LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào


Bảng 3.23. Số lượng cọng rạ sản xuất của trâu Việt Nam



tải về 1.06 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2056
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Bảng 3.23. Số lượng cọng rạ sản xuất của trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần KTT ĐTC đưa vào sản xuất tinh (lần)

Số lượng cọng rạ sản xuất/lần KTT ĐTC/con

(cọng rạ)



Số lần sản xuất tinh ĐTC (lần)

Số lượng cọng rạ sản xuất ĐTC/lần KTT ĐTC/con

(cọng rạ)



Tỷ lệ ĐTC (%)

Mean

SD

Mean

SD

301

87

144,17c

20,52

81

143,58c

20,41

93,10

302

81

183,96a

20,46

74

185,16a

20,86

91,36

304

101

166,80b

21,40

91

166,81b

20,38

90,10

305

108

147,40c

22,31

101

147,94c

22,00

93,52

306

75

152,99c

23,81

66

153,42c

25,00

88,00

307

65

110,58d

19,81

56

109,80d

20,82

86,15

Trung bình

517

152,56

29,85

469

152,94

30,08

90,72

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn là số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong lần khai thác tinh đó có hoạt lực tinh trùng sau giải đông không nhỏ hơn 40%, đây chính là số lượng tinh cọng rạ được đưa vào bảo quản và phục vụ công tác TTNT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa các cá thể trâu đực giống có sự khác nhau về số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn (P<0,05). Nguyên nhân do giữa các trâu đực giống có sự khác nhau về một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch (P<0,05).

Số lượng cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn của trâu Việt Nam trung bình đạt 152,94 cọng rạ/con/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là cao hơn so với trâu Murrah ở Iran có số lượng cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh dịch là 133,59 cọng rạ (Pal và cs., 2012). Tỷ lệ số lần sản xuất được tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn đạt 90,72% và giữa các cá thể trâu đực giống không có sự sai khác về chỉ tiêu này (P>0,05). Chứng tỏ kết quả nghiên cứu môi trường và phương pháp đông lạnh trong nghiên cứu này là đảm bảo sản xuất được tinh cọng rạ có chất lượng tốt và ổn định với các trâu đực khác nhau.

3.4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam

Trâu là động vật có khả năng thích nghi cao với khí hậu nóng ẩm và địa hình lầy lội tuy nhiên khả năng sinh sản của chúng vẫn bị tác động bởi nhiệt độ cao của môi trường sống, điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn từ đó làm giảm khả năng sản xuất tinh của trâu đực (Marai và Haeeb, 2010). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh của các trâu Việt Nam được thể hiện qua các bảng 3.24, 3.25, 3.26, 3.27 và 3.28.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố mùa vụ không ảnh hưởng tới tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng (P>0,05). Nguyên nhân do tất cả các lần khai thác tinh đều đạt tiêu chuẩn về lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng.

Tuy nhiên tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng có sự khác nhau giữa các mùa trong năm và dao động từ 50,56% (mùa hạ) đến 80,56% (mùa đông) (P<0,05). Nguyên nhân do khi loại bỏ các mẫu tinh dịch không đạt tiêu chuẩn về hoạt lực tinh trùng (A<70%) sẽ kéo theo loại bỏ chỉ tiêu VAC của mẫu tinh đó, mùa hạ sẽ bị loại nhiều mẫu tinh dịch hơn do có giá trị hoạt lực tinh trùng trung bình thấp và mùa đông, mùa thu và mùa xuân có ít hơn các mẫu tinh dịch bị loại do có hoạt lực tinh trùng trung bình cao hơn.



Bảng 3.24. Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Việt Nam qua từng mùa trong năm

Mùa

Số lần KTT (lần)

Lượng

xuất tinh



Hoạt lực

tinh trùng



Nồng độ

tinh trùng



Tổng số tinh trùng tiến thẳng

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ ĐTC (%)

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ ĐTC (%)

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ ĐTC (%)

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ ĐTC (%)

Xuân

180

180

100

138

76,67a

180

100

138

76,67a

Hạ

180

180

100

91

50,56b

180

100

91

50,56b

Thu

180

180

100

143

79,44a

180

100

143

79,44a

Đông

180

180

100

145

80,56a

180

100

145

80,56a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.25 cho thấy, yếu tố mùa vụ không ảnh hưởng đến tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn ở chỉ tiêu pH tinh dịch nhưng có tác động tới các chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống. Mùa đông và mùa thu có tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống cao hơn so với mùa hạ và mùa xuân Nguyên nhân do trong mùa xuân, khu vực nghiên cứu có nhiệt độ trung bình thấp gây stress lạnh cho trâu, ảnh hưởng này có thể kéo dài sang đến mùa hạ khi nhiệt độ trung bình tăng cao, mùa hạ chuyển sang mùa thu và mùa đông có nền nhiệt độ biến động thấp hơn, do vậy khả năng sinh sản của trâu đực giống Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn. Biến động nhiệt cao giữa các mùa trong năm đã làm rối loạn trao đổi chất và ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch của trâu, làm tăng tỷ lệ loại thải các mẫu tinh khai thác.



Bảng 3.25. Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu pH tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Việt Nam qua từng mùa trong năm

Mùa

Số lần KTT (lần)

pH

Tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình


Tỷ lệ tinh trùng sống

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ ĐTC (%)

Số lần

KTT ĐTC (lần)



Tỷ lệ

ĐTC (%)


Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ ĐTC (%)

Xuân

180

180

100,00

175

97,22b

157

87,22b

Hạ

180

180

100,00

172

95,56b

144

80,00b

Thu

180

180

100,00

175

97,22b

175

97,22a

Đông

180

180

100,00

180

100,00a

174

96,67a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 3.26. Lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt tiêu chuẩn của trâu Việt Nam qua từng mùa trong năm

Mùa

Số lượng, chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn

Lượng xuất tinh

(ml)


Hoạt lực tinh trùng (%)

Nồng độ tinh trùng (tỷ/ml)

Tổng số tinh trùng

tiến thẳng (tỷ)



Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Xuân

180

3,80

0,54

138

78,78

1,46

180

1,11c

0,16

138

3,42

0,51

Hạ

180

3,56

0,54

91

78,78

1,02

180

1,03d

0,15

91

2,78

0,61

Thu

180

4,07

0,50

143

79,10

1,49

180

1,19b

0,17

143

3,89

0,64

Đông

180

4,13

0,53

145

80,64

1,70

180

1,24a

0,18

145

4,07

0,66

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bản 3.26 cho thấy, chỉ có chỉ tiêu nồng độ tinh trùng đạt tiêu chuẩn bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ (P<0,05), nguyên nhân do ảnh hưởng của stress nhiệt trong mùa hạ mặc dù đây là chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn ở tất cả các mẫu tinh khai thác. Các chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt tiêu chuẩn không bị ảnh hưởng bới yếu tố mùa vụ (P<0,05). Yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng ở tất cả các lần khai thác tinh nhưng không ảnh hưởng tới chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn do các mẫu tinh không đạt về hoạt lực tinh trùng đã bị loại bỏ nên đã triệt tiêu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ.



Bảng 3.27. pH tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu chuẩn của trâu Việt Nam qua từng mùa trong năm

Mùa

Chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn

pH

Tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình (%)



Tỷ lệ tinh trùng

sống (%)


Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Xuân

180

6,79

0,15

175

10,16b

0,37

157

85,01b

0,56

Hạ

180

6,79

0,17

172

11,59a

0,42

144

80,30c

1,50

Thu

180

6,83

0,15

175

9,14bc

0,35

175

86,52b

1,47

Đông

180

6,80

0,18

180

8,90c

0,46

174

89,68a

1,06

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố mùa vụ không tác động đến pH tinh dịch đạt tiêu chuẩn nhưng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu chuẩn (P<0,05). Nguyên nhân do số lượng mẫu tinh dịch khai thác không đạt tiêu chuẩn về các chỉ tiêu không nhiều, do vậy chưa triệt tiêu được ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ.



Mặc dù các trâu Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ dẫn đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch giảm sút trong mùa hạ, ngoài ra còn có sự tác động của yếu tố cá thể nên giữa các trâu đực giống cũng có sự khác nhau về số lượng, chất lượng tinh dịch nhưng nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng chất lượng sinh sản của các trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu này đảm bảo tốt để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ phục vụ công tác TTNT trâu ở nước ta. Đặc biệt quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác tinh gia súc ở Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada đã hạn chế được ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ và cá thể. Do đó đã phát huy tốt nhất chất lượng sinh sản của gia súc nói chung và các trâu đực giống Việt Nam nói riêng.

Bảng 3.28. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất của trâu Việt Nam qua từng mùa trong năm

Mùa

Số lần sản xuất tinh (lần)

Số lượng cọng rạ sản xuất/lần KTT ĐTC/mùa (cọng rạ)

Số lần sản xuất tinh ĐTC (lần)

Số lượng cọng rạ sản xuất ĐTC/lần KTT ĐTC/mùa (cọng rạ)

Tỷ lệ ĐTC (%)

Mean

SD

Mean

SD

Xuân

138

145,63b

21,92

122

145,80b

21,66

88,41

Hạ

91

118,27c

21,01

83

117,14c

21,21

91,21

Thu

143

164,30a

24,45

129

166,23a

23,19

90,21

Đông

145

169,08a

25,87

135

168,70a

26,22

93,10

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.28 cho thấy, số lượng tinh cọng rạ sản xuất của trâu Việt Nam coa nhất trong mùa thu (164,30 cọng rạ) và mùa đông (169,08 cọng rạ), thấp nhất trong mùa hạ (118,27 cọng rạ) (P<0,05). Số lượng cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn dao động từ 117,14 cọng rạ ở mùa hạ đến 168,70 cọng rạ ở mùa đông (P<0,05). Kết quả này là phù hợp với các kết quả nghiên cứu về chất lượng tinh trâu Việt Nam theo từng mùa trong năm, các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đều thấp trong mùa hạ (P<0,05) do trâu đực giống bị ảnh hưởng bới yếu tố stress nhiệt.

Tuy nhiên, tỷ lệ sản xuất tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn là giống nhau giữa các mùa trong năm (P>0,05). Nguyên nhân do tinh cọng rạ sản xuất ra được bảo quản trong nhiệt độ -1960C, yếu tố môi trường không tác động vào được, điều này chứng tỏ quy trình bảo quản tinh đông lạnh ở Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada luôn đảm bảo số lượng và chất lượng tốt.

3.5. CHẤT LƯỢNG TINH ĐÔNG LẠNH DẠNG CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương