LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào


Bảng 3.5. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của từng cá thể trâu Việt Nam



tải về 1.06 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.06 Mb.
#2056
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Bảng 3.5. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của từng cá thể trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần khai thác tinh (lần)

Tổng số tinh trùng tiến thẳng (tỷ/lần khai thác)

Mean

SD

301

120

3,20c

0,71

302

120

3,98a

0,72

304

120

3,81a

0,66

305

120

3,53b

0,64

306

120

3,24c

0,70

307

120

2,25d

0,57

Trung bình

720

3,34

0,87

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tác giả Jainudeen và cs. (1982) cho biết, trâu đầm lầy ở Malaysia có tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt 3,18 tỷ/lần khai thác. Nghiên cứu công tác TTNT ở Thái Lan giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005, Koonjaenak và cs. (2006) cho biết tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu đầm lầy Thái Lan đạt 3,9 tỷ/ml/lần khai thác. Như vậy trâu Việt Nam trong nghiên cứu này có chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng tương đương với trâu Malaysia và Thái Lan.



Tác giả Vũ Đình Ngoan và cs. (2010) nghiên cứu trên trâu Murrah ở Việt Nam cho biết, tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt 2,36 tỷ/lần khai thác. Một nghiên cứu với trâu Murrah ở Ấn Độ cho biết, tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt 2,56 tỷ/lần khai thác (Bhakat và cs., 2011). Trâu Irắc có tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt 2,13 tỷ/lần khai thác (Capitan và cs., 1990). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên có thể do có sự khác nhau về giống, lứa tuổi, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng … các đối tượng nghiên cứu.

3.2.1.5. pH

pH của tinh dịch do nồng độ ion H+ quyết định, nếu nồng độ H+ cao tinh dịch có tính toan và ngược lại pH sẽ có tính kiềm. Độ pH tinh dịch có liên quan đến nồng độ tinh trùng (Sajjad và cs., 2007), hoạt lực tinh trùng (Settergren, 1994) và tỷ lệ thụ thai trên con cái (Anderson, 1952). Kết quả nghiên cứu pH tinh dịch của các trâu Việt Nam được thể hiện qua bảng 3.6.



Bảng 3.6. pH tinh dịch của từng cá thể trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần khai thác tinh (lần)

pH

Mean

SD

301

120

6,78bc

0,17

302

120

6,86a

0,15

304

120

6,78bc

0,15

305

120

6,81abc

0,14

306

120

6,83ab

0,16

307

120

6,76c

0,18

Trung bình

720

6,80

0,16

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.6 cho thấy, pH tinh dịch trung bình của các trâu Việt Nam đạt 6,80 và dao động từ 6,76 đến 6,86 (P<0,05). Kết quả này là phù hợp với kết quả của Herdis và cs. (1999), trâu Indonesia có pH tinh dịch đạt 6,83 và kết quả của Trịnh Thị Kim Thoa (2006), trâu Việt Nam có pH đạt 6,87. Kết quả pH giữa các cá thể trâu có sự khác nhau theo chúng tôi có thể do có sự khác nhau về đặc điểm sinh học riêng của từng cá thể, tuy nhiên pH của các trâu đực giống đều nằm trong khoảng nghiên cứu của Singh và Sadhu (1973), pH tinh dịch trâu dao động từ 6,4 đến 6,9 và có thể lên đến 7.

Kết quả của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu trên đối tượng trâu sông. Theo Alavi-Shoushtari và Babazadeh-Habashi (2006), pH tinh dịch trâu Azarbaijani là 6,97. Cùng nghiên cứu trên trâu Nili-Ravi nhưng tác giả Javed và cs. (2000) thấy pH tinh dịch đạt 6,55 còn tác giả Sajjad và cs. (2007) cho biết, pH tinh dịch đạt 7,01. Theo Vũ Đình Ngoan và cs. (2010), pH tinh dịch trâu Murrah là 6,57. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của giống, thức ăn, nuôi dưỡng …. đến các kết quả nghiên cứu, do vậy có sự khác nhau giữa các công bố của các tác giả.

3.2.1.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Trong quá trình sinh tinh hoặc đông lạnh tinh trùng, hình thái của tinh trùng có thể bị biến dạng khác thường như đầu biến dạng, hình quả lê, chỉ có đầu, đầu không hoàn thiện, đuôi cuộn quanh đầu, cuộn đuôi, cong đuôi, gấp đuôi, đuôi ngắn, cổ biến dạng, acrosom biến dạng, giọt bào tương gần tâm, giọt bào tương xa tâm ... (Saeed và cs., 1990; Koonjaenak và cs., 2007b). Việc đánh giá hình dạng tinh trùng được sử dụng để bổ sung cho việc đánh giá hoạt lực tinh trùng, cho phép giám sát chất lượng của tinh dịch tốt hơn, đặc biệt tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có liên quan chặt chẽ với kết quả thụ thai ở gia súc (Saacke và cs., 1991; Soderquist và cs., 1991). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là tỷ lệ tinh trùng bị dị dạng về hình thái học so với tổng số tinh trùng trong một lần khai thác tinh và nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, lứa tuổi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ… (Nordin và cs., 1990; Koonjaenak và cs., 2007b; Bhakat và cs., 2011). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.7.



Bảng 3.7. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của từng cá thể trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần khai thác tinh (lần)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%)

Mean

SD

301

120

10,13b

0,47

302

120

10,84ab

0,35

304

120

9,08bc

0,51

305

120

7,97c

0,38

306

120

11,10ab

0,45

307

120

12,20a

0,54

Trung bình

720

10,18

0,50

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của trâu Việt Nam đạt 10,18%. Trâu đực số hiệu 305 có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp nhất đạt 7,97%, tiếp theo là các trâu đực số hiệu 304 (9,08%), số hiệu 301 (10,13%), số hiệu 302 (10,84%), 306 (11,10%) và cao nhất là trâu 307 có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao nhất là 12,2% (P<0,05). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các trâu Việt Nam có sự khác nhau nguyên nhân có thể do giữa các cá thể có sự khác biệt về các đặc điểm sinh học và di truyền từ đó ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản và do đó dẫn tới sự khác biệt về chất lượng tinh.

Nordin và cs. (1990) nghiên cứu ở trâu đầm lầy ở Malaysia trên 65 tháng tuổi thấy tỷ lệ tinh trùng bất thường là 10,6%. Tác giả Herdis và cs. (1999) cho biết, trâu đầm lầy Indonesia có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 10%. Trâu đầm lầy dưới 10 tuổi ở Thái Lan có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình đạt 10,1% (Koonjaenak và cs., 2007b). Như vậy, trâu Việt Nam có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tương đương với trâu ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan.

Một số tác giả có những báo cáo khác nhau về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở trâu đực. Cùng đối tượng trâu đầm lầy ở Malaysia, Jainudeen và cs. (1982) cho biết tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm 16% nhưng Nair và cs. (2012) thấy rằng tỷ lệ tinh tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 9,25%. Shukla và Misra (2005) nghiên cứu thấy trâu Murrah Ấn Độ có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 12,57%. Theo Sajjad và cs. (2007), trâu Nili-Ravi có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm 11,67%. El-Sisy và cs. (2010) cho biết trâu Ai Cập có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dao động từ 4,78% đến 6,04% nhưng một nghiên cứu khác của Mahmoud và cs. (2013) lại thấy rằng trâu Ai Cập có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 15,19%. Theo chúng tôi nguyên nhân có thể do có sự khác nhau về giống, lứa tuổi, mùa vụ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý … của các nghiên cứu.



3.2.1.7. Tỷ lệ tinh trùng sống

Tinh trùng sống là tinh trùng còn hoạt động được ở trạng thái di động, có thể di động tiến thẳng, di động vòng quanh hoặc dao động và được tính bằng phần trăm so với tổng số tinh trùng trong lần khai thác tinh đó (Phùng Thế Hải, 2013). Tỷ lệ tinh trùng sống tương quan đến các các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch, đặc biệt là tương quan thuận chặt chẽ với hoạt lực của tinh trùng (Shelke và Dhami, 2001; Shukla và Misra, 2005). Các yếu tố giống, mùa vụ, lứa tuổi, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý … cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ tinh trùng sống tương tự như các chỉ tiêu khác của tinh dịch (Tomar và cs., 1966; Capitan và cs., 1990; Nordin và cs., 1990; Shelke và Dhami, 2001; Shukla và Misra, 2005). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.8.



Bảng 3.8. Tỷ lệ tinh trùng sống của từng cá thể trâu Việt Nam

Số hiệu trâu đực giống

Số lần khai thác tinh (lần)

Tỷ lệ tinh trùng sống (%)

Mean

SD

301

120

85,88b

1,53

302

120

81,79c

1,71

304

120

88,07ab

1,57

305

120

88,94a

1,20

306

120

80,86c

1,49

307

120

77,24d

1,46

Trung bình

720

84,02

1,80

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ tinh trùng sống cao nhất là của trâu đực số hiệu 304 (88,07%) và 305 (88,94%), tiếp theo là các trâu đực số hiệu 301 (85,88%), 306 (80,86%) và thấp nhất là tỷ lệ tinh trùng sống của trâu đực số hiệu 307 (77,24%) (P<0,05). Kết quả này tương đồng với thông báo của Shukla và Misra (2005) khi nghiên cứu tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Murrah, giữa các cá thể có sự khác nhau về tỷ lệ tinh trùng sống (P<0,05). Theo Tomar và cs. (1966), Saxena và Tripathi (1978) cho biết, sự khác nhau về các đặc điểm di truyền, đặc điểm sinh học riêng của từng cá thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về tỷ lệ tinh trùng sống của gia súc.

Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình của trâu Việt Nam đạt 84,02% tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Jainudeen và cs. (1982), trâu đầm lầy Malaysia từ 2-6 tuổi tỷ lệ tinh trùng sống đạt 87%. Nhưng cao hơn so với báo cáo của Herdis và cs. (1999), tỷ lệ tinh trùng sống của trâu đầm lầy Indonesia chỉ đạt 78,67%. Nhiều nghiên cứu của các tác giả cũng có những kết quả khác nhau về tỷ lệ tinh trùng sống của trâu đực. Kanwal và cs. (2000) cho biết trâu Nili-Ravi có tỷ lệ tinh trùng sống đạt 91,58%. Alavi-Shoushtari và Babazadeh-Habashi (2006) nghiên cứu ở trâu Azarbaijani ở Iran thấy có tinh trùng sống là 73,2%. Trâu Ai Cập có tỷ lệ tinh trùng sống đạt 70,9%. Theo chúng tôi nguyên nhân có thể do có sự khác nhau về giống, lứa tuổi, mùa vụ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý … của các nghiên cứu.

3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt Nam

Các trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu này được chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác tinh tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) thuộc thuộc miền Bắc của Việt Nam, có điều kiện thời tiết khí hậu phân chia thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khá rõ rệt (Phùng Thế Hải, 2013). Theo Marai và Haeeb (2010), yếu tố mùa vụ có tác động lớn tới khả năng sinh sản của trâu, do vậy chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Việt Nam để có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác tinh phù hợp, khai thác tốt nhất khả năng sản xuất của các trâu đực tùy theo từng mùa vụ trong năm. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh được thể hiện ở các bảng 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14 và bảng 3.15.

Bảng 3.9. Lượng xuất tinh của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm


Mùa

Số lần khai thác tinh (lần)

Lượng xuất tinh (ml)

Mean

SD

Xuân

180

3,80b

0,54

Hạ

180

3,56c

0,54

Thu

180

4,07a

0,50

Đông

180

4,13a

0,53

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Lượng xuất tinh của trâu Việt Nam trong mùa thu và mùa đông đạt cao nhất là 4,07ml và 4,13ml, tiếp theo là mùa xuân có lượng xuất tinh đạt 3,8ml và thấp nhất là mùa hạ có lượng xuất tinh đạt 3,56ml (P<0,05). Theo chúng tôi, nguyên nhân do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết trong khu vực nghiên cứu (Ba Vì, Hà Nội) có sự biến động mạnh về nhiệt độ không khí giữa các mùa trong năm đã ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh của trâu Việt Nam.

Theo Sharma và cs. (1983a,b), các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, bức xạ mặt trời, độ ẩm không khí ... và tương tác giữa các yếu tố này đã gây những tác động bất lợi làm giảm năng suất của vật nuôi.

Tác giả Marai và cs. (2008) cho biết, năng suất vật nuôi chịu tác động bất lợi lớn hơn khi có sự kết hợp giữa nhiệt độ môi trường cao kèm theo độ ẩm không khí cao. Đặc biệt, trâu có khả năng đổ mồ hôi kém hơn các gia súc khác nên dễ bị tác động bởi môi trường có độ ẩm cao (Marai và Haeeb, 2010). Khi trâu bị stress nhiệt, cơ thể trâu bị rối loạn một loạt các chức năng sinh học như quá trình tiêu hóa thức ăn, các quá trình chuyển hóa protein, năng lượng, khoáng và vi chất, rối loạn nội tiết tốt .... dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản và khả năng sản xuất của chúng (Mandal và cs., 2000, Marai và cs., 2009, Marai và Haeeb, 2010; Singh và cs., 2013).

Theo Tarr (2007), ở môi trường nhiệt độ thấp, gia súc phải tăng cường trao đổi chất và tăng nhu cầu năng lượng để duy trì nhiệt độ của cơ thể. Khi nhiệt độ trực tràng giảm xuống dưới 280C, gia súc không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trở về bình thường nếu không có sự hỗ trợ bởi các biện pháp tăng nhiệt. Việc hạ thân nhiệt khiến quá trình trao đổi chất và quá trình sinh lý giảm xuống, máu chuyển hướng từ các chi tới bảo vệ các bộ phận khác quan trọng hơn bên trong cơ thể, các bộ phận như tinh hoàn, núm vú, tai dễ bị tê cóng, nếu nhiệt độ tiếp tục xuống thấp, quá trình hô hấp, tuần hoàn bị ngưng trệ, gia súc sẽ mất ý thức và chết. Do vậy, tác động của stress lạnh tới gia súc cũng nghiêm trọng không kém stress nhiệt. Nghiên cứu của tác giả Somparn và cs. (2004) cho biết, gia súc ở vùng Đông Bắc của Thái Lan giảm khả năng sản xuất trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp, giá lạnh. Javed và cs. (2000) cũng cho rằng, thời tiết lạnh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng trong quá trình thu thập, chế biến tinh. Ở miền Bắc nước ta, hiện tượng rét đậm (nhiệt độ trung bình trong ngày trong khoảng từ 130C đến 150C), rét hại (nhiệt độ trung bình trong ngày ≤130C) thường gặp từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (Vũ Thanh Hằng và cs., 2010) đã gây hiện tượng stress lạnh và làm chết nhiều gia súc (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).

Trong mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 3), khu vực nghiên cứu có nhiệt độ trung bình thấp (17,960C), kết hợp với độ ẩm cao (89,33%) đã ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của trâu đực giống. Ảnh hưởng này có thể đã kéo dài từ mùa xuân sang đến mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 6), nhiệt độ trung bình tăng lên 27,420C với độ ẩm cao tương đương (83,65%). Chênh lệch nhiệt độ khi chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ là lớn nhất, đây có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trâu và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng, làm giảm sút lượng xuất tinh trong mùa hạ. Mùa hạ sang mùa thu (từ tháng 7 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình là 27,530C) và mùa thu sang mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình là 21,260C) có nền nhiệt độ biến động giữa các mùa thấp hơn, do vậy khả năng sinh sản của trâu đực giống Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn, kéo theo lượng xuất tinh của mùa thu và mùa đông cao hơn.

Tác giả Koonjaenak và cs. (2007a) cũng cho biết, ở Thái Lan các mùa trong năm có nền nhiệt độ trung bình dao động từ 32,10C đến 35,30C và độ ẩm trung bình dao động từ 89,4% đến 95,5% đã không tác động đến lượng xuất tinh của trâu bản địa nuôi trong trung tâm sản xuất tinh đông lạnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với công bố của Javed và cs. (2000), ở Pakistan trâu Nili-Ravi có lượng xuất tinh thấp nhất trong mùa hạ ẩm ướt (P<0,05). Tác giả Gokhale và cs. (2003) cũng có kết quả nghiên cứu tương tự trên trâu Murrah, lượng xuất tinh cao trong mùa đông và thấp nhất trong mùa hạ.



Bảng 3.10. Hoạt lực tinh trùng của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm

Mùa

Số lần khai thác tinh (lần)

Hoạt lực tinh trùng (%)

Mean

SD

Xuân

180

75,03b

4,10

Hạ

180

71,32c

4,41

Thu

180

75,94ab

3,96

Đông

180

77,88a

4,09

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.10 cho thấy, hoạt lực tinh trùng của các trâu Việt Nam cao nhất ở mùa đông đạt 77,88%, tiếp theo là hoạt lực tinh trùng ở mùa thu đạt 75,94%, mùa xuân có hoạt lực tinh trùng đạt 75,03% và thấp nhất ở mùa hạ, hoạt lực tinh trùng chỉ đạt 71,32% (P<0,05).

Nhiều tác giả khác cũng đã thông báo những kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Mandal và cs. (2000) cho biết, trong mùa đông hoạt lực tinh trùng trâu Murrah đạt cao nhất. Theo Al-Sahaf và Ibrahim (2012), các hoạt động sinh sản và số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu tăng lên trong những tháng có nhiệt độ vừa và thấp, giảm trong những tháng có nhiệt độ cao. Ibrrhem và cs. (2014) nghiên cứu thấy rằng, hoạt lực tinh trùng dao động từ 68,00% đến 74,16% giữa các tháng trong năm, ở các tháng có nhiệt độ vừa và thấp thì hoạt lực tinh trùng cao, các tháng có nhiệt độ cao thì hoạt lực tinh trùng thấp (P<0,05).

Theo Igna và cs. (2010), nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng vào này khai thác tinh dịch mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn. Sharma và Gupta (1980) cho biết, khoảng thời gian phát triển từ tế bào mầm đến tế bào tinh trùng thành thục trong dịch hoàn của trâu là 38 ngày.

Như vậy, stress lạnh trong mùa xuân và sự biến động nhiệt độ lớn từ mùa xuân sang mùa hạ đã ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng trong dịch hoàn của gia súc. Do đó, mặc dù các trâu Việt Nam là trâu bản địa có khả năng thích nghi cao, đồng thời chúng được chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận với các biện pháp chống nóng trong mùa hạ (như quạt, phun sương, tắm mát ...) và chống rét trong mùa đông (như che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm....) nhưng chất lượng tinh vẫn bị ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết ở miền Bắc, Việt Nam. Chính vì vậy, ở mùa thu và mùa đông có nhiệt độ ổn định hơn, ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trong tinh hoàn và quá trình khai thác tinh dịch, vì vậy hoạt lực tinh trùng của trâu Việt Nam cao hơn các mùa còn lại (P<0,05).

Tuy nhiên, tác giả Koonjaenak và cs. (2007a) nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu đầm lầy ở Thái Lan thấy rằng, giữa các mùa trong năm, hoạt lực tinh trùng của trâu đầm lầy không có sự khác nhau (P>0,05), mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hoạt lực tinh trùng đạt 75,2%, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 hoạt lực tinh trùng đạt 74,5% và mùa hạ từ tháng 3 đến tháng 6 hoạt lực tinh trùng đạt 72,8%. Theo chúng tôi, nguyên nhân có sự khác nhau giữa các báo cáo về hoạt lực tinh trùng trâu có thể do điều kiện khí hậu khác nhau của khu vực nghiên cứu, nhiệt độ tối cao trung bình giữa các mùa ở Thái Lan trong thời gian nghiên cứu chỉ dao động từ 32,10C đến 35,310C (Koonjaenak và cs., 2007a), còn nhiệt độ trung bình giữa các mùa trong nghiên cứu này dao động từ 17,960C đến 27,530C.



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương