LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào


Biểu đồ 3.1. Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông của trâu Việt Nam ở môi trường MT1 với 2 phương pháp PP1 và PP2



tải về 1.06 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2056
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Biểu đồ 3.1. Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông của trâu Việt Nam ở môi trường MT1 với 2 phương pháp PP1 và PP2



Biểu đồ 3.2. Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông của trâu Việt Nam ở môi trường MT2 với 2 phương pháp PP1 và PP2



Biểu đồ 3.3. Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông của trâu Việt Nam ở môi trường MT3 với 2 phương pháp PP1 và PP2

Khi so sánh 2 phương pháp đông lạnh nhanh (PP1) và đông lạnh chậm (PP2), kết quả thể hiện ở các biểu đồ 3.1, 3.2 và 3.3 cho thấy, ở cả 3 môi trường MT1, MT2 và MT3, chất lượng tinh sau đông lạnh ở phương pháp đông lạnh chậm (PP2) cao hơn phương pháp đông lạnh nhanh (PP1) (P<0,05).

Bhosrekar và cs. (1994) và Narayan và cs. (2000) cũng cho biết chất lượng tinh gia súc được đông lạnh chậm bằng tủ đông lập trình sẵn cao hơn so với tinh đông lạnh nhanh bằng hơi nitơ lỏng. Theo Woelders (1997), quá trình đông lạnh cần chú ý hai giai đoạn là giai đoạn siêu đông lạnh (supercooling - nhiệt độ từ 00C xuống -50C) và giai đoạn hình thành các tinh thể băng (nhiệt độ từ -60C xuống -150C), quá trình siêu đông lạnh diễn ra nhanh quá sẽ gây tổn hại tế bào tinh trùng nhiều hơn. Kayser (1990) cũng cho biết, tốc độ giảm nhiệt độ nhanh gây thiệt hại cho tinh trùng nghiệm trọng hơn. Việc giảm nhiệt độ nhanh gây sốc lạnh cho tinh trùng (Andrabi, 2009), màng tế bào tinh trùng tổn thương (Watson, 2000), do đó làm giảm chất lượng tinh đông lạnh.



Biểu đồ 3.4. Hoạt lực tinh trùng (%) trước và sau khi đông lạnh với 3 môi trường pha loãng, 2 phương pháp đông lạnh



Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) trước và sau khi đông lạnh với 3 môi trường pha loãng, 2 phương pháp đông lạnh



Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tinh trùng sống (%) trước và sau khi đông lạnh với 3 môi trường pha loãng, 2 phương pháp đông lạnh

Qua các biểu đồ 3.4, 3.5 và 3.6 cho thấy, chất lượng tinh trùng giảm đi sau khi đông lạnh tinh trùng ở cả 3 môi trường pha loãng tinh dịch và 2 phương pháp đông lạnh (P<0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của El-Sisy và cs. (2010), sử dụng môi trường MT2 đông lạnh tinh trâu Ai Cập bằng phương pháp đông lạnh nhanh, kết quả hoạt lực tinh trùng từ 80% đến 84% giảm xuống còn 33,4% đến 44,2%, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng từ 4,78% đến 6,04% lên 16,4% đến 19,2%, tỷ lệ tinh trùng sống giảm từ 89% đến 91,4% xuống còn 57,2% đến 61%. Nguyên nhân do trong quá trình đông lạnh, tế bào tinh trùng bị đóng băng gây tổn hại tinh trùng (Mazur, 1984).

Hiện tượng đóng băng và tan băng tạo ra các gốc oxy hóa tự do trong tinh dịch có tác động tiêu cực đến tinh trùng như một số protein màng tế bào và ở trong bào tương bị thất thoát (Dhanju và cs., 2001), tăng tỷ lệ tinh trùng chết, tăng hoạt động enzyme nội bào (Rasul và cs., 2003; Bansal và cs., 2011).

Ngoài ra sự thay đổi thành phần hóa chất, áp suất thẩm thấu, nhiệt độ và các tác động cơ học của quá trình đông lạnh làm màng tế bào và acrosom của tinh trùng bị hủy hoại, AND (axit desoxyribonucleic) bị tổn thương dẫn đến tinh trùng mất khả năng vận động, tăng tỷ lệ tinh trùng chết (Bucak và cs., 2010).

Trong thời gian đông lạnh xảy ra sự suy giảm các axit amin và lipoprotein, phát sinh glutamic oxaloacetic transaminase (GOT), giảm hoạt động của men phosphatase, giảm hàm lượng cholesterol, bất hoạt enzyme acrosin và hyaluronidase, giảm lượng prostaglandin, tăng lượng natri, giảm lượng kali, giảm ATP và ADP tổng hợp, giảm hoạt động phân giải protein acrosomal (Barbas và Mascarenhas, 2009), giảm các enzym chống oxy hóa như super oxide dismutase, catalase, glutathione peroxidase, reduced glutathione, reactive oxygen species và lipid peroxidation (Kadirve và cs., 2014), do vậy chất lượng tinh trùng sau đông lạnh giảm đi đáng kể.

Như vậy, chất lượng tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ đạt cao nhất khi sử dụng môi trường MT3 pha loãng tinh dịch trâu Việt Nam và tiến hành đông lạnh chậm, lập trình giảm nhiệt độ liên tục (PP2).

3.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH DẠNG CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM



3.4.1. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam

3.4.1.1. Tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn

Theo Holt và cs. (2007), sự thành công của công tác thụ tinh nhân tạo phục thuộc vào việc đánh giá, sàng lọc tinh trùng có chất lượng cao. Việc đánh giá chất lượng tinh dịch trước khi đưa vào đông lạnh giúp loại bỏ những tinh trùng kém chất lượng (Januskauskas và Zilinskas, 2002). Do vậy, để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác TTNT trên đàn gia súc, cần thiết phải đưa ra những tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch chủ yếu, nhằm sản xuất được tinh cọng rạ có chất lượng tốt và tránh lãng phí trong quá trình sản xuất tinh đông lạnh do tinh dịch có chất lượng kém gây nên. Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của con đực, nếu tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn cao thì khả năng sản xuất tinh tốt và ngược lại. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Việt Nam được trình bày ở bảng 3.19, và 3.20.



Bảng 3.19. Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn các chỉ tiêu lượng xuất tinh, nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần KTT (lần)

Lượng

xuất tinh



Hoạt lực

tinh trùng



Nồng độ

tinh trùng



Tổng số tinh trùng tiến thẳng

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ (%)

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ (%)

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ (%)

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ (%)

301

120

120

100

87

72,50b

120

100

87

72,50b

302

120

120

100

81

67,50b

120

100

81

67,50b

304

120

120

100

101

84,17a

120

100

101

84,17b

305

120

120

100

108

90,00a

120

100

108

90,00a

306

120

120

100

75

62,50bc

120

100

75

62,50bc

307

120

120

100

65

54,17c

120

100

65

54,17c

Trung bình

720

720

100

517

71,81

720

100

517

71,81

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.19 cho thấy, các mẫu tinh dịch ở tất cả các lần khai thác tinh đều có lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên chỉ có 71,81% số mẫu tinh dịch đảm bảo tiêu chuẩn hoạt lực tinh trùng (A≥70%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về hoạt lực tinh trùng giữa các trâu đực có sự khác nhau (P<0,05). Nguyên nhân do hoạt lực tinh trùng của từng trâu đực giống có sự khác nhau do vậy khi loại bỏ các mẫu tinh dịch không đảm bảo về chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng, các trâu đực có hoạt lực tinh trùng thấp sẽ bị loại bỏ nhiều mẫu hơn so với các trâu đực có hoạt lực tinh trùng cao hơn.

Tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng giữa các trâu đực giống có sự khác nhau (P<0,05). Nguyên nhân do tổng số tinh trùng tiến thẳng là chỉ tiêu tổng hợp của 3 chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng, trong khi đó chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn giữa các cá thể trâu đực dao động lớn từ 54,17% (trâu đực số hiệu 307) đến 90% (trâu đực số hiệu 305), do vậy đã ảnh hưởng tới tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng.

Qua bảng 3.20. cho thấy, chỉ tiêu pH tinh dịch có tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đạt 100%. Chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là 97,50%, trong đó trâu đực giống số hiệu 307 có tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn những trâu đực khác (P<0,05). Ở chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng sống, các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ là 90,28% và trâu đực giống số hiệu 307 cũng có tỷ lệ khai thác tinh đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ tinh trùng sống thấp nhất (P<0,05). Nguyên nhân có thể do trâu 307 có đặc điểm sinh sản bẩm sinh kém hơn các trâu khác do vậy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao hơn, hoạt lực tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống thấp hơn, dẫn tới số lượng mẫu tinh dịch khai thác không đạt tiêu chuẩn bị loại bỏ nhiều hơn so với các trâu còn lại.



Bảng 3.20. Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn các chỉ tiêu pH tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần KTT (lần)

pH

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Tỷ lệ tinh trùng sống

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ (%)

Số lần

KTT ĐTC (lần)



Tỷ lệ (%)

Số lần KTT ĐTC (lần)

Tỷ lệ (%)

301

120

120

100

116

96,67b

113

94,17b

302

120

120

100

120

100,00a

104

86,67c

304

120

120

100

118

98,33ab

118

98,33ab

305

120

120

100

120

100,00a

120

100,00a

306

120

120

100

117

97,50abc

103

85,83cd

307

120

120

100

111

92,50c

92

76,67d

Trung bình

720

720

100

702

97,50

650

90,28

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

3.4.1.2. Một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn

Sau khi kiểm tra, đánh giá một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng của các mẫu tinh dịch khai thác, chỉ những mẫu tinh có tất cả các chỉ tiêu kiểm tra cùng đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào sản xuất tinh đông lạnh. Do vậy, một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn là yếu tố quyết định đến số lượng cọng rạ sản xuất của trâu đực giống. Kết quả một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện ở bảng 3.21 và 3.22.



Bảng 3.21. Lượng xuất tinh, nồng độ tinh trùng và hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn của trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lượng, chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn

Lượng xuất tinh

(ml)


Hoạt lực tinh trùng (%)

Nồng độ tinh trùng (tỷ/ml)

Tổng số tinh trùng

tiến thẳng (tỷ)



Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

301

120

4,07b

0,30

87

79,36

1,72

120

1,04d

0,09

87

3,43

0,63

302

120

4,50a

0,32

81

77,61

1,43

120

1,20b

0,09

81

4,27

0,56

304

120

4,41a

0,27

101

80,73

2,04

120

1,11c

0,10

101

4,01

0,51

305

120

3,81c

0,29

108

82,94

1,76

120

1,14c

0,10

108

3,64

0,57

306

120

3,16e

0,27

75

76,42

1,30

120

1,44a

0,11

75

3,51

0,67

307

120

3,42d

0,32

65

76,77

1,32

120

0,93e

0,09

65

2,55

0,53

Trung bình

720

3,89

0,57

517

79,40

1,84

720

1,14

0,18

517

3,62

0,76

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.21 cho thấy chỉ tiêu lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng đạt tiêu chuẩn là không thay đổi do tất cả các lần khai thác tinh đều đảm bảo tiêu chuẩn đề ra. Tuy nhiên chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng trung bình đạt tiêu chuẩn tăng lên 79,40% và kéo theo tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt tiêu chuẩn tăng lên 3,62 tỷ. Nguyên nhân do có nhiều mẫu tinh dịch khai thác không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng đã bị loại bỏ, vì vậy giá trị trung bình của chỉ tiêu hoạt lực và tổng số tinh trùng tiến thẳng tăng lên.



Bảng 3.22. pH tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu chuẩn của trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn

pH

Tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình (%)



Tỷ lệ tinh trùng

sống (%)


Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

Số lần KTT ĐTC (lần)

Mean

SD

301

120

6,78bc

0,17

116

9,81

0,40

113

86,86

1,28

302

120

6,86a

0,15

120

10,84

0,35

104

84,14

1,22

304

120

6,78bc

0,15

118

8,91

0,46

118

88,34

1,49

305

120

6,81abc

0,14

120

7,97

0,38

120

88,94

1,20

306

120

6,83ab

0,16

117

10,87

0,40

103

83,11

1,12

307

120

6,76c

0,18

111

11,36

0,35

92

81,10

0,89

Trung bình

720

6,80

0,16

702

9,91

0,43

650

85,78

1,36

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy, chỉ tiêu pH tinh dịch đạt tiêu chuẩn không thay đổi so với pH tinh dịch ở tất cả các lần khai thác tinh. Các chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình đạt tiêu chuẩn và tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu chuẩn đều thay đổi so với ban đầu và đạt lần lượt là 9,91% và 85,78%. Nguyên nhân do có những mẫu tinh dịch khai thác không đảm bảo tiêu chuẩn về các chỉ tiêu này nên đã bị loại bỏ.



3.4.1.3. Số lượng tinh cọng rạ

Đế sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ, mẫu tinh dịch phải có các chỉ tiêu số lượng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định đã đặt ra sau đó mới đưa vào pha chế và sản xuất tinh cọng rạ (thể tích một cọng rạ là 0,25ml). Do vậy số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống, tuổi, cá thể, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, kỹ thuật khai thác tinh, quản lý...tương tự như các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch. Đặc biệt, chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng trong tinh dịch. Nếu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng càng cao thì số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh càng nhiều. Ngược lại, chỉ cần lượng xuất tinh thấp hoặc hoạt lực tinh trùng không cao hay nồng độ tinh trùng thấp thì số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh sẽ bị giảm theo (Phùng Thế Hải, 2013). Kết quả nghiên cứu số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam được thể hiện qua bảng 3.23.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng tinh cọng rạ sản xuất trung bình của trâu Việt Nam đạt 152,56 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn. Trong đó trâu đực số hiệu 302 có số lượng tinh cọng rạ sản xuất được cao nhất đạt 183,96 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, tiếp theo là các trâu đực số hiệu 304 (166,80 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn), 306 (152,99 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn), 305 (147,40 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn), 301 (144,17 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn) và thấp nhất là trâu đực số hiệu 307 chỉ đạt 110,58 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (P<0,05). Kết quả này là phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, giữa các trâu đực giống có sự khác nhau về một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch do vậy số lượng cọng rạ sản xuất của từng cá thể trâu cũng có sự khác nhau (P<0,05).


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương