LỊch sử phong trào công nhâN, viên chứC, lao đỘng và HỌat đỘng công đÒan bà RỊa vũng tàu giai đỌan 1930-2006


Danh sách các ủy viên được bổ sung sau đại hội



tải về 1.88 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.88 Mb.
#2068
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Danh sách các ủy viên được bổ sung sau đại hội


  1. Bà Vũ Thị Quyên UV Ban Thường vụ

  2. Ông Dương Minh Tuấn UV Ban Chấp hành;

  3. Ông Phạm Văn Chánh UV Ban Chấp hành;

  4. Ông Võ Văn Thế UV Ban Chấp hành;

  5. Ông Nguyễn Bình Luận UV Ban Chấp hành;

  6. Ông Nguyễn Văn Mỹ UV Ban Chấp hành.

Ủy viên Ban Kiểm tra

  1. Bà Hồ Thị Ngà Chủ nhiệm;

  2. Ông Bùi Tiến Dũng Phó Chủ nhiệm;

  3. Ông Nguyễn Hồng Sang Ủy viên;

  4. Ông Hà Đức Thịnh Ủy viên;

  5. Ông Hà Trí Sĩ Danh Ủy viên;

  6. Ông Võ Văn Hùng Ủy viên;

  7. Ông Lê Công Tuân Ủy viên.

1 Theo Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2004.

2 Ðại Nam thực lục, Quốc Sử quán triều Nguyễn.

3 Thời kháng chiến chống Pháp, Hắc Lăng là vùng căn cứ cách mạng bị tàn phá nặng nề. Bạn hàng vẫn còn đến nhưng thưa dần, bởi sự phong toả và khủng bố của thực dân Pháp.

4 Năm 1947, thực dân Pháp đã đốt chợ, đốt cả làng để trả thù cho những trận thua đau trên chiến trường. Làng Long Thịnh (Long Thạnh) bị xoá trắng.

5 Đại Nam Nhất Thống Chí Viện Sử học và NXB Thuận Hóa xuất bản 1992, Tập V, tr 60.

6 Lê Quý Ðôn, Phủ biên tạp lục, Quyển 2.

7 trong đó người Việt có đăng tịch là 1.545 người, người Việt không đăng tịch 18.796 người, 132 người Hoa, 56 người Minh Hương, 5 người Ấn, 9 người Âu.

8 Dân số các làng trong tổng An Phú Hạ như sau: Làng Long Lập: 3.390 người, Làng Phước Lễ: 2.479 người, Làng Long Kiên: 2.026 người, Long Hương: 1.301 người, Làng Núi Nứa: 1.107 người, Long Xuyên: 1.102 người, Làng Long Nhung: 1.035 người, Làng Phước Hòa: 739 người, Làng Hội Bài: 584 người, Làng Phước Hội: 570 người, Làng Phước Hữu: 430 người, Làng Thạnh An: 426 người, Làng Phú Thạnh: 405 người.

9 Dân số các làng (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) trong tổng Phước Hưng Hạ như sau: Làng Long Điền: 5.726 người, Làng Long Thạnh: 1.646 người, Làng Phước Tỉnh: 1.628 người, Làng An Nhứt: 1.023 người, Làng An Ngãi: 1.011 người, Làng Hắt Lăng: 587 người,Làng Long Hải: 470 người.

10 Dân số các làng trong tổng Phước Hưng Thượng như sau: Làng Phước Hải: 4.324 người, Làng Long Mỹ: 1.402 người, Làng Hội Mỹ: 954 người, Làng Lộc An: 335 người, Làng Phước Hưng: 327 người, Làng An Thới: 181 người, Làng Phước Trinh: 173 người, Làng Phước Liễu: 150 người.

11 Dân số các làng trong tổng Phước Hưng Hạ như sau: Làng Phước Thọ: 1.993 người, Làng Phước Tụy: 1.714 người, Làng Xuyên Mộc: 1.045 người, Làng Phước Hiệp: 905 người, Làng Phước Lợi: 837 người, Làng Phước Bửu: 805 người, Làng Thạnh Mỹ: 473 người, Làng Long Thới: 417 người, Làng Hưng Hòa: 358 người, Làng Long Hưng: 243 người, Làng Gia Thạnh: 223 người, Làng Hiệp Hòa: 191 người.

12 Nguồn tài liệu: Monographie de la province de Bà-Ria et de la ville Cap Saint Jacques. Sài Gòn imprimerie L. Ménard, 1902. Tổng Long Xương có các làng Anh Mao, Cụ Bị, Lâm Xuân, Hương Sai, Thanh Toá, Xuân Sơn, Xuân Khai. Tổng có các làng Bằng La, Cụ Bị, Cụ Khánh, Hích Dịch, La Vân, La Sơn, Phước Chí. Tổng Long Cơ có các làng Bình Ba, Bình Giã, Điền Giã, Ngãi Giao, Quạn Giao, Trình Ba.

13 Lấy cớ các xã này không đóng thuế cho chính phủ Nam triều, nhưng nguyên nhân sâu xa là tại khu vực này, các lực lượng yêu nước còn hoạt động lẻ tẻ, thường đột nhập vào Bà Rịa gây rối, nên nhập vào tỉnh Bà Rịa cho dễ kiểm soát.

14 Năm 1934 lại bỏ tỉnh Cap Saint Jacques, gọi là thành phố. Thời ấy, tên xã xưa đặt là Sơn Long, sau này mới đổi lại thành Long Sơn.

15 Năm 1950 mới thành lập thị xã Bà Rịa.

16 Theo báo cáo ngày 15-12-1948 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, toàn tỉnh có 4 quận, 49 làng với 67039 dân, trong đó, quận Đất Đỏ: 12 làng với 26156 dân; quận Long Điền; 13 làng với 23068; quận dân Vũng Tàu; 19 làng với 14359 dân; quận Cơ Trạch: 5 làng với 3456 dân.

17 Báo cáo của UBKCHC tỉnh ngày 31-12-1949, Hồ sơ của Trung tâm luu trữ quốc gia III, Phông UBKCHC/NB, Hộp số 5, Hồ sơ số 121, tr32.

18 Xã Tân Thạnh trước đây đặt dưới hệ thống hành chánh của quận Cần Đước và sáp nhập vào tỉnh Vũng Tàu do nghị định số 481-HCSV ngày 16-2-1956 của đại biểu chánh phủ tại Nam Phân. Trước đây huyện Cần Giờ còn có thêm xã Lý Nhơn, nhưng xã này đã giao lại cho tỉnh Long An (Tân An và Chợ Lớn cũ) ngày 8-4-1957.

19 Sắc lệnh ngày 17-11-1965 sáp nhập hai quận Quảng Xuyên và Cần Giờ của tỉnh Biên Hòa vào tỉnh Gia Định.

20 Vào thời điểm trước ngày giải phóng, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những cái "túi" lớn chứa tàn quân và dân từ các tỉnh miền Trung di tản. Sau ngày hoàn toàn giải phóng, địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi tàn quân địch và nhiều loại đối tượng phức tạp ẩn náu, chống phá cách mạng và tìm cách móc nối, vượt biển trái phép. Nhiều người dân tiếp tục ra đi, định cư ở nước ngoài do hậu quả của chiến tranh.

21 Báo cáo tình hình của tỉnh Bà Rịa Long - Khánh ngày 27-10-1972 cho biết dân số ở các địa phương như sau: huyện Long Đất: 58.021; huyện Châu Đức: 41.113; huyện Cao Su: 28.158; thị xã Bà Rịa: 30.000; thị xã Cấp: 88.000.

22 Tư liệu do các cán bộ bám trụ nội ô Vũng Tàu ra báo cáo, được ghi chép trong cuốn sổ tay công tác của đồng chí Đỗ Quốc Hùng, ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Vũng Tàu.

23 Tỷ lệ bình quân cả nước là hơn 20%.

24 Số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh cung cấp.

25 Société Indochinoie des plantations d’hévéas, tên gọi tắt là SIPH thành lập năm 1906, trụ sở đặt tại Suối Tre - An Lộc.

26 Năm 1917, ba tổng người Thượng được sáp nhập lại thành hai tổng Nhơn Xương và Cơ Trạch.

27 Các sở Lốc Lăng, Hàng Gòn, Cam Tim, Cà Rạ (ông Quế) nay thuộc tỉnh Đồng Nai.

28 Quintternet có vợ là người dân tộc thiểu số, thạo tiếng Việt, có nhiều thủ đoạn bóc lột rất tinh vi.

29 Đến năm 1958, một số tư bản người Việt đã đứng ra khai thác và lập ra một số đồn đền tư nhân như: Việt Cường, Nam Sơn, Nguyễn Hiệp A, B, C, Vĩnh Hưng, Hoa Lạc, Tân Việt Nam…

30 Dương Bạch Mai quê ngoại ở Long Mỹ, sinh trưởng tại Phước Lễ (thị xã Bà Rịa), là con một điền chủ lớn, Thư ký tòa Thống đốc Nam Kỳ, có điều kiện học hành và tiếp xúc với phong trào công nhân. Tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại Hà Nội (1924), Dương Bạch Mai làm việc ở Nhà in Nguyễn Văn Của (Sài Gòn) rồi đi Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân ở Aix en Provence từ năm 1925, là đảng viên Đảng cộng sản Pháp (1927), được Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu sang Liên Xô học tại trường Đại học Phương Đông (8-1929) với bí danh Bounov, trở về Sài Gòn (1931) và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Bà Rịa - Vũng Tàu qua những mối quan hệ thân quen. Học cùng khoá với Dương Bạch Mai ở Đại học Phương Đông (Liên Xô) còn có Nguyễn Văn Phải tự Thanh Phong, bí danh Gubin, quê ở Long Điền. Học xong, Nguyễn Văn Phải về quê, tham gia chi bộ Bà Rịa (6-1945), là một trong những người lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Tám 1945 tại Bà Rịa.

31 Hồ Tri Tân sinh năm 1908 tại Quảng Trị, tham gia cách mạng từ năm 1929, là đảng viên của Tỉnh ủy Quảng Trị.

32 Hồ Tri Tân: Hồi ký, bản đánh máy lưu tại BNCLSD tỉnh Đồng Nai, tr 5.Về thời gian, nhiều tài liệu trước đây viết ngày 14-7-1931 là không chính xác, vì cuối năm 1931 đồng chí Hồ Tri Tân mới vào Long Điền. Lá cờ trên đỉnh Hòn Ngang lớn nhất, do ông Lê Minh Châu (thợ may ở làng Phước Tỉnh) may và cùng các đồng chí của ông treo.

33 Năm 1931 Hội nghiên cứu Phật học Nam Kỳ ra đời và tháng 1-1932 xuất bản tạp chí Từ bí âm; Tháng 6-1933, nguyệt san Viên âm ra đời ở Huế, là cơ quan nghiên cứu của Hội Phật học Trng kỳ; Hội Phật học Bắc kỳ thành lập tháng 11-1934 và năm sau ra tờ Đuốc Tuệ.

34 Trụ trì chùa Linh Sơn, Sài Gòn.

35 Sáng lập ra Thiên Thai cổ tự là Hòa thượng Thích Huệ Đăng, tên thật là Lê Quang Hoá, từng tham gia phong trào Cần Vương ở Bình Định, bị đàn áp phải lánh vào Bà Rịa tu hành và tiếp tục truyền bá tư tưởng yêu nước. Các đệ tử của ông nhiều người tham gia Hội Phật giáo cứu quốc như Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Hào, Thích Pháp Trí... Thích Minh Nguyệt là hạt nhân của Thiên Thai Thiền tông Liên hữu Hội, có nhiều đóng góp trong cuộc chấn hưng Phật giáo tại địa phương, đấu tranh chống các quan điểm duy tâm, thần bí. Sau cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia kháng chiến, được bầu làm Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ.

36 Trần Văn Cừ là đảng viên ở Cà Mau, Nguyễn Văn Long là đảng viên của hãng xe buýt Sài Gòn, cả hai đang bị thực dân Pháp truy lùng, tạm lánh về Bà Rịa.

37 Báo cáo thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Long Tân ngày 09-10-1995 của Ủy ban nhân dân xã Long Tân. Hồ sơ lưu tại xã Long Tân, trang 2. Theo tài liệu này, đến giữa năm 1946 (trong khi Đảng ta tuyên bố tự giải tán), các đồng chí Văn Thanh Tòng và Ngô Vĩnh Bình vẫn tập hợp, kết nạp đảng viên. Đồng chí Đinh Văn Hội được kết nạp vào Đảng. Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của xã Long Tân được thành lập gồm 03 đảng viên do đồng chí Văn Thanh Tòng làm Bí thư. Tất cả đều là người địa phương.

38 Tài liệu của Cục lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội, khối tài liệu chính quyền cũ, Đơn vị bảo quản 186, tờ 22.

39 Tài liệu đã dẫn, tờ 29.

40 Tên công khai là Ủy ban hành động Long Phước với ý nghĩa là đại diện cho các làng khởi đầu bằng chữ Long và chữ Phước.

41 Ủy ban hành động Long Điền gồm các đồng chí Nguyễn Văn Phải, Nguyễn Văn Lê..., Ủy ban hành động Đất Đỏ gồm các đồng chí Võ Văn Thiết, Lê Công Cẩn, Đỗ Văn Nhàn (Bảy Nhàn)...

42 Một số sách thường viết là Hội Lỗ Ban tiên sư.

43 Nay thuộc xã Phước Thạnh.

44 Hồi ký của đồng chí Hồ Tri Tân, bản đánh máy, lưu tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai.

45 Nguyễn Thành: Cuộc vận động Đông Dương Đại hội, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1985, tr: 96.

46 Surveillant Sinh, chồng của Nguyễn Thị Sanh.

47 Lê Văn Sô nguyên là học sinh trường Collège de Cần Thơ, được đi dự lớp huấn luyện của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1927), là ủy viên Ban Chấp hành Đặc Ủy hậu Giang An Nam cộng sản Đảng (1930).

48 Hồ Ngọc Hạ là em ruột của Hồ Tri Tân. Cuối năm 1936, Lê Văn Sô và Hồ Ngọc Hạ được điều về Mỹ Tho hoạt động.

49 Hồi ký của đồng chí Trương Văn Bang lưu tại BNCLSĐ tỉnh Đồng Nai, tr 3.

50 Bà Rịa khi ấy có nhiều trại cưa, trại cưa Thủ Lựu lớn nhất, có khoảng 100 thợ; Long Điền có trại cưa của Giáo Tòng và vài trại nhỏ tổng cộng khoảng 100 thợ; Phước Hải có 2 trại nhỏ hơn; Đất Đỏ có vài trại cưa lẻ; Bà Rịa còn có một trại của chủ thầu Ba Chim.

51 Ông Chín Quì huấn luyện.

52 Hầu hết là đồng bào nghèo ở xóm Cát, Long Điền, An Ngãi, An Nhứt, Hắt Lăng, Tam Phước,..

53 Hai làng Long Xuyên, Long Kiên sau sáp nhập thành xã Hòa Long, nay thuộc thị xã Bà Rịa.

54 Tháng 10-1939 tờ Dân Chúng đưa tin về cuộc bãi thực của binh lính người Việt trong Tiểu đoàn 8, Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11 (11ème R. I. C) đóng tại Vũng Tàu. Binh lính đã bỏ ăn để phản đối kỷ luật quá khắc nghiệt của nhà binh và mức sinh hoạt rất tồi tệ ở trại lính. Một hôm, nhằm việc cơ quan hậu cần phát thiếu bánh mì, 10 binh sĩ đã bãi thực phản đối, đòi thêm khẩu phần cháo. Viên sĩ quan tiểu đoàn trưởng người Pháp phải đích thân xuống giải quyết, tình hình trong đơn vị mới trở lại bình thường.

55 Trước đó cấp bậc của viên chỉ huy quân sự tại một tỉnh thường là trung tá hoặc đại tá.

56 Ngày 26-6-1940, Xứ ủy Nam kỳ họp Hội nghị Ban quân sự đặc biệt. Tiểu ban binh vận vùng 2 của Xứ ủy được thành lập do đồng chí Phạm Hồng Thám (tức Thanh Phong), xử ủy viên, phụ trách. Phạm vi hoạt động của Tiểu ban binh vận vùng 2 của Xứ ủy bao gồm: thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa và tỉnh Biên Hòa. Ngoài đồng chí Phạm Hồng Thám (tức Thanh Phong, Trưởng Tiểu ban) còn có các đồng chí: Bùi Thị Trường (tới Vũng Tàu từ tháng 5-1940), Nguyễn Tấn Nhương, Hà Thị Lan, Chín Bưởi. Tiểu ban có nhiệm vụ thức đẩy phát triển công tác binh vận đối với hàng ngũ binh lính yêu nước, sẵn sàng chớp thời cơ hành động khi điều kiện khởi nghĩa xảy ra.

57 Phiên toà ngày 21 tháng 5 năm 1940. Hồ sơ lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Nhà nước II, Phông Toà đại biểu chính phủ Nam Việt, Ký hiệu D5-95.

58 Sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng chí Trần Văn Trà về hoạt động ở sở cao su Cuộctơnay.

59 Nguyễn Xuân Nhật là đảng viên Tân Việt từ 1925 – 1926, sau tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1931 rồi bị bắt. Năm 1935 vào Nam kỳ làm nghề thầu khoán xây dựng các công trình đô thị ở Nha Trang, Thủ Dầu Một, lên Sài Gòn mở quầy sách rồi về Vũng Tàu thu hút nhiều công nhân thợ hồ người Nghệ An, Hà Tĩnh lập nghiệp ở Vũng Tàu. Hồ sĩ Nam tham gia Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930, bị bắt giam ở nhà lao huyện Quỳnh Lưu. Năm 1940 vào Vũng Tàu làm ăn chung với Nguyễn Xuân Nhật và làm thêm nghề bốc thuốc Bắc. Nguyễn Ngọc Bảo đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, trước 1935 hoạt động ở Thanh Hóa bị giặc bắt đày ra Côn Đảo 2 năm, sau đó được ân xá và quản thúc ở quê (Thanh Hóa). Nguyễn Ngọc Bảo trốn quản thúc, vào Sài Gòn bắt được liên lạc với Đảng, hoạt động ở Đa Kao, phụ trách một số đầu mối giao liên cho Đảng. Sau đó Đảng điều về Vũng Tàu và bắt được liên lạc với Nguyễn Xuân Nhật, Hồ Sĩ Nam và cùng hoạt động trong một nhóm vận động quần chúng, chủ yếu là gốc người Trung, Bắc.

60 Thành RIC (Régiment Infanterie Colonial: Trung đoàn bộ binh thuộc địa): nay là Ủy ban hành chính tỉnh; thành RIA (Régimant Artilleri Colonial: Xưởng sửa chữa pháo binh) nay là trụ sở liên doanh dầu khí Việt Xô,

61 Nay là Thị đội Bà Rịa.

62 Các xe vận tải chở mủ của Sở bị Nhật xung công cho quân đội Nhật đóng ở Cam Tiêm Cà Rạ nên không còn cạo mủ. Khi khởi nghĩa giành chính quyền, số xe này thuộc Mặt trận Việt minh quận Xuân Lộc quản lý.

63 Tạ Nhất Tứ chuyển đi làm tri huyện Gò Vấp. Ông giác ngộ cách mạng, tham gia kháng chiến, trở thành đảng viên cộng sản và có nhiều đóng góp trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

64 Dương Văn Xá quê ở Long Điền, viết báo ở Sài Gòn từ 1933, được nhìn nhận là đảng viên cộng sản thuộc nhóm Le Peuple từ năm 1939.Tháng 9-1939, Dương Văn Xá về Long Điền buôn bán tránh địch khủng bố. Khoảng tháng 5-1945, Nguyễn Văn Trấn đến Long Điền, giao cho Dương Văn Xá tổ chức Thanh niên Tiền Phong ở Bà Rịa. Thời chống Mỹ, Dương Văn Xá bị bắt và đầu hàng địch.

65 Trương Văn Khâm đã tập hợp được nhiều nhà giáo, thanh niên, trí thức trong phong trào truyền bá quốc ngữ.

66 Anh Nguyễn Văn Khang (tự Lọp) 13 tuổi, quê ở Vũng Tàu là một chiến sỹ trẻ, hăng hái, nhiều lần đột nhập các doanh trại của quân đội Nhật, sưu tầm được nhiều vũ khí và trở thành một đội viên can đảm của đội tự vệ vũ trang.

67 Một trong những đồng chí lãnh đạo Tổng bộ Thanh niên Tiền phong, Chủ nhiệm báo “Tiến” của Thanh niên Tiền phong.

68 Hai bài hát phổ biến nhất lúc ấy là: Bài thứ nhất (Điệu mãi tạp hóa): A cùng Ê suốt ngày mà lòng không chán; Chúng ta cố công học hành, trí càng ngày càng thêm sáng; Thấm thoát được vài ba tháng; Biết coi viết thơ tinh tường, làm xong vài ba phép toán; Sống vui hát ca lên đường, sắc đời tươi hơn. Bài thứ hai: Ta người Nam, vốn dòng là dòng văn hiến; Tiếng ta khá thông cho tường; Một mai toàn dân sáng suốt; Gấm hoa nước non can trường; Hát đời mạnh vui.


69 Tàu Phú Quốc còn trở ra đảo một chuyến nữa, đưa 400 tù chính trị còn lại về đất liền, trong đó có cả một số tù thường phạm đã được giác ngộ.

70 Tham gia Ủy ban còn có các ông Nguyễn Bình Chỏi, Huỳnh Công Hoằng, Đặng Đức Chí, Huỳnh Văn Nghì. Ít lâu sau, đồng chí Lê Đình Y được cử phụ trách lực lượng vũ trang Vũng Tàu, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo làm Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc.

71 Tại Vũng Tàu còn có đơn vị lính tập được thành lập từ năm 1875, có hơn một đại đội, số lính hậu cần cũng đông, phần lớn là bồi bếp, lái xe, thợ sửa chữa pháo và súng bộ binh. Con em của họ được ưu tiên tuyển vào Trường thiếu sinh quân Vũng Tàu, thành lập từ hồi đầu thế kỷ. Trường này đào tạo số hạ sĩ quan và sĩ quan cho các đơn vị bộ binh thuộc gốc bản xứ. Nhiều người đã trở thành sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ quân đội ngụy quyền từ năm 1945 đến năm 1975.

72 Vị trí sở tài chính và cơ quan Công ty du lịch phục vụ đầu khí ở Bãi Trước hiện nay.

73 Anh Nguyễn Văn Khang là người có công thu gom được nhiều vũ khí.

74 Ông Võ Văn Thới là Adjudant Chef, phụ trách huấn luyện ở trường thiếu sinh quân Vũng Tàu, được giác ngộ cách mạng và đưa cả nhà tham gia kháng chiến. Anh Võ Chín là con nuôi ông, học sinh trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu sau là đại đội trưởng đại đội chủ lực của tỉnh, hy sinh trong trận phục kích giao thông trên lộ 2.

75 Bùi Đình Kiểm là Chủ tịch xã, Nguyễn Công Chất là Thư ký, Nguyễn Văn Lai là Đoàn trưởng Thanh niên Tiền phong, Phạm Thị Trầm là Hội trưởng Phụ nữ.

76 Bà Trần Thị Đạm là má của doc Lưu Quang TRí, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Vũng Tàu.

77 Tức Nguyễn Văn Phúc.

78 Ủy ban Việt Minh Vũng Tàu còn có các đồng chí Hồ Sĩ Nam, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Xuân Nhật, Trần Aïnh Sáng, Lê Đình Y, Bùi Cửu, Nguyễn Ngoạn, Hồ Sỹ Hành, đồng chí Ngọ...

79 Nguyễn Tấn Cách, cán bộ của Tổng bộ Việt Minh được tăng cường cho Bà Rịa cuối tháng 10-1945, Ủy ban Việt Minh Đất Đỏ còn có chị Nguyễn Thị Xuân Hồng, chị Khánh Phương.

80 Phan Đình Tân và Trịnh Ngọc Hiền đã bị tước vũ khí và bị xử lý tại Bình Thuận.

81 Trận này có 4 đồng chí bị thương được anh Trần Gắt dùng xe bò chở về Long Mỹ, được nhân dân Long Mỹ chăm sóc tận tình.

82 Do đồng chí Dương Ngọc Văn tức Năm đường phụ trách.

83 Lúc đầu thành lập 2 xã là xã Bà Trao và xã Núi Nứa, sau mới tách ra thành 4 xã: Sơn Long, Sơn Hiệp, Sơn Hội, Sơn Hòa. Trong kháng chiến chống Mỹ sáp nhập lại thành một xã, đổi tên là Long Sơn.

84 Khu vực 1 gồm: Long Hương, Phước Lễ; Khu vực 2 gồm: Long Hải, Phước Tỉnh, Chợ Bến; Khu vực 3 gồm: Long Điền, An Ngãi, Hắt Lăng, An Nhứt, Tam Phước, Phước Hưng, Long Thạnh; Khu vực 4 gồm: Long Mỹ, Hội Mỹ, Lộc An, Phước Hải, Phước Lợi; Khu vực 5 gồm: các xã còn lại của Đất Đỏ: Phước Tụy, Gia Thạnh, Phước Thọ, Long Hòa, Thạnh Mỹ; Khu vực 6: Long Tân, Long Phước, Long Kiên, Long Xuyên; Khu vực 7 gồm: Hồ Linh, Hồ Tràm, Phước Bửu, Xuyên Mộc. Năm 1947 hình thành thêm Khu vực 8 gồm các cơ sở ở thị xã Vũng Tàu, đặt căn cứ tại Cửa Lấp. Khu Tây lúc đó gồm các xã ven lộ 15 chưa liên lạc được.

85 Tiền thân của Công an nhân dân.

86 Lê Thành Duy, Dương Văn Mạnh đã được ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

87 Huỳnh Thừa Tuyên sinh trưởng tại Phước Lễ (Bà Rịa), nguyên là tham tá (commis) dinh Đốc lý (nay là Ủy ban hành chính thành phố Hồ Chí Minh), ngạch soái phủ (cadre du gouvernemant) công chức cao cấp thời ấy, tham gia phong trào Thanh niên Tiền Phong ở Sài Gòn. Khi Pháp chiếm Sài Gòn (10-1945), ông về Bà Rịa làm ủy viên tuyên truyền Ủy ban hành chính tỉnh Bà Rịa, sau đó được cử làm Chủ tịch thay đồng chí Nguyễn Tấn Phúc đi trị bệnh.

88 Phó Chủ tịch; Phó chủ tịch là đồng chí Võ Văn Thiết và đồng chí Dương Ngọc Văn; Ủy viên quân sự: Lương Văn Trọng; Ủy viên tài chính: Nguyễn Thành Chỉ; Ủy viên Thư ký: Lê Văn Hoa.

89 Đồng chí Nguyễn Tấn Cách là Chánh Thư ký, Nguyễn Văn Phải là Phó Thư ký.

90 Đồng chí Bùi Công Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư Quận ủy Long Điền; đồng chí Mạc Thanh Đạm là Phó bí thư, đồng chí Huỳnh Công Thức là ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy. Đồng chí Nguyễn Tấn Cách làm Bí thư Quận ủy Đất Đỏ, đồng chí Lê Công Cẩn là Phó Bí thư; đồng chí Lê Đình Y là Bí thư Quận ủy Vũng Tàu; đồng chí Tư Dương là Bí thư Quận ủy Cơ Trạch.

91 Tháng 2-1947, cơ sở bí mật bố trí cho Chi đội 16 tập kích đồn Xà Bang diệt nhiều địch, thu được 26 khẩu súng. Ngày 23-3-1947, công nhân Bình Ba đưa một phân đội của Đại đội B đột nhập vào sở, diệt tên xếp ác ôn Robert Trần Châu. Ba ngày sau (26-3-1947), công nhân Xà Bang lại bố trí cho bộ đội phục kích diệt tên Geras Schinitj, Giám đốc phân sở Xà Bang.

92 Sau khi anh Bá hy sinh, đồng chí Đặng Nguyên thay thế.

93 Đồng chí Lâm Văn Sáu được điều về Mặt trận Việt Minh tỉnh, đồng chí Võ Công Khẩn về Ty Công an.

94 Đoàn được thành lập từ cuối năm 1946. Năm 1950 do yêu cầu mở rộng mạng lưới thông tin tuyên truyền rộng khắp các huyện, xã, cán bộ của đoàn được phân công về các địa phương làm nòng cốt cho phong trào thông tin toàn tỉnh.

95 Khu vực khóm Chợ có các đồng chí Lượm, Tốt, Châu Văn Viễn, khu vực Rừng Sác - Bến Đình có các đồng chí Tiên, Vực, Hà; trạm liên lạc là nhà ông Tư Xuội ở chợ Vũng Tàu và chị Hai bán thịt bò.

96 Ba Mẫu nguyên là xã Nhơn Xương, thuộc tổng Nhơn Xương trước đây. Ủy ban Kháng chiến Hành chính xã trực thuộc Huyện ủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính huyện Đất Đỏ - Xuyên Mộc.

97 Hội nghị bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ chính thức, đồng chí Vũ Tấn là Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Bùi Công Minh là Phó Bí thư; Ban thường vụ có các đồng chí Nguyễn Kế Hoa, Phan Định Công, Hứa Văn Yến; Tỉnh ủy viên có các đồng chí Hồ Sỹ Nam, Lâm Văn Sáu và Nguyễn Thị Xuân Hồng.


tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương