Khoa tài chính – KẾ toáN ĐỀ TÀi nghiên cứu khoa học sinh viêN


Phạm vi, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu



tải về 1.05 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.05 Mb.
#28319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3. Phạm vi, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu:


3.1. Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu ACB. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ lấy số liệu qua 3 năm: 2008 – 2009 – 2010. Đề tài tập trung vào những vấn đề phản ánh rõ nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng như:

+ Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân.

+ Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn.

+ Tình hình cho vay; tình hình thu nợ; dư nợ và nợ quá hạn của hoạt động cho vay tiêu dùng những năm gần đây.


3.2. Mục tiêu:


Đề tài chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng (theo từng mục đích vay) qua những thông số liên quan đến tín dụng tiêu dùng như: doanh số cho vay tiêu dùng, tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn; từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng theo từng đối tượng và mục đích cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2008 – 2010.

3.3. Đối tượng nghiên cứu:


Các sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn.

4. Phương pháp nghiên cứu:


4.
1. Phương pháp thu thập thông tin - số liệu: các báo cáo và số liệu tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn, thông tin trên báo, internet, sách tham khảo…

4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu:


- Phương pháp thống kê, miêu tả, tổng hợp số liệu.

- Phương pháp so sánh: sơ sở dữ liệu; tỷ trọng; cơ cấu.

- Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá số liệu (số tuyệt đối, số tương đối).

- Ngoài ra đề tài còn tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) để có những ý kiến sát với thực tế hơn.


5. Cấu trúc của đề tài:


Chương một: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) và chi nhánh Sài Gòn

Chương hai: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) – chi nhánh Sài Gòn

Chương ba: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) – chi nhánh Sài Gòn

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN

1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng và thẩm định tín dụng cá nhân

1.1.1. Tín dụng Ngân hàng

1.1.1.1. Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Thương mại


NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức chovay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọn và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

  • Cho vay:

NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức sau đây:

+ Cho vay ngắn hạn: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dich vụ, đời sống.

+ Cho vay trung, dài hạn: để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.


  • Bảo lãnh:

NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM.

  • Chiết khấu:

NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

  • Cho thuê tài chính:

NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

1.1.1.2. Những vấn đề căn bản về tín dụng

  • Các loại tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hẹn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.

- Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.



    • Dựa vào mục đích của tín dụng: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau:

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.

- Cho vay tiêu dùng cá nhân.

- Cho vay bất động sản.

- Cho vay nông nghiệp.

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.


    • Dựa vào thời hạn tín dụng: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạndưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.


    • Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau:

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.



    • Dựa vào phương thức cho vay: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau:

- Cho vay theo món vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng.



    • Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau:

- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn goi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.

- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.

- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.


  • Các phương pháp xác định lãi xuất cho vay

    • Lãi suất phi rủi ro

Lãi suất phi rủi ro là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro mất khả năng hoàn trả nợ vay. Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựa trên cơ sở đấu thầu tín phiếu mới có thể được xem là lãi suất phi rủi ro.

  • Lãi suất huy động vốn

Lãi suất huy động vốn là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy động tiền gửi. Lãi suất huy động vốn (Rd) có thể xác định như sau:

Rd = Rf + Rtd

Trong đó:

Rf là lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín phiếu Kho bạc.

Rtd là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng.



  • Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản có thể xác định theo công thức:

Rcb = Rd + RTN

Trong đó:

Rcb là lãi suất cơ bản

Rd là lãi suất huy động vốn



RTN là tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng.

  • Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản

NHTM thường dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng sau khi điều chỉnh rủi ro. Công thức xác định lãi suất cho vay như sau:

R = Rcb + Rth + Rct

Trong đó:

R là lãi suất cho vay

Rcb là lãi suất cơ bản

Rth là tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn

Rct là tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh



  • Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR

Đối với các khoản tín dụng bằng USD, NHTM có thể xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR (London Interbank Offer Rate) hoặc SIBOR (Singapore Interbank Offer Rate). LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London do Hiệp hội các ngân hàng đầu của Anh xác định hàng ngày vào lúc 11:30. Ngân hàng có thể xác định lãi suất cho vay dựa vào LIBOR bằng công thức sau:

R = LIBOR + Rtd + Rth

1.1.1.3. Quy trình tín dụng:


  • Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một NHTM.

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:

- Làm cơ sở cho việc phân định  quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.

- Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.



  • Quy trình tín dụng căn bản

    • Lập hồ sơ:

Là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.

Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:



  • Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

  • Khả năng sử dụng vốn vay.

  • Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

  • Phân tích tín dụng:

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.

Mục tiêu:

- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.



  • Quyết định và ký hợp đồng tín dụng:

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

- Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay.


  • Giải ngân: là khâu tiếp theo khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết.

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Tuy là khâu tiếp sau của quyết định tín dụng nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.



  • Giám sát tín dụng:

Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kế, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ sau này. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ

  • Thanh lý hợp đồng tín dụng: đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm các việc quan trọng cần xửa lý:

- Thu nợ cả gốc và lãi.

- Tái xét hợp đồng tín dụng.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng

1.1.1.4. Bảo đảm tín dụng:


  • Khái niệm bảo đảm tín dụng:

Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

  • Các hình thức bảo đảm tín dụng:

    • Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp:

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay.

Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Theo Luật dân sự và Luật đất đai, thế chấp có hai loại:

+ Thế chấp bất động sản

+ Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất



  • Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố:

Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Động sản cầm cố có thể là:

+ Loại không cần đăng ký quyền sở hữu: khi cầm cố, tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay.

+ Loại cần đăng ký quyền sở hữu (xe cộ, phương tiện vận chuyển): khi cầm cố, hai bên có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản, hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ.

Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau:

+ Tài sản hữu hình: xe cộ, máy móc, hàng hóc, vàng bạc, tàu biển, máy bay,… và các loại tài sản khác.

+ Tiền trên tàu khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.

+ Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu.

+ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thụ trái, và các quyền phát sinh tư tài sản khác.

+ Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.



  • Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay.

+ Ngân hàng cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.



  • Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh:

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Bảo lãnh có thể chia thành 2 loại chính:

+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

+ Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay.


1.1.2. Thẩm định tín dụng cá nhân

1.1.2.1. Khái quát về thẩm định tín dụng:


Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ qui trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:

+ Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

+ Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

+ Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay:

- Cho một dự án tồi,

- Từ chối cho vay một dự án tốt.

1.1.2.2. Đối tượng và mục tiêu thẩm định tín dụng cá nhân:


Đối tượng thẩm định tín dụng cá nhân là những thể nhân đang để nghị vay vốn ngân hàng.

Mục tiêu của thẩm định tín dụng cá nhân là đánh giá chính xác và trung thực khả năng trả nợ của cá nhân khách hàng đang đề nghị vay vốn ngân hàng. Khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

+ Thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay.

+ Thu nhập cá nhân của khách hàng.

+ Các nguồn thu nhập khác khách hàng có thể sử dụng để trả nợ.

+ Tài sản khách hàng dùng làm đảm bảo nợ vay.

Thẩm định tín dụng cá nhân chủ yếu tập trung vào thẩm định mức độ tin cậy của những yếu tố này, qua đó, có thể đánh giá được khả năng khách hàng có trả được nợ hay không

1.1.2.3. Các loại tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:


Nhìn chung hiện nay các NHTMCP đã phát triển các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú dành cho khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, NHTM đã tỏ ra có ưu thế hơn trong việc tiếp cận lĩnh vực này so với các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nước ngoài.

Tiêu biểu cho việc cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ở các NHTMCP lớn như AC, Sacombank, Đông Á… Các sản phẩm tín dụng tập trung vào các nhóm chính sau đây:

- Cho vay sinh hoạt – tiêu dùng: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình

- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: cung cấp cho khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng từ 1,5 triệu đồng trở lên. Số tiền vay hỗ trợ thêm cho tiêu dùng trong khi chờ đợi thu nhập đến kỳ.

- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng.

- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu về nhà, đất và cần sự hỗ trợ tài chính.

- Cho vay sản xuất kinh doanh: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích có thể là để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền vật tư, hàng hoá, nguyên liệu và các chi phí cần thiết, hoặc để thanh toán tiền mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cho vay mua xe cơ giới: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích luỹ chưa đủ.

- Cho vay hỗ trợ du học: được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học.

Về mặt quy chế, thủ tục, cho vay khách hàng vẫn thực hiện theo quy chế cho vay khách hàng của các tổ chức tín dụng.


1.1.3. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

1.1.3.1. Mục tiêu và nội dung thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay:


Khi thực hiện công tác thẩm định tín dụng, nhân viên tín dụng trước tiên cần thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay từ thu nhập của khách hàng. Thế nhưng việc đánh giá thu nhập kỳ vọng của khách hàng là việc phức tạp và không chắc chắn. Do đó, cần thiết xem xét thêm khả năng sử dụng tài sản đảm bảo nợ vay như một nguồn khác nữa đảm bảo cho khả năng thu nợ. Ngoài thẩm định thu nhập của khách hàng để trả nợ vay, nhân viên tín dụng còn phải thẩm định cả tài sản đảm bảo nợ vay.

Mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo nợ vay khi cần thiết. Khả năng thanh lý tài sản nói chung phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị trường của tài sản. Do đó, nội dung chủ yếu tập trung vào thẩm định các khía cạnh pháp lý của tài sản và khả năng thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường.


1.1.3.2. Các loại đảm bảo nợ vay:


- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp.

- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố

- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

- Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh


1.1.3.3. Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay:


Khi thẩm định giá trị pháp lý của tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên tín dụng cần chia tài sản thành hai loại:

+ Tài sản có đăng ký quyền sở hữu: bất động sản như nhà xưởng, đất đai và động sản như phương tiện vận tải.

+ Tài sản không có đăng ký quyền sở hữu: hàng hoá, vàng bạc, ngoại tệ,…tài sản tài chính (như trái phiếu, cổ phiếu và tín phiếu là những loại tài sản đặc biệt đôi khi có chứng nhân đôi khi không có chứng nhận sở hữu).

Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay nào có đăng ký sở hữu với cơ quan chức năng tương đối đơn giản vì cơ quan cấp chứng nhận đăng ký sở hữu đã thay ngân hàng thẩm định tính chất pháp lý của những tài sản này trước khi cấp giấy chứng nhận. Do đó, khi thẩm định nhân viên tín dụng chỉ cần xem xét tính chân thực của giấy chứng nhận đăng ký sở hữu, nếu cần thiết có thể liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận để làm rõ thêm.

Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay nào không có đăng ký sở hữu nói chung phức tạp hơn. Nhân viên tín dụng cần xem xét những tài liệu liên quan đến tài sản như hoá đơn mua hàng, chứng nhận lưu kho, thuê kho, ký gửi hàng hoá để đánh giá tính chất sở hữu hợp pháp đối với những tài sản này. Trong trường hợp như vậy, thay vì thẩm định ngân hàng thường yêu cầu khách hàng giao nộp tài sản để làm đảm bảo nợ vay.

1.1.3.4. Thẩm định giá trị thị trường:


Trước tiên nhân viên tín dụng cần chia tài sản thành hai loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình hay tài sản tài chính. Kế đến, có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền (discounted cash flows model) để quyết định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo nợ vay. Nguyên tắc chung của sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền xác định giá trị thị trường của tài sản là:

  • Ước lượng dòng tiền (cash flows) kỳ vọng tạo ra từ tài sản.

  • Ước lượng mức độ rủi ro dựa vào đó để quyết định suất chiết khấu phù hợp.

  • Xác định hiện giá của tài sản dựa trên cơ sở dòng tiền kỳ vọng và suất chiết khấu vừa đề cập.

Các tài sản tài chính đảm bảo nợ vay chính là chứng khoán mà khách hàng cầm cố để vay vốn ngân hàng. Các chứng khoán này có thể chia thành chứng khoán nợ như trái phiếu; tín phiếu và hối phiếu; và chứng khoán vốn như cổ phiếu. Các chứng khoán nợ thường có dòng tiền thu nhập kỳ vọng khá chắc chắn nên việc xác định giá trị thị trường bằng mô hình chiết khấu dòng tiền thường đơn giản và chính xác. Ngược lại, chứng khoán vốn thường khó ước lượng dòng tiền thu nhập kỳ vọng từ tài sản nên nói chung khó xác định giá trị thị trường hơn. Khi ấy, nhân viên tín dụng nhiều khi phải nhờ đến các chuyên gia ở các cơ quan có chức năng công ty chứng khoán, công ty môi giới và đầu tư xác định hộ giá trị thị trường của tài sản.

Đối với tài sản hữu hình làm đảm bảo nợ vay có thể chia thành bất động sản và động sản. Bất động sản thường khó xác định giá trị hơn động sản. Với bất động sản giá trị thị trường có thể xác định bằng càch sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền. Tuy nhiên, cần chú ý dòng tiền kỳ vọng từ bất động sản bao gồm thu nhập cho thuê bất động sản và thu nhập khi bán tài sản. Nhân viên tín dụng có thể sử dụng dịch vụ định giá của các công ty môi giới và quản lý đầu tư bất động sản để định giá. Đối với động sản cầm cố đảm bảo nợ vay như hàng hoá, nguyên vật liệu, tồn kho nhân viên tín dụng có thể vào hoá đơn hoặc chứng từ kế toán để định giá. Cần lưu ý sự khác biệt giữa giá trị lý thuyết và giá trị thị trường của tài sản. Khi cần thanh lý tài sản để thu hồi nợ, ngân hàng thanh lý tài sản theo giá trị thị trường, trong khi định giá nhân viên tín dụng nhận được giá trị lý thuyết hay giá trị kỳ vọng, tức là giá trị chưa xảy ra. Do đó, rủi ro thanh lý tài sản vẫn còn phụ thuộc vào sự chênh lệch này.


1.1.4. Phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng

1.1.4.1. Định nghĩa và đo lường rủi ro:


  • Định nghĩa rủi ro:

Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải là rủi ro.

  • Đo lường rủi ro:

Để có thể đo lường, rủi ro được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Giá trị kỳ vọng chính là giá trị trung bình có trọng số của một biến nào đó với trọng số chính là xác suất xảy ra giá trị của biến đó. Sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng được đo lường bởi độ lệch chuẩn. Do vậy, độ lệch chuẩn hay phương sai (bình phương của độ lệch chuẩn) chính là thước đo của rủi ro. Nói đến rủi ro tức là nói đến quan hệ giữa giá trị của một biến nào đó so với kỳ vọng của nó.

1.1.4.2. Nhận dạng các loại rủi ro:


  • Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của công ty, rủi ro tín dụng phát sinh khi công ty bán chịu hàng hoá và khách hàng mua chịu thất bại trong việc trả nợ. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó.

  • Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất là loại rùi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nội, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhậo lãi cho vay của ngân hàng giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường.

  • Rủi ro tỷ giá:

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (outflows) phát sinh một loại tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.

1.1.4.3. Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro:


  • Rủi ro tín dụng:

    • Về phía khách hàng:

Về mặt chủ quan có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả.

Về mặt khách quan có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được. Từ đó, doanh nghiệp dù có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ.



  • Về phía ngân hàng:

Về mặt chủ quan có thể do quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.

Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến kháxh hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng Ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời.



  • Rủi ro lãi suất:

Liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng.

  • Rủi ro tỷ giá:

Thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các Ngân hàng Thương mại, xét cả trên góc độ doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, khách hàng của các Ngân hàng Thương mại, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ản hưởng bởi rủi ro tỷ giá.

Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động nào của Ngân hàng có liên quan đến ngoại tệ khiến cho ngân lưu thu và chi phát sinh không cùng một loại tiền đều chứa đựng rủi ro tỷ giá. Rủi ro này nhiều hay ít, đáng kể hay không tuỳ thuộc vào:

+ Mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ;

+ Trị giá hợp đồng hay trị giá các khoản thu chi lớn hay nhỏ.


1.1.4.4. Nguyên tắc xử lý rủi ro:


Nguyên tắc chung của xử lý rủi ro tín dụng là xác lập mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng, có chính sách về sử dụng dự phòng rủi ro, xác lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản tín dụng được cấp, trường hợp xảy ra nợ xấu, nợ khó đòi thì ngân hàng sẽ tiến hành các bước:

  • Tiến hành phát mại tài sản thế chấp của khách hàng.

  • Sử dụng dự phòng cụ thể để bù đắp rủi ro cho khoản tín dụng. Trường hợp dự phòng cụ thể không bù đắp đủ phải sử dụng đến dự phòng chung.

  • Vẫn tiến hành theo dõi và thu nợ, đồng thời các khoản nợ đó được đưa ra ngoại bảng.

Nguyên tắc chung của xử lý rủi ro lãi suất là làm cho lãi suất đầu vào và đầu ra không còn lệ thuộc vào lãi suất thị trường, hay nói khác đi là khi ngân hàng có lãi suất thu về theo lãi suất thả nổi thì ngân hàng phải tìm kiếm và hoán đổi với lãi suất chi ra theo lãi suất thả nổi và ngược lại.

Nguyên tắc chung của xử lý rủi ro tỷ giá là làm cho ngân lưu vào và ngân lưu chi ra phát sinh cùng một loại tiền hoặc làm cho giá trị khoản phải thu hay phải trả không còn lệ thuộc vào tỷ giá trên thị trường. Nếu không thể sử dụng nguyên tắc này để loại bỏ rủi ro tỷ giá thì có thể giảm thiểu rủi ro tỷ giá bằng cách kết hợp song song hay loại hợp đồng có quan hệ tương quan trái chiều.


1.1.4.5. Bảo hiểm rủi ro lãi suất:


Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi suất phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thoả thuận trong suốt thời hạn hợp đồng.

1.1.4.6. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá:


  • Bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải thu:

Các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro: tuỳ theo từng điều kiện cho phép cụ thể của thị trường có thể áp dụng một trong những kỹ thuật bảo hiểm sau đây:

- Thực hiện hợp đồng song hành: đây là kỹ thuật tự bảo hiểm rủi ro tý giá bằng cách thực hiện cùng một lúc hai hợp đồng cho vay vừa ký một hợp đồng đi vay với cùng một loại ngoại tệ và kỳ hạn tương đương nhau. Khi thực hiện hợp đồng song hành, ngân hàng vừa có khoản thu vừa có khoản phải trả. Hai hợp đồng này tự bù đắp tổn thất cho nhau khi có biến động tỷ giá.

- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn: khi có một khoản phải thu sẽ đến hạn trong tương lai, ngân hàng lo ngại khi đáo hạn ngoại tệ sẽ giảm giá so với nội tệ. Để tránh rủi ro ngân hàng sẽ tìm cách cố định tỷ giá bằng việc bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn. Với hợp đồng kỳ hạn, ngân hàng cố định và biết trước được tỷ giá, do đó, cố định và biết trước được giá trị quy ra VND của khoản phải thu. Nhờ vậy, rủi ro tỷ giá bị loại trừ.

- Sử dụng hợp đồng giao sau: để có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải thu bằng ngoại tệ, ngân hàng có thể thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có cùng thời hạn với khoản phải thu. Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:

+ Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ có lợi do biến động tỷ giá từ khoản phải thu nhưng bị thiệt hại do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau. Lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia.

+ Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ có lợi do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau nhưng bị thiệt hại do biến động tỷ giá của khoản phải thu bằng ngoại tệ. Lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia.

- Sử dụng hợp đồng quyền chọn: ngân hàng cũng có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá của khoản phải thu bằng cách mua một quyền chọn bán ngoại tệ, với trị giá và thời hạn tương đương như khoản phải thu. Khi đáo hạn, nếu ngoại tệ xuống giá, ngân hàng sẽ thực hiện quyền chọn bán. Bằng cách này, ngân hàng sẽ biết trước được trị giá khoản phải thu của mình quy ra nội tệ tối thiểu sẽ bằng trị giá khoản phải thu nhân với tỷ giá thực hiện và trừ đi chi phí mua quyền chọn. Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ khi đáo hạn thì ngân hàng không thực hiện quyền chọn mà bán số ngoại tệ thu về ra thị trường giao ngay, với tỷ giá cao hơn tỷ giá thực hiện. Khi đó trị giá khoản phải thu quy ra nội tệ sẽ bằng trị giá khoản phải thu ngoại tệ nhân với tỷ giá giao ngay và trừ đi chi phí mua quyền. Mặc dù ở thời điểm đang xem xét, ngân hàng chưa biết trước được tỷ giá giao ngay nhưng ngân hàng biết trước được tỷ giá này phải lớn hơn tỷ giá thực hiện (nếu không ngân hàng sẽ thực hiện quyền chọn), nên ngân hàng có thể biết trước được nếu tình huống này xảy ra thì ngân hàng thu tiền về còn cao hơn trường hợp ngoại tệ xuống giá.


  • Bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải trả:

Về nguyện tắc, bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải trả cũng thực hiện tương tự như bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải thu. Tuy nhiên có điểm khác biệt chủ yếu là kỹ thuật bảo hiểm thực hiện trái chiều so với bảo hiểm khoản phải thu.


Каталог: files -> news
news -> Mẫu số 03/2013/tt-lltp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Lao ®éng ®ang lµm viÖc t¹i thêi ®iÓm 1/7 hµng n¨m
news -> Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo loại hình và ngành kinh tế
news -> Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 02 năm 2007
news -> Nhập khẩu tháng 10 và 10 tháng năm 2005
news -> Coâng vieäc: nhaân vieân baùn haøNG
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1208-903 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø
news -> Coâng vieäc: nhaân vieân thu ngaâN; nhaân vieân giöÕ xe
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1210-1257 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1210-1161 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương