LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào


Bảng 3.11. Nồng độ tinh trùng của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm



tải về 1.06 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2056
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Bảng 3.11. Nồng độ tinh trùng của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm

Mùa

Số lần khai thác tinh (lần)

Nồng độ tinh trùng (tỷ/ml)

Mean

SD

Xuân

180

1,11c

0,16

Hạ

180

1,03d

0,15

Thu

180

1,19b

0,17

Đông

180

1,24a

0,18

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả đánh giá nồng độ tinh trùng của trâu Việt Nam qua các mùa vụ trong năm được thể hiện ở bảng 3.11. Nồng độ tinh trùng trong mùa đông đạt cao nhất là 1,24 tỷ/ml, tiếp theo là mùa thu đạt 1,19 tỷ/ml, mùa xuân đạt 1,11 tỷ/ml và thấp nhất ở mùa hạ, chỉ đạt 1,03 tỷ/ml (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Javed và cs. (2000), Gokhale và cs. (2003), Wei và Jea (2006), Ibrrhem và cs. (2014). Trâu Nili-Ravi ở Pakistan có nồng độ tinh trùng cao vào mùa thu và mùa xuân (Javed và cs., 2000), trâu Murrah có nồng độ tinh trùng thấp nhất trong mùa hạ (Gokhale và cs., 2003), trâu Đài Loan có nồng độ tinh trùng đạt giá trị cao trong mùa thu và mùa đông (Wei và Jea, 2006), trâu Irắc có nồng độ tinh trùng tăng trong các tháng có nhiệt độ vừa và thấp, giảm trong các tháng có nhiệt độ cao (Ibrrhem và cs., 2014).

Theo chúng tôi, trâu Việt Nam có nồng độ tinh trùng thấp trong mùa hạ ngoài ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm cao còn do tác động của stress lạnh trong mùa xuân đã ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trong dịch hoàn của trâu.

Tác giả Koonjaenak và cs. (2007a) cho biết một kết quả khác với kết quả của chúng tôi. Nồng độ tinh trùng của trâu đầm lầy ở Thái Lan không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ (P>0,05), nồng độ tinh trùng trâu trong mùa mưa đạt 1,2 tỷ/ml, mùa đông có nồng độ tinh trùng đạt 1,2 tỷ/ml và mùa hạ có nồng độ tinh trùng đạt 1,1 tỷ/ml. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể do sự khác biệt của điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu.

Bảng 3.12. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm


Mùa

Số lần khai thác tinh (lần)

Tổng số tinh trùng tiến thẳng (tỷ/lần khai thác)

Mean

SD

Xuân

180

3,16c

0,71

Hạ

180

2,58d

0,60

Thu

180

3,66b

0,76

Đông

180

3,95a

0,71

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.12 cho thấy, tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Việt Nam giảm dần từ mùa đông (3,95 tỷ/lần khai thác), mùa thu (3,66 tỷ/lần khai thác), mùa xuân (3,16 tỷ/lần khai thác) đến mùa hạ là thấp nhất (2,58 tỷ/lần khai thác) (P<0,05). Nguyên nhân do mùa vụ ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng nên chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Vale (1997) cho rằng thời gian chiếu sáng trong ngày là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng khả năng sinh sản và hoạt động tình dục của trâu đực. Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng trực tiếp tới gia súc thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa … ở cả khí hậu trong và ngoài chuồng nuôi và ảnh hưởng gián tiếp bởi stress nhiệt cao trong mùa hạ (Mandal và cs., 2000) sẽ ức chế ham muốn tình dục nên thời gian hưng phấn sinh dục của trâu trong mùa hạ ngắn hơn so với các mùa khác trong năm (Marai và Haeeb, 2010). Ngoài ra, nồng độ thyroxin trong mùa hạ bị tiết giảm đã ảnh hưởng tới lượng thức ăn ăn vào của động vật, giảm sự trao đổi chất (Madan, 1985) và từ đó làm giảm quá trình sinh tinh (Zafar và cs., 1988).



Theo Al-Sahaf và Ibrahim (2012), ở các tháng có nhiệt độ vừa và lạnh bộ phận dịch hoàn phụ (mào tinh hoàn) của tinh hoàn gia tăng khối lượng và chiều dài, đuôi dịch hoàn phụ gia tăng về khối lượng và đường kính, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các ống sinh tinh sản xuất tinh trùng, nguyên nhân do sự gia tăng các hoóc môn testosterone, FSH và LH. Chính vì vậy, chất lượng tinh trùng trong mùa hạ giảm sút hơn các mùa khác trong năm. Ibrrhem và cs. (2014) cho biết, chất lượng tinh trùng trâu tăng lên trong các tháng mùa đông, giảm mạnh trong mùa hạ, do nhiệt độ cao của mùa hạ ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh sản và quá trình sinh tinh, dẫn đến một số lượng lớn các tinh trùng bất thường.

Tuy nhiên, kết quả này khác với kết quả nghiên cứu ở Đài Loan và Thái Lan, mùa vụ không ảnh hưởng tới chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu đực. Trâu Đài Loan có tổng số tinh trùng tiến thẳng ở các mùa xuân và hạ đạt 2,6 tỷ/lần khai thác, mùa thu đạt 2,8 tỷ/lần khai thác, mùa đông đạt 2,9 tỷ/lần khai thác (Wei và Jea, 2006). Koonjaenak và cs. (2007a) cho biết, trâu đầm lầy ở Thái Lan có tổng số tinh trùng tiến thẳng 4,3 tỷ/lần khai thác trong mùa mưa, 3,6 tỷ/lần khai thác trong mùa đông và 4,2 tỷ/lần khai thác trong mùa hạ. Nguyên nhân do điều kiện khí hậu ở các vùng nghiên cứu có sự khác nhau.

Bảng 3.13. pH tinh dịch của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm

Mùa

Số lần khai thác tinh (lần)

pH

Mean

SD

Xuân

180

6,79

0,15

Hạ

180

6,79

0,17

Thu

180

6,83

0,15

Đông

180

6,80

0,18

Kết quả nghiên cứu độ pH tinh dịch trâu Việt Nam ở các mùa trong năm không có sự khác nhau (P>0,05). Độ pH tinh dịch ở mùa xuân và mùa hạ là 6,79, còn ở mùa thu và mùa đông lần lượt là 6,83 và 6,80. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Wei và Jea (2006), độ pH tinh dịch của trâu Đài Loan cũng không có sự khác nhau giữa các mùa trong năm. Koonjaenak và cs., (2007a) cũng cho biết, mùa vụ không ảnh hưởng đến chỉ tiêu pH tinh dịch của trâu đầm lầy ở Thái Lan, pH đạt 6,9 trong mùa mưa, đạt 7 trong mùa đông và mùa hạ.

Tuy nhiên, tác giả Javed và cs. (2000) cho biết, trâu Nili-Ravi có độ pH tinh dịch trong mùa thu thấp hơn trong mùa đông. Terezinha và cs. (1991) thấy rằng, pH tinh dịch cao trong mùa đông nhưng thấp vào mùa xuân và mùa hạ. Younis (1996) công bố, độ pH tinh dịch thấp trong mùa thu. Nguyên nhân theo chúng tôi do có sự khác biệt về giống, độ tuổi cũng như các điều kiện nghiên cứu.



Bảng 3.14. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm

Mùa

Số lần khai thác tinh (lần)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%)

Mean

SD

Xuân

180

10,50b

0,47

Hạ

180

12,01a

0,49

Thu

180

9,42bc

0,43

Đông

180

8,90c

0,46

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu Việt Nam giữa các mùa trong trong năm cho thấy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao nhất là ở mùa hạ (12,01%), mùa xuân và mùa thu đạt lần lượt chiếm 10,50% và 9,42%, thấp nhất là ở mùa thu là 8,90% (P<0,05). Nguyên nhân có ảnh hưởng của stress lạnh trong mùa xuân và sự biến động nhiệt cao khi chuyển sang mùa hạ ở khu vực nghiên cứu. Waites và Setchell (1990) cho biết, nhiệt độ môi trường tăng đột ngột ảnh hưởng đến các tế bào mầm sinh tinh trong tinh hoàn do đó làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Chính vì vậy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu đầm lầy Việt Nam cao nhất trong mùa hạ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Koonjaenak và cs. (2007a) trên trâu đầm lầy Thái Lan cho biết yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến các biến dạng hình thái của tinh trùng (P <0,05-0,001). Ibrrhem và cs. (2014) cũng thấy rằng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở trâu Irắc giảm đi trong những tháng có nhiệt độ vừa và thấp, tăng lên trong những tháng có nhiệt độ cao và dao động từ 9,32% đến 15,56% (P<0,05).

Bảng 3.15. Tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm


Mùa

Số lần khai thác tinh (lần)

Tỷ lệ tinh trùng sống (%)

Mean

SD

Xuân

180

82,42c

1,34

Hạ

180

77,59d

1,67

Thu

180

86,10b

1,57

Đông

180

89,05a

1,32

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.15 cho thấy, tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Việt Nam thay đổi giữa các mùa trong năm (P<0,05). Trong mùa đông, tỷ lệ tinh trùng sống cao nhất đạt 89,05% và thấp nhất trong mùa hạ là 77,59%. Trong mùa xuân và mùa thu tỷ lệ tinh trùng sống của trâu đầm lầy Việt Nam lần lượt là 82,42% và 86,20%.

Nguyên nhân do điều kiện thời tiết ở khu vực nghiên cứu có nền nhiệt thấp trong mùa xuân và tăng cao nhanh khi chuyển sang mùa hạ. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của gia súc (Marai và Haeeb, 2010), làm thay đổi đặc điểm số lượng, chất lượng và hóa học của tinh dịch và thay đổi độ lớn tinh hoàn (Wildeus và Hammond, 1993). Tác giả Saeed (1988) cũng cho biết rằng chất lượng tinh dịch của gia súc bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố mùa vụ trong năm, đặc biệt có sự thay đổi chất lượng tinh dịch ngay trong một mùa và cùng một độ tuổi ở các địa phương khác nhau. Nghiên cứu trên đối tượng trâu Irắc, tác giả Ibrrhem và cs. (2014) cho biết tỷ lệ tinh trùng sống dao động từ 68,72% đến 79,00% qua các tháng trong năm, những tháng có nhiệt độ tăng cao thì tỷ lệ tinh trùng sống thấp và ngược lại (P<0,05).

Như vậy, một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam là tương đương với trâu đầm lầy sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác TTNT ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia …. Yếu tố cá thể và mùa vụ có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam.

3.3. LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG LẠNH TINH TRÂU VIỆT NAM

Chất lượng tinh trâu đông lạnh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp đông lạnh tinh trùng (Sansone và cs., 2000; Andrabi, 2009). Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các môi trường pha loãng và kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trâu nhằm phục vụ công tác TTNT trâu (Sansone và cs., 2000). Môi trường pha loãng có các thành phần chủ yếu là lòng đỏ trứng gà, glycerin, Tris, citrate, citric acid, các loại đường như lactose, fructose, raffinose …. và một số loại kháng sinh chống nhiễm khuẩn như Penicilin, Streptomycin… (Singh và cs., 1991; Singh và cs., 1995; Siddique và cs., 2006; Koonjaenak và cs., 2007; Andrabi và cs., 2008b; Vale, 2010; Beheshti và cs., 2011; Mughal và cs., 2013). Các phương pháp đông lạnh chủ yếu gồm đông lạnh nhanh (El-Sheshtawy và cs., 2008, Akhter và cs., 2011), đông lạnh chậm, giảm nhiệt độ bằng máy móc được lập trình sẵn (Koonjaenak và cs., 2007, Vale, 2010). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá lựa chọn được môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu phù hợp với điều kiện sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ ở Việt Nam, phục vụ công tác phát triển TTNT trâu ở các địa phương trong cả nước.



Để xác định được môi trường pha loãng và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam thích hợp, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của 03 môi trường pha loãng tinh dịch và ảnh hưởng của 02 phương pháp đông lạnh tinh trùng đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông và tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông. Đây là 03 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tinh đông lạnh và có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu trên gia súc cái (El-Sisy và cs., 2010; Mahmoud và cs., 2013). Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.16, 3.17, 3.18.

Bảng 3.16. Hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống của tinh dịch trâu Việt Nam trước khi đưa vào pha loãng và đông lạnh

Chất lượng tinh dịch

Số lần khai thác tinh (lần)

Mean

SD

Hoạt lực tinh trùng (%)

30

75,86

0,38

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%)

30

10,40

0,22

Tỷ lệ tinh trùng sống (%)

30

81,36

0,41

Theo tác giả Shelke và Dhami (2001), chất lượng tinh dịch trâu có tương quan chặt chẽ đến chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông, do đó có thể dự đoán tương đối chính xác chất lượng tinh đông lạnh trên cơ sở chất lượng tinh dịch ban đầu. Các mẫu tinh dịch có hoạt lực tinh trùng cao sẽ có sức kháng đông tốt hơn so với các mẫu tinh dịch có hoạt lực tinh trùng thấp (Gupta và cs., 2002). Do vậy, khi tiến hành đông lạnh tinh trâu cần chọn những mẫu tinh dịch có hoạt lực tinh trùng không nhỏ hơn 60% (Anwar và cs., 2008; Ansari và cs., 2011) hoặc không nhỏ hơn 70% (Koonjaenak, 2006; El-Kon, 2011; Mughal và cs., 2013) và có những nghiên cứu yêu cầu hoạt lực tinh trùng rất cao, không nhỏ hơn 80% (Beheshti và cs., 2011). Ngoài chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng, một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng chính cần có tiêu chuẩn trước khi đưa vào đông lạnh tinh trùng như tỷ lệ tinh trùng kỳ hình không lớn hơn 20%, tỷ lệ tinh trùng sống không nhỏ hơn 70% (Vale, 2010). Các mẫu tinh dịch trâu Việt Nam được đưa vào thí nghiệm này có yêu cầu về chất lượng tinh gồm hoạt lực tinh trùng không nhỏ hơn 70%, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình không lớn hơn 20% và tỷ lệ tinh trùng sống không nhỏ hơn 70%. Kết quả cho thấy, hoạt lực trung bình của các mẫu tinh dịch đạt 75,86%, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình đạt 10,4% và tỷ lệ tinh trùng sống đạt 81,36%.

Bảng 3.17. Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông của trâu Việt Nam ở 3 môi trường pha loãng trong phương pháp đông lạnh nhanh (PP1)

Môi trường

Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông

Hoạt lực

tinh trùng (%)

Tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình (%)

Tỷ lệ tinh trùng

sống (%)

Mean

SD

Mean

SD

Mean

SD

MT1

40,10a

0,62

22,57b

0,33

57,86ab

0,43

MT2

39,07a

0,69

23,88b

0,32

55,37a

0,48

MT3

45,89b

0,54

18,64a

0,19

61,37b

0,70

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả đánh giá chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông của trâu Việt Nam ở 3 môi trường pha loãng trong phương pháp đông lạnh nhanh (PP1) cho thấy, môi trường MT3 có chất lượng tinh đông lạnh tốt hơn môi trường MT1 và MT2 (P<0,05). Hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao nhất đạt 45,89% (môi trường MT3), thấp nhất là 39,07% (môi trường MT2). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông thấp nhất là 18,84% (môi trường MT3), cao nhất là 23,88% (môi trường MT2). Tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông cao nhất đạt 61,37% (môi trường MT3), thấp nhất là 55,37% (môi trường MT2).



Bảng 3.18. Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông của trâu Việt Nam ở 3 môi trường pha loãng trong phương pháp đông lạnh chậm (PP2)

Môi trường

Chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông

Hoạt lực

tinh trùng (%)

Tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình (%)

Tỷ lệ tinh trùng

sống (%)

Mean

SD

Mean

SD

Mean

SD

MT1

46,01a

0,59

18,33b

0,34

63,19a

0,38

MT2

44,90a

0,51

20,16b

0,23

61,09a

0,67

MT3

51,97b

0,71

15,53a

0,21

68,79b

0,55

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.18 cho thấy, ở phương pháp đông lạnh chậm (PP2), môi trường MT1 và MT2 có chất lượng tinh đông lạnh tương đương (P>0,05) và đều thấp hơn chất lượng tinh đông lạnh ở môi trường MT3 (P<0,05). Hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông ở môi trường MT3 đạt lần lượt là 51,97%, 15,53% và 68,79%; ở môi trường MT1 đạt lần lượt là 46,01%, 18,33% và 63,19%; ở môi trường MT2 đạt lần lượt là 44,90%, 20,16% và 61,09%.

Hammerstedt và cs. (1990) cho biết, những thành phần hóa chất có tác dụng đệm và bảo quản lạnh trong môi trường pha loãng tinh dịch là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong quá trình đông lạnh tinh trùng. Các hóa chất này giúp bảo vệ tinh trùng trước những thay đổi về nhiệt độ và cung cấp dinh dưỡng cho tinh trùng trong quá đông lạnh (Rasul và cs., 2003). Nhiều tác giả nghiên cứu các môi trường có các thành phần nêu trên để đông lạnh tinh trùng trâu và cho biết chất lượng tinh trùng sau giải đông có kết quả tốt.

Andrabi và cs. (2008b) sử dụng môi trường gồm 1,56g/100ml axit citric, 3,0g/100ml tris, 20% lòng đỏ trứng gà, 0,2% fructose, 7% glycerin, 100.000 UI/100ml Penicillin, 100mg/100ml Streptomycin tiến hành đông lạnh chậm tinh trùng trâu Nili-Ravi, kết quả hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 54%, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông đạt 20,3%.

Tiến hành đông lạnh nhanh tinh trùng trâu Iran với môi trường có 2,66g/100ml Tris, 1,47g/100ml axit citric, 0,63g/100ml fructose, 20% lòng đỏ trứng gà, 7% glycerol, Beheshti và cs. (2011) cho biết, kết hoạt lực sau giải đông đạt 45,86%, tỷ lệ sống sau giải đông đạt 51,55%.

Tác giả Anwar và cs. (2008) cho biết, sử dụng môi trường pha loãng tinh dịch gồm có 3,03% Tris, 1,66% axits citric, 20% lòng đỏ trứng gà, 0,2% fructose, 6% glycerol để tiến hành đông lạnh chậm tinh trùng trâu Nili-Ravi, kết quả hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 48,3%.

Một nghiên cứu khác của Ansari và cs. (2011) thấy rằng, sử dụng môi trường có 1,56% axit citric, 3% tris–(hydroxymethyl)-aminomethane, 0,2% fructose, 7% glycerol và 20% lòng đỏ trứng gà, 1mg/ml streptomycin, 300 IU/ml procaine penicillin và 100 IU/ml benzyl penicillin, tiến hành đông lạnh nhanh tinh trùng Nili-Ravi, kết quả hoạt lực sau giải đông đạt 61,7%; tỷ lệ tinh trùng sống đạt 79,3%.

Mughal và cs. (2013) cho biết tinh đông lạnh trâu Iran có hoạt lực sau giải đông đạt 49,7%, tỷ lệ sống sau giải đông đạt 57,9% khi đông lạnh nhanh với môi trường có 75% lactose, 20% lòng đỏ trứng gà, 5% glycerol, 100.000 UI/100ml Penicillin, 100mg/100ml Streptomycin.

Kadirve và cs. (2014) sử dụng môi trường pha loãng tinh dịch “Tris-fructose-egg yolk-glycerol”, tiến hành đông lạnh nhanh tinh trâu Murrah (Ấn Độ), kết quả hoạt lực tinh trùng giảm từ 81,45% ở tinh dịch xuống còn 56,72% sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng sống giảm từ 88,43% ở tinh dịch xuống còn 59,68% sau giải đông.

Ở Việt Nam, tác giả Vũ Đình Ngoan và cs. (2010) sử dụng môi trường môi trường có 1,82g/100ml tris, 1g/100ml axit citric, 1,04g/100ml Natri citrat, 0,25g/100ml fructose, 0,25g/100ml glucose, 1g/100ml lactose, 100mg/100ml steptomycin, 100.000UI/100 ml penicilin, 7% glycerol, 20% lòng đỏ trứng gà đông lạnh tinh trùng, kết quả hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 41,04%.

Trịnh Thị Kim Thoa (2006) sử dụng môi trường TCA gồm có 26,2g Tris, 14,2g axit citric, 12g fructose, 1.000 ml nước cất, 20% lòng đỏ trứng gà, 7,5% glycerol, 1.000UI Penicillin/ml, 1.000µg Streptomycin/ml, tiến hành đông lạnh chậm tinh trâu đầm lầy, kết quả cho thấy hoạt lực sau giải đông đạt 42,5%.

Như vậy, cả 3 môi trường MT1, MT2 và MT3 đều có thành phần gồm những chất bảo vệ tinh trùng tốt như Tris, acid Citric, natri citrate, các loại đường fructose, glucose, lactose, raffinose, glycerol, lòng đỏ trứng gà và các loại kháng sinh peniciline, streptomycin, do vậy chất lượng tinh trùng sau giải đông đạt kết quả cao.

Tuy nhiên, ở các thí nghiệm với môi trường MT1 và MT2 của chúng tôi cho kết quả hoạt lực sau giải đông thấp hơn công bố của Singh và cs. (1995) và Siddique và cs. (2006). Tác giả Singh và cs. (1995) cho biết, hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 55,3% khi sử dụng môi trường MT2 đông lạnh tinh trâu Murrah. Siddique và cs. (2006) sử dụng môi trường MT1 đông lạnh nhanh tinh trùng trâu Nili-Ravi, công bố kết quả hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 50,0%.

Theo chúng tôi, nguyên nhân là do sự khác biệt về giống trâu, các yếu tố cá thể, chất lượng tinh dịch đưa vào đông lạnh, các điều kiện đông lạnh tinh trùng (hóa chất, dụng cụ máy móc, kỹ thuật viên …) và đặc biệt việc đánh giá hoạt lực có chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan kinh nghiệm của chuyên gia đánh giá. Điều này được khẳng định rõ hơn qua các kết quả nghiên cứu của El-Sisy và cs. (2010), Sadeg và cs. (2011) và El-Kon (2011) khi nghiên cứu sử dụng môi trường MT2 đông lạnh tinh trâu. Theo Sadeg và cs. (2011), hoạt lực sau giải đông của tinh trâu Murrah chỉ đạt 39,16%, tỷ lệ sống sau giải đông đạt 55,08% khi đông lạnh tinh trùng với môi trường MT2. Nghiên cứu trên đối tượng trâu Ai Cập, El-Sisy và cs. (2010) cho biết, hoạt lực tinh trùng trâu Ai Cập trung bình sau giải đông dao động từ 33,4% đến 42,2%, tỷ lệ tinh trùng sống trung bình sau giải đông dao động từ 57,2% đến 61,0%, tỷ lệ tình trùng kỳ hình sau giải đông dao động từ 16,4% đến 19,2%. Tuy nhiên, tác giả El-Kon (2011) lại thấy rằng, sử dụng môi trường MT2 đông lạnh tinh trâu Ai Cập, kết quả hoạt lực sau giải đông đạt 42,6%, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông đạt 22,24%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sử dụng môi trường MT3 cho chất lượng tinh trùng sau giải đông cao hơn so với môi trường MT1 và MT2 ở cả hai phương pháp đông lạnh nhanh (PP1) và đông lạnh chậm (PP2) (P<0,05). Kết quả này tương tự các kết quả của nhiều tác giả nghiên cứu về môi trường pha loãng có đường raffinose. Stoianov và Kostadinov (1978) thử nghiệm môi trường pha loãng có hàm lượng đường raffinose cao, không sử dụng glycerol, kết quả vẫn đảm bảo tinh gia súc đông lạnh có tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông cao. Dhami và Sahni (1993) cho biết, sử dụng môi trường pha loãng gồm Tris, fructose, raffinose, lòng đỏ trứng gà và glycerol để đông lạnh tinh trâu, kết quả chất lượng tinh trùng sau giải đông là tốt nhất.

Nguyên nhân do đường Raffinose (C18H22O16.5H2O) là một loại đường cao phân tử bao gồm glucose, fructose và galactose. Raffinose ít thấm qua màng tế bào, có tác động tốt tới màng lipid và protein của tinh trùng (Bansal và cs., 2011). Pürhan và cs. (2010) và Bucak và cs. (2010) cho biết, raffinose có tính chống oxy hóa cao, đóng một vai trò bảo vệ lạnh cho tinh trùng, góp phần làm tăng vận động tinh trùng, giảm tổn thương acrosome và ADN của tinh trùng. Raffinose còn góp phần làm giảm hình thành tinh thể băng trong tế bào tinh trùng, ngăn chặn sự thay đổi áp suất thẩm thấu trong quá trình đông lạnh (Rasul và cs., 2003; Bansal và cs., 2011).





Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương