Khoa tài chính – KẾ toáN ĐỀ TÀi nghiên cứu khoa học sinh viêN


Giới thiệu chi nhánh Sài Gòn



tải về 1.05 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.05 Mb.
#28319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.1.2. Giới thiệu chi nhánh Sài Gòn

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:


Ngân Hàng ACB – CN Sài Gòn được thành lập theo quyết định số 136/NHTP94 ngày 09/05/1994 của Giám đốc NHNN Tp.HCM với số vốn hội sở cấp phát ban đầu là 6,5 tỷ đồng Việt Nam. Ngân Hàng ACB – CN Sài Gòn trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng – dịch vụ theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc ACB.

  • Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn.

  • Trụ sở: số 30, đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP.HCM.

  • Ngày thành lập: 16/02/1994.

ACB – Sài Gòn là đơn vị độc lập, có con dấu riêng, hạch toán kế toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng để thu chi. ACB – Sài Gòn có trách nhiệm báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết định kỳ và đột xuất các hoạt động của mình theo yêu cầu của ACB Hội sở. Ngày 13/06/1994, ACB – Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động.

2.1.2.2. Các hoạt động chính của Chi nhánh:


  • Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân.

  • Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.

  • Chiết khấu trái phiếu, thương phiếu và các chứng từ có giá.

  • Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng theo ủy nhiệm của Tổng Giám Đốc và được sự cho phép của Ngân Hàng Nhà Nước.

  • Kinh doanh ngoại tệ, vàng, …

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức


2.1.2.3.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của ACB – Chi nhánh Sài Gòn



2.1.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:



  • Ban giám đốc:

Lãnh đạo của ACB Sài Gòn là Ban giám đốc gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các trưởng phòng của các phòng ban giám sát và điều hành mọi hoạt động công việc cuả ngân hàng.

Tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tư, …theo sự ủy nhiệm của ĐHĐCĐ và Tổng Giám đốc.

Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước, các quy định của ACB.

Ban giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên tổng giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh, và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng Cổ đông.



  • Phòng KHCN và KHDN: Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế. Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tùy theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng.

  • Phòng hành chính: Phụ trách công tác hành chính của văn phòng, lưu trữ hồ sơ và quản lý nhân sự, theo dõi lưu trữ công văn đến và công văn đi. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng nó lại hỗ trợ rất nhiều cho các phòng ban khác.

2.1.2.4. Những thuận lợi và hạn chế của hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại ACB – Chi nhánh Sài Gòn


2.1.2.4.1. Thuận lợi

- ACB – CN Sài Gòn có những lợi thế sẵn như địa thế thuận lợi ngay trung tâm thành phố, nơi tập trung nhiều khách hàng có thu nhập cao và ổn định, cơ sở vật chất hiện đại, có uy tín lâu đời, là một trong những chi nhánh lớn cấp một của hệ thống ngân hàng ACB.

- Hiện nay, ACB đã là thành viên chính thức của một số tổ chức tài chính thế giới như: SWIFT – Hiệp Hội Viễn Thông Tài Chính Liên Ngân Hàng toàn thế giới, hay tổ chức bao thanh toán quốc tế FCI (Factors Chain International). Điều này góp phần tạo nên sự cạnh tranh cho ACB trong việc thu hút khách hàng cũng như làm gia tăng hiệu qủa của các dịch vụ.

- Có sự đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt dành cho các KHCN với mức lãi suất ưu đãi nên tạo được lợi thế cạnh tranh, thu hút đông đảo khách hàng tham gia hoạt động tín dụng.

- Ban lãnh đạo của chi nhánh là những người rất giỏi và đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, trình độ chuyên môn cao, đầy năng lực và nhiệt tình… từ đó có thể nhanh chóng nắm bắt được những nhu cầu đa dạng của khách hàng, cũng như dự đoán được sự biến động của thị trường để có thể đưa ra những giải pháp và chiến lược phát triển đúng đắn.

- ACB – Chi nhánh Sài Gòn còn có siêu thị địa ốc (ACBR) khá phát triển và hiện nay là sàn giao dịch vàng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là các KHCN. Điều này tạo thêm nhiều thuận lợi cũng như có thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng khi đến với ngân hàng. Đồng thời siêu thị địa ốc (ACBR) cũng giúp tư vấn miễn phí cho khách hàng muốn vay tại ngân hàng biết được giá trị đích thực (định giá) về tài sản đảm bảo của mình mà không phải thông qua một kênh trung gian nào khác.

- Hiện tại ngân hàng đang sử dụng hệ thống phần mềm TCBS – (The complete Banking Solution ). Đặc điểm của hệ chương trình này là: hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có cơ sở dữ liệu tập trung giúp cho nhân viên chi nhánh xử lý thông tin mau lẹ và chính xác, từ đó giảm được khoảng thời gian khách hàng phải chờ đợi.

- Quy trình tín dụng được thiết kế chặt chẽ, có logic, từng giai đoạn được chuyên môn hóa sâu nhằm khai thác tối đa năng suất cũng như giảm thiểu đến mức thấp nhất các loại rủi ro. Ví dụ như: ở giai đoạn tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ khách hàng thì có bộ phận PFC đảm nhận. Ở giai đoạn thẩm định hồ sơ thì có hai bộ phận đó là bộ phận định giá (A/A) và bộ phận quản lý và phát triển khách hàng (A/O) đảm nhận, ở giai đoạn xét duyệt cho vay thì các chuyên viên xét duyệt, hoặc ban tín dụng các cấp hoặc Hội đồng tín dụng. ở giai đoạn giải ngân thì có nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) … Các nhân viên ở bộ phận này cùng phối hợp hoạt động nhằm rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng. Đặc điểm này được xem là ưu điểm nổi bật và cũng là lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

- Là chi nhánh ra đời sớm và uy tín nên có lượng lớn khách hàng trung thành. Điều đó, giúp cho chi nhánh có lợi thế trong việc triển khai đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ mới một cách dễ dàng hơn.

- Số lượng KHCN rất đông và rất đa dạng về ngành nghề, độ tuổi… thường chiếm khoảng 2/3 khách hàng của ngân hàng. Vì vậy, mà ngân hàng có thể tận dụng cơ hội để mang nhiều dịch vụ tiện ích phụ của ngân hàng đến lượng lớn khách hàng hùng hậu này.

- Cơ sở vật chất của chi nhánh hiện đại, tiện nghi, rộng rãi giúp khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng được thoải mái.

2.1.2.4.2. Hạn chế:

- Hiện nay, Tại ACB – CN Sài Gòn đã triển khai được hình thức cho vay tín chấp nhưng phạm vi thực hiện còn hẹp. Trong thực tế chỉ có các DNVVN hoặc những doanh nghiệp lớn, uy tín lâu năm hay những khách hàng cá nhân cũ (VIP) mới có đủ điều kiện để xét cho vay tín chấp.. những trường hợp còn lại ngân hàng vẫn không dám mạnh dạn cho vay tín chấp, mặc dù có những khách hàng có thu nhập ổn định từ lương hay kinh doanh. Đó là do phía Ngân Hàng có những lo ngại về mức độ rủi ro của vốn vay đối với khu vực KHCN. Chính vì quy trình cho vay quá chặt chẽ, không dám mạo hiểm vào hình thức cho vay tín chấp đối với KHCN đã làm cho chi nhánh một lượng lớn khách hàng trẻ, đầy tiềm năng.

- Mức cho vay của ngân hàng đối với KHCN còn thấp nhưng lãi suất lại cao. Mặc dù đã có nhiều đợt giảm lãi suất. Việc vay vốn với lãi suất cho vay cao, thời hạn vay ngắn như thế sẽ làm phát sinh nhiều chi phí khiến cho các KHCN rất khó khăn trong việc đảm bảo nguồn vốn thanh toán được đúng hạn cho ngân hàng. Nhưng đây là nguyên nhân khách quan bởi lẽ phí huy động của ACB là khá cao sao với các Ngân hàng Quốc doanh khác vốn dĩ có nguồn vốn rẻ.

- Hiện nay vẫn còn tồn tại một ít cán bộ tín dụng bộc lộ nhiều nhược điểm như: làm trái quy trình tín dụng để mưu lợi cá nhân, cố tình làm khó dễ khách hàng hay trong quá trình làm việc còn nhiều rườm rà, khiến hồ sơ của khách hàng bị kéo dai ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

- Việc thực hiện bán chéo sản phẩm vẫn chưa đạt mục tiêu như kế hoạch đề ra. Ban lãnh đạo ACB – CN Sài Gòn đã sớm thấy được lợi ích của việc bán chéo sản phẩm và đã nhiều lần đề xuất thực hiện. Song vẫn còn một số nhân viên chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bán chéo sản phẩm hay do trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên chưa tư vấn được cho khách hàng.

- Các công tác tuyên truyền tiếp thị trong lĩnh vực tín dụng còn lúng túng chưa theo kịp với các ngân hàng khác trên địa bàn. Việc phát triển thị trường, thị phần chưa được quán triệt đến từng cán bộ nhân viên đã làm giảm đi nguồn lực về huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng, làm giảm nguồn huy động tại chỗ, dư nợ giảm sút, từ đó dẫn đến làm yếu đi khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

- Do chi nhánh nằm ngay trung tâm thành phố, nên cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng lớn khác trên cùng địa bàn. Vì vậy, mà chi nhánh cần phải không ngừng cải tiến sản phẩm, cung cấp nhiều tiện ích dịch vụ đến tận tay khách hàng cũng như phong cách phục vụ chuyên nghiệp để ngày càng thu hút được lượng lớn khách hàng đến với mình.

- Nhu cầu vay nhỏ và mang tính thời vụ, thường là những khoản vay ngắn, trung hạn thường dưới 5 năm. Chính vì vậy, làm cho các nhân viên tín dụng chi nhánh gặp nhiều khó khăn hơn việc quản lý các khoản vay và giám sát việc trả nợ của khách hàng.

- Khi phân tích, thẩm định hồ sơ vay, các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng được sử dụng cho việc phân tích thì không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn. Điều đó làm cho rủi ro lớn hơn so với cho vay KHDN.

- Các khoản cho vay đối với KHDN thì nguồn trả nợ thường gắn liền với mục đích sử dụng tiền vay như vay để bổ sung vốn lưu động, vay mua sắm TSCĐ… Nhưng khi cho vay đối với KHCN, thì có những phương thức cho vay trong đó nguồn trả nợ không gắn liền với mục đích sử dụng tiền vay, phổ biến là vay hỗ trợ sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.

- Việc thẩm định giá trị đất đai để đảm cho khoản vay thì ngân hàng ACB luôn thẩm định với giá trị thấp khoảng 70 đến 80% giá trị tài sản đảm bảo. Điều đó phần nào cũng làm giảm bớt lượng khách hàng đến vay tại chi nhánh. Vì trên thực tế, có rất nhiều ngân hàng khác thẩm định giá trị TSĐB với giá trị bằng 100% giá trị TSĐB theo giá thị trường nên hạn mức cấp tín dụng được cấp sẽ nhiều hơn so với khi vay tại ACB.

- Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và ACB – CN Sài Gòn nói riêng vẫn đang bị chi phối từ những bất ổn kinh tế (như lạm phát, biến động giá vàng, ngoại hối…) và bị tác động bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước. Cùng với tỷ giá USD/VNĐ vẫn chịu áp lực tăng, do chênh lệch về lạm phát của Mỹ và Việt Nam khá cao, làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân đều giảm. Từ đó người dân có xu hướng tiết kiệm và không muốn đi vay để phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt dẫn đến dư nợ cho vay tiêu dùng sẽ giảm.

2.1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB – CN Sài Gòn:


Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn là một trong những chi nhánh số một của ngân hàng. Kể từ khi thành lập đến nay được 17 năm, chi nhánh Sài Gòn đã phát triển rất mạnh mẽ và đạt được những thành tích đáng kể, góp phần vào sự tăng trưởng của ACB. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn.

2.1.2.5.1. Vốn huy động:

Huy động vốn cũng là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh, đây là nguồn vốn đầu vào của ngân hàng.

Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh là tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ của khách hàng cá nhân và các hộ gia đình là chủ yếu.

(ĐV T: Tỷ đồng)

Bảng 2.10: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CN SÀI GÒN

CHI TIẾT

Năm 2008

Tỷ trọng

Năm 2009

Tỷ trọng

Năm 2010

Tỷ trọng

Tiền gửi thanh toán

920

13

1,583

21

1,451

19

Tiền gửi tiết kiệm

6,078

87

5,787

79

6,210

81

Tổng cộng

6,998

100

7,370

100

7,661

100

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm của Ngân Hàng ACB - Chi Nhánh Sài Gòn)

Biểu đồ : Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Sài Gòn.

Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát của nền kinh tế tăng cao khiến cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng có thời điểm nhận được lãi suất thực âm, dẫn đến tâm lý của rất nhiều khách hàng không muốn chọn ngân hàng như là kênh đầu tư cho số tiền nhàn rỗi của mình. Trong tình hình như vậy, Ngân hàng ACB – Chi nhánh Sài Gòn vẫn có được sự tin tưởng ủng hộ của khách hàng, thông qua chỉ tiêu huy động vốn vẫn tăng trưởng cao trong tình hình kinh tế khó khăn. Điều này cho thấy ngân hàng đã tạo được một sự tin cậy trong lòng khách hàng, là tiền đề tốt để phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tuy năm 2008, nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng cao so với các năm trước, nhưng tỷ trọng tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng thấp 13% trong nguốn vốn huy động. Điều này chứng tỏ, người dân chưa thấy được sự tiện lợi và an toàn trong việc thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản), dẫn đến việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất ở nước ta. Mặt khác, nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh vẫn là tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 87%. Nguyên nhân là, khi gửi tiền tiết kiệm thì khách hàng tiết kiệm được tiền nhàn rỗi của mình mà vẫn được hưởng lãi suất cao, an toàn, sinh lời, có sổ tiết kiệm và nhận được nhiều tiện ích khác từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm …

Sang năm 2009, tổng nguồn vốn huy động tăng so với năm 2008. Cụ thể là năm 2009 tăng so với 2008 là 372 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.3%. Đáng lưu ý là, tỷ trọng tiền gửi thanh toán tăng đột biến và chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn huy động năm 2009 là 21% và tăng 72.1% so với năm 2008. Đây là sự thay đổi rõ rệt nhất. Nguyên nhân do một phần tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sau khi được chính phủ hỗ trợ gói lãi suất 4% cho các doanh nghiệp nhằm kích cầu nền kinh tế, thì các doanh nghiệp đã có cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp khi vay vốn nhiều qua ngân hàng cũng đồng nghĩa với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cũng tăng lên. Từ đó, việc sử dụng tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cũng mở rộng và thuận tiện hơn như việc cho vay bằng chuyển khoản, trả lãi vay, thanh toán tiền hàng hóa, trả lương, nộp tiền điện, nước...đều được thực hiện rất an toàn và linh hoạt qua tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, tiền gửi thanh toán giúp khách hàng có thể rút tiền vào và gửi tiền ra bất cứ lúc nao, đồng thời nó còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng sử dụng cho mục đích kinh doanh đầu tư được linh hoạt mà vẫn được hưởng lãi. Chính những yếu tố đó, đã góp phần làm thay đổi cơ cấu vốn huy động của ngân hàng ACB nói chung và ACB nói riêng.

Trong năm 2010, nguồn vốn huy động tăng so với 2009 là 291 tỷ đồng, tăng 3.9%. tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 81% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 7.3% so với năm 2009. Trong khi đó tiền gửi thanh toán giảm 132 tỷ đồng, tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động giảm xuống còn 19%. Đây là điều tốt vì tiền gửi tiết kiệm là nguồn tiền ổn định đối với ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí huy động vốn cao sẽ tác động đến lãi suất cho vay cao. Vì vậy mà sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng ACB cũng như là chi nhánh Sài Gòn.

2.1.2.5.2. Dư nợ cho vay:

(ĐVT: tỷ đồng)

Bảng 2.11: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CN SÀI GÒN

Chi Tiết

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Dư nợ cho vay KHCN

1,354

1,995

2,827

Dư nợ cho vay tổ chức

870

1,921

2,823

Tổng cộng

2,224

3,916

5,650

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm của Ngân hàng ACB - Chi Nhánh Sài Gòn)



Biểu đồ 2.5: dư nợ cho vay KHCN so với dư nợ cho vay các tổ chức khác

Qua số liệu trên cho thấy tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Sài Gòn đều tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình trong công việc của các cán bộ và nhân viên tín dụng của chi nhánh. Có thể thấy, đứng trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, sức mua của nền kinh tế thấp buộc các doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó là việc tăng lãi suất cơ bản của NHNN khiến lãi suất cho vay của các NHTM tăng cao, có thời điểm lãi suất cho vay lên tới 21%, đã làm cho các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Đứng trước tình hình khó khăn do suy thoái kinh tế thì NHNN đã giảm lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống, cộng với chính sách hỗ trợ và chính sách tín dụng linh hoạt, chặt chẽ của ngân hàng ACB thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của CN Sài Gòn năm 2009 tăng cao so với năm 2008 là 76.1%, đạt 1,692 tỷ đồng.

Bên cạnh việc các doanh nghiệp được hưởng gói hỗ trợ lãi suất đến hết năm 2010, thì trong những năm qua, ngân hàng ACB - CN Sài Gòn, đã mở rộng nhiều hình thức cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu đa dạng của hai nhóm khách hàng mục tiêu, đó là KHCN và DNVVN. Cụ thể, đối với sản phẩm tín dụng cá nhân thì cho vay tiêu dùng sinh hoạt, kinh doanh, mua nhà - nền nhà, xây dựng nhà cửa, cho vay du học…Còn ở mảng tín dụng doanh nghiệp, thì có các sản phẩm như cho vay thế chấp lô hạt nhựa, tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm bao thanh toán … Nhờ việc đa dạng hóa danh mục cho vay, . Điều đó đã làm cho dư nợ cho vay của Ngân hàng ACB – CN Sài Gòn tính đến hết 31/12/2010 đạt 5,650 tỷ đồng, tăng gần 1.5 lần so với dư nợ cho vay năm 2009. Điều này cho thấy được uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng ACB rất cao, có khả năng phát triển rất mạnh trong thời gian tới.

2.1.2.5.3. Nợ quá hạn:

(ĐVT: tỷ đổng)

Bảng 2.12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CN SÀI GÒN

CHI TIẾT

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Dư nợ cho vay CN

2,224

3,916

5,650

Nợ quá hạn CN

15.50

21.50

25.90

Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ cho vay

0.70%

0.55%

0.46%

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm của Ngân Hàng ACB - Chi Nhánh Sài Gòn)

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn Chi Nhánh Sài Gòn qua các năm.

Hiện nay, ACB – CN Sài Gòn là một trong những chi nhánh có tổng dư nợ ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, nợ quá hạn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Mặc dù, số nợ này không bị mất hoàn toàn nhưng các món vay có tài sản thế chấp, cầm cố với thủ tục phát mãi còn rườm rà, tốn chi phí và mất thời gian trong việc thu hồi nợ, có khi còn kéo dài đến năm sau. Trong 3 năm trên thì năm 2008 là năm mà tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất 0.70%, chiếm 15.5 tỷ đồng. Tuy nhiên những khoản nợ này đã được ngân hàng ACB – CN Sài Gòn nhận biết trước nên đã lập dự phòng. Nếu so với toàn hệ thống ngân hàng ACB, thì CN có khoản nợ quá hạn thấp, vẫn nhỏ hơn 1% . Kết quả này đã vượt dự kiến của Ban Giám đốc, nhất là trong tình hình khó khăn của cuộc khủng hoảng. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ACB – CN Sài Gòn ngày càng hiệu quả. Ngày nay, các ngân hàng thương mại luôn tìm cách để mở rộng hoạt động tín dụng và ACB – CN Sài Gòn cũng vậy. Mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng thực tế dư nợ cho vay của ACB – CN Sài Gòn vẫn không ngừng tăng lên. Điều đáng chú ý là, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay năm 2010 là thấp nhất so với các năm trước. Điều này chứng tỏ, chính sách tín dụng của ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng đều rất thận trọng và đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Đây là điều đáng kích lệ, là cả quá trình phấn đấu của ACB – CN Sài Gòn. Ngoài ra chỉ tiêu nợ quá hạn còn thể hiện năng lực làm việc của càn bộ tín dụng không ngừng nâng cao.



Có thể thấy, có được thành công như vậy cũng là nhờ vào việc quản lý và kiểm soát tín dụng chặt chẽ của hội đồng quản trị, ban chính sách, quản trị tín dụng , đại diện hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc. Việc định lượng và quản lý rủi ro tín dụng trong các khoản cho vay đã được ban lãnh đạo ngân hàng ACB thông qua việc xây dựng hạn mức cho vay đối với mỗi khách hàng hay một nhóm khách hàng theo quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước việt nam. Ngoài ra, việc quản lý rủi ro tín dụng còn được thực hiện thông qua đánh giá thường xuyên loại tài sản được chấp nhận là tài sản thế chấp và phân tích khách hàng hay khách hàng tiềm năng có thể thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng. Có thể thấy, nhờ áp dụng áp dụng một hệ thống hiện đại vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng cùng với việc áp dụng linh hoạt, đa dạng các chính sách, chiến lược trong kinh doanh và quản lý rủi ro tốt đã mang lại những thành tích rất cao quý cho ngân hàng ACB. Năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). Và Tính đến ngày 09/10/2010, ACB lại tiếp tục vinh dự nhận được 4 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” từ các tạp chí tài chính danh tiếng là (Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance).

2.1.2.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:

(ĐVT: Tỷ đồng)

Bảng: 2.13: KẾT QUẢ KINH DOANH CHI NHÁNH




Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010




Lợi nhuận sau thuế

184

125

130.8




Tổng tài sản chi nhánh

7,533

7,569

7,806




(Nguồn: báo cáo tổng kết năm của Ngân hàng ACB – CN Sài Gòn)







Qua bảng số liệu ta thấy, tổng tài sản của chi nhánh tăng đều lên qua các năm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2009 giảm so với 2008 là 59 tỷ. Nguyên nhân chính là trong những năm 2008 – 2009, nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế tài chính nói riêng bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát và suy thoái kinh tế, nên có nhiều biến động lớn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng ACB, trong đó có CN Sài Gòn. Mặt khác do thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự cũng giảm, chi phí hoạt động dịch vụ tăng, cùng với việc trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao đã làm cho lợi nhuận sau thuế của chi nhánh giảm. Vì vậy lợi nhuận sau thuế của chi nhánh giảm trong điều điện kinh tế khó khăn cũng không phải là một điều khó hiểu. Tuy nhiên sang năm 2010, sau khi nền kinh tế bắt đầu đi vào phục hồi thì thì tốc độ tăng trưởng lợi nhận sau thuế đã tăng lên 5.8 tỷ đồng, tương ứng 4.64% so với năm 2009. Có thể thấy, đây là dấu hiệu phục hồi tốt của ngân hàng ACB cũng như là chi nhánh Sài Gòn nói riêng. Với chiến lược kinh doanh đúng đắn của ngân hàng là “an toàn, chất lượng sau đó mới đến lợi nhuận”, cùng với sự lỗ lực hết mình của tập thể cán bộ, công nhân viên chi nhánh đã làm cho ngân hàng ACB cũng như chi nhánh sài gòn vượt qua khó khăn và vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong khối các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Каталог: files -> news
news -> Mẫu số 03/2013/tt-lltp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Lao ®éng ®ang lµm viÖc t¹i thêi ®iÓm 1/7 hµng n¨m
news -> Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo loại hình và ngành kinh tế
news -> Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 02 năm 2007
news -> Nhập khẩu tháng 10 và 10 tháng năm 2005
news -> Coâng vieäc: nhaân vieân baùn haøNG
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1208-903 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø
news -> Coâng vieäc: nhaân vieân thu ngaâN; nhaân vieân giöÕ xe
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1210-1257 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1210-1161 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương