LỊch sử phong trào công nhâN, viên chứC, lao đỘng và HỌat đỘng công đÒan bà RỊa vũng tàu giai đỌan 1930-2006



tải về 1.88 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.88 Mb.
#2068
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

98 Báo cáo ngày 15 tháng 12 năm 1948 do Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Hứa Văn Yến ký, hồ sơ lưu tại Trung tâm lưu trữ Nhà nước III, bản sao của Phòng Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

99 Báo cáo năm 1948 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bà Rịa, tài liệu đã dẫn, tr 4.

100 Riêng trong năm 1948, Ty Thông tin tuyên truyền đã phổ biến 68.000 truyền đơn, áp phích và tờ tin trong tỉnh Hồ sơ của Trung tâm lưu trữ Nhà nước III, phông UBKCHC/NB, HS-9, tr13-14.

101 Đồng chí Mai Văn Xuân là Trưởng ty. Năm 1949 ngành Giao thông liên lạc sáp nhập Ty giao thông và quân bưu. Khi tỉnh Bà Rịa sáp nhập với Chợ Lớn, ngành Giao thông liên lạc tổ chức một trạm trung tâm giao nhận công văn giấy tờ, tiền bạc tại khu Rừng Sác phía bên đường sông đi Sài Gòn để liên lạc với Liên Huyện.

102 Mới chỉ đánh bài 1 tuần mà đã có 7 người tự vẫn chết vì thua bạc.

103 Báo cáo năm 1949 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bà Rịa, Tài liệu của Trung tâm lưu trữ Nhà nước III, phông UBKCHC/NB, HS-9, tr13.

104 Đồng chí Đặng Nguyện làm Giám đốc, Nguyễn Hữu Thì là Phó Giám đốc, Hoàng Kim Chung là Chính trị viên.

105 Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính thị xã là đồng chí Nguyễn Đăng Khoa.

106 Vũ Ngọc Hồ - Phó Bí thư kiêm Bí thư liên huyện; Nguyễn Đức Huy - Phó Bí thư, Chính trị viên Tỉnh đội; Thường vụ Tỉnh ủy có các đồng chí: Trần Thắng Minh, Tỉnh đội trưởng; Trịnh Phong Đán phụ trách Kinh tài; Nguyễn Kế Hoa Trưởng ban Tuyên huấn... Vũ Đức Huy sau năm 1954 đi tập kết và bị xử lý.

107 Trong Mặt trận còn có ông Nguyễn Thiện Nguyện (Tư Giảng), đại biểu nhân sĩ là ủy viên thường trực kiêm Tổng Thư ký của Ủy ban Mặt trận Liên Việt tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn; anh Trần Văn Trạng là Tỉnh đoàn trưởng Thanh niên cứu quốc; chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết là Chủ tịch Hội Phụ nữ cứu quốc; anh Hai Hỏa (Hai Ngọc) là Chủ tịch Nông dân Cứu quốc; anh Hai Xuân đại diện Thiên chúa giáo; ông Ba Khang đại diện Cao Đài; Liêu Vân Anh phụ trách Hội Giải Liên là đại diện người Hoa.

108 Hồ sơ của Trung tâm lưu trữ Nhà nước III, Phông Phủ Thủ tướng, HS-778, Tr-3.

109 Nay là Khách sạn ABC, khu Lam Sơn thành phố Vũng Tàu.

110 Báo cáo đặc điểm tình hình Quân - Dân - Chính của Tỉnh ủy Bà Rịa - Chợ Lớn từ tháng 1-1952. Hồ sơ của Trung tâm lưu trữ Nhà nước III, Phông UBKCHC/NB, HS- 769, trang 24.

111 Báo cáo đặc điểm tình hình Quân - Dân - Chính của Tỉnh ủy Bà Rịa - Chợ Lớn từ tháng 1-1952. Hồ sơ của Trung tâm lưu trữ Nhà nước III, Phông UBKCHC/NB, HS- 768, tr- 16.

112 Lâm Văn Sáu, Bí thư, Lê Công Cẩn Phó bí thư, Nguyễn Thanh Phong thường vụ, Huyện ủy viên có Hà Du, Nguyễn An Tri, Trần Văn Bửu, Ba Thái...

113 2 tiểu đội đặc công do Nguyễn Văn Tốt và Trần Văn Lục phụ trách, Tiểu đội trình sát do Trần Văn Tám phụ trách.

114 Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩ làm Bí thư chi bộ xã Bàu Lâm, đồng chí Nguyễn Đình Dương làm Bí thư kiêm Chủ tịch xã Quảng Giao, đồng chí Trường Giang bí thư xã Tân Hiệp. Các xã Bưng Riềng, xã Nhu Lâm, Xuyên Mộc đều có chi bộ, đồng chí Hai Nghĩa bí thư Xuyên Mộc, đồng chí Lê Văn Tờ, Bí thư xã Phước Bửu, đồng chí Lê Minh Hà, Huyện ủy viên Vũng Tàu được điều về làm Bí thư Nhu Lâm. Xã Nhu Lâm khi ấy gồm Bưng Kè, Gò Dập, Bàu Ma. Bàu Ma là làng của đồng bào dân tộc Châu Ro, nay thuộc xã Bình Châu.

115 Mỹ hỗ trợ kết nạp Tổng Liên đoàn lao công của Trần Quốc Bửu làm thành viên của Tổng Liên đoàn lao công quốc tế (CISC), hàng tháng được Nghiệp đoàn vàng ở Mỹ (AF.LCIO) tài trợ 500.000 đô la.

116 Tỉnh ủy viên còn có các đồng chí: Nguyễn An Tri, Lê Minh Hà, Nguyễn Kim Sáng, Nguyễn Văn Kim (Ba Giảo), Lê Thị Thu.

117 Các phân sở Cẩm Đường, Cẩm Sơn, Hàng Gòn, Ông Quế, Cẩm Mỹ thuộc đồn điền An Lộc.

118 Gồm các đồng chí Ba Xuân, Tư Tùng, Năm Khôi…

119 Đồng chí Đào Xuân Mai là Bí thư Ban cán sự Cao Su trong kháng chiến chống Pháp.

120 Sau đó anh bị địch bắt bắt và đày ra Côn Đảo.

121 Vợ ông Nguyễn Văn Rồng.

122 Đồng chí Hai Xuân là đảng viên, ủy viên Ban Cán sự Cao su, được bố trí hợp pháp làm Xu tại đồn điền Bình Ba, bị địch bắt ngày 30-4-1956 và sau đó bị chúng thủ tiêu.

123 Nghiệp đoàn Thợ may được tổ chức sớm hơn các nghiệp đoàn khác là vì các anh Lê Văn Thơ, Ba Hường, Nguyễn Văn Lợi đều là thợ may, khi về sinh hoạt ở Vũng Tàu đã liên lạc được với chị Tần Hạnh Ngươn và các cán bộ đảng viên đang bám trụ tại Vũng Tàu được bố trí hợp pháp trong giới thợ may, do đó mà Nghiệp đoàn Thợ may ra đời trước, sau đó, 16 nghiệp đoàn khác tiếp tục được hình thành.

124 Đồng chí Nguyễn Văn Trí (Ba Trí), đảng viên tham gia và bí mật chỉ đạo nghiệp đoàn này.

125 Ông Trang có tiệm bánh Fabori.

126 Lò than của gia đình anh Năm Thà - Nguyễn Hòai Đức trước đây.

127 Trích báo cáo của cảnh sát Vũng Tàu gởi Sài Gòn (ngày 8-8-1956). Hồ sơ 01-A1-04 hộp 1. Tài liệu lưu trữ A27, Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.

128 Để đảm bảo cơ sở pháp lý, hạn chế sự khủng bố của địch, Huyện ủy đã chỉ đạo các nghiệp đoàn xin phép toà thị chính tổ chức cuộc mít tinh.

129 Hồ sơ A1-0(04) hộp số 01, số 001259, lưu trữ tại Cục Hồ sơ Bộ Công an (A 27b).

130 Đồng chí Trịnh Phong Đán, Bí thư Tỉnh ủy ở nhà ông Nguyễn Văn Phúc (Ba nước mía) dưới chân Núi Lớn. Ban binh vận tỉnh đóng ở khu vực Xóm Vườn. Ban giao liên đặt ở Xóm Mới (tiệm may của chị Mười Ẩn). Bộ phận Tuyên huấn Tỉnh ủy đặt tại nhà đồng chí Huỳnh Đình Danh ở Xóm Lưới.

131 Số 110 đường Nguyễn Thái Học, nay là đường Ba Cu.

132 Nay là nhà số 86 Phan Chu Trinh, đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng.

133 Báo Bà Rịa - Vũng Tàu số ra ngày 14-7-1999.

134 Chị Mã Tuyết Mai (cán bộ phụ trách công tác Thanh niên) thường ở địa chỉ này.

135 Tên Nguyễn Văn Ba, Xã trưởng Hàng Gòn đã lùng bắt và thủ tiêu nhiều cơ sở cách mạng và quần chúng công nhân như: ông Lai Bảo Ngọc, ông Tiêu, ông Tuần, ông Tích, ông Kiền, anh Quý, anh Biểu…Dã man hơn là hắn còn mổ bụng giết ông Cai Quân, lấy gan đem về xào nấu rồi gọi vợ ông lên bắt buộc phải ăn.

136 Các anh Chín Phấn, Nguyễn Văn Cam, anh Chí đều đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

137 Vợ đồng chí Nguyễn Văn Cần (Hai Cần).

138 Vợ đồng chí Lê Tấn Lực.

139 Đội Vũ trang Tuyên truyền huyện Long Đất được thành lập giữa năm 1960, quân số 7 đồng chí, đồng chí Dương Văn Hai (Tám Lang) là Đội trưởng, đồng chí Lê Văn Việt là Đội phó.

140 Đồng chí Hai Hồng Hải là Đội trưởng, đồng chí Nguyễn Tri Phương làm Chính trị viên.

141 Đồng chí Đỗ Hồng Xuân làm Trưởng đoàn, sau đó đồng chí Đỗ Hồng Xuân chuyển về T1 (chiến khu Đ) công tác, đồng chí Trần Minh Thông làm Trưởng đoàn; Trần Minh Trung là Phó trưởng đoàn phụ trách chuyên môn; Nguyễn Văn Kích là Phó Trưởng đoàn phụ trách hậu cần.

142 Hội là tổ chức quần chúng cách mạng đoàn kết anh chị em công nhân, các thành phần lao động đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Về cơ cấu tổ chức và bản chất chính trị, Hội Lao động Giải phóng hoàn toàn khác với các nghiệp đoàn hợp pháp. Về phương thức hoạt động, Hội Lao động Giải phóng bố trí cán bộ vào các nghiệp đoàn hợp pháp để phát triển cơ sở và hướng dẫn các nghiệp đoàn hợp pháp hoạt động theo các mục tiêu cách mạng.

143 Ủy viên Ban cán sự có các đồng chí Võ Văn Thiệt, Trần Văn Cường, Lê Văn Đường, Lê Quang (Mười Quang)...

144 anh Tư Lâm là là cán bộ công vận, chồng chị Tư Thiên, anh Khánh sau là Xã đội trưởng nông thôn rồi hy sinh.

145 Nguyễn Văn Chí làm Chính ủy, Mai Văn Vĩnh là Đoàn trưởng, Lê Minh Thịnh, Phạm Văn Bính là Đoàn phó.

146 Đồng chí Nguyễn Văn Kiệm là Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình là Phó Bí thư kiêm Tỉnh đội trưởng, đồng chí Nguyễn Hồng Phúc là Tỉnh đội phó. Đồng chí Lê Minh Thịnh được điều về Đoàn 555.

147 30 khẩu súng các loại, có 2 khẩu trung liên.

148 Đồng chí Nguyễn Văn Chí là Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa, đồng chí Nguyễn Việt Hoa (Mười Thà) là Tỉnh đội trưởng. Sau đó, Khu ủy rút đồng chí Nguyễn Văn Chí về khu, đồng chí Lê Minh Hà là Bí thư Tỉnh ủy.

149 Về mặt hành chánh, ấp Xà Bang thuộc xã Ngãi Giao.

150 Trong đó có bà Y, ông Luân (chiêu hồi).

151 Diệt và làm thương 1.755 tên địch, trong đó có 60 tên cố vấn Mỹ, 4 sĩ quan ngụy, bắt sống 293 tên khác, phá hủy 45 xe quân sự, bắn cháy và bắn hỏng 55 máy bay, thu 611 súng các loại, 10 máy truyền tin và nhiều quân trang, quân dụng.

152 Đồng chí Bảy Bắc phụ trách chung, đồng chí Huỳnh Thanh phụ trách giảng dạy, nhân viên có một chị nuôi và 2 bảo vệ. Trường hoạt động được mấy khoá thì ngưng, khi quân viễn chinh Mỹ mở các cuộc hành quân đánh phá vùng căn cứ của ta rất ác liệt.

153 Đồng chí Mai Sĩ Nguyên cùng vợ chị Ngô Thị Mận (tức Huỳnh Thị Nhân, quê ở Long Tân) đã xây dựng ông Bùi Văn Lung (Bảy Lung), người Phước Thạnh khi đó chuyên chở rác trong sân bay phục vụ trận đánh.

154 Đồng chí Lê Đình Nhơn (Chín Lê) làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Phạm Văn Hy, Phan Văn Trang và Võ Văn Thiệt (Hai Nhất) là Phó Bí thư.

155 Người chiến sỹ ấy còn sống đến sau ngày giải phóng, tìm về Kim Long thăm má mới biết là má đã không còn. Năm 1968, địch tát dân Ngãi Giao về Suối Nghệ, má Ba Diệm là đảng viên mật, được chi bộ phân công theo cụm dân cư về Suối Nghệ làm cán bộ phụ trách công tác binh vận. Má Ba Diệm bị địch bắn chết năm 1969 tại Suối Nghệ.

156 Đồng chí Lê Đình Nhơn (Chín Lê) là Bí thư; các đồng chí Phạm Văn Hy, Võ Văn Thiệt (Hai Nhất) là Phó Bí thư; Ban Thường vụ có các đồng chí Lê Minh Hà, Nguyễn Hoan, Lê Minh Nguyện, Phạm Lạc, Đặng Hữu Thuấn (Út Đặng). Đồng chí Đặng Hữu Thuấn là Tỉnh đội trưởng, các đồng chí Phạm Lạc, Đỗ Văn Chương (Ba Liên), Nguyễn Văn Hoạt (Ba Út) là Tỉnh đội phó.

157 Chỉ khác là không có Hội phụ nữ giải phóng huyện mà chỉ có cán bộ phụ trách công tác nữ công.

158 Địa điểm tại vườn hoa trước Văn phòng nông trường Xà Bang hiện nay.

159 Trước đó, từ năm 1968, anh Phan Thành Cẩm phụ trách an ninh.

160 Sau đó đồng chí Hùng bị bắt do không đảm bảo phương châm hoạt động bí mật.

161 Trần Cao Đễ là em vợ đồng chí Lê Tất Hùng, nguyên Thị ủy viên Vũng Tàu.

162 Địch treo giải 30.000 đồng cho ai bắt hoặc báo cho chúng biết về chị Ba Thanh.

163 Với những thành tích trong công tác xóa nạn mù chữ trong cán bộ, thanh niên thị xã Vũng Tàu được Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng III về việc thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày hoàn toàn giải phóng.

164 Nguyễn Văn Biên là Tổng Cục trưởng, Tổng Cục phó là Lê Văn Cự và Quốc Tuyến.

165 Lê Văn Cự, Phó Tổng Cục trưởng là Giám đốc; Phó Giám đốc là Nguyễn Ngọc Sớm và Trương Thiên.

166 Quyết định số 174/QĐ-TC ngày 28-5-1977, Nguyễn Ngọc Sớm được chỉ định Quyền Giám đốc, Trương Thiên, Hồ Tế, Trần Văn Thanh, Nguyễn Đông Hải là Phó Giám đốc.

167 tháng 3-1983, đồng chí Bùi Thanh Tường là Thư ký thay đồng chí Tiến Đức Thịnh về hưu

168 Điều tra dân số 30-5-1979 dân số Đặc khu VTcông đoàn là 136.212 người – tài liệu Chi Cục thống kê Đặc khu VTcông đoàn.

169 Nhiệm kỳ II (2006-2011), Ban Chấp hành có 15 đồng chí; đồng chí Lê Thị Xuân Ngọc được bầu lại làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Kỷ, Phó Chủ tịch.



tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương