LỊch sử phong trào công nhâN, viên chứC, lao đỘng và HỌat đỘng công đÒan bà RỊa vũng tàu giai đỌan 1930-2006



tải về 1.88 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.88 Mb.
#2068
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Tổ chức các phong trào thi đua:

Trước tình hình đó Công đoàn các cấp đã cùng với chính quyền mở đại hội công nhân, viên chức, lao động, phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực thi luật lao động công đoàn và luật lao động, ký thoả ước lao động, trong đó mở đại hội công nhân, viên chức, lao động hàng năm là nhân tố quan trọng và cơ sở pháp lý để chăm lo bảo vệ lợi ích của công nhân, viên chức, lao động. Năm 1994 có 80,41% đơn vị mở đại hội công nhân, viên chức, lao động, đến năm 1998 tỉ lệ này là 97,58%, tăng gần 7% so với nhiệm kỳ trước.

Phong trào thi đua đã diễn ra khá đều trong các ngành nghề và địa phương. Các hình thức và biện pháp tổ chức thi đua khá linh hoạt, đa dạng, thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia. Ở khu vực sản xuất kinh doanh có các phong trào thi đua với nội dung chủ yếu: “Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống người lao động”, phong trào “Bảo đảm việc làm và chăm lo tổ chức tốt điều kiện sống, điều kiện làm việc cho công nhân lao động” của ngành xây dựng, phong trào “Xây dựng phong cách làm việc mới, làm việc đúng giờ và năng suất cao” của công nhân ngành điện. Ngoài ra còn có nhiều ngành và đơn vị như: LDDK Vietsopetro, Công ty Du lịch Dầu khí, Công ty Cao su Bà Rịa, ngành Xây dựng, Thủy sản, Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty Công nghệ hóa chất, Công ty may Vieco, các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng… tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi với khẩu hiệu: ”Vững lý thuyết, kỹ thuật giỏi, năng suất cao” đã động viên công nhân lao động phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ với hàng trăm công nhân lao động được công nhận loại giỏi cấp cơ sở, cấp ngành và khu vực, một số tham gia hội thi toàn quốc đạt kết quả cao.

Khu vực hành chính sự nghiệp có phong trào thi đua với nội dung: “Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ công tác, tham mưu tốt cho lãnh đạo”; ngành Giáo dục giữ vững và nâng cao phong trào “dạy tốt, học tốt”, nhiều năm phát động thi đua với chủ đề “kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”, ngành Y tế đẩy mạnh phong trào thi đua “thực hiện 12 điều y đức” và các phong trào khác. Từ năm 1991 đến năm 1995 có hàng trăm công trình, hàng ngàn sản phẩm và đề tài nghiên cứu khoa học đăng ký thi đua với tổng giá trị là: 228 tỉ đồng và 48USD.



Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

Trọng tâm công tác giáo dục của công đoàn các cấp là tuyên truyền, giới thiệu và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội II Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII) về xây dựng giai cấp công nhân. Các Nghị quyết trên luôn được thể hiện xuyên suốt quá trình chỉ đạo, triển khai của các cấp công đoàn. Các chính sách pháp luật nhất là Luật Công đoàn, Bộ luật lao động và các văn bản pháp quy liên quan đến quyền, lợi ích và trách niệm của công nhân lao động đã được công đoàn các cấp chú trọng phổ biến, tổ chức cho công nhân lao động tìm hiểu, học tập. Công tác phòng chống đấu tranh với các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội cũng được công đoàn các cấp tham gia tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được công đoàn các cấp cùng các ngành, địa phương tổ chức với nhiều loại hình hoạt động phong phú, phù hợp với đặc điểm, điều kiện mỗi nơi, thu hút được đông đảo công nhân lao động tham dự. Các hình thức nói chuyện chuyện đề, toạ đàm hội thi, hội diễn, thi đấu thể thao nội bộ, giao lưu giữa các đơn vị hoặc tham dự đấu cấp tỉnh, ngành, khu vực và toàn quốc đạt kết quả tốt. Các hình thức giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các đơn vị có đông nữ công nhân lao động và đơn vị đông nam công nhân lao động, giữa các nghiệp đoàn lao động ở các huyện, giữa các công đoàn cơ sở với các đơn vị bộ đội… là nét mới trong hoạt động phong trào, làm tăng thêm sự hiểu biết và đoàn kết lẫn nhau, được đông đảo công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng tham gia. Các hoạt động văn hóa quần chúng đã tạo nên khí thế vui tươi sôi nổi trong phong trào thi đua lao động sản xuất, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh trong công nhân, viên chức, lao động.

Củng cố và phát triển tổ chức:

Tính cuối năm 1995 toàn tỉnh hiện có 650 công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn với 34.280 đoàn viên; tỉ lệ đoàn viên chiếm 79,14% tổng số công nhân lao động, tăng 7,2% so với những năm 1990. Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là nội dung trọng tâm được các cấp công đoàn chú trọng và tập trung đầu tư chỉ đạo. Thông qua việc xây dựng, triển khai thực hiện các nội dung thông số về tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh, phù hợp với từng loại hình công đoàn cơ sở, hàng năm được đúc kết kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện dần các nội dung tiêu chuẩn. Qua đó nhân rộng các công đoàn cơ sở điển hình tiên tiến, phân loại được những công đoàn cơ sở yếu kém để có hướng giúp đỡ, tạo thuận lợi hoạt động tốt hơn; các công đoàn cơ sở vững mạnh đã tăng từ 63% (1993) lên 74% (1997; phát triển mới 170 đoàn viên, kết nạp 12.052 đoàn viên mới.



Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn:

Cho đến cuối năm 1995 trong toàn tỉnh có 60 cán bộ chuyên trách công đoàn và 2.158 cán bộ bán chuyên trách (tính từ Ủy viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở trở lên). Số cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách công đoàn thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực hoạt động. Trong thời gian từ 1991 đến 1995, LĐLĐ tỉnh đã mở 12 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho 2.069 lượt cán bộ dự học; ngoài ra còn cử nhiều lượt cán bộ dự các lớp tập huấn ngắn ngày do Tổng Liên đoàn tổ chức. Đội ngũ cán bộ công đoàn được trẻ hóa.



Quan tâm chăm sóc nữ công nhân, viên chức, lao động:

Ban nữ công công đoàn các cấp ngày càng được củng cố và phát triển. Có trên 80% công đoàn các cấp thuận lợi Ban nữ công hoặc phân công người phụ trách với tổng số cán bộ nữ công hiện có 698 chị. Nhiều loại hình hoạt động đã được tổ chức như họp mặt truyền thống, nói chuyện thời sự, chuyên đề, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức Cơ sở ở chị em tham gia các cuộc hội thi với nhiều chủ đề về giới tính đã tạo ra không khí tươi vui, sinh động. Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành phong trào rộng lớn của nữ công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh. Có trên 80% Ban nữ công các cấp đã xây dựng và thực hiện chương trình công tác đề ra. Trên 800 lượt cán bộ nữ công các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về nội dung, phương pháp hoạt động nữ công cơ sở và nâng cao kiến thức về các chuyên đề về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, luật hôn nhân gia đình, phòng chống HIV/AIDS. Ban nữ công các cấp đã tích cực tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ, đề xuất những biện pháp chăm lo cải thiện điều kiện làm việc của chị em, động viên và tạo điều kiện cho chị em học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề, trong các cuộc hội thi tay nghề, thi thợ giỏi. Ban nữ công công đoàn các cấp cũng đã có nhiều nổ lực trong việc vận động, tạo điều kiện giúp đỡ công nhân lao động làm kinh tế gia đình, xây dựng nhóm tiết kiệm, quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo… nhằm giúp nhau giải quyết khó khăn trong cuộc sống.



Hoạt động xã hội:

Hoạt động xã hội của công đoàn các cấp ngày càng được đẩy mạnh và phát triển sâu rộng trong công nhân, viên chức, lao động. Những chương trình hình thức hoạt động được các cấp công đoàn và công nhân lao động hưởng ứng gồm có các chương trình: Đền ơn đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nhà tình nghĩa; nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, tổ chức thăm viếng tặng quà các gia đình chính sách, trại thương binh, các đơn vị bộ đội, gia đình nghèo vùng sâu, vùng xa; giúp đỡ công nhân nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình, đóng góp quỹ học bổng, quỹ vì tuổi thơ, quỹ cấp thiên tai; nhận đỡ đầu cho các lớp học tình thương, trại trẻ mồ côi; ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, ủng hộ Cu Ba… với tổng giá trị gần 23 tỷ đồng. Trong 3 năm (5-1994 – 7-1997) Trung tâm xúc tiến việc làm của Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức các lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm, tổ chức dịch vụ gia công sản xuất quy mô nhỏ góp phần giải quyết việc làm trên 2.000 lượt người. Từ tháng 10-1992, Quỹ trợ vốn của Liên đoàn Lao động tỉnh hình thành nhằm giúp cho công nhân lao động nghèo vay vốn làm kinh tế gia đình. Tính đến tháng 4-98, quỹ đã giải quyết cho 8.396 lượt công nhân lao động và 17 tập thể đơn vị vay với tổng số tiền quay vòng trên 7 tỷ 588 triệu đồng. Ngoài ra, công đoàn các cấp còn tín chấp cho công nhân, viên chức, lao động vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp và quỹ Trợ vốn quốc gia giải quyết việc làm với số tiền hàng tỷ đồng; nhiều nơi công đoàn tổ chức dùng quỹ tương trợ giúp vốn công nhân, viên chức, lao động phát triển kinh tế gia đình. Các hoạt động này đều mang lại kết quả thiết thực, có trên 3.000 lao động nhờ quỹ trợ vốn đã tạo thêm việc làm, có thu nhập ổn định. Từ 1994 đến 1997, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức 5 lần trại hè cho trên 1.000 lượt học sinh giỏi và khá là con công nhân, viên chức, lao động, gia đình chính sách và con cán bộ công đoàn; vận động và tổ chức 4 đợt trao học bổng cho 364 lượt học sinh nghèo học giỏi với số tiền 100.120.000 đồng.



2. Đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1998 - 2006)

Trong niềm tin tưởng và phấn khởi về những thành tựu của tỉnh và đất nước trong thời kỳ đổi mới và quyết tâm đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Đại hội Đại biểu công đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ II, nhiệm kỳ (1998-2003) đã chính thức được tổ chức 2 ngày 14 và 15-8-1998.

Căn cứ vào tình hình và kết quả hoạt động nhiệm kỳ qua, căn cứ vào Nghị quyết Đại hội II của Đảng bộ tỉnh, những định hướng hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đại hội II Công đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiệm vụ động viên giai cấp công nhân trong tỉnh đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu tổng quát của phong trào và hoạt động Công đoàn tỉnh nhiệm kỳ 1998 - 2003 là: “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì việc làm, đời sống và quyền dân chủ của công nhân, viên chức, lao động, tập trung xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức”.

8 nhiệm vụ chủ yếu được Đại hội đề ra bao gồm:



  • Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh là nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn hiện nay.

  • Đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong công nhân, viên chức, lao động để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

  • Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao năng lực và bản lĩnh cán bộ công đoàn là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức công đoàn.

  • Vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.

  • Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động.

  • Chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng, cho công nhân viên chức - lao động.

  • Tăng cường các hoạt động xã hội và xã hội hóa hoạt động công đoàn.

  • Tăng cường công tác quản lý tài chính và hoạt động kinh tế của công đoàn.

Đại hội đã bầu 37 đồng chí vào Ban chấp hành khoá II, nhiệm kỳ 1998 – 2003. Ban Thường vụ có 11 đồng chí gồm: Bà Trần Thị Hường, ông Nguyễn Đình Thao, bà Hồ Thị Ngà, ông Võ Văn Dũng, ông Châu Văn Thắng, ông Hồ Trung, ông Võ Văn Giáo, ông Mã Hồng Trung, ông Bùi Văn Vì, ông Nguyễn Xuân Tăng và bà Trần Thị Yến. Bà Trần Thị Hường được bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch là ông Nguyễn Đình Thao.

Trong những năm 1998, 2000, sự phát triển kinh tế của tỉnh, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu, thay đổi về số lượng và chất lượng lao động, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống, tác động đến tâm trạng và quan hệ lao động trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động.



Về số lượng: Quá trình sắp xếp lại sản xuất và lao động ở các doanh nghiệp nhà nước, công tác đầu tư phát triển sản xuất đã làm tăng thêm số lượng công nhân lao động ở các doanh nghiệp kinh tế tư doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; ở khu vực Nhà nước chủ yếu tăng cán bộ công chức ở các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và bảo trợ xã hội. Toàn tỉnh có 372.000 lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, trong đó có 75.620 công nhân, viên chức, lao động đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tổ chức công đoàn, chiếm 20,32% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh.

Về chất lượng: Nhìn chung, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động có bản lĩnh chính trị; có ý thức làm chủ, có tinh thần khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt để đảm nhận được nhiệm vụ sản xuất, công tác và theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

Trình độ học vấn, nghiệp vụ của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động từng bước được nâng lên; một bộ phận công nhân viên chức – lao động trẻ có khả năng thích ứng với trình độ quản lý tiên tiến, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ hiện đại ngày càng tăng. Số công nhân viên chức – lao động có trình độ học vấn cấp II chiếm tỷ lệ 23,37%, cấp III chiếm tỷ lệ 58,94%; trung học chuyên nghiệp 17,69%; cao đẳng, đại học đạt 16,80%; trên đại học 0,88%. Có trên 90% công nhân viên chức – lao động trong hệ thống công đoàn có trình độ nghiệp vụ, tay nghề. Tuy vậy trong đội ngũ công nhân lao động, thợ lành nghề có tay nghề cao còn ít, thợ bậc 6, 7 chỉ chiếm 5,67% trong khi thợ bậc 1, 3 chiếm 47,68%.



Một bộ phận công nhân lao động trực tiếp sản xuất còn yếu về thể lực; ý thức tổ chức, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp, nhất là lao động trẻ; công nhân mới vào nghề, công nhân ở khu vực kinh tế tư doanh chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của giai cấp công nhân, còn biểu hiện lối sống thực dụng, vi phạm các tệ nạn xã hội. Tình trạng nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy đã xâm nhập vào một bộ phận nhỏ trong lực lượng công nhân, viên chức, lao động.

Về cơ cấu: Công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật ở một số ngành chiếm tỷ lệ thấp; số công nhân kỹ thuật, kỹ sư giỏi từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều. Cơ cấu công nhân lao động trong các ngành công nghiệp chiếm khoảng 43,3%, dịch vụ khoảng 27,1%, nông – lâm - ngư nghiệp khoảng 19,8%. Số lao động nhập cư chiếm tỷ lệ 65% công nhân lao động trong các ngành may mặc, giày da, xây dựng, chế biến hải sản. Kết quả đầu tư đổi mới công nghệ ở các ngành, lĩnh vực đã tạo ra ngày càng nhiều cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân trí thức, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Công nhân lao động trong các ngành công nghiệp tăng dần theo cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật nên nguồn nhân lực và cơ cấu lao động hiện nay chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển theo cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong khi đó tình hình việc làm, đời sống công nhân, viên chức, lao động có những thay đổi lớn

Về việc làm: Hàng trăm doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, cùng với chương trình quốc gia giải quyết việc làm bình quân mỗi năm đã giải quyết việc làm mới cho 6.650 lao động trong toàn tỉnh. Các cấp công đoàn đã tham gia với đơn vị sắp xếp lại sản xuất, huy động các nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ công nhân, viên chức, lao động không có việc làm, thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước có sử dụng nhiều lao động, do trình độ tay nghề của số đông công nhân lao động còn hạn chế, hoặc chưa qua đào tạo nghề, nên các doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động ngoài tỉnh đã dẫn đến một bộ phận người lao động tại địa phương chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định.

Điều kiện làm việc: Do các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ mới, nên điều kiện và môi trường làm việc của công nhân, viên chức, lao động ở một số ngành, đơn vị từng bước được cải thiện. Tuy vậy, phần lớn công nhân lao động trực tiếp sản xuất, nhất là doanh nghiệp khu vực kinh tế tư doanh còn phải làm việc với các công nghệ lạc hậu, lao động thủ công nặng nhọc, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thiếu phương tiện về bảo hộ lao động.

Tiền lương và thu nhập của công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh tăng 46,6% so với năm 1998. Tiền lương của công nhân, viên chức, lao động khu vực hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước tuy đã từng bước được điều chỉnh, song vẫn chưa theo kịp chỉ số trượt giá của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nên tiền lương thực tế tăng chưa được nhiều, công nhân lao động ở một số doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức thu nhập cao, nhưng không ổn định; mức tiền công của số đông công nhân lao động trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân còn quá thấp; một số đơn vị ngay cả khi có đủ việc làm trong tháng, tiền lương công nhân lao động cũng chỉ đạt 400.000 – 500.000 đồng/người/tháng. Sự chênh lệch về tiền lương, thu nhập của công nhân, viên chức, lao động giữa các ngành, các doanh nghiệp Trung ương có lợi thế, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các cơ quan, doanh nghiệp khu vực Nhà nước... đã tạo ra sự cách biệt về mức sống trong công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây do tăng trưởng kinh tế, thực hiện rộng rãi cơ chế khoán, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình nên đời sống vật chất của công nhân lao động được cải thiện rõ rệt, mức hưởng thụ văn hóa của công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn được nâng cao. Tuy nhiên, với thu nhập như hiện tại cùng với giá cả các mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt có xu hướng tăng thì phần đông công nhân, viên chức, lao động, nhất là công nhân lao động có thu nhập thấp, người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước chỉ có thể trang trải ở mức khiêm tốn các nhu cầu thiết yếu cho bản thân: về nhà ở, hưởng thụ văn hóa, nuôi người thân.... Một bộ phận công nhân lao động, nhất là ở khu vực kinh tế tư doanh do thời gian làm việc theo ca, kíp nên khó có điều kiện để học tập nâng cao trình độ, và các hoạt động xã hội khác.

Về quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, 5 năm qua chỉ xảy ra 2 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công tại 2 doanh nghiệp. Nguyên nhân đình công xuất phát từ việc thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội... của người sử dụng lao động chưa hợp lý; quy mô đình công không lớn, tính chất không phức tạp, thiệt hại nhỏ. Trong các cuộc đình công này, công đoàn các cấp đã chủ động tham gia cùng cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, đúng pháp luật nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, trong một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất hàng gia công có chuyên gia nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về lao động như: thời gian làm việc, nội dung hợp đồng lao động, chính sách về bảo hiểm xã hội, nợ lương của công nhân lao động, xúc phạm nhân phẩm người lao động, sử dụng lao động vị thành niên, không thành lập tổ chức công đoàn… Đó là những nguyên nhân gây bất ổn mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động và còn là sự tiềm ẩn dễ phát sinh tranh chấp lao động dẫn đến đình công trong doanh nghiệp.

Tình hình tư tưởng, tâm trạng và nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động:

Lòng tin của công nhân, viên chức, lao động đối với sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên, thể hiện ở thái độ tích cực học tập các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tìm hiểu về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhất là trước tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997, cuộc chiến tranh ở Irắc, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp... Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách đúng đắn đưa đất nước ta vượt qua những khó khăn, nền kinh tế ổn định và phát triển, được thế giới công nhận đã ra khỏi danh sách các nước kém phát triển. Điều này làm cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động càng tin tưởng hơn vào đường lối đổi mới của Đảng, các biện pháp điều hành có hiệu quả của Nhà nước.

Tâm trạng công nhân, viên chức, lao động tỏ thái độ bất bình đối với các vụ án lớn về kinh tế và hình sự còn xảy ra khá nhiều, các vụ vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản... đều có liên quan đến một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền nhưng chậm được xử lý. Tình trạng thiếu dân chủ, chưa công bằng trong việc thực hiện các chính sách xã hội làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Những vụ việc vi phạm pháp luật về lao động trong doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế chưa được Nhà nước xử lý nghiêm minh, tác dộng bất lợi đến quan hệ lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất.

Nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động mong muốn đất nước luôn ổn định chính trị, đấu tranh ngăn chặn được nạn tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội; giải quyết tốt công bằng xã hội và các chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đặc biệt là vấn đề nhà ở, việc làm, học hành, sức khỏe của con em và bản thân công nhân, viên chức, lao động; mong muốn Đảng, Nhà nước có chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, quan tâm đầu tư các công trình phúc lợi xã hội; thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội; mong muốn Nhà nước có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, 5 năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy tỷ lệ công nhân, viên chức, lao động còn thấp so với lực lượng lao động xã hội, song đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đã đóng góp có hiệu quả vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả đó đã khẳng định giai cấp công nhân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn là lực lượng nòng cốt, năng động sáng tạo, đi đầu thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Với khẩu hiệu hành động là:”Vì sự nghiệp CNH, HĐH, vì việc làm và đời sống công nhân viên chức - lao động, tập trung xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức”. Sau 5 năm tổ chức thực hiện, có thể khẳng định mục tiêu và 8 nhiệm vụ do Đại hội đề ra là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn tỉnh.

Từng bước đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục:

Các cấp công đoàn đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động học tập, quán triệt kịp thời các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kết quả học tập 5 bài giáo dục chính trị cơ bản được các cấp công đoàn tổ chức với nhiều hình thức linh hoạt đã thu hút 70% người lao động tham dự. Đây là chủ trương lớn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai sâu rộng trong suốt nhiệm kỳ, đã góp phần giáo dục, bồi dưỡng cho công nhân, viên chức, lao động hiểu rõ hơn về bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam. Việc tuyên truyền học tập Bộ Luật lao động, pháp luật về lao động cho công nhân lao động được tăng cường hơn trước; văn phòng tư vấn pháp luật cho người lao động đã tham gia tư vấn, hướng dẫn người lao động về các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động, đại diện bảo vệ quyền lợi người lao động trong tranh chấp về lao động.

Công tác tuyên truyền về bảo hộ lao động gắn với phong trào “Xanh – sạch – đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”, các hoạt động “Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ”, các đợt tập huấn nghiệp vụ, thi an toàn vệ sinh viên giỏi... do công đoàn chủ động hoặc phối hợp thực hiện được hàng vạn công nhân, viên chức, lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp tham gia. Kết quả công tác này đã góp phần nâng cao nhận thức của công nhân, viên chức, lao động và cộng đồng xã hội coi trọng hơn về công tác bảo hộ lao động, thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cho người lao động và tài sản của đơn vị.

Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đặc biệt là cuộc vận động xây dựng cơ quan, doanh nghiệp văn minh, xây dựng gia đình văn hóa được thực hiện trong công nhân, viên chức, lao động đạt kết quả tốt. Nổi bật trong việc xây dựng cơ quan, doanh nghiệp văn minh là hội tụ được trí tuệ và công sức của công nhân, viên chức, lao động vào việc cải tiến lề lối làm việc, đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hàng năm được tổ chức từ Liên đoàn Lao động tỉnh cho đến các cấp công đoàn đã trở thành các hoạt động truyền thống, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh và bổ ích, góp phần động viên công nhân, viên chức, lao động hăng hái thi đua sản xuất, công tác. Các chuyên mục, chuyên trang Lao động và Công đoàn trên Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu được duy trì. Bản tin công đoàn tỉnh mỗi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ 1.400 bản, chất lượng ngày được nâng cao, phát hành đều đặn, định kỳ đến với từng công đoàn cơ sở các cấp. Công tác tuyên truyền qua kênh thông tin đại chúng đã chuyển tải kịp thời và sâu rộng đến công nhân, viên chức, lao động chính sách, pháp luật của Nhà nước và các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn.

Bằng nhiều hình thức đa dạng, các cấp công đoàn đã tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia phòng, chống đại dịch HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chính sách dân số và gia đình… Kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn tỉnh trong 5 năm thể hiện là: Trình độ nhận thức của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động được nâng lên rõ rệt về mọi mặt, nhất là về nhận thức chính trị; nâng cao được bản lĩnh của giai cấp công nhân; nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của người lao động. Trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động: ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ lao động mới và tác phong công nghiệp chuyển biến tích cực, nhận thức về sống và làm việc theo pháp luật được nâng lên rõ nét. Đại bộ phận công nhân, viên chức, lao động có tinh thần khắc phục khó khăn, tự giác trong lao động, công tác nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

3. Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do Đại hội II Công đoàn tỉnh đề ra đạt hiệu quả thiết thực

Các phong trào thi đua do Đại hội II Công đoàn tỉnh đề ra đã được các cấp công đoàn vận dụng sáng tạo vào tình hình của địa phương, đơn vị với nhiều tên gọi khác nhau, đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong công nhân, viên chức, lao động phù hợp với từng lĩnh vực công tác, ngành nghề và đối tượng tham gia. Phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao được nhiều tập thể, cá nhân đăng ký thực hiện. Hiệu quả phong trào này đã góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; cải tiến lề lối làm việc mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, công tác của doanh nghiệp, đơn vị. Phong trào lao động sáng tạo đã góp phần khắc phục những vấn đề về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh và công tác. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được công nhận đưa vào áp dụng làm lợi cho đơn vị. Nét mới trong phong trào thi đua là bên cạnh các cuộc thi nâng tay nghề, bậc thợ, thi thợ giỏi, ở nhiều nơi đã xuất hiện phong trào học tập ứng dụng quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO, HACCP, SA 8000.

Phong trào thi đua học tập chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt đã trở thành mục tiêu phấn đấu của công nhân, viên chức, lao động. Với tinh thần tự học, tự rèn đã có hàng chục ngàn công nhân, viên chức, lao động được đào tạo vẫn tích cực học ngoại ngữ, tin học; một bộ phận công nhân, viên chức, lao động đã từng bước tiếp thu và làm chủ khoa học, công nghệ mới.

Phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống các tệ nạn xã hội được công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng; trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, công đoàn đã lồng ghép với cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu". Từ phong trào này công đoàn đã vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng và thực hiện 19/24 đề án cải cách hành chính ở các đơn vị.

Phong trào thi đua “Liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn” được các cấp công đoàn phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; vận động nông dân cải tạo vườn tạp, tín chấp cho 26.493 hộ vay 325.441 triệu đồng từ các nguồn quỹ để sản xuất.

Nhìn chung, các phong trào thi đua đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, công tác; tinh thần thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động được khơi dậy, đã thúc đẩy năng lực sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm và vượt khó của công nhân, viên chức, lao động. Thông qua các phong trào thi đua do công đoàn tổ chức đã giúp cho đội ngũ công nhân lao động được nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, bậc thợ. Kết quả công tác thi đua của công đoàn thể hiện qua hội nghị tuyên dương những điển hình tiên tiến qua 15 năm đổi mới (1986-2000), tổng kết 5 năm (1998-2003) thực hiện Chỉ thị 35/CT-TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua-khen thưởng và hội nghị tuyên dương điển hình lao động giỏi, lao động sáng tạo trong nhiệm kỳ II. Phong trào thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong công nhân, viên chức, lao động đã góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần vùng nông thôn; qua đó củng cố và phát triển khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh ngày càng bền chặt.



Tham gia quản lý Nhà nước, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động:

Công đoàn các cấp đã tham gia với chính quyền sắp xếp lại sản xuất ở 45 doanh nghiệp nhà nước, giải quyết lao động dôi dư theo đúng qui định hiện hành; góp ý xây dựng các văn bản về chính sách, pháp luật của Nhà nước; phối hợp với chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức, lao động phát huy quyền dân chủ tham gia quản lý sản xuất và công tác của đơn vị. Bình quân hàng năm có 97% cơ quan hành chính sự nghiệp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức và 77,32% doanh nghiệp nhà nước mở Đại hội công nhân viên chức (NQ đề ra 90%); vận động 70% công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư doanh tổ chức hội nghị dân chủ người lao động. Nhiều công đoàn cơ sở đã phối hợp với thủ trưởng cơ quan và giám đốc doanh nghiệp xây dựng nhiều quy chế khác liên quan đến hoạt động công đoàn và quyền và nghĩa vụ của người lao động, như quy chế phối hợp hoạt động giữa người sử dụng lao động và công đoàn, quy chế thưởng phạt, quy chế nâng lương, nâng bậc, quy chế sử dụng quỹ phúc lợi…

Qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động trên địa bàn tỉnh cho thấy những quyền lợi cơ bản của được thực hiện. Đến nay, công nhân, viên chức, lao động tại 100% doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng lao động với người lao động; hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đã ký kết thực hiện thỏa ước lao động tập thể; khoảng 10% doanh nghiệp do kinh doanh thua lỗ hoặc kém hiệu quả, chưa ký thỏa ước lao động tập thể. Có trên 90% đơn vị có Ban thanh tra nhân dân hoạt động đã giúp các đơn vị kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động; Ban thanh tra nhân dân ở nhiều cơ sở cơ bản thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát.

Về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, toàn tỉnh có 1.097 cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó trên 90% đơn vị trích nộp bảo hiểm xã hội và 70% đơn vị trích nộp bảo hiểm y tế theo qui định. Các cấp công đoàn đã tham gia cùng thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe cho công nhân, viên chức, lao động.

Hầu hết các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đều có Hội đồng bảo hộ lao động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên ngày càng được nâng lên về số lượng và chất lượng. Đã có trên 80% số công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn tổ chức thực hiện phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; trên 50.000 lượt người tham gia thực hiện Tuần lễ Quốc gia về An toàn lao động – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ.

Với việc thực hiện chức năng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động trong 5 năm qua, Liên đoàn Lao động tỉnh đã góp phần tạo được mối quan hệ lao động ổn định trên địa bàn tỉnh, đấu tranh bảo vệ các quyền lợi của người lao động theo pháp luật quy định, tạo được sự tín nhiệm của người lao động đối với tổ chức công đoàn. Tuy nhiên kết quả việc tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về lao động còn hạn chế. Đại bộ phận lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật về lao động.



Phát triển tổ chức, xây dựng công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn vững mạnh:

Tổ chức công đoàn các cấp được kiện toàn sắp xếp theo hướng nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo giữa các công đoàn cấp trên đối với công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn. Việc phân công nhiệm vụ giữa công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động thành phố, huyện, thị xã và mối quan hệ chỉ đạo phối hợp của công đoàn tỉnh đối với công đoàn cơ sở thuộc ngành Trung ương trên địa bàn tỉnh được xác định rõ. Hình thành mới 2 công đoàn cấp trên cơ sở: Công đoàn ngành Du lịch và Công đoàn Viên chức; bàn giao các công đoàn cơ sở và công đoàn các phòng giáo dục huyện, thị xã, thành phố về Liên đoàn Lao động địa phương quản lý.

Hệ thống công đoàn trên địa bàn tỉnh gồm 7 Liên đoàn Lao động thành phố, huyện, thị xã; 11 công đoàn ngành địa phương quản lý 774 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn với 43.088 đoàn viên/49.983 công nhân, viên chức, lao động. Chỉ đạo phối hợp 50 công đoàn cơ sở các ngành Trung ương đóng trên địa bàn với 21.566 đoàn viên/24.637 công nhân, viên chức, lao động. Tỷ lệ đoàn viên/công nhân viên chức – lao động khu vực Nhà nước đạt 90,85% (NQ đề ra 95%). Tỷ lệ đoàn viên/công nhân lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 76,47% (NQ đề ra 70%). Công tác phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn: trong nhiệm kỳ các cấp công đoàn đã phát triển thêm 119 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn, 11.843 đoàn viên; giải thể, sáp nhập 75 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Công tác chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn vững mạnh từng bước được đổi mới cả về nội dung và biện pháp; lấy tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn làm trọng điểm để nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn. Do vậy đã mở rộng quyền tự chủ, hoạt động của công đoàn cơ sở phù hợp với yêu cầu sản xuất và nhiệm vụ công tác ở từng loại hình doanh nghiệp, đơn vị. Bình quân hằng năm số công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn vững mạnh đạt tỷ lệ 78,58%; trong đó tỷ lệ vững mạnh công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước đạt 79,96% (NQ đề ra 80%) và tỷ lệ công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn vững mạnh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 49,05% (NQ đề ra là 30%).

Ngoài các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, lớp chuyên đề cho cán bộ công đoàn từ tổ trưởng trở lên, cử cán bộ tham dự các lớp học tại chức chuyên ngành, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với trường Đại học công đoàn tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn theo chương trình học phần đại học công đoàn cho 101 cán bộ, và lớp đại học quản trị kinh doanh và công đoàn hệ tại chức với 66 người đang theo học.

Ban liên lạc cán bộ công đoàn hưu trí được thành lập ngày 19-7-1999, đã tập hợp 66 cán bộ công đoàn hưu trí tham gia sinh hoạt. Hoạt động của Ban liên lạc đã giúp cho Liên đoàn Lao động tỉnh kịp thời thăm hỏi, động viên cán bộ công đoàn nghỉ hưu, đồng thời tổ chức lấy ý kiến của cán bộ có nhiều kinh nghiệm tham gia vào một số mặt hoạt động công đoàn.

Công tác phát triển và xây dựng tổ chức và cán bộ công đoàn đã đạt những kết quả căn bản như sau:



- Chất lượng vững mạnh được nâng lên nhờ tập trung chỉ đạo chặt chẽ ở những khâu then chốt như: lấy kết quả hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân, viên chức, lao động, lấy chất lượng sinh hoạt tổ công đoàn, nghiệp đoàn để xác định chất lượng công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn vững mạnh, qua đó làm thước đo hiệu quả chỉ đạo của công đoàn cấp trên cơ sở.

- Hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn từng bước phù hợp với các loại hình cơ sở, khẳng định được vai trò công đoàn đại diện của công nhân, viên chức, lao động; góp phần xây dựng giai cấp công nhân, bộ máy Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Công tác đào tạo được thực hiện bằng phương thức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, kết hợp với đào tạo dài hạn, đảm bảo cho hệ thống công đoàn có đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng ngay yêu cầu công tác, vừa chuẩn bị một đội ngũ cán bộ kế cận phục vụ cho hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên nội dung và hình thức hoạt động công đoàn chưa theo kịp sự phát triển kinh tế. Khi có sự sắp xếp lại về mô hình quản lý thì bộ máy tổ chức và nội dung hoạt động công đoàn cơ sở chậm thay đổi cho phù hợp. Hiệu quả và chất lượng hoạt động công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế. Số công đoàn cơ sở được thành lập mới trong các đơn vị đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn còn thấp. Đại bộ phận cán bộ công đoàn do kiêm nhiệm chuyên môn nên phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo đơn vị. Số đông cán bộ công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được huấn luyện, bồi dưỡng kịp thời.

Công tác kiểm tra ở công đoàn các cấp đã góp phần thúc đẩy các cấp công đoàn thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo Luật công đoàn Việt Nam và điều lệ công đoàn Việt Nam. Hệ thống Ủy Ban kiểm tra công đoàn được chú trọng củng cố, kiện toàn cả về tổ chức và công tác cán bộ. Tổ chức và hoạt động kiểm tra các cấp tương đối ổn định, nề nếp; luôn bám vào chương trình kiểm tra hằng năm, đi sâu rà soát, uốn nắn việc thi hành điều lệ công đoàn Việt Nam, việc thực hiện nghị quyết và chương trình công tác của công đoàn các cấp; phối hợp giải quyết tốt đơn, thư khiếu tố của đoàn viên, và công nhân, viên chức, lao động.

Tham gia xây dựng hệ thống chính trị:

Liên đoàn lao động tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn gắn công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh với nhiệm vụ xây dựng Đảng và chính quyền. Hằng năm, công đoàn đã tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động tham gia góp ý xây dựng Đảng, nổi bật là tham gia cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2-Khóa VIII). Tham gia góp ý xây dựng nội dung văn kiện Đại hội Đảng các cấp, giới thiệu cán bộ công đoàn tham gia vào các cấp ủy Đảng; bồi dưỡng giới thiệu 2.060 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ưu tú cho các cấp ủy Đảng xem xét, đã được kết nạp 1.890 đoàn viên công đoàn ưu tú vào Đảng cộng sản Việt Nam. Vận động 100% công nhân, viên chức, lao động tham gia cuộc bầu cử HĐND các cấp (năm 1999) và cuộc bầu cử Quốc hội khóa XI (năm 2002). Tham gia xây dựng và thực hiện đề án về cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại bộ máy đơn vị theo Nghị quyết TW 7, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan Nhà nước địa phương.

Liên đoàn lao động tỉnh và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác, hằng năm đều tổ chức kiểm điểm kết quả tổ chức thực hiện, đề ra chương trình phối hợp công tác. Qua thực hiện chương trình phối hợp, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tạo điều kiện phát huy tốt vai trò chức năng của hệ thống công đoàn; chỉ đạo các sở, ban, ngành ký kết liên tịch với tổ chức công đoàn nhằm đưa các chương trình phát triển kinh tế-văn hóa - xã hội thực hiện tốt ở cơ sở.

Tuy nhiên công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của công đoàn chưa được tổ chức thực hiện tốt ở các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Công tác bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng chưa được các cấp công đoàn chủ động thực hiện. Tỉ lệ đảng viên được phát triển mới xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất còn thấp; tỉ lệ cán bộ công đoàn tham gia cấp ủy các cấp còn ít.



Công tác nữ công :

Phong trào nữ công nhân, viên chức, lao động đã thực hiện có hiệu quả 3 chương trình: tuyên truyền, giáo dục; phát triển các hoạt động xã hội và nâng cao năng lực hoạt động của các Ban nữ công, lồng ghép với phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Lực lượng nữ công nhân viên chức - lao động ngày càng lớn mạnh, vươn lên khẳng định trong công việc và các vị trí quan trọng. Đến nay, đội ngũ nữ công nhân, viên chức, lao động có 31.392 người, trong đó có 215 chị giữ các chức vụ trong các cơ quan Đảng, quản lý Nhà nước địa phương, 1.431 chị giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy công đoàn các cấp. Nhiều doanh nghiệp sử dụng trên 60% lao động nữ như may mặc, giày da, chế biến hải sản, du lịch… có kết quả sản xuất kinh doanh tốt.

Sự đóng góp của phong trào nữ công nhân, viên chức, lao động thể hiện trên nhiều lĩnh vực và các mặt công tác. Nổi bật là nội dung và hình thức hoạt động luôn được đổi mới. Cụ thể như: tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội trại văn hóa, hội thi, giao lưu, tổ chức trại hè cho con công nhân, viên chức, lao động; vận động nhóm tiết kiệm, vay ngân hàng, vay Quỹ trợ vốn Liên đoàn Lao động tỉnh giúp nhau phát triển kinh tế gia đình...

Từ các hoạt động trên, Ban nữ công các cấp đã giúp cho nữ công nhân, viên chức, lao động được nâng cao kiến thức mọi mặt; tác động phong trào xây dựng gia đình văn hóa; tạo ra các sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo nữ công nhân, viên chức, lao động tham gia. Qua các hoạt động này còn là dịp để chăm lo, bảo vệ đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ và con của công nhân viên chức, lao động. Ban nữ công các cấp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có đông công nhân lao động nữ đã chủ động phối hợp với công đoàn cơ sở tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về lao động nữ; đề xuất với doanh nghiệp các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ.



Công tác xã hội :

Năm năm qua, hệ thống công đoàn đã huy động các nguồn trong tổ chức công đoàn, của công nhân, viên chức, lao động, các doanh nghiệp, đơn vị, các nhà tài trợ đóng góp 34,4 tỷ đồng vào các nguồn Quỹ tình nghĩa, tình thương, ngày vì người nghèo, phòng chống bão lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, quỹ học bổng Nguyễn Đức Cảnh, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, lao động và các đối tượng chính sách xã hội. Sử dụng vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đầu tư cho 12 dự án, với tổng trị giá 650 triệu đồng, tạo thêm 247 việc làm mới, thu nhập bình quân từ 150.000 đến 200.000người/tháng. Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh đã hỗ trợ vốn vay cho 14.172 lượt người với số tiền 15.996 triệu đồng. Các cấp công đoàn đã xây dựng 2.906 nhóm tiết kiệm giúp nhau làm kinh tế gia đình… Các hoạt động trên đã góp phần giúp công nhân, viên chức, lao động tăng thêm thu nhập và tham gia thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh có kết quả.

Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 6/2001, bước đầu đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tư vấn nghề, giới thiệu việc làm; phối hợp với các trường chuyên nghiệp tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động. Chi nhánh trợ giúp pháp lý cho người lao động của Liên đoàn Lao động tỉnh đã tư vấn pháp luật cho các cấp công đoàn và người lao động, góp phần giáo dục pháp luật của Nhà nước cho người lao động và nâng cao quyền đại diện của các cấp công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn :

Công tác tài chính công đoàn được đổi mới về cơ chế thu, phân phối và quản lý. Các cấp công đoàn đã có nhiều cố gắng khai thác các nguồn thu đạt và vượt kế hoạch hằng năm. Mức thu kinh phí tăng bình quân 8%/ năm, thu đoàn phí tăng bình quân 17,6% năm; nguồn thu do các cấp chính quyền hỗ trợ và nguồn thu khác chiếm 20% trong tổng số thu hằng năm. Việc chi tiêu kinh phí công đoàn được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả; trong đó chú trọng phần chi cho phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn ở cơ sở.

Hoạt động kinh tế công đoàn được đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, nâng cao năng lực kinh doanh. Nâng cấp khách sạn công đoàn và chuyển đổi hình thức hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Bước đầu công ty đã hoạt động có lãi, đảm bảo thu nhập cho công nhân lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước.

Trong nhiệm kỳ đã xây dựng mới 2 công trình là Trung tâm dịch vụ việc làm công đoàn (ngân sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp 4,7 tỷ đồng), Nhà nghỉ dưỡng công nhân lao động tại huyện Côn Đảo (ngân sách tỉnh cấp 16 tỷ đồng).

Nhìn chung, hoạt động tài chính và kinh tế công đoàn đã thực hiện đúng chế độ quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản công đoàn theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam và pháp luật Nhà nước; phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn tỉnh. Tuy nhiên do Nhà nước quy định không thu 2% kinh phí công đoàn trong các công đoàn cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài nên kinh phí hoạt động ở các cơ sở này gặp nhiều khó khăn.

Thành lập Công đoàn Viên chức tỉnh

Công đoàn Viên chức tỉnh được thành lập theo quyết định số 83 ngày 26-6-2000 của Liên đoàn Lao động tỉnh. Ban chấp hành nhiệm kỳ I (2001-2005) có 11 đồng chí; đồng chí Lê Thị Xuân Ngọc là Chủ tịch169, đồng chí Hoàng Xuân Nhung – Phó Chủ tịch. Khi mới thành lập có 50 công đoàn cơ sở, với 1.231/1.996 đoàn viên công đoàn. Trong nhiệm kỳ 2001-2005 đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đã có bước phát triển về số lượng, hiện Công đoàn Viên chức có 59 công đoàn cơ sở trực thuộc, với tổng số 3.151 công nhân, viên chức, lao động/2.886 đoàn viên công đoàn, đạt tỷ lệ 91,58%, (trong đó nữ 1.173 chiếm tỷ lệ 92,5%). Số cán bộ công chức viên chức có trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỷ lệ 9,94%, cấp 3: 92,5%, trung cấp: 25,17%, cao đẳng - đại học: 73,04%, trên đại học: 1,27%. Trình độ chính trị sơ cấp chiếm: 32,88%, trung cấp: 41,96%, cao cấp - cử nhân: 25,16%.

Từ lúc thành lập đến năm 2006, Công đoàn Viên chức tỉnh đã xây dựng và kiện toàn tổ chức công đoàn cơ sở - coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, do đó ngay từ khoá I, Ban chấp hành Công đoàn Viên chức tỉnh đã đề ra quy chế hoạt động, phân công từng thành viên Ban chấp hành phụ trách các chuyên đề và phụ trách các công đoàn cơ sở theo dõi, kiểm tra, đồng thời vận động công đoàn cơ sở tham gia tốt các phong trào cấp trên phát động. Nhờ vậy phong trào cán bộ công chức viên chức lao động và hoạt động công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công đoàn Ciên chức tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Thực hiện phong trào thi đua lao động giỏi được gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức « Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu » được các công đoàn cơ sở quan tâm, nhiều đơn vị đã tổ chức đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu thi đua ngay từ đầu năm và được các đoàn viên tham gia, nhiều đơn vị có 100% cán bộ công nhân, viên chức, lao động đăng ký lao động giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp. Trong phong trào thi đua lao động - lao động sáng tạo – năng suất – chất lượng cao, các đơn vị đã phối hợp với chính quyền cùng cấp xây dựng 18 đề tài, sáng kiến kỹ thuật với tổng giá trị 2,785 tỷ đồng. Qua phong trào thi đua xuất hiện nhiều đơn vị điển hình ở các công đoàn cơ sở như: Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Cục thuế, Kho bạc, Hải quan, Trường Chính trị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy….

Điểm nổi bật của Công đoàn Viên chức trong thời gian qua đã hướng công đoàn các cấp với việc tham gia cải cách hành chính trong các cơ quan, đơn vị. Các công đoàn cơ sở các sở, ban, ngành, đơn vị đã tuyên truyền, tổ chức vận động cán bộ công chức tích cực tham gia các công việc cụ thể góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Trong thời gian từ năm 2000 đến 2002, việc tiếp tục duy trì, củng cố và hoàn thiện mô hình “một cửa” trên phạm vi toàn tỉnh đã giảm các thủ tục phiền hà, giải quyết nhanh, dứt điểm các hồ sơ hành chính của tổ chức và công dân, góp phần thúc đẩy có hiệu quả tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong năm 2002, các công đoàn cơ sở đã tổ chức, vận động cán bộ công chức, viên chức tham gia xây dựng hơn 20 đề án cải cách hành chính theo mô hình “một cửa” ở các sở, ban, ngành và được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong quá trình thực hiện đề án, bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, được tổ chức, công dân khen ngợi và đồng tình ủng hộ như: Công đoàn cơ sở Sở Địa chính, Công đoàn cơ sở Sở Kế hoạch - Đầu tư, Công đoàn cơ sở Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Công đoàn cơ sở Cục Thuế tỉnh, Công đoàn cơ sở Kho bạc Nhà nước tỉnh...

Kết quả cho thấy “mô hình một cửa” đã loại bỏ nhiều loại giấy phép, thu phí bất hợp lý, giải quyết cho công dân chỉ đi lại 2 lần so với 5 đến 7 lần mới giải quyết xong như trước đây, giúp cho tổ chức, công dân chỉ đi lại “một cửa” thay vì trước đây phải đi 4 đến 5 cửa. Bên cạnh đó các công đoàn cơ sở phát động phong trào trong cán bộ công chức thi đua cải tiến lề lối làm việc, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong việc áp dụng các thành tựu về công nghệ tin học... đã thực sự nâng cao hiệu suất công tác, và tính chính xác trong công việc; đồng thời góp phần làm giảm mạnh các chi phí hành chính, công vụ, điển hình như: ở Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy, Công đoàn cơ sở văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Công đoàn cơ sở Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Công đoàn cơ sở Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh...Ngoài ra trong phong trào này, có nhiều công đoàn cơ sở đã vận động đoàn viên tham gia tích cực việc hoàn chỉnh các đề án kiện toàn, sắp xếp bộ máy, biên chế về tổ chức và nhân sự gọn nhẹ; đảm bảo thực hiện tốt các quy trình công việc đã đề ra trong chương trình cải cách hành chính, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước trong giai đoạn mới. Cũng qua công tác này mà nâng cao vai trò của cán bộ công đoàn cơ sở trong việc đề xuất, tham mưu cho các cấp ủy Đảng và Chính quyền về các giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình quản lý và ban hành văn bản chính xác, kịp thời để nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy quản lý cấp tỉnh.

Đến cuối năm 2006 đã có 25 đơn vị thực hiện cơ chế “một cửa” và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 trong công tác chuyên môn. Một số đơn vị đã xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ, thông tin mang lại hiệu quả trong công tác chuyên môn như: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh, Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh, Kho bạc tỉnh, Cục thuế tỉnh, Sở Tư Pháp tỉnh. Trong thực hành tiết kiệm chi phí hành chính, sử dụng xăng xe, điện nước, điện thoại… các đơn vị đã tiết kiệm hơn 3 tỷ đồng. Những kết quả đạt được như trên, là do sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp ủy Đảng và các cấp Chính quyền và của cả hệ thống chính trị. Song trong đó đoàn viên, cán bộ công chức ở các công đoàn cơ sở là lực lượng nòng cốt thông qua vai trò của tổ chức công đoàn tham gia quản lý Nhà nước.

Việc động viên cán bộ công nhân, viên chức, lao động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được Công đoàn Viên chức tỉnh chỉ đạo sát sao, các công đoàn cơ sở tích cực tham gia với cấp ủy Đảng và chính quyền triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện các chế độ có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động theo quy định của pháp luật lao động, pháp lệnh cán bộ công chức và các nghị định của chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Tổ chức tốt việc khảo sát, mở hội nghị góp ý vào nội dung dự thảo các luật, văn bản của nhà nước; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích của công nhân, viên chức, lao động như: thi luyện công chức, xét nâng lương, nâng ngạch, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp ốm đau, nghỉ dưỡng sức….đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ, nhờ vậy đã động viên cán bộ, công nhân, viên chức, lao động nhiệt tình công tác, đoàn kết, phát huy dân chủ trong cơ quan đơn vị.

Hầu hết các công đoàn cơ sở đã xây dựng và đưa vào thực hiện quy chế dân chủ đạt được những kết quả nhất định, hàng năm các đơn vị có kiểm điểm, xem xét điều chỉnh hoặc bổ sung sữa đổi các quy chế sao cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới của cơ quan, đơn vị. Về thực hiện tổ chức hội nghị, hàng năm có 100% công đoàn cơ sở tổ chức hội nghị cán bộ công chức, thông qua hội nghị cán bộ công chức đã vận động công nhân, viên chức, lao động phát huy tinh thần dân chủ, góp ý các nội quy, quy chế của đơn vị… nhằm thực hiện nâng cao năng suất lao động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

Các công đoàn cơ sở đã thường xuyên củng cố và cử Ban thanh tra tham dự các lớp tập huấn về thanh tra do Công đoàn Viên chức và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức. Nhờ vậy các Ban thanh tra nhân dân công đoàn cơ sở nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động, đã thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ công chức, quy chế dân chủ, giải quyết những đơn thư khiếu nại…, vì vậy đã không ngừng phát huy tính công khai và dân chủ trong nội bộ, xây dựng mối đoàn kết thống nhất, tạo nên sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Trong hoạt động xã hội - một việc làm nhân đạo từ thiện, hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn này, đã được 100% công đoàn cơ sở hưởng ứng tham gia thực hiện đóng góp như: “Quỹ vì người nghèo“, “Quỹ vì phụ nữ nghèo”, “Quỹ vì trẻ thơ”, ủng hộ đồng bào thiên tai, bão, lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân sóng thần… với tổng số tiền 3,825 tỷ đồng. Ngoài ra công tác chăm sóc người có công với cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng… cũng được các công đoàn cơ sở quan tâm, thường xuyên thăm hỏi, động viên nhân các ngày lễ tết với 17.500 suất quà, đã trở thành một phong trào sâu rộng, tạo thêm tình cảm gắn bó, đoàn kết, nâng vị thế tổ chức công đoàn trong cộng đồng xã hội và đặc biệt làm cho cán bộ công nhân, viên chức, lao động ngày càng gắn bó với tổ chức công đoàn hơn.

Công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh được Công đoàn Viên chức tỉnh chỉ đạo các công đoàn cơ sở triển khai thực hiện, lấy tổ công đoàn làm điểm để nâng cao chất lượng xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Trên cơ sở tiêu chuẩn nội dung thông số chấm điểm công đoàn vững mạnh do Liên đoàn Lao động tỉnh ban hành, Ban chấp hành Công đoàn Viên chức tỉnh đã triển khai và hướng dẫn các công đoàn cơ sở xây dựng nội dung thông số chấm điểm của đơn vị và tổ công đoàn sát hợp với tình hình thực tế. Kết quả chỉ đạo thực hiện đến cuối năm 2005 đã có 80-85% công đoàn cơ sở đạt danh hiệu vững mạnh. Nếu như năm 2003 có 48 công đoàn cơ sở vững mạnh (tỷ lệ 94,11%), đến năm 2005 có 50 công đoàn cơ sở vững mạnh (chiếm 94,33%), năm 2006 có 54 công đoàn cơ sở vững mạnh (chiếm tỷ lệ 96%).

Trong công tác tham gia xây dựng Đảng và nhà nước, các công đoàn cơ sở luôn gắn công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh với nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng và chính quyền cơ sở. Hàng năm đều tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức tham gia đóng góp cho cấp ủy Đảng cơ sở, đảng viên trong đơn vị, tích cực hưởng ứng tham gia cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên; đã giới thiệu đoàn viên ưu tú với tổ chức Đảng và đã được kết nạp 1.793 đảng viên mới.

Ngoài ra công tác đào tạo - bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở được Công đoàn Viên chức tỉnh coi trọng, đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ tổ công đoàn, hướng dẫn nội dung cam kết trách nhiệm giữa thủ trưởng đơn vị - Ban chấp hành công đoàn cơ sở - cán bộ, công chức, viên chức, lao động, phương pháp công tác của chủ tịch, hoạt động của tổ công đoàn… Từ năm 2003 đến 2006, Công đoàn Viên chức tỉnh đã phối hợp tổ chức được 69 lớp tập huấn theo chuyên đề, kỹ năng hoạt động công đoàn cho 3.520 cán bộ công đoàn cơ sở tham dự. Nhờ vậy trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngày càng được nâng lên, do đó ở các công đoàn cơ sở được củng cố đi vào hoạt động nề nếp, có chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên về tổ chức tuyên truyền giáo dục ở nhiều cấp, đơn vị chưa thực hiện thường xuyên; hình thức và nội dung tuyên truyền ở một số nơi còn hạn chế, phần lớn tập trung phản ánh những hoạt động bề nổi, chưa sâu vào những vấn đề bức xúc của người lao động. Một số công đoàn cơ sở chưa đề ra phương pháp và giải pháp cụ thể để triển khai công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, một số công đoàn chưa xây dựng nội dung thông số tổ công đoàn. Đa số cán bộ công đoàn cơ sở là cán bộ kiêm nhiệm, việc kiện toàn bộ máy chưa kịp thời, có nơi tổ chức hội nghị cán bộ công chức hàng năm còn chậm trễ. Ngoài ra lãnh đạo một số đơn vị, cơ quan chưa tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động như: thời gian làm việc, kinh phí…

Thành tích và danh hiệu đạt được của hệ thống Công đoàn Viên chức tỉnh :


  • Năm 2001 và 2005 được Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tặng bằng khen.

  • Năm 2003 và 2004, 2006 tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào hoạt động công đoàn.

  • Hằng năm Công đoàn Viên chức tỉnh được Công đoàn Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh công nhận công đoàn vững mạnh xuất sắc.

Công đoàn các khu Công nghiệp :

Công đoàn các khu công nghiệp được thành lập theo quyết định số 32/QĐ-LĐLĐ ngày 22-4-2004 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với 18 công đoàn cơ sở trực thuộc gồm 2.716 đoàn viên/3841 công nhân lao động. Ban chấp hành lâm thời gồm 15 đồng chí; đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Phó Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh giữ chức Chủ tịch. Trong nhiệm kỳ I (2005-2010), Đại hội đã bầu 17 đồng chí vào Ban chấp hành; đồng chí Nguyễn Văn Chinh là Chủ tịch (tháng 9-2005 đồng chí Nguyễn Văn Lam, Phó Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh làm Chủ tịch thay đồng chí Nguyễn Văn Chinh chuyển công tác khác). Đến 31-12-2005 phát triển thêm 15 công đoàn cơ sở nâng tổng số Công đoàn các khu công nghiệp lên 33 với 5.724 đoàn viên/7.407 công nhân lao động, trong đó có 1.897 nữ, chiếm tỷ lệ 33,14%.

Theo số liệu thống kê đến 12-2006 có 18.405 lao động đang làm việc trong 9 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có 11.764 lao động phổ thông, 69,91% lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, 10.468 lao động ngoài tỉnh, chiếm 56,87% lao động là người ngoài tỉnh. Năm 2006 phát triển thêm 9 công đoàn cơ sở với 4.751 đoàn viên đạt chỉ tiêu về số công đoàn cơ sở, vượt chỉ tiêu về phát triển đoàn viên; tổ chức tập huấn về nghiệp vụ về công tác nữ công, về chính sách, chế độ, về pháp luật lao động và thương lượng tập thể; thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh thông qua việc chấm điểm công đoàn cơ sở được tiến hành thường xuyên.

Từ khi thành lập đến cuối năm 2006, công đoàn cơ sở các khu công nghiệp đã kiện toàn bộ máy, tổ chức Đại hội, bầu Ban chấp hành và thực hiện phong trào thi đua. Đội ngũ cán bộ công nhân, viên chức, lao động đi đầu thực hiện phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi đạt “Năng suất - chất lượng - hiệu quả”. Trong năm 2006 phong trào thi đua đã được nhiều đơn vị tích cực tham gia đạt kết quả tốt như: Công ty Prime Asia, tổng sản phẩm đạt 25.000.000 SF, tổng giá trị đạt 45 triệu USD, nộp ngân sách 1.052.949USD; Công ty liên doanh Baconco sản lượng đạt 165.000 tấn, doanh thu đạt 564,323 tỷ đồng, nộp ngân sách 22 triệu đồng, ngoài ra còn tổ chức hội thi an toàn, vệ sinh viên giỏi…

Trong việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích cho công nhân, viên chức, lao động, Công đoàn cơ sở trong các khu công nghiệp tham gia xây dựng và giám sát tốt việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động như: chế độ tiền lương, tiền công, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hộ lao động, nghỉ phép năm, nghỉ thai sản, chế độ bảo hiểm tai nạn (24/24 giờ)… Những hoạt động có ý nghĩa thiết thực của các công đoàn cơ sở đã làm cho tư tưởng công nhân, viên chức, lao động tin tưởng, hăng hái lao động, sản xuất, thu nhập cho người lao động ổn định, ngày càng được nâng cao. Năm 2004 bình quân thu nhập 1.600.000đồng/người/tháng đến cuối năm 2006 là 2.000.000đồng/người/tháng.

Hoạt động nữ công được công đoàn quan tâm đúng mức, các ngày kỷ niệm phụ nữ Việt Nam (20-10), Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3)… tổ chức chị em sinh hoạt truyền thống, gặp gỡ giao lưu…; công tác tài chính, kiểm tra và thông tin báo cáo được tổ chức định kỳ, công khai đảm bảo quy định của trên. Từ khi thành lập đến năm 2006, Công đoàn các khu công nghiệp năm nào cũng đạt công đoàn vững mạnh.



4. Xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới

Ngày 23-5-2003, Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ III, nhiệm kỳ 2003-2008 được tổ chức trọng thể. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu chính thức đại diện cho 75.620 công nhân, viên chức, lao động toàn tỉnh (công nhân, viên chức, lao động đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước và, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tổ chức công đoàn, chiếm 20,32% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh). Trong quá trình chuẩn bị Đại hội III Công đoàn tỉnh, ngoài ý kiến thảo luận đóng góp của đông đảo công nhân, viên chức, lao động thông qua Đại hội Công đoàn các cấp, đã có hàng trăm ý kiến đóng góp quý báu xây dựng nội dung đại hội của cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, cán bộ công đoàn hưu trí, cán bộ lão thành cách mạng, các nhà khoa học và lãnh đạo các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

Đại hội đã bầu 37 đồng chí vào Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa III; Ban Thường vụ có 11 người gồm. Bà Trần Thị Hường, Chủ tịch; ông Nguyễn Đình Thao, Phó Chủ tịch; tháng 7-2004 bầu bổ sung ông Châu Văn Thắng làm Phó Chủ tịch. Ủy viên Ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh có 7 người, gồm: bà Hồ Thị Ngà, Chủ nhiệm, ông Bùi Tiến Dũng, Phó Chủ nhiệm. Trong năm 2004, 2005 do yêu cầu nhiệm vụ chung, một số đồng chí chuyển công tác và được bổ sung một số nhân sự mới như: Bà Vũ Thị Quyên, Công đoàn ngành Công nghiệp được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ; ông Dương Minh Tuấn, Sở Tư pháp, ông Phạm Văn Chánh, công đoàn Công ty Cao su Bà Rịa, ông Võ Văn Thế, Liên đoàn Lao động huyện Đất Đỏ và ông Nguyễn Bình Luận, Liên đoàn Lao động huyện Long Điền được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh. Tháng 10-2005, bà Trương Minh Thủy, Phó Ban Dân vận tỉnh được tổ chức cử về làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay bà Trần Thị Hường, chuyển công tác về Sở Công nghiệp tỉnh.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự biến động của công nhân lao động giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở doanh nghiệp nhà nước số lao động có tay nghề cao giảm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khá đông các lao động trẻ tuổi, có trình độ học vấn và tay nghề cao. Chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh được nâng cao, thích ứng nhanh phong trào thi đua do công đoàn phát động, kịp thời với cơ chế thị trường, tiếp cận nhanh chóng với nền công nghệ tiên tiến. Trong 3 năm từ 2003-2005 đã vận động các cá nhân và tập thể đăng ký 753 đề tài, 108 công trình thi đua có chất lượng và thiết thực với đời sống. Lập trường chính trị của anh chị em lao động vững vàng, phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân, tích cực học tập để nâng cao trình độ, học vấn, hăng hái đi đầu trong mọi phong trào hành động cách mạng, đến năm 2005 số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học là 24,26%, trên đại học là 0.33%.

Hoạt động của công đoàn các cấp thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ lợi ích của công nhân, viên chức, lao động thành lập các quỹ như quỹ trợ vốn giúp anh chị em công nhân lao động làm kinh tế gia đình, ổn định và cải thiện đời sống cho công nhân, viên chức, lao động. Từ năm 2003 đến năm 2005, Liên đoàn Lao động tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 75.000 lao động. Chế độ tiền lương tuy đã được cải thiện nhưng chưa đảm bảo cuộc sống của người lao động do các mặt hàng tiêu dùng đều tăng rất mạnh.

Các phong trào thi đua được Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức đều đặn với biện pháp linh hoạt thu hút đông đảo công nhân tham gia. Công tác tuyên truyền giáo dục từng bước được đổi mới, nhanh chóng đưa Nghị quyết của Đảng đến với người lao động góp phần giáo dục bồi dưỡng tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của lao động nữ được thực hiện thường xuyên và đạt kết quả thiết thực cụ thể. Quỹ học bổng Nguyễn Đức Cảnh được thành lập với tổng số tiền vận động hơn 400 triệu đồng. Phong trào thi đua thực hiện “giỏi việc nước, đảm việc nhà” được đông đảo chị em tham gia, toàn tỉnh có 24.867/27.526 chị đạt danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp cơ sở, 97 chị em đạt cấp Tổng liên đoàn.

Bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi, tình hình đời sống việc làm của người lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Số lượng lao động thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng chưa ổn định còn nhiều, điều kiện làm việc còn trong tình trạng lạc hậu còn chậm được đổi mới, môi trường làm việc bị ô nhiễm…

Ngày 1 tháng 2 năm 2004, huyện Long Đất được tách thành 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ. Công đoàn huyện Long Đất được tách thành 2 đơn vị công đoàn: Liên đoàn Lao động huyện Đất Đỏ và Liên đoàn Lao động Long Điền. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ban chấp hành Liên đoàn Lao động huyện đã tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, ra sức đổi mới phương thức hoạt động và biện pháp điều hành, tăng cường hiệu quả, và hiệu lực quản lý trong công tác lãnh đạo phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn; tiến hành Đại hội bầu Ban chấp hành Liên đoàn Lao động, kiện toàn tổ chức và bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả.



Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội III Công đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổ chức công đoàn đạt vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đề ra, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh. Phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của địa phương, chăm lo bảo vệ tốt các quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Hình thức, nội dung hoạt động công đoàn tiếp tục đổi mới, phong phú, đa dạng, hướng về cơ sở và quyền lợi của người lao động. Vị thế của tổ chức công đoàn trong xã hội của địa phương từng bước được xác lập. Với những thành tích đạt được trong những năm qua, nhân ngày thành lập Công đoàn Việt Nam hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh, các cấp Công đoàn trực thuộc và các đoàn viên công đoàn được Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

  • Năm 1998, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu được Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai;

  • Năm 2003 Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất ;

  • Năm 2003 Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng cờ thi đua “Giai cấp công nhân và lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đoàn kết, năng động, sáng tạo, nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Huân chương Lao động hạng Ba năm – 2005

  • Công đoàn Công ty OSC Việt Nam

  • Công đoàn cơ sở Nhà máy điện Bà Rịa

  • Ông Nguyễn Đình Thao, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:

  • Liên đoàn lao động tỉnh – năm 2000,

  • Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu – năm 2004,

  • Liên đoàn Lao động thị xã Bà Rịa – năm 2002,

  • Công đoàn OSC Việt Nam – năm 2003.

  • Bà Trần Thị Hường, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh,

  • Ông Nguyễn Đình Thao, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh,

  • Ông Nguyễn Phi Hùng, Phó Ban Kinh tế chính sách- xã hội Liên đoàn Lao động tỉnh,

  • Ông Võ Văn Dũng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu.

Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

  • Liên đoàn lao động tỉnh,

  • Công đoàn OSC Việt Nam,

  • Công đoàn cơ sở Công ty Thủy sản và Xuất khẩu Côn Đảo,

  • Công đoàn cơ sở Công ty XNK nông sản và TTCN Bà Rịa – Vũng Tàu,

  • Công đoàn cơ sở Khu điều dưỡng Thương binh Long Đất,

  • Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu,

  • Công đoàn cơ sở Công ty dịch vụ dầu khí Vũng Tàu,

  • Công đoàn cơ sở Thư viện Tổng hợp tỉnh,

  • Liên đoàn Lao động thị xã Bà Rịa,

  • Công đoàn cơ sở Công ty TNHH dịch vụ du lịch Côn Đảo,

  • Công đoàn cơ sở Công ty Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu,

  • Công đoàn cơ sở Trường THPT Nguyễn Huệ,

  • Công đoàn cơ sở Cục thuế tỉnh,

  • Công đoàn cơ sở Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông nam Bộ,

  • Công đoàn cơ sở Trường THPT Trần Nguyên Hãn,

  • Công đoàn cơ sở Trường Mẫu giáo Mầm non Châu Thành,

  • Công đoàn cơ sở Trường Công nhân kỹ thuật,

  • Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng giao thông,

  • Công đoàn cơ sở Công ty dịch vụ Hậu cần thủy sản,

  • Công đoàn Bưu điện tỉnh (ngoài ra được nhận cờ và bằng khen của công đoàn Bưu điện Việt Nam).


tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương