ Thị Xuân Hoa, Lê Bá Quế và Lê Văn Thông. 2007. Nghiên cứu so sánh 3 loại môi trường đông lạnh tinh dịch bò phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. Trang: 65-69. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số: 4-2007.

Đào Đức Thà, Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thị Thoa. 2010. So sánh 3 loại môi trường sử dụng trong đông lạnh tinh dịch bò. Trang: 72-77. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số: 24-2010.

Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực. 1984. Kết quả nuôi dưỡng đàn trâu Murrah tại Trung tâm nghiên cứu trâu Sông Bé. Trang: 456-462. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Số: 268-1984.

Nguyễn Văn Thanh. 2005. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của đàn trâu nội nuôi tại một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam. Trang: 185-189. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp. Số: 3(3)-2005.

Cao Xuân Thìn. 1987. Xác định thời gian dẫn tinh thích hợp của trâu cái Murrah nuôi tại Trung tâm trâu sữa sông Bé. Trang: 36-39. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Số: 304-1987.

Tổng Cục Thống Kê. 2014. Niên giám thống kê tóm tắt năm 2013. Trang 147. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2014.

Trịnh Thị Kim Thoa, Cao Thị Vân Hậu, Lê Thị Huệ, Đào Đức Thà, Nguyễn Hữu Trà. 2005. Bảo tồn tinh trâu, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Trang: 765-767. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2005.

Trịnh Thị Kim Thoa. 2006. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề tài Nghiên cứu và phát triển công nghệ tinh đông lạnh trong thụ tinh nhân tạo trâu. Viện Công nghệ sinh học, Hà nội, tháng 8/2006.

Mai Thị Thơm và Mai Văn Sánh. 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của trâu ở huyện mê Linh-Vĩnh Phúc. Trang: 127-131. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số: 2(2)-2004.

Nguyễn Hữu Trà, Đặng Đình Hanh, Hoàng Kim Giao, Phan Văn Kiểm, Mai Văn Sánh, Đào Đức Thà. 2001. Kết quả sản xuất tinh đông viên trâu Murrah tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Núi. Trang: 91-95. Báo cáo khoa học năm 2001, Viện Chăn nuôi.

Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao (2009), Chăn nuôi Việt Năm năm 2009, Cục Chăn nuôi. Trang: 18-20.

Nguyễn Quang Tuyên, Phan Đình Thắm, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Liên và Hồ Thị Bích Ngọc. 2006. Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển đàn trâu tại tỉnh Thái Nguyên. Trang: 88-90. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số: 1&2-2006.

Vũ Ngọc Tý và Lưu Kỷ (1979), Nghiên cứu pha loãng tinh dịch trâu ở bội số 1:10 và 1:15, Báo cáo khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969-1979, tr. 170-173.

Wikipedia. 2013. Trâu. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A2u.



2. Tài liệu tiếng Anh

Abd-Allah, S. M. 2012. Effect of Royal Jelly on the Fertilizing Ability of Buffalo Spermatozoa In Vitro. Journal of Buffalo Science. 1: 1-4

Abbas, A. and Andrabi, S. M. H. 2002. Effect of different glycerol concentrations on motility before and after freezing, recovery rate, longevity and plasma membrane integrity of Nili-Ravi buffalo bull spermatozoa. Pak. Vet. J. 22: 1–4.

Affranchino, M., Trinchero, G., Schang, L. M. and Beconi, M. 1991. Bovine spermatozoa as lipoperoxidation inhibitor. Corn. Biol. 9: 261-274.

Agarwal, N., Shekhar, C., Kumar R., Chaudhary, L. C. and Kamra, D. N. 2009. Effect of peppermint (Mentha piperita) oil on in vitro methanogenesis and fermentation of feed with buffalo rumen liquor. Anim. Feed Sci. Technol. 148: 321-327.

Agnieszka, P., Wojciech N. and Małgorzata O. 2012. Methods of Assessment of Cryopreserved Semen, Current Frontiers in Cryobiology, Prof. Igor Katkov (Ed.), ISBN: 978-953-51-0191-8, InTech, Available from: http://www.intechopen.com/books/current-frontiers-in-cryobiology/ methods-of-assessment-of-cryopreserved-semen.

Aguiar, P. H. P., Andrade, V. J., Abreu, J. J. and Gomez, N. B. N. 1994. Physical and morphological semen characteristics of buffaloes aged from four to eight years old. Proc. 4th Int. Buffalo Congr., Sao Paulo, Brazil. 3: 486-488.

Ahmad, K. and Chaudhry, R. A. 1980. Cryopreservation of buffalo semen. Vet. Rec. 106: 199-201.

Ahmad, M., Ahmad, K. M. and Khan, A. 1986. Cryopreservation of buffalo spermatozoa in Tris (hydroxymethyl-aminomethane). Pak. Vet. J. 6: 1-3

Ahmad, I., Javed, K. and Sattar, A. 2004. Screening of breeding bulls of different breeds through karyotyping. Pak. Vet. J. 24(4): 190-192.

Ahmad, N., Umair, S., Shahab, M. and Arslan, M. 2010. Testicular development and establishment of spermatogenesis in Nili-Ravi buffalo bulls. Theriogenology. 73: 25–30.

Ahmed, K. and Greesh, M. 2002. Effect of antibiotics on the bacterial load and quality of semen of Murrah buffalo bulls at different stages of freezing. Indian Journal of Animal Sciences. 72(2): 138-139.


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương