LỊch sử phong trào công nhâN, viên chứC, lao đỘng và HỌat đỘng công đÒan bà RỊa vũng tàu giai đỌan 1930-2006



tải về 1.88 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.88 Mb.
#2068
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17
PHỤ LỤC I

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ, THỊ XÃ VÀ CÁC HUYỆN
1. Liên đoàn Lao động Thành phố Vũng Tàu (1991-2006)

Ngày 4-12-1991, Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu được thành lập, được phân cấp quản lý 53 công đoàn cơ sở và 4 Hội lao động ngoài quốc doanh, với 2.621 đoàn viên (475 nữ), 4 Hội lao động ngoài quốc doanh với 200 hội viên. 9 ủy viên Ban chấp hành lâm thời được Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ định gồm: đồng chí Trần Văn Minh, Chủ tịch; Phó chủ tịch là đồng chí Võ Văn Dũng. Trong các nhiệm kỳ tiếp theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu được bầu là: Nhiệm kỳ I (1993-1998): đồng chí Trần Văn Minh, Chủ tịch (giữa năm 1996 đồng chí Võ Văn Giáo là Chủ tịch thay đồng chí Trần Văn Minh chuyển công tác); Phó chủ tịch là đồng chí Phan Hữu Thịnh; Nhiệm kỳ II (1998-2003): đồng chí Võ Văn Giáo, Chủ tịch; Phó chủ tịch là đồng chí Dương Văn Dũng và nhiệm kỳ III (2003-2008): đồng chí Võ Văn Dũng, Chủ tịch; Phó chủ tịch là đồng chí Dương Văn Dũng (tháng 7-2006 bầu bổ sung đồng chí Phạm Thị Tiên là Phó Chủ tịch là thay đồng chí Dương Văn Dũng chuyển công tác).

Qua 3 nhiệm kỳ từ khi thành lập đến quý II-2007, tổng số công nhân, viên chức, lao động tăng lên 8.190; đoàn viên: 7.215 chiếm tỷ lệ 88%, nữ 4.300 chiếm tỷ lệ 52,5%. Trình độ công nhân, viên chức, lao động: cấp 3: 3796, chuyên môn nghiệp vụ: 2647. Số công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn trực thuộc: 187 (82 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn ngoài quốc doanh với 3020 công nhân, viên chức, lao động).

Là một địa bàn tương đối gọn, các công đoàn cơ sở trực thuộc thành phố Vũng Tàu đa số đều là các đơn vị hành chính sự nghiệp, tập trung, ít phân tán, đã có nề nếp về tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Liên hiệp Công đoàn Đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo trước đây, trong đó khối công đoàn cơ sở phường và khối giáo dục làm nòng cốt với đội ngũ cán bộ chuyên trách, không chuyên trách luôn nhiệt tình công tác. Công nhân, viên chức, lao động ở thành phố nhìn chung có trình độ khá, có điều kiện hiểu biết về các chế độ chính sách pháp luật, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước. Đồng thời trong quá trình hoạt động của các cấp công đoàn luôn được sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Liên đoàn Lao động tỉnh, sự ủng hộ của các cấp chính quyền về thời gian cũng tài chính hoạt động.

Do vậy ngay từ khi mới thành lập Liên đoàn Lao động thành phố xác định và đặt công tác cũng cố kiện toàn và phát triển tổ chức các cấp công đoàn trong toàn thành phố lên hàng đầu, thực hiện việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh theo các nội dung thông số chấm điểm của Liên đoàn Lao động tỉnh. Đồng thời thực hiện các chức năng nhiệm vụ công đoàn nhất là công tác phát triển công đoàn ngoài quốc doanh, nên chỉ trong thời gian ngắn hoạt động công đoàn thành phố Vũng Tàu đã đi dần vào nề nếp và ngày càng phát triển. Việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ và các phong trào thi đua đã hình thành rộng khắp từ thành phố đến cơ sở.

Xuyên suốt qua các nhiệm kỳ, các phong trào thi đua lao động giỏi với năng suất chất lượng hiệu quả cao, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, chống các tệ nạn xã hội được các cấp công đoàn duy trì và phát động thường xuyên với nội dung và hình thức đa dạng linh hoạt theo từng loại hình cơ sở, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia.

Ở các đơn vị sản xuất kinh doanh có phong trào thi đua: nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn lao động (kết quả hàng trăm công trình sản phẩm trị giá hàng trăm tỷ đồng). Các đơn vị hành chính sự nghiệp có phong trào: cải cách thủ tục hành chính, cải tiến lề lối làm việc, nắm vững chuyên môn, tham mưu tốt cho lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khối giáo dục có phong trào "dạy tốt học tốt"; "Hội giảng, vượt khó" hàng năm có trên 90% học sinh tiểu học, trung học tốt nghiệp, 347 lượt giáo viên đạt tiết dạy giỏi cấp thành phố và 37 giáo viên đạt dạy giỏi cấp tỉnh. Các nghiệp đoàn có phong trào "gương người tốt việc tốt", phong trào phụ nữ 2 giỏi "giỏi việc nước, đảm việc nhà" được phát động trong nữ công nhân, viên chức, lao động.

Phong trào xanh sạch đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được kết hợp triển khai tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, được các cấp công đoàn tích cực phối hợp với chính quyền phát động công nhân, viên chức, lao động thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực.

Từ kết quả thành tích thi đua các nhiệm kỳ qua đã có hàng trăm lượt tập thể và 10.830 lượt công nhân, viên chức, lao động đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 572 lượt công nhân, viên chức, lao động đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp thành phố, 142 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 3 chiến sĩ thi đua toàn quốc, công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng cờ thi đua cho 13 đơn vị, tặng bằng khen cho 124 lượt tập thể và cá nhân. Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu tặng cờ thi đua 13 đơn vị, tặng giấy khen cho 561 lượt.

Từ năm 2004 đến nay phong trào thi đua yêu nước càng được công nhân, viên chức, lao động gia tích cực và đạt nhiều thành tích đáng phấn khởi.

Căn cứ vào tiêu chuẩn thông số chấm điểm, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hằng năm của Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai đến từng cơ sở, hình thành Ban chỉ đạo, phân công từng ủy viên Ban Chấp hành theo dõi kiểm tra cho từng cụm. Kết quả:

- Từ năm 1991 có 7/11 công đoàn cơ sở đạt vững mạnh, 1 công đoàn cơ sở (phường 3) được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng cờ, 1 công đoàn cơ sở và 2 cá nhân được tặng bằng khen.

- Năm 1993-1997 (nhiệm kỳ I) có 122 lượt công đoàn cơ sở đạt vững mạnh trên tổng số 172 lượt công đoàn cơ sở được xét, chiếm tỷ lệ 70,93%

- Năm 1998-2003 (nhiệm kỳ II): qua 5 năm thực hiện số công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn đạt tiêu chuẩn vững mạnh bình quân hàng năm là 81,80% trong đó tỷ lệ vững mạnh khu vực nhà nước đạt 89,40% (vượt 19,49% so với nghị quyết đề ra), tỷ lệ công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn khu vực ngoài quốc doanh đạt 58,78% (vượt 28,78% so với nghị quyết đề ra). Công tác xây dựng công đoàn cơ sở-nghiệp đoàn vững mạnh từng bước đã có đổi mới về nội dung và biện pháp chỉ đạo, phù hợp với từng loại hình cơ sở gắn với yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và công tác của từng đơn vị nên chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn ngày càng được nâng lên. Từ năm 2004 đến 2006, tỉ lệ công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn đa số luôn đạt vững mạnh xuất sắc tăng cao, hằng năm Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu đều đạt vững mạnh xuất sắc.

Các cấp công đoàn luôn gắn công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh với nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng và chính quyền ở cơ sở. Hằng năm đều tổ chức lấy ý kiến của công nhân, viên chức, lao động tham gia đóng góp cho cấp ủy cơ sở, cho cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan đơn vị. Đặc biệt các cấp công đoàn đã vận động công nhân, viên chức, lao động tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết. Tham gia góp ý xây dựng nội dung văn kiện Đại hội Đảng các cấp, giới thiệu cán bộ công đoàn tham gia các cấp ủy Đảng. Nhiệm kỳ II (1998-2003) các cấp công đoàn đã tích cực bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên, công nhân viên chức, lao động ưu tú cho các cấp ủy Đảng xem xét kết nạp. Đã có 101 đoàn viên công đoàn được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Về công tác tham gia xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh: các cấp công đoàn đã vận động công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia với chính quyền cùng cấp xây dựng và thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước ở địa phương; đã xây dựng được bản quy chế phối hợp giữa Ủy ban Nhân dân thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố để đóng góp và triển khai thực hiện các chương trình công tác của chính quyền và tạo sự hỗ trợ của chính quyền đối với các hoạt động của công đoàn; phối hợp với chính quyền cùng cấp chỉ đạo các đơn vị cơ sở tổ chức Đại hội, hội nghị công nhân viên chức đúng quy định đảm bảo chất lượng để công nhân viên chức và lao động tham gia bàn biện pháp thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh, các chương trình công tác khác của đơn vị, đồng thời ký thỏa ước lao động tập thể, cam kết trách nhiệm những vấn đề về nghĩa vụ và quyền lợi của công nhân viên chức, lao động, phấn đấu hàng năm có 100% các đơn vị đủ điều kiện mở Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC .

Với kết quả đạt được, liên tục từ năm 1998 đến 2006 Liên đoàn Lao động thành phố Vũng Tàu được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen (năm 2003), 3 năm liền (2000, 2001, 2002) được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ và được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen, cờ thi đua (1998, 1999, 2004, 2005, 2006).



2. Liên đoàn lao động Thị xã Bà Rịa (1994-2006)

Liên đoàn Lao động thị xã Bà Rịa được thành lập vào ngày 18- 8- 1994 do chia tách từ huyện Châu Thành (cũ) thành 3 đơn vị hành chính (Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức). Sau khi ổn định và kiện toàn bộ máy tổ chức từ Liên đoàn Lao động thị xã đến các công đoàn cơ sở trực thuộc, Liên đoàn Lao động thị xã đã tổ chức 3 kỳ đại hội, bầu Ban Chấp hành và chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch. Nhiệm kỳ I (1995-2000), Ban Chấp hành có 15 đồng chí; đồng chí Mã Hồng Trung, Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Châu Trinh. Nhiệm kỳ II (2001-2005), Ban chấp hành gồm 19 đồng chí; đồng chí Yên Thanh Bản, Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Châu Trinh. Nhiệm kỳ III (2005-2010), Ban chấp hành có 21 đồng chí; đồng chí Yên Thanh Bản, Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Phạm Hoàng Phương.

Thực hiện Nghị quyết đại hội qua các nhiệm kỳ, Liên đoàn Lao động thị xã luôn chú trọng đến công tác xây dựng công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên, thành lập Ban chỉ đạo tiến hành khảo sát các tổ chức kinh tế có từ 10 lao động trở lên, vận động xây dựng và phát triển công đoàn cơ sở Ngoài quốc doanh.

Hơn 10 năm, Liên đoàn Lao động thị xã đã thành lập mới 83 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn với 3.897 đoàn viên; đến năm 2006, trực tiếp chỉ đạo 113 công đoàn cơ sở nghiệp đoàn với 5.339 đoàn viên /5.773 công nhân, viên chức, lao động, chiếm tỷ lệ 92,48%, (trong đó đoàn viên nữ 2.888, chiếm tỷ lệ: 50,03%). Trong đó khối cơ quan, đơn vị nhà nước 55 công đoàn cơ sở với 2.401 đoàn viên, khối ngoài quốc doanh 58 công đoàn cơ sở với 2.938 đoàn viên.

- Về Trình độ chính trị: + Sơ cấp: 247 đồng chí,

+ Trung cấp: 315 đồng chí,

+ Cao cấp: 70 đồng chí,

- Về Trình độ văn hóa: + Cấp I: 481 đồng chí,

+ Cấp II: 2.007 đồng chí,

+ Cấp III: 2.800 đồng chí.

- Về Trình độ chuyên môn: + Sơ cấp: 107 đồng chí,

+ Trung cấp: 723 đồng chí,

+ Cao đẳng, Đại học: 893 đồng chí,

+ Trên Đại học: 07 đồng chí.

Một trong những công tác đầu tiên là Liên đoàn Lao động thị xã tổ chức tuyên truyền giáo dục, tập hợp xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức và phát động phong trào thi đua yêu nước trong công nhân lao động góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động. Vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.

Căn cứ vào hướng dẫn của Liên đoàn Lao động tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong những năm qua, Liên đoàn Lao động thị xã đã phát động các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội vì việc làm, đời sống, dân chủ của công nhân, viên chức, lao động; do vậy đã được đoàn viên công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng và thực hiện tốt phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tiêu cực, đảm bảo an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với công nhân đã làm lợi cho ngân sách trên 1 tỷ đồng. Nổi bật là những đơn vị như: Công ty Công trình Đô thị thị xã đảm nhận hệ thống đèn chiếu sáng hoa viên tượng đài Nguyễn Thanh Đằng đảm bảo chất lượng, vượt kế hoạch thời gian lắp đặt, đưa vào sử dụng; tự sáng kiến gia công làm mới xe đẩy tay chuyên thu gom rác, lắp ráp hệ thống chổi quét rửa đường bằng xe công nông, hệ thống phun nước rửa đường giảm được sức lao động thủ công, tự thiết kế lắp ráp phụ kiện ổn định điện thế của đèn cao áp, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trên đã làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng. Ngành giáo dục đã đăng ký 609 đề tài sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng trong giảng dạy được thực hiện tốt. Ngoài ra còn nhiều công đoàn cơ sở khác như: Phòng Địa chính, Công ty Cổ phần Dịch vụ sản xuất Thương mại, phòng Văn hóa Thông tin Thể thao, Chi Cục thuế, Ban quản lý chợ Bà Rịa cũng có những cải tiến về phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác đạt kết quả cao, nổi bật là đề án cải cách thủ tục hành chính của văn phòng Ủy ban Nhân dân thị xã và bản thông tin QMS của văn phòng Thị ủy cũng đạt ISO 9001-2000. Đặc biệt là Nghiệp đoàn mô tô, Nghiệp đoàn Bốc xếp, Ba gác,… là nơi có phong trào hoạt động khá nổi bật và là chỗ dựa đáng tin cậy cho đoàn viên và người lao động trong giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập cho gia đình, quan tâm chú trọng đến việc giáo dục cho đoàn viên không vi phạm pháp luật, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn. Đồng thời vận động đoàn viên thực hiện nếp sống lành mạnh, không rượu chè, cờ bạc đấu tranh chống tệ nạn xã hội, luôn chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng cho đoàn viên. Thành lập được 2 đội tự quản với 24 đoàn viên đã phối kết hợp với Công an phường Phước Trung, Ban Quản lý chợ Bà Rịa; kịp thời giải quyết nhiều trường hợp tranh giành khách dẫn đến xô xát, gây rối trật tự, trộm cắp, cướp giựt… đã thu hồi được 15 triệu đồng, 3 xe đạp, 1 xe honda và nhiều hàng hóa khác, tạo được uy tín đối với quần chúng trong khu vực.

Trong phong trào thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần Hội nghị TW lần thứ 6 khóa VII, Liên đoàn Lao động thị xã đã xây dựng chương trình công nhân, viên chức, lao động thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp, và phát triển nông thôn. Các công đoàn cơ sở đã phối hợp với cơ quan chức năng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt chú trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, từng bước chuyển dịch phù hợp với thổ nhưỡng nâng hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Hoà Thành – Phước Lập) xây dựng thêm nhiều tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, tổ lúa… Đã có 75 mô hình kinh doanh sản xuất giỏi ở cấp thị xã và 2.558 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Thực hiện đổi mới trong công tác chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, hàng năm Liên đoàn Lao động thị xã đã họp phân tích hoạt động của từng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, kiện toàn ổn định tổ chức. Qua đó đánh giá các mặt mạnh, yếu của từng cơ sở để có hướng củng cố, đồi thời triển khai tiêu chuẩn ngay từ đầu năm để các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn phấn đấu thực hiện kết quả hàng năm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh chiếm từ 80-87,50% đạt yêu cầu so với chỉ tiêu đề ra.

Các cấp Công đoàn coi đây là trách nhiệm của tổ chức mình, gắn công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh với nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền. Từ nhận thức đó, Công đoàn các cấp đã vận động cán bộ, công nhân viên chức - lao động tham gia đóng góp ý kiến với các Đảng bộ về xây dựng các Chi Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tích cực hưởng ứng cuộc vận động chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW6 (lần II) về học tập 3 chuyên đề của cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giai đoạn hiện nay; Tác phẩm “nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch chủ nghĩa các nhân” và “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng năm các công đoàn cơ sở thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Từ năm 1994 năm 2006 đã có 246 đoàn viên công đoàn ưu tú được Đảng kết nạp.

Về tham gia xây dựng chính quyền cũng được các cấp công đoàn tích cực vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia thực hiện tốt công tác bầu cử Quốc hội khóa XI, khoá XII và công tác bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp, tham gia với chính quyền cùng cấp thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan Nhà nước ở địa phương.



Kết quả khen thưởng:

Từ năm 1996 đến 2006, 10 năm liên tục Liên đoàn Lao động thị xã Bà Rịa đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen và Cờ Thi đua cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen và cờ thi đua cho tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn vững mạnh.



3. Liên đoàn Lao động huyện Long Điền (2004-2006)

Liên đoàn Lao động huyện Long Điền thành lập ngày 1-2-2004, được tách ra từ Liên đoàn Lao động huyện Long Đất. Ban Chấp hành có 15 người; đồng chí Nguyễn Bình Luận là Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Thị Quế Phượng. Từ năm đầu mới chia tách công nhân viên chức – lao động trong huyện có 2.851 người tại các cơ quan, doanh nghiệp, với 71 công đoàn cơ sở (trong đó 45 ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, 6 nghiệp đoàn, 1 doanh nghiệp nhà nước và 19 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế). Đến cuối năm 2006 tổng số công nhân viên chức – lao động tăng lên 3.791, trong đó nữ 1849 người (chiếm tỷ lệ : 48.77%; đoàn viên công đoàn có 3.328 (trong đó nữ 1.766 người, chiếm tỷ lệ 53.06%. Trình độ học vấn: cấp III: 1.868 người, cấp II: 1.761 người, cấp I: 162 người. Tổng số có 84 công đoàn cơ sở trực thuộc, trong đó khối giáo dục: 29, hành chính sự nghiệp: 18, ngoài quốc doanh: 37. Ngoài ra thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thành lập các công đoàn phường, xã, LĐLĐ huyện đã thành lập đượcợ công đoàn cơ sở xã và 2 thị trấn với tổng số đoàn viên là 287 người (trong đó có 9 nghiệp đoàn: 138 đoàn viên và 9 ngoài nghiệp đoàn với 149 đoàn viên).

Về trình độ học vấn nghiệp vụ của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động được nâng lên, đa số lớp trẻ có khả năng thích ứng với trình độ quản lý tiên tiến, tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Số công nhân, viên chức, lao động có trình độ học vấn cấp III chiếm tỷ lệ 75%; số công nhân viên chức, lao động trong hệ thống công đoàn đã được đào tạo tay nghề để nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn, phục vụ sản xuất đạt 80%.

Quá trình hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ban chấp hành Liên đoàn Lao động huyện đã tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, ra sức đổi mới phương thức hoạt động và biện pháp điều hành, tăng cường hiệu quả, và hiệu lực quản lý trong công tác lãnh đạo phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn, bước đầu đã đạt được những kết quả trong các lĩnh vực.

Về công tác tuyên truyền giáo dục: Liên đoàn Lao động huyện coi đây là công tác trọmg tâm, trước hết là hướng vào việc học tập triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng của Công đoàn cấp trên, các chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Công đoàn, Luật Lao động và các văn bản có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của công nhân, viên chức, lao động. Nhằm thu hút và nâng cao chất lượng việc tuyên truyền giáo dục, Liên đoàn Lao động huyện đã đa dạng và phong phú hóa với các loại hình, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bằng hình thức toạ đàm, giao lưu, tìm hiểu lịch sử Đảng, lịch sử công đoàn; kết hợp lồng ghép với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…chào mừng các sự kiện quan trọng, mừng các ngày lễ trong năm.

Phong trào thi đua “Liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn” có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp; đã áp dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong trồng trọt và chăn nuôi; trợ giúp vốn, đề xuất phương án sản xuất với người nông dân góp phần củng cố và phát triển khối liên minh công - nông – trí thức.

Công tác chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động huyện xác định đây là nhiệm vụ then chốt của tổ chức công đoàn, nhằm góp phần cùng nhà nước chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và ổn định cuộc sống vật chất, tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động. Hàng năm đã có 100% cơ quan hành chính sự nghiệp tổ chức hội nghị CBCC và 70% doanh nghiệp Nhà nước mở đại hội CNVC, vận động 80% doanh nghiệp ngoài quốc doanh tổ chức hội nghị người lao động. Thông qua Đại hội CNVC, hội nghị CBCC và hội nghị người lao động để phát huy quyền dân chủ của công nhân, viên chức, lao động trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Có 85% doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp đồng lao động với người lao động, hầu hết các doanh nghiệp đã ký thỏa ước lao động tập thể.

Trong năm qua, Liên đoàn Lao động huyện đã tạo điều kiện bảo lãnh cho công nhân, viên chức, lao động vay vốn làm kinh tế gia đình, trợ giúp các gia đình khó khăn, đề xuất chính quyền trang bị và cải thiện phương thiện làm việc, quan tâm thăm hỏi sức khỏe, mua bảo hiểm, trang bị bảo hộ lao động …đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị đảm bảo giải quyết thanh toán đúng, đủ và kịp thời các chế độ về tiền lương, thưởng, phụ cấp…

Đối với công tác tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý nhà nước, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động huyện coi đó trách nhiệm của tổ chức công đoàn, nhằm phát huy quyền làm chủ của công nhân, viên chức, lao động đối với đất nước góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch vững mạnh.

Trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, công tác nữ công và công tác kiểm tra, Liên đoàn Lao động huyện luôn quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng và cũng cố tổ công đoàn vững mạnh, xem đây là nền tảng vững chắc trong việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Từ đó mà số lượng công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm đều tăng.

Công tác nữ công có nhiều tiến bộ, tình hình nữ công nhân, viên chức, lao động ngày càng ổn định, đi vào nề nếp và đóng góp được nhiều thành tích cho phong trào chung của huyện thông qua phong trào phụ nữ 2 giỏi “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, thực hành tiết kiệm, vay, trợ giúp vốn phát triển kinh tế gia đình; phối hợp công đoàn cơ sở tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động nữ…. Nhiều chị em phụ nữ ở các cấp công đoàn tham gia vào công tác chính quyền huyện, xã; trong đó có 20 chị em giữ chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, ban ngành đoàn thể trong huyện. Công tác kiểm tra và công tác tài chính theo hướng công khai, dân chủ đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

4.Liên đoàn Lao động huyện Đất Đỏ (2004-2006)

Liên đoàn Lao động huyện Đất Đỏ thành lập ngày 1-2-2004, sau khi Long Đất được tách thành 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ; đồng chí Võ Văn Thế là Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Trương Văn Bình (sau đó bổ sung đồng chí Phạm Thị Hồng Hà, thay đồng chí Bình chuyển công tác).

Tuy mới thành lập nhưng Liên đoàn Lao động huyện Đất Đỏ được sự quan tâm của Huyện ủy, Ban Dân vận huyện và Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban chấp hành Liên đoàn Lao động huyện không ngừng tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, ra sức đổi mới phương thức hoạt động và biện pháp điều hành, đã lãnh đạo phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn trong huyện bước bước đầu đã đạt được những kết quả trong xây dựng tổ chức và thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Từ ban đầu khi chia tách có 38 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn (trong đó ngành Giáo dục: 23, Hành chính Sự nghiệp: 9, ngoài quốc doanh: 3, Nghiệp đoàn: 3) với 1.187 đoàn viên/1.313 công nhân, viên chức, lao động, đến cuối tháng 12 năm 2006 toàn huyện có 59 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn với 2072 đoàn viên công đoàn/ 2.192 công nhân, viên chức, lao động, đạt 94,52%, xây dựng được lực lượng cốt cán trong các đơn vị là: 29.

Được sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động tỉnh và lãnh đạo của Huyện uỷ, trong những năm qua phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định.

Các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc được các cấp công đoàn tổ chức rộng khắp, chủ yếu tập trung tại cơ sở dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú, đa dạng đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo công nhân, viên chức, lao động tạo nên khí thế sôi nổi ở các đơn vị. Từ các hoạt động này, các công đoàn cơ sở đã góp phần giáo dục về truyền thống dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và giúp công nhân, viên chức, lao động tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do đảng lãnh đạo, đồng thời góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần trong công nhân, viên chức, lao động, thiết thực lập thành tích chào mừng đại hội đảng toàn quốc lần thứ X.

Thông qua các phong trào thi đua, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã hội, nhân đạo, từ thiện; thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện chương trình “4 giảm” giai đoạn 2006-2010, vệ sinh môi trường…đã đạt được nhiều kết quả tốt. Nhận thức pháp luật của người lao động có nhiều chuyển biến tốt, các hoạt động tuyên truyền pháp luật được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phong phú và nội dung thiết thực hơn đã có tác động tích cực đến nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của công nhân, viên chức, lao động, hoạt động pháp luật của công đoàn đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động.

Công tác phát triển công đoàn trong khu vực kinh tế dân doanh và nghiệp đoàn được Liên đoàn Lao động huyện chỉ đạo thường xuyên. Tuy còn nhiều khó khăn vướng mắc song đã nhiều công đoàn cơ sở chủ động đề ra nhiều biện pháp thực hiện, phân công cán bộ công đoàn thực hiện tốt Nghị quyết của Liên đoàn Lao động và cơ sở đạt hiệu quả.

Hoạt động nữ công tại các công đoàn cơ sở trong huyện ngày càng đi vào nề nếp, được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, chính quyền đơn vị; hoạt động phong trào được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia không phân biệt nam nữ. Nhiều cán bộ nữ công có năng lực, nhiệt tình, luôn tìm tòi suy nghĩ đổi mới phương pháp hoạt động.

5. Liên đoàn Lao động huyện Tân Thành (1994-2006)

Liên đoàn Lao động huyện Tân Thành thành lập ngày 15-10-1994, sau khi được tách từ Liên đoàn Lao động huyện Châu Thành. Ban Chấp hành lâm thời (1994-1996) có 11 đồng chí; đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Tích. Qua các nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành khóa I, II, III đã bầu các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch như sau: Nhiệm kỳ I (1996-2001): đồng chí Hồ Trung, Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Đức Toàn; Nhiệm kỳ II (2001-20006): đồng chí Phan Thị Thanh Minh là Chủ tịch, Phó Chủ tịch là đồng chí Phạm Chí Tình; Nhiệm kỳ III (2006-2011): Phan Thị Thanh Minh, Chủ tịch; Phó Chủ tịch là đồng chí Phạm Chí Tình.

Huyện Tân Thành là đơn vị cửa ngõ của tỉnh và được xác định nằm trong khu vực của địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Nam, được quy hoạch đầu tư phát triển các khu công nghiệp tập trung của tỉnh và Trung ương. Trong những năm 1995 cùng với sự tăng trưởng nhanh của các mặt kinh tế - xã hội của huyện, số lượng công nhân, viên chức, lao động cũng đã tăng lên rất nhanh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và các doanh nghiệp dân doanh.

Qua điều tra bước đầu vào những năm 1995-1996, lực lượng công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn huyện có 5.000 người, trong đó số công nhân, viên chức, lao động có việc làm và thu nhập ổn định trong các cơ quan, đơn vị quốc doanh, công ty liên doanh trong và nước chỉ khoảng trên 2.000 người; số còn lại là lao động thời vụ. Từ 19 công đoàn cơ sở với 575 đoàn viên (trong đó 13 đơn vị quốc doanh, 6 nghiệp đoàn), đến tháng 6-2007, Liên đoàn Lao động huyện Tân Thành đã xây dựng được 102 công đoàn cơ sở với 4.242 đoàn viên/6.034 công nhân, viên chức, lao động (trong đó khu vực quốc doanh 2.199 lao động với 2.189 đoàn viên, khu vực dân doanh 3.835 lao động với 2.053 đoàn viên).

Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động ngày càng được nâng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, có ý chí năng động sáng tạo, tích cực học tập để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị và tay nghề để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình nhiệm vụ mới. Theo thống kê đến qúy II-2006 số công nhân, viên chức, lao động có trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị như sau: Về học vấn: tiểu học 15,9%; Trung học cơ sở: 43,6%; Phổ thông trung học: 40,5%; Về chuyên môn: sơ cấp 5,0% ; trung cấp 17% ; cao đẳng - đại học: 16,2%; Về chính trị: sơ cấp 4,1% ; trung cấp 3,5%; cao đẳng - đại học: 0,92%. Trong đó khu vực hành chính sự nghiệp: Học vấn: tiểu học 0,68%; Trung học cơ sở: 8,6%; Phổ thông trung học: 90,2%; chuyên môn: sơ cấp 4,1%; trung cấp 37,7%; cao đẳng - đại học: 25,9%.

Số công nhân, viên chức, lao động có trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị cao tập trung chủ yếu ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại. Còn lại, hầu hết số có trình độ thấp tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ, lao động có tính chất giản đơn như: chế biến nông sản, hải sản, khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, giầy da may mặc, điện tử, dịch vụ, vận tải…

Những năm qua, cùng với sự phát triển của huyện, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung được đầu tư xây dựng đi vào hoạt động cùng với chương trình “Quốc gia giải quyết việc làm” được triển khai đã tạo ra được nhiều việc làm mới, từ đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ người không có việc làm trên địa bàn huyện, thống kê 5 năm qua huyện đã giải quyết được 5.541 lao động có việc làm cho lao động tại địa phương. Điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao động từng bước được cải thiện, ở hầu hết các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, …Ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại như: điện, đạm, thép, cảng, v.v... điều kiện làm việc khá tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động được quan tâm tốt hơn. Quan hệ lao động nhìn chung ổn định, tuy nhiên vẫn có những bất ổn trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và lao động như: tranh chấp lao động xảy ra một số vụ đình công ở các doanh nghiệp, trong các khu công nghiệp, ở các doanh nghiệp thuộc huyện quản lý. Nguyên nhân chủ yếu do một số doanh nghiệp khu vực dân doanh trả lương thấp, người sử dụng lao động cố tình vi phạm các chế độ chính sách theo quy định của Bộ luật lao động như: ký kết hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, việc trả lương, trả thưởng, chế độ bảo hộ lao động, không thành lập tổ chức công đoàn, sa thải công nhân trái pháp luật v.v...

Việc tổ chức tuyên truyền học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách Pháp luật của Đảng, Nhà nước được Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện quan tâm chỉ đạo, tổ chức một cách nghiêm túc và đạt kết quả khá tốt. Việc tổ chức học tập được tiến hành với nhiều hình thức linh hoạt, đã có gần 100% cán bộ công chức khu vực hành chính sự nghiệp học tập nghiên cứu, riêng khu vực sản xuất kinh doanh do đặc thù hầu hết là doanh nghiệp kinh tế dân doanh nên rất khó tập hợp tuyên truyền, vì vậy Liên đoàn Lao động huyện cung cấp đề cương, tài liệu tóm tắt để công đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền kết hợp trong các buổi sinh hoạt công đoàn tại doanh nghiệp.

Hầu hết các công đoàn cơ sở doanh nghiệp, xã, thị trấn trước khi được thành lập hoặc đã thành lập nhưng chưa được tập huấn đều được Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động học tập Luật Lao động, Luật Công đoàn nhằm trang bị cho công nhân, viên chức, lao động những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động và những hiểu biết nhất định khi gia nhập tổ chức công đoàn.

Hàng năm Liên đoàn Lao động huyện luôn phát động phong trào thi đua và được đông đảo công nhân, viên chức, lao động và các công đoàn cơ sở hưởng ứng. Đặc biệt, từ khi có Luật thi đua khen thưởng, từng cơ quan, từng cá nhân công nhân, viên chức, lao động đã tiến hành đăng ký từng danh hiệu thi đua. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều công trình sản phẩm đã được đăng ký hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ đã thực hiện 186 thí nghiệm, khảo nghiệm của các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ; đề tài hợp tác quốc tế và hợp tác với các đơn vị, địa phương với trọng tâm là nghiên cứu các lĩnh vực: Chọn tạo giống, xây dựng quy trình sản xuất thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại, xử lý ra hoa trái vụ, tưới tiết kiệm trên vườn cây... Trung tâm cũng đã sản xuất và cung cấp hơn 500.000 cây giống các loại cho nhà vườn và đã thực hiện 7 công trình sản phẩm thi đua: “Liên kết phục vụ nông nghiệp phát triển nông thôn” với tổng giá trị hoàn thành hơn 4 tỷ đồng,...”

Phong trào thi đua 2 tốt “Dạy tốt, học tốt” trong ngành Giáo dục được duy trì thường xuyên, đã có nhiều sáng kiến về cải tiến phương pháp lên lớp làm mới đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn huyện. Ngoài ra các đơn vị như: Công ty Công trình Đô thị, Ban Quản lý các dự án của huyện trực tiếp tham gia quản lý thi công các công trình như: đường giao thông nông thôn, đèn chiếu sáng, công viên cây xanh v.v... làm cho bộ mặt của huyện ngày càng khang trang sạch đẹp.

Phong trào xanh - sạch - đẹp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ được phát động và hưởng ứng rộng rãi ở khắp các công đoàn cơ sở. Công ty Công trình đô thị huyện đã có sự đóng góp đáng kể trong việc chỉnh trang đô thị, quản lý vận hành toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng ở các trục đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã trên địa bàn; thu gom rác thải sinh hoạt, nạo vét cống rãnh, trồng … Ở các trường học Ban giám hiệu nhà trường và công đoàn cơ sở quan tâm tạo cảnh quan sư phạm lành mạnh an toàn cho học sinh vui chơi, học tập. Ở các doanh nghiệp, công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh–lao động, phòng chống cháy nổ được quan tâm hàng đầu, đã phối hợp với Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh mở được 23 lớp huấn luyện về bảo hộ lao động và phòng cháy, chữa cháy cho gần 2.000 lượt công nhân lao động ở các doanh nghiệp tham dự; tổ chức được Hội thi về an toàn vệ sinh viên, thu hút hàng chục doanh nghiệp tham dự, đồng thời hàng năm đều cử đội về dự thi tỉnh.



Phong trào thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn được đầu tư trọng điểm vào địa bàn các xã, thị trấn trong huyện, trong đó ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực nông nghiệp, nông thôn cả trong lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt. Việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng. Công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao động phối hợp với chính quyền tổ chức 578 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thực vật cho 23.808 lượt người tham dự; kết hợp trình diễn và nhân giống mới cho nhiều loại cây trồng. Các công trình giao thông, điện lưới quốc gia được đầu tư phát triển đến tận các địa bàn dân cư, 100% các xã đều có các công trình phúc lợi công cộng như trường học, chợ, trạm y tế, trung tâm văn hoá, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 96%. Các chương trình, chính sách xã hội đối với vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc đã được triển khai thực hiện hiệu quả, dự án định canh, định cư cho đồng bào dân tộc được triển khai đồng bộ.

Chăm lo bảo vệ lợi ích của công nhân, viên chức, lao động là một nhiệm vụ quan trọng và thiết thực, hàng năm Liên đoàn Lao động huyện đề nghị Thường trực Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện có văn bản chỉ đạo các thủ trưởng cơ quan hành chính sự nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở mở Hội nghị cán bộ công chức, đã có 100% cơ quan hành chính sự nghiệp, 30% ở các doanh nghiệp quốc doanh mở được Hội nghị người lao động; cam kết trách nhiệm giữa thủ trưởng cơ quan và công đoàn, phát động thi đua trong công nhân, viên chức, lao động.

Liên đoàn lao động huyện thường xuyên kết hợp với các ngành liên quan của tỉnh như thành lập đoàn kiểm tra ngành liên kiểm tra các doanh nghiệp về việc thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của Bộ luật lao động, đã kiểm tra được 89 lượt doanh nghiệp (2001-2006). Qua kiểm tra, đa số doanh nghiệp đã chấp hành tốt các chế độ như: lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bảo hộ lao động. Tuy nhiên, qua kiểm tra cũng đã phát hiện một số vi phạm về việc ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, việc trả lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi,... Ngoài ra để tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân ở cơ sở, Liên đoàn Lao động huyện đã mở các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Thanh tra nhân dân cho hàng chục cán bộ Thanh tra nhân dân ở các cơ quan, đơn vị. Trong việc giải quyết khó khăn cải thiện đời sống cho công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động huyện đã chỉ đạo công đoàn cơ sở tổ chức huy động vốn bằng nhiều hình thức để làm kinh tế gia đình như tổ nhóm tiết kiệm 128 lượt với tổng số tiền 250 triệu đồng. Tín chấp vay vốn ngân hàng trong 3 năm từ 2004 - 2006 là 885 lượt, số tiền vay 7,733 tỷ đồng.



Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền địa phương được các cấp công đoàn từ huyện đến cơ sở coi đây là trách nhiệm gắn công tác xây dựng công đoàn vững mạnh với nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền địa phương vững mạnh. Thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Toàn huyện hiện có 459 Đảng viên là công nhân, viên chức, lao động, trong đó 5 năm qua đã có 66 đoàn viên công đoàn ưu tú được kết nạp vào Đảng.

Hoạt động của Ban Nữ công công đoàn từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố duy trì đều đặn, có 101/102 công đoàn cơ sở có Ban nữ công hoặc phân công cán bộ phụ trách nữ công. Hàng năm Ban Nữ công Liên đoàn Lao động huyện đã xây dựng được chương trình công tác cụ thể, đồng thời định kỳ có kiểm tra, hướng dẫn đối với hoạt động của cơ sở góp phần vào phong trào chung của nữ công nhân, viên chức, lao động huyện bằng các hoạt động cụ thể như: Tổ chức tuyên truyền chính sách lao động nữ, tuyên truyền về giới, về luật hôn nhân gia đình, Pháp lệnh dân số về phòng chống HIV/AIDS. Phong trào nhụ nữ 2 giỏi: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành phong trào rộng lớn trong nữ công nhân, viên chức, lao động và các công đoàn cơ sở. Nhiều đơn vị có thành tích xuất sắc được Liên đoàn Lao động tỉnh và huyện khen thưởng. Bên cạnh các phong trào 2 giỏi các chị còn tích cực tham gia các hoạt động do Hội Phụ nữ huyện phát động, trong 5 năm qua đã có 73 chị được Trung ương, tỉnh, huyện Hội Phụ nữ khen. Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” do Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam phát động đã được đông đảo nữ công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị, tay nghề... từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, khẳng định vai trò vị trí trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.



6. Liên đoàn Lao động huyện Xuyên Mộc (1979-2006)

Năm 1979 Huyện ủy Xuyên Mộc quyết định thành lập Ban vận động thành lập công đoàn huyện Xuyên Mộc do đồng chí Tiến Đức Thịnh làm Phó Trưởng ban. Sau khi thành lập Công đoàn huyện Xuyên Mộc, Ban Thường vụ Huyện ủy Xuyên Mộc đề nghị Liên hiệp Công đoàn tỉnh Đồng Nai xét và ra quyết định thành lập Công đoàn huyện Xuyên Mộc (17-1-1981); Ban chỉ đạo lâm thời gồm 9 đồng chí, đồng chí Tiến Đức Thịnh giữ chức vụ Thư ký (tháng 3-1983, đồng chí Bùi Thanh Tường là Thư ký thay đồng chí Tiến Đức Thịnh về hưu).

Đại hội công đoàn các nhiệm kỳ đã bầu ra Ban chấp hành và các chức danh chủ chốt Công đoàn huyện. Nhiệm kỳ I, II, III, IV (1985-1987, 1988-1993, 1993-1998, 1998-2003) đồng chí Bùi Thanh Tường, Phạm Thị Mỹ Là, liên tục trong 4 nhiệm kỳ được bầu là Thư ký (Chủ tịch) và Phó Thư ký (Phó Chủ tịch), (riêng trong nhiệm kỳ IV (1998-2003), vào đầu năm 2001 đồng chí Nguyễn Thị Doan là Chủ tịch, Phó Chủ tịch là đồng chí Huỳnh Công Danh thay thế các đồng chí Bùi Thanh Tường và Phạm Thị Mỹ Là). Nhiệm kỳ V (2003-2008) Chủ tịch là Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch là đồng chí Huỳnh Công Danh (tháng 3-2005 đồng chí Phạm Thanh Đô là Phó Chủ tịch thay đồng chí Huỳnh Công Danh chuyển công tác khác).

Là một huyện miền núi, sau ngày giải phóng là một huyện kinh tế mới. Toàn huyện hơn 3500 người, cuộc sống của người dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, sản xuất lương thực thực phẩm, công thương nghiệp cũng như thương mại, dịch vụ, cơ sở hạ tầng đều chậm phát triển, trong nhiều năm qua, Xuyên Mộc vẫn thuộc huyện nghèo. Phải đến khi bước vào thời kỳ đổi mới (từ 1986), và nhất là từ khi thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (1991), huyện Xuyên Mộc mới có điều kiện xây dựng lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trong điều kiện xã hội – kinh tế của huyện như vậy, từ khi thành lập công đoàn (1979) và ngay trong Đại hội nhiệm kỳ I (1985-1987) mục tiêu của công đoàn huyện đề ra là: “Đẩy mạnh tuyên truyền vận động công nhân, viên chức, lao động, phát triển đoàn viên; xây dựng phát triển tổ chức công đoàn, xóa không còn cơ quan, xí nghiệp, công ty không có tổ chức công đoàn; phát huy quyền làm chủ, tạo việc làm cho công nhân, viên chức, lao động; chăm lo và bảo vệ cả 3 lợi ích cho người lao động…”. Từ 12 công đoàn cơ sở và 6 tổ công đoàn trực thuộc buổi ban đầu đến tháng 6-2007 Liên đoàn Lao động huyện xây dựng và phát triển được 116 công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn (trong đó hành chính sự nghiệp: 102, doanh nghiệp: 7, Hợp tác xã: 1, Nghiệp đoàn: 6) với 2929 đoàn viên/ 3184 công nhân, viên chức, lao động. Ngoài việc tổ chức củng cố công đoàn ở khối hành chính sự nghiệp, ở các cơ quan, ban ngành… Liên đoàn Lao động huyện chú trọng tập trung xây dựng, củng cố và phát triển công đoàn –nghiệp đoàn tại các doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Huyện Xuyên Mộc được đánh giá là đơn vị mạnh về phát triển tổ chức nghiệp đoàn; trong 12 xã và thị trấn đều có tổ chức nghiệp đoàn, đã quy tụ và tập hợp người lao động tự do ở các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vào tổ chức công đoàn. Về trình độ nghiệp vụ: Đại học 5,13%; cao đẳng: 1,79 ; trung cấp: 7,28%; trình độ học vấn: THPT: 59,9%; THCS: 45,1%; trình độ chính trị: cao cấp 1,67%; trung cấp: 10,36%.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ban chấp hành Liên đoàn Lao động huyện đã tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, ra sức đổi mới phương thức hoạt động và biện pháp điều hành, tăng cường hiệu quả, và hiệu lực quản lý trong công tác chỉ đạo phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn đạt được những kết quả tốt ờ các lĩnh vực.

Phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo đã được phát động thường xuyên, rộng khắp trong công nhân, viên chức, lao động, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và sản xuất kinh doanh. Các phong trào được phát động gắn với các ngày lễ, sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng,…với mục tiêu “Năng xuất, chất lượng, hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động ”. Nhiều công trình có giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội đã được thực hiện. Công đoàn Giáo dục huyện với phong trào “Dạy tốt, học tốt” góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Kỳ cương – Tình thương – Trách nhiệm” đã nâng cao chất lượng giáo dục; Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp tích cực tạo thêm nhiều việc làm mới để nâng cao thu nhập cho người lao động,…Song song với các hoạt động trên, phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh. Hàng năm phối hợp với các đơn vị Công an, Y tế,.. Liên đoàn Lao động huyện đã mở các lớp tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy; phát động các đoàn viên công đoàn cơ sở tham gia cuộc thi tìm hiểu “Luật phòng, chống ma tuý”, đã thu hút hàng nghìn lượt đoàn viên tham gia. Đối với phong trào thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn được chú trọng. Liên đoàn Lao động huyện đã cùng chính quyền phối hợp với Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, trong 5 năm (1999-2006) đã mở hơn 500 lớp với 32.000 lượt người tham gia học, tập huấn về công tác khuyến nông, trong đó có 130 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, 23 lớp trình diễn bắp lai, 43 lớp sử dụng thuốc an toàn trên cây ăn quả, 36 lớp về chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hóa đàn heo…Ngoài ra các cấp công đoàn còn tín chấp cho công nhân, viên chức, lao động vay vốn của quỹ trợ vốn của Liên đoàn Lao động tỉnh và Ngân hàng Thương tín Gò Vấp, Ngân hàng Nông nghiệp huyện với số tiền hơn 10 tỷ đồng cho hơn 2.000 lượt công nhân, viên chức, lao động vay để sản xuất và phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.

Thành tích: Được Tổng Lổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen (1995); 10 năm liền được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen và đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh.



7. Liên đoàn lao động huyện Châu Đức (1994-2006)

Liên đoàn lao động huyện Châu Đức được thành lập (lâm thời) ngày 15-8-1994. Trong các nhiệm kỳ Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành và các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện. Nhiệm kỳ I (1995-1998), Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Trọng Hải; Nhiệm kỳ II (1998-2003) đồng chí Nguyễn Trọng Hải tái đắc cử làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Lê Quang Thị; Nhiệm kỳ III (2003-2008) Chủ tịch là đồng chí Bùi Cửu Hải, Phó Chủ tịch Huỳnh Thị Hồng. Đến tháng 12/2005 đồng chí Nguyễn Văn Mỹ được bầu bổ sung chức danh Chủ tịch (thay đồng chí Bùi Cữu Hải, chuyển công tác).

Là một huyện nông nghiệp, đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động của huyện chủ yếu là khối hành chính sự nghiệp, hoạt động công đoàn ngoài quốc doanh chưa phát triển; hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, chủ yếu sinh hoạt ở các tổ đoàn kết dân cư, do đó công đoàn chưa có phương thức nội dung phù hợp trong việc phối kết hợp phục vụ sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Khi mới thành lập Liên đoàn lao động huyện chỉ có 14 công đoàn cơ sở (trong đó 10 công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn), đến tháng 12-2006 có 106 công đoàn cơ sở - Nghiệp đoàn trực thuộc Liên đoàn lao động huyện quản lý (trong đó gồm 10 công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh 244 công nhân lao động); 347 tổ công đoàn, với tổng số đoàn viên công đoàn là: 3.470/3.707 công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn huyện (trong có 1.773 nữ/1775 công nhân, viên chức, lao động; 690 đảng viên (phát triển trong năm 2006 là 109 đảng viên, tăng 3 lần so với năm 2005).

Ngay từ khi mới thành lập, Liên đoàn lao động huyện xác định và đặt công tác củng cố kiện toàn, phát triển tổ chức các cấp công đoàn trong toàn thành phố lên hàng đầu, thực hiện việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh theo các nội dung thông số chấm điểm của Liên đoàn Lao động tỉnh; tổ chức tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động tích cực thực hiện phong trào thi đua; tuyên truyền vận động tham gia học tập các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn nhằm phát huy và giữ vững quan điểm lập trường giai cấp công nhân, nâng cao nhận thức chính trị, nắm bắt kịp thời về đường lối đổi mới do Đảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Đồng thời thực hiện các chức năng nhiệm vụ công đoàn, chú` trọng công tác phát triển công đoàn ngoài quốc doanh ; nên chỉ trong thời gian ngắn hoạt động công đoàn huyện đã đi dần vào nề nếp và ngày càng phát triển. Các phong trào thi đua được phát động rộng khắp từ thành phố đến cơ sở.

Cán bộ, công nhân, viên chức, lao động luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện tốt chỉ đạo của Công đoàn cấp trên. Đời sống của công nhân, viên chức, lao động tương đối ổn định mức thu nhập bình quân từ 650.000đ/người/tháng đến 2.150.000đ/người/tháng đối với khối cơ quan hành chính sự nghiệp. Tuy vậy, số đoàn viên tại các công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn ngoài quốc doanh có mức thu nhập chưa được ổn định.

Về chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đạt tiêu chuẩn và hoàn thành theo yêu cầu nhiệm vụ từng công việc đã được giao ; một bộ phận công nhân, viên chức, lao động đang tiếp tục học tập nâng cao kiến thức trong chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu công tác.

Hàng năm Liên đoàn Lao động huyện thường xuyên phát động phong trào thi đua “lao động giỏi”, “lao động sáng tạo” trong công nhân, viên chức, lao động cũng như phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt” và cuộc vận động “Dân chủ, kỹ cương, tình thương, trách nhiệm”, không dạy thêm-học thêm tràn lan, trong đánh giá học sinh, thi và tuyển sinh trong ngành giáo dục. Trong phong trào thi đua lao động giỏi đã có nhiều công trình đăng ký thực hiện đảm bảo chất lượng, thời gian. Chỉ tính riêng trong năm 2006 với tổng trị giá 2 tỷ 714 triệu đồng thuộc công đoàn cơ sở Công ty Công trình đô thị và Ban dự án kinh tế huyện quản lý thi công, đã nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng. Trong phong trào tổ chức thực hiện trồng cây xanh nhân dịp các ngày lễ, Tết, Liên đoàn Lao động huyện chỉ đạo các cấp công đoàn cơ sở tham gia phong trào “Xanh- sạch- đẹp, An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ” tại các cơ quan đơn vị trường học, hàng năm đạt 100% cơ quan, đơn vị không xảy ra tai nạn và ảnh hưởng đến môi trường, thực hiện “Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ”; tổ chức Hội nghị triển khai về “Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật của công đoàn trong tình hình mới”, “Đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới”. Đồng thời, Liên đoàn Lao động huyện đã phối hợp với các ban ngành tổ chức thường xuyên khảo sát kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh lao động và bảo hộ lao động trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Trong việc thực hiện chương trình liên kết phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Châu Đức, Liên đoàn Lao động huyện đã tổ chức triển khai đến các cấp công đoàn cơ sở thực hiện phối hợp với các ban ngành vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; phối hợp và được sự hỗ trợ tích cực kịp thời của Phòng Nông nghiệp huyện, tỉnh gieo trồng vụ Đông xuân và vụ hè thu đảm bảo đúng thời vụ; hàng năm tổ chức tập huấn kỹ thuật chương trình "3 giảm, 3 tăng" trên cây lúa, kỹ thuật phòng trừ cào cào, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm: phun xịt sát trùng, tiêu độc phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện được xử lý triệt để ổ dịch bệnh và không phát sinh ổ dịch mới. Đồng thời phối hợp với các đơn vị có chức năng, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ lập hoàn chỉnh đề cương, dự toán các dự án về: nâng cao hiệu quả canh tác cây điều, phát triển cây mít, phát triển và nâng cao chất lượng bò thịt, xử lý nước thải sản xuất tiêu trắng và dự án đào tạo nhân lực nông nghiệp"; nhân rộng chăn nuôi dê sinh sản.

Bằng các hình thức như phong trào “kỹ sư về làng”, “Người bạn của nông dân”, “Khuyến nông là cầu nối giữa khoa học kỹ thuật với nông dân, giữa nông dân với nông dân”... từ năm 1998 đến 2006, các công đoàn cơ sở đã phối hợp với ngành nông nghiệp, khuyến nông mở 277 lớp tập huấn hướng dẫn chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới cho 12.863 lượt bà con nông dân; thành lập 14/14 xã có câu lạc bộ khuyến nông; tổ chức 92 lớp hướng dẫn trị bệnh dịch tổng hợp, phối hợp với Công ty Thuốc bảo vệ thực vật, Công ty Giống, Công ty Thức ăn gia súc tổ chức hội nghị, hội thảo, khuyến cáo về quản lý sử dụng an toàn có hiệu quả các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp và cải thiện môi trường sinh thái nông nghiệp nông thôn.

Ngoài ra cán bộ, công nhân, viên chức, lao động có phần đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Cán bộ Công đoàn phòng Tổ chức Lao động TBXH huyện đã tạo điều kiện và giải quyết cho 2.493 lượt người có công ăn việc làm. Bên cạnh đó Hội Nông dân huyện cũng chủ động phối hợp tìm nguồn vốn hỗ trợ giúp nông dân vay vốn với tổng trị giá: 3.093.000.000 đồng.

Bằng cách đa dạng hoá các loại hình hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, các công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn luôn tìm các giải pháp hỗ trợ như: phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trong đơn vị. Hàng năm có trên 80% các công đoàn tổ chức các đợt tham quan, học tập và nghỉ dưỡng cho người lao động trong năm.Tiếp tục duy trì quỹ tương trợ trong công nhân, viên chức, lao động nhằm thăm hỏi kịp thời các gia đình công đoàn viên gặp khó khăn đột xuất; tang gia hiếu hỉ kịp thời. Nổi bật là công đoàn Giáo dục đã quan tâm theo dõi việc thực hiện các chế độ chính sách của giáo viên như chế độ nâng lương, nâng bậc, xét duyệt các danh hiệu thi đua và việc thực hiện dân chủ hoá nhà trường, đồng thời phối hợp với chính quyền bước đầu đã phổ biến và điều tra việc đóng góp bảo hiểm xã hội đối cán bộ giáo viên nhân viên các trường ngoài công lập; hỗ trợ xây nhà tập thể cho giáo viên ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa có nhà tập thể cho giáo viên; năm 2005 xây dựng và bàn giao nhà tình thương cho 38/40 đối tượng công nhân, viên chức, lao động nghèo; các công đoàn cơ sở đều có tín chấp vay vốn cho công nhân, viên chức, lao động với số tiền trên 4 tỷ đồng, mỗi người vay từ 5 đến 15 triệu đồng, tổ chức nhóm tiết kiệm với số tiền hàng tháng trên 500 triệu đồng; hỗ trợ nguồn vốn vay từ quỹ trợ vốn CEP của Liên đoàn Lao động tỉnh giải quyết cho hàng trăm công nhân, viên chức, lao động được vay với tổng số vốn là 660 triệu đồng để cải thiện đời sống tăng thêm thu nhập gia đình. Các công đoàn cơ sở tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và phối hợp tổ chức thực hiện Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC hàng năm đều đạt 98%. ; thông qua Đại hội CNVC, Hội nghị người lao động nhằm ký kết Thoả ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Qua đánh giá kiểm tra xếp loại công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm của các công đoàn cơ sở trực thuộc, Liên đoàn Lao động huyện được xếp loại công đoàn cơ sở đạt vững mạnh xuất sắc.

8. Liên đoàn lao động huyện Côn Đảo (1991-2006)

Liên đoàn Lao động huyện Côn Đảo được chuyển tiếp từ Công đoàn quận Côn Đảo, thuộc Liên hiệp Công đoàn Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Từ ngày thành lập Liên đoàn Lao động huyện Côn Đảo (1991 - 2006), qua các kỳ Đại hội đã bầu Ban chấp hành và các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Nhiệm kỳ IV (1990-1992) đồng chí Nguyễn Văn Nết là Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Hữu Thuận là Phó Chủ tịch; Nhiệm kỳ V (1993-1998), Ban Chấp hành có 9 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Nết là Chủ tịch, Phó chủ tịch là đồng chí Phạm Đắc Nam; Nhiệm kỳ VI (1998-2003), Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Nết là Chủ tịch, Phó Chủ tịch là đồng chí Phạm Đắc Nam; trong nhiệm kỳ VII (2003-2008), Ban Chấp hành có 15 đồng chí, các đồng chí Nguyễn Văn Nết và Phạm Đắc Nam tái đắc cử được bầu làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch.

Trong nhiệm kỳ IV (1990-1992) toàn huyện có 15 công đoàn cơ sở với 642 cán bộ đoàn viên. Đến tháng 12-2002 theo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ VI (1998-2003) công nhân, viên chức, lao động huyện có 919 người, trong đó khu vực Hành chính sự nghiệp: 609 (chiếm 66,28%), doanh nghiệp: 310 (33,73%). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện phát triển, nhất là khu vưa kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh, năm 1998 chỉ có 1 vài cơ sở đến đầu năm 2003 có 22 doanh nghiệp. Ngoài sự phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động ngày được nâng cao, công nhân, viên chức, lao động có trình độc cấp III chiếm 63,1% (tăng 6,8% so năm 1998); đại học, cao đẳng chiếm 19,05%; trung cấp, chuyên môn, kỹ thuật chiếm 15,62% (tăng 8,4% so năm 1998).

Côn Đảo là một đơn vị hành chính chỉ có cấp huyện, không có xã, ấp lại xa trung tâm tỉnh, rất khó khăn trong việc đi lại từ đảo về đất liền. Các cơ quan, đơn vị và dân cư đều nằm tập trung ở đảo lớn, chủ yếu là khu trung tâm; một số lớn công nhân, viên chức, lao động làm việc nhiều nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu chiếm tỉ lệ 51,21%, còn lại làm việc tại Côn Đảo chiếm 48,8% (những năm 1998-2000), trong đó có một bộ phận của đơn vị Phòng Xây dựng – Giao thông - Địa chính và Công ty Thủy sản – xuất nhập khẩu Côn Đảo, chủ yếu là công nhân của các tàu đánh bắt thủy sản xa bờ. Do đó cơ cấu và hoạt động công đoàn Côn Đảo có nét đặc thù riêng.

Qua thực hiện Nghị quyết Đại hội qua các nhiệm kỳ, LĐLĐ huyện không ngừng phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao về giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ, tay nghề; chăm lo bảo vệ lợi ích và phát huy quyền làm chủ; đẩy mạnh phát triển tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế; tổ chức đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trong huyện tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện.

Về công tác tuyên truyền được các cấp công đoàn chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, nội dung tập trung các Nghị quyết Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh, huyện, các văn kiện Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh. Song song với công tác tuyên truyền, việc học tập nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, viên chức, lao động đã trở thành mục tiêu phấn đấu của các cấp công đoàn. Chỉ riêng trong nhiệm kỳ VI đã vận động học bổ túc văn hóa cho 186 lượt người, các lớp chính trị 114 lượt người, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại đất liền 186 lượt cán bộ công chức. Với tinh thần tự học, tự rèn công nhân, viên chức, lao động của huyện được nâng cao từng bước thích ứng với tình hình, cơ chế mới. Trong 832 công nhân, viên chức, lao động ở các công đoàn cơ sở - nghiệp đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện có trình độ học vấn cấp III chiếm 74,15%, số người được qua đào tạo tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ chiếm 33,2%.

Chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động từng bước được nâng cao để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 779 công nhân lao động, có 14,24% công nhân, viên chức, lao động có trình đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật; thợ bậc 4-5 chiếm 6,93%, thợ bậc 6-7 chiếm 2,18% là lực lượng lao động đầy đủ khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường, tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ tiên tiến.



Phụ lục II : ẢNH HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN QUA CÁC THỜI KỲ

  • Ảnh qua các nhiệm kỳ Đại hội: Liên hiệp Công đoàn Đặc khu, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,

  • Ảnh hoạt động các công đoàn cơ sở điển hình.

Phụ lục III : ẢNH CÁN BỘ CHỦ CHỐT LĐLĐ QUA CÁC THỜI KỲ

Thời kỳ 1945 - 1975

Công đoàn tỉnh Bà Rịa được thành lập: 7-7-1947

    1. Ông Huỳnh Công Thức, Thư ký Bà Rịa 7-7-1947.

    2. Ông Nguyễn Văn Bộ, Thư ký Công đoàn huyện Vũng Tàu – 1948.

    3. Ông Hai Sửu, Thư ký Công đoàn Bà Rịa - Chợ Lớn: 10-1950.

    4. Ông Lê Minh Chiếu, Thư ký Công đoàn cao su Bà Chợ tháng 10-1950.

    5. Ông Dương Văn Ngọc, Phó Thư ký Công đoàn cao su Bà Chợ tháng 10-1950.

    6. Ông Nguyễn Văn Võ, UVBTV Công đoàn cao su Bà Chợ tháng 10-1950.

Nghiệp đoàn cao su Bình Ba thành lập 3-5-1955

  1. Ông Hai Xuân, Thư ký;

Công đoàn bí mật ở Bình Ba

  1. Ông Hai Xuân, Thư ký, Nghiệp đoàn cao su Bình Ba – 1955.

  2. Ông Phạm Văn Hy, Ban Công vận ở Bình Ba – 1956;

  3. Ông Nguyễn Công, Ban Công vận ở Bình Ba;

  4. Ông Phạm Văn Bi, Ban Công vận ở Bình Ba;

  5. Ông Hai Nhàn, Thư ký công đoàn bí mật ở Bình Ba.

Liên hiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu, thành lập đầu năm 1956

  1. Ông Hoàng Văn Hương, Thư ký “Liên hiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu”,

  2. Ông Lưu Văn Chí, Phó Thư ký “Liên nghiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu”

Thời kỳ 1975 – 2006

Thị xã Vũng Tàu (trực thuộc Đồng Nai): 1975-1979

  1. Ông Nguyễn Văn Trí (Ba Trí) Trưởng Ban Công vận Vũng Tàu – sau 1975;

  2. Bà Nguyễn Thị Thanh Thư ký;

  3. Bà Lưu Thị Dung Phó Thư ký;


Tỉnh Côn Đảo (6-1975 – 1-1977), huyện Côn Đảo (Hậu Giang) (1977 – 1979, Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo (1979-1991)

Tỉnh Côn Đảo

  1. Bà Phạm Thị Hùng (Năm Hùng), Thư ký 6-1975;

  2. Ông Trầm, Phó Thư ký – 6-1975;

Huyện Côn Đảo (trực thuộc Hậu Giang)

  1. Bà Phạm Thị Hùng: Thư ký 9-1977;

  2. Bà Lưu Thị Trong: Phó Thư ký 9-1977;

Quận Côn Đảo (trực thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn đảo)

1. Bà Phan Thị Thanh Xuân (Út Loan): Thư ký 1983;

2. Bà Nguyễn Thị Ni: Thư ký 1985;

3. Bà Ngô Cẩm Hồng: Thư ký 1986;



4. Ông Lê Đức Trung: Thư ký 1987-1989.

Huyện Châu Thành (thuộc Đồng Nai) 1975-1991

  1. Bà Nguyễn Thị Sa (Năm Sa) Phụ trách công vận Bà Rịa- 1975;

  2. Bà Nguyễn Thị Sa, Thư ký Công đoàn Châu Thành-1977;

  3. Ông Lê Văn Tiên, Thư ký Công đoàn Châu Thành- 1979;

  4. Ông Tạ Tấn Lực, Phó Thư ký –1979- 1991;

  5. Ông Vũ Hiền, Thư ký – 1980 - 1993;

  6. Ông Nguyễn Văn Rụ, Chủ tịch – 1993-1996;

  7. Ông Tạ Tấn Lực, Phó Thư ký -1983;

  8. Ông Nguyễn Đình Thao, Phó Thư ký – 1983-1986 và Chủ tịch 1986-1994;

10.Ông Mã Hồng Trung là Phó Thư ký và phó Chủ tịch – 1986-1994 và Chủ tịch 1994-2000.

Xuyên Mộc (trực thuộc Đồng Nai): 1975 - 1991

  1. Ông Tiến Đức Thịnh Phó ban Ban vận động Công đoàn Xuyên Mộc – 1979;

  2. Ông Tiến Đức Thịnh, Thư ký – 1-1981;

  3. Ông Bùi Thanh Tường, Thư ký (Chủ tịch) 4 nhiệm kỳ liên tục (1983 – 2003);

  4. Bà Phạm Thị Mỹ Là, Phó Thư ký (Chủ tịch) liên tục 4 nhiệm kỳ (1983-2003);

Long Đất (trực thuộc Đồng Nai): 1975 - 1990

  1. Ông Huỳnh Kim Nhung (Hai Cà), Trưởng Ban công vận huyện Long Đất – 1975;

  2. Ông Dương Sơn Minh (Tư Minh) Thư ký – 1984;

  3. Ông Trần Văn Phương Phó Thư ký – 1984;

  4. Ông Nguyễn Văn Thành Thư ký – 1987;

  5. Ông Trần Văn Phương Phó Thư ký – 1987;

Ban Chấp hành LHCĐ Đặc khu VT-CĐ (Lâm thời) 1979-1982

  1. Bà Nguyễn Thị Thanh  Thư ký;

  2. Ông Lại Thành Mai Phó Thư ký.

Ban Chấp hành LHCĐ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo Khóa 1 (1983-1988)

  1. Bà Huỳnh Thị Phượng Thư ký;

  2. Ông Tạ Văn Sinh Phó Thư ký;

Ban Chấp hành LĐLĐ Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo Khoá 2 (1988-1991)

  1. Bà Nguyễn Thị Thanh Thư ký;

  2. Ông Huỳnh Ngọc Dung Phó Thư ký;

  3. Ông Nguyễn Hồng Tuấn Phó Thư ký.

Ban Chấp hành (Lâm thời) LĐLĐ Bà Rịa-Vũng Tàu (1991-1993)

  1. Bà Nguyễn Thị Thanh Chủ tịch;

  2. Ông Nguyễn Trọng Tín Phó Chủ tịch;

  3. Ông Đào Quang Chiêu Phó Chủ tịch.

Ban Chấp hành LĐLĐ Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa I Nhiệm kỳ (1993-1998)

  1. Bà Nguyễn Thị Thanh Chủ tịch;

  2. Ông Nguyễn Trọng Tín Phó Chủ tịch;

  3. Ông Đào Quang Chiêu Phó Chủ tịch.

  4. Ông Phạm Văn Bé Bầu Bổ sung

Ban chấp hành LĐLĐ Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa II Nhiệm kỳ 1998-2003

  1. Bà Trần Thị Hường Chủ tịch;

  2. Ông Nguyễn Đình Thao Phó Chủ tịch.

Ban chấp hành LĐLĐ Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa III - Nhiệm kỳ 2003-2008

Ban Thường vụ

  1. Bà Trần Thị Hường Chủ tịch (2003-2005);

  2. Bà Trương Minh Thủy Chủ tịch (2005-đến nay);

  3. Ông Nguyễn Đình Thao Phó Chủ tịch;

  4. Ông Châu Văn Thắng Phó chủ tịch (tháng 7-2004 đến nay);

Phụ lục IV : DANH SÁCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÔNG ĐOÀN

QUA CÁC THỜI KỲ

Thời kỳ 1945 - 1975

Công đoàn tỉnh Bà Rịa được thành lập: 7-7-1947

  1. Ông Huỳnh Công Thức, Thư ký Công đoàn Bà Rịa: 7-7-1947;

  2. Ông Nguyễn Văn Bộ, Thư ký Công đoàn huyện Vũng Tàu – 1948;

  3. Ông Nguyễn Lưu, Cán bộ công đoàn Nam bộ tăng cường: 7-7-1947 Bà Rịa;

  4. Ông Hai Sửu, Thư ký Công đoàn Bà Rịa - Chợ Lớn: 10-1950;

  5. Ông Lê Minh Chiếu, Thư ký Công đoàn cao su Bà Chợ tháng 10-1950;

  6. Ông Dương Văn Ngọc, Phó Thư ký Công đoàn cao su Bà Chợ tháng 10-1950;

  7. Ông Nguyễn Văn Võ, UVBTV Công đoàn cao su Bà Chợ tháng 10-1950;

Nghiệp đoàn cao su Bình Ba thành lập 3-5-1955

      1. Ông Hai Xuân, Thư ký;

      2. Các ông Vũ Đình Thêm, Đoàn Công Trợ, Tư Võ..Trong Ban Thư ký;

Công đoàn bí mật ở Bình Ba thành lập 1950

  1. Ông Phạm Văn Hy, Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức công đoàn bí mật ở Bình Ba;

  2. Ông Nguyễn Công, Trưởng Ban công đoàn bí mật ở Bình Ba;

  3. Ông Phạm Văn Bi, Phó Ban công đoàn bí mật ở Bình Ba;

  4. Ông Hai Nhàn, Thư ký công đoàn bí mật ở Bình Ba.

Liên hiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu, thành lập đầu năm 1956

  1. Ông Hoàng Văn Hương, Thư ký “Liên hiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu”,

  2. Ông Lưu Văn Chí, Phó Thư ký “Liên nghiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu”

  3. Ông Huỳnh Ấm (Chín Ấm), Ủy viên, “Liên hiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu”

  4. Ông Giáo Nghi, Ủy viên “Liên hiệp Nghiệp đoàn lao động Vũng Tàu”

  5. Ông Phạm Văn Hy đại diện công nhân toàn tỉnh (trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam)- 1960;

  6. Anh Hai Xuân, Thư ký, Nghiệp đoàn cao su Bình Ba (thuộc Tổng liên đoàn lao công) năm 1955;

  7. Các đồng chí Năm A (Bí thư), Huỳnh Văn Nhung (Hai Cà), Lê Quang (Mười Quang), Lê Văn Đường (Hai Đường), Chín Lâm –trong Ban Cán sự Cao su;

  8. Đồng chí Năm A là Bí thư, Ban cán sự Đức Thạnh trực thuộc Tỉnh ủy làm nhiệm vụ lãnh đạo cả vùng đồn điền cao su và vùng nông thôn ven lộ 2, phía Bắc sông Cầu- 1962;

  9. Đồng chí Lê Sắc Nghi (Bảy Nghi), Trưởng ban Công vận Khu đông Nam bộ, Ban cán sự vùng cao su tỉnh Bà Rịa-Long Khánh – 1967;


Thời kỳ 1975 – 2006

Thị xã Vũng Tàu (trực thuộc Đồng Nai): 1975-1979

  1. Ông Nguyễn Văn Trí (Ba Trí) Trưởng Ban Công vận Vũng Tàu: 5- 1975;

  2. Ông Hai Thái Phó Ban Công vận Vũng Tàu tháng 5-1975.

  3. Bà Nguyễn Thị Thanh Thư ký - 1976;

  4. Bà Mã Tuyết Mai Thư ký – 1978;

  5. Bà Lưu Thị Dung Phó Thư ký - 1977;

  6. Bà Nguyễn Thị Trang Ủy viên - 1977;

  7. Ông Trần Tấn Ủy viên - 1977.


Tỉnh Côn Đảo (6-1975-1-1977) và huyện Côn Đảo(trực thuộc Hậu Giang)

1-1977 - 1979

Tỉnh Côn Đảo

  1. Bà Phạm Thị Hùng (Năm Hùng), Thư ký 6-1975;

  2. Ông Trầm, Phó Thư ký – 6-1975;

Huyện Côn Đảo (trực thuộc Hậu Giang)

  1. Bà Phạm Thị Hùng: Thư ký 9-1977;

  2. Bà Lưu Thị Trong: Phó Thư ký 9-1977.

Huyện Châu Thành (thuộc Đồng Nai) 1975-1990

  1. Bà Nguyễn Thị Sa (Năm Sa) Phụ trách công vận Bà Rịa- 1975;

  2. Bà Nguyễn Thị Sa, Thư ký Công đoàn Châu Thành-1977;

  3. Ông Lê Văn Tiên, Thư ký Công đoàn Châu Thành- 1979;

  4. Ông Tạ Tấn Lực, Phó Thư ký –1979- 1991;

  5. Ông Nguyễn Đình Thao, Uỷ viên Thường vụ;

  6. Ông Vũ Hiền, Thư ký – 1980;

  7. Ông Nguyễn Đình Thao là Ủy viên Thừơng vụ (1980-1983).

  8. Ông Nguyễn Văn Rụ, Thư ký;

  9. Ông Tạ Tấn Lực, Phó Thư ký -1983;

  10. Ông Nguyễn Đình Thao, Phó Thư ký - 1983;

  11. Ông Nguyễn Đình Thao là Thư ký – 1986- 1988;

  12. Ông Mã Hồng Trung là Phó Thư ký – 1986.

Xuyên Mộc (trực thuộc Đồng Nai): 1975 - 1990

  1. Ông Tiến Đức Thịnh Phó ban Ban vận động Công đoàn Xuyên Mộc – 1979;

  2. Ông Tiến Đức Thịnh, Thư ký – 1-1981;

  3. Ông Bùi Thanh Tường, Thư ký (Chủ tịch) 4 nhiệm kỳ (3-1983 – 2003);

  4. Bà Phạm Thị Mỹ Là, Phó Thư (Chủ tịch) ký 4 nhiệm kỳ (1983-2003);

Long Đất (trực thuộc Đồng Nai): 1975 - 1990

  1. Ông Huỳnh Kim Nhung (Hai Cà), Trưởng Ban công vận h Long Đất – 1975;

  2. Ông Hai Công Đoàn cán bộ Công vận huyện Long Đất – 1975;

  3. Ông Dương Sơn Minh (Tư Minh) Thư ký – 1984;

  4. Ông Trần Văn Phương Phó Thư ký – 1984;

  5. Ông Nguyễn Văn Thành Thư ký – 1987;

  6. Ông Trần Văn Phương Phó Thư ký – 1987;


Ban Chấp hành (Lâm thời)LHCĐ Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo 1979-1982

  1. Bà Nguyễn Thị Thanh  Thư ký LHCĐ Đặc khu;

  2. Ông Cao Văn Chàng Cán bộ biệt phái Tổng Liên đoàn;

  3. Ông Trương Kim Diện Cán bộ biệt phái Tổng Liên đoàn;

  4. Ông Lai Thành Mai Phó Thư ký (Cán bộ tăng cường);

  5. Ông Lương Việt Hoàng Cán bộ chuyên trách LHCĐ;

  6. Bà Trương Minh Thủy UVTV Đặc khu Đoàn;

  7. Bà Nguyễn Văn Kha Công ty dịch vụ dầu khí;

  8. Ông Nguyễn Văn Kỉnh Sở Thương Nghiệp;

  9. Bà Đỗ Thị Sỷ Công ty Công nghệ thực phẩm;

  10. Ông Nguyễn Đức Tuần Công ty dịch vụ dầu khí;

  11. Ông Vũ Mạnh Hải Trường Trung học chuyên nghiệp;

  12. Bà Trần Thị Thanh UB Bảo vệ Bà mẹ - Trẻ em;

  13. Ông Nguyễn Hoàng Minh UB Kế hoạch Đặc khu;

  14. Bà Phạm Thị Hùng Liên hiệp Công đoàn quận Côn Đảo;

  15. Ông Nguyễn Văn Linh Sở Hải sản Đặc khu;

  16. Ông Lê Văn A Thuyền trưởng Tàu đánh cá 04;

  17. Bà Lê Thị Tâm Cửa hàng Thực phẩm tổng hợp.





tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương