Khoa tài chính – KẾ toáN ĐỀ TÀi nghiên cứu khoa học sinh viêN


CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) VÀ CHI NHÁNH SÀI GÒN



tải về 1.05 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.05 Mb.
#28319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) VÀ CHI NHÁNH SÀI GÒN



2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và chi nhánh Sài Gòn

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Á Châu (ACB)

2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Á châu (ACB)


- Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

- Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

- Trụ sở chính 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

- Điện thoại (84.8) 3929 0999

- Website http://www.acb.com.vn

- Logo:

- Vốn điều lệ 7.814.137.550.000 đồng

- Các hoạt động kinh doanh chính:

+ Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổchức tín dụng trong và ngoài nước; Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;

+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách;

+ Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;

+ Thanh toán quốc tế, bao thanh toán;

+ Môi giới và đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bào lãnh phát hành;

+ Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược cổ đông, nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

- Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

- Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.



- Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

- Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.

- Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker).

- Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010. từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance.


2.1.1.3. Thị phần và khả năng cạnh tranh của ACB:


Thị phần tổng tài sản của riêng Ngân hàng ACB so với tổng phương tiện thanh toán của Ngành ngân hàng đến 30/9/2010 khoảng 7,2%. Bên cạnh đó, thị phần tín dụng của ACB khoảng 3,87%, tăng 0,33% so với đầu năm và khoảng 0,14% so với cùng kỳ năm trước; và ACB tiếp tục nắm giữ thị phần tín dụng cao hơn so với các ngân hàng đồng đẳng. Về huy động tiền gửi khách hàng, thị phần của ACB đến thời điểm 30/09/2010 là 6,5%.

2.1.1.4. Mục tiêu chiến lược:


- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam.

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.

- Chiến lược tăng trưởng ngang:

+ Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động

+ Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược

+ Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập

- Chiến lược đa dạng hóa

2.1.1.5. Cơ cấu tổ chức


- Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin.

- Bốn ban: Kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng.

- Bốn phòng: Kế toán, Đầu tư, Quản lý rủi ro và thị trường, Quan hệ đối ngoại.

2.1.1.5.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ACB

2.1.1.5.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức:



Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Ngân hàng...

  • Hội đồng quản trị: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan Quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển ngân hàng, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý ngân hàng, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.

  • Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.

  • Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, ngân hàng có 04 Hội đồng, bao gồm:

- Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của ngân hàng.

- Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống.

- Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

- Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

  • Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.1.6. Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện


2.1.1.6.1. Trung tâm ATM: Đến 30/09/2010, ACB đã lắp đặt 363 máy ATM. Theo kế hoạch đến năm 2010, ACB sẽ có ít nhất 400 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc. Việc triển khai phát hành và thanh toán bằng thẻ ATM sẽ góp phần phổ cập phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Với những tính năng ưu việt, thẻ thanh toán sẽ dần điều chỉnh thói quen sử dụng tiền mặt trong cộng đồng dân cư.

2.1.1.6.2. Mở thêm công ty trực thuộc: Tháng 4 năm 2009, HĐQT Ngân hàng Á Châu đã đồng ý chủ trương thành lập công ty trực thuộc là Công ty TNHH một thành viên Tài chính Ngân hàng Á Châu trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:

- Thị trường tài chính đối với phân đoạn khách hàng thu nhập thấp, trung bình là thị trường có rất nhiều tiềm năng vì khối lượng khách hàng được đánh giá là khá lớn.

- Đây là hoạt động rủi ro cao nhưng nếu quản lý tốt thì hiệu quả kinh doanh cũng sẽ cao.

- Với tư cách là ngân hàng bán lẻ, ACB có kinh nghiệm nhất định đối với việc triển khai các sản phẩm phục vụ cho phân đoạn đối tượng này trong thời gian vừa qua.

- Cần phải có công ty quản lý riêng để chuyên môn hóa và tránh phân tán nguồn lực của ACB đối với hoạt động kinh doanh có rủi ro đặc thù này.

Ngoài ra, tháng 4 năm 2009, HĐQT Ngân hàng Á Châu cũng đã đồng ý chủ trương thành lập công ty trực thuộc là Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh vàng Ngân hàng Á Châu nhằm đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kinh doanh vàng mang thương hiệu ACB.

2.1.1.6.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động: Theo kế hoạch đến cuối năm 2010, ACB sẽ có 285 chi nhánh và phòng giao dịch tại 36 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Và trong năm 2011, ACB dự kiến sẽ tiếp tục mở thêm 95 đơn vị nâng tổng số lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên 380.


2.1.1.7. Vị thế hiện tại và mục tiêu nhắm đến của ACB đến 2010-2015:


ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP, hiện nay ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành, có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và thứ 5 trong ngành (sau 4 NHTMNN).

Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong khối NHTMCP trong suốt 5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN. Nếu các NHTMNN tiếp tục tăng trưởng bình quân như các năm vừa qua và ACB duy trì tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,6 lần tốc độ tăng trưởng chung của ngành (tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam 2010-2015 dự kiến khoảng 22%), thì sau đến năm 2015 ACB có thể trở thành đuổi kịp một NHTMNN về quy mô. Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới của ACB.

Tăng trưởng đối với ACB là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao nhất và sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Dự kiến tới năm 2015 tổng tài sản của ACB sẽ đạt 34.5 tỷ USD (với tỷ giá bình quân năm 2015 dự kiến là 24.887). Tổng tài sản của ACB khi đó đòi hỏi một nguồn vốn tối thiểu (để đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR = 8%) đối ứng vào khoảng 38,400 tỷ đồng (trên 1.5 tỷ USD), nếu tỷ lệ và cơ cấu cho vay của ACB như hiện nay. Quy mô này tương đương quy mô của ngân hàng khu vực và giúp ACB có đủ năng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

2.1.1.8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB những năm gần đây

2.1.1.8.1. Tình hình hoạt động của ACB những năm gần đây:


Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:

  • Tổng tài sản:

Với thời gian hoạt động mới hơn 17 năm, đây chưa phải là một thời gian dài đối với hoạt động của một doanh nghiệp nhưng với sự dẫn dắt của một đội ngũ lãnh đạo giỏi và đội ngũ nhân viên trẻ năng động, vững chuyên môn, Ngân hàng ACB đã không ngừng phát triển, dần khằng định mình là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong khối NHTMCP. Biểu đồ sau thể hiện sự tăng trưởng trong tổng tài sản của ACB trong những năm gần đây.

Bảng 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản qua các năm

(ĐV tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tổng tài sản

85.391.681

105,306,130

167,881,047

205,102,950

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng ACB từ 2007 đến năm 2010)



Biểu đồ thể hiện Tổng tài sản của ACB từ 2007 – 2010

Qua biểu đồ trên, nhận thấy tổng tài sản của ACB đã có sự tăng trưởng đều qua các năm. Trong năm 2008 và 2009, tuy là những năm kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới bị phá sản thì Ngân hàng ACB vẫn đạt được sự tăng trưởng tương đối cao. Điều này khẳng định sức mạnh và vị thế của ACB đối với nền kinh tế và sự tin tưởng của khách hàng.



  • Phân tích tình hình huy động vốn:

Với vị thế của một ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, cùng việc hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả trong thời gian qua, Ngân hàng ACB đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng thể hiện thông qua chỉ tiêu vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm. Chi tiết tăng trưởng vốn huy động của ACB được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn

(ĐVT: triệu đồng)


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Vay NHNN

65,463

0.09

0

0.00

10,258,943

7.63

9,451,667

5.16

Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD khác

6,994,030

9.41

9,901,891

10.86

10,449,828

7.77

28,129,963

15.36

Tiền gửi của khách hàng

55,283,104

74.35

64,216,949

70.43

108,991,748

81.03

106,936,611

58.39

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay

-


0.00

0

0.00

270,304

0.20

379,768

0.21

Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác

322,512

0.43

298,865

0.33

23,351

0.02

-


0.00

Trái phiếu (chuyển đổi) và chứng chỉ tiền gửi

11,688,796

15.72

16,755,825

18.38

4,510,000

3.35

38,234,151

20.88

Cộng

74,353,905

100

91,173,530

100

134,504,174

100

183,132,160

100
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng ACB năm2008, 2010)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn huy động của ACB liên tục tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2008 – 2009, vốn huy động đã tăng 43,330,644 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 47.5%. Sang năm 2010, thì nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên 48,627,986 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 36.2%.

Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất . năm 2009 là năm mà tỷ trọng tiền gửi khách hàng cá nhân chiếm cao nhất (81.03%). Nguyên nhân chính vẫn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát đã làm cho nền kinh tế việt nam bị chững lại. Thị trường địa ốc bất động sản đóng băng, kinh doanh và đầu tư khó khăn dẫn đến các khách hàng chỉ muốn gửi tiền tiết kiệm an toàn và hưởng lãi suất cao vì thời kỳ này lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng lên đến 17 – 18%. Điều đó, làm cho tiền gửi khách hàng tăng lên 69.7% trong năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2010 tiền gửi của khách hàng trong nước là 106.936 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58.39% trong nguồn vốn huy động của ACB, đã giảm xuống 48,627,986 triệu đồng so với năm 2009, tương tứng với tỷ lệ giảm là 36.1%. Nguyên nhân chính là do, việc huy động vốn từ tiền gửi khách hàng trong các tháng đầu năm 2010 và tác động việc điều chỉnh chính sách đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo Thông tư 13 thì nhu cầu vốn từ thị trường cấp 2 trở nên cần thiết hơn so với năm trước đối với tất cả các ngân hàng, không loại trừ ACB. Tỷ trọng nguồn vốn từ thị trường cấp 2 của ACB trên tổng nguồn vốn huy động là khoảng 17%.

Số tiền vay từ NHNN, số dư cuối năm 2009 của ACB là 10,257 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7.63%. Tỷ trọng này đến năm 2010 giảm xuống còn 5.16%. Tiền gửi và tiền vay của các TCTD khác tăng, cụ thể là đầu năm 2010 10.449 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2010 là 28,130 tỷ đồng, nâng tỷ trọng từ 7.77% lên 15.36%. Các khoản vốn ACB nhận được từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác đến năm 2010 đạt 379,768 triệu đồng. Chủ yếu là từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho các dự án của Chính phủ. Khoản vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 0.21%) trong tổng vốn huy động của ACB và phần chênh lệch tăng/giảm không đáng kể qua các năm. Từ việc phân tích các số liệu qua các năm, cho thấy ACB luôn duy trì được nguồn vốn huy động đạt tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng của ngành.



  • Tình hình sử dụng vốn:

Hoạt động tín dụng của ACB trong các năm qua luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến cuối năm 2010, tổng dư nợ cho vay của ACB (bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng) đạt 87,195 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005-2010 là 59.8%. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà…

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn theo loại hình cho vay của ACB:

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Cho vay ngắn hạn

15,937,627

45.75

35,618,575

50.96

43,889,956

50.34

Cho vay trung và dài hạn

17,532,288

50.33

10,837,709

15.51

19,870,669

22.79

Cho vay đồng tài trợ

1,362,785

3.91

23,434,480

33.53

23,434,480

26.88

Cho vay từ nguồn tài trợ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác

-

-

-

-

-

-

Các khoản nợ chờ xử lý

-

-

-

-

-

-

Cộng

34,832,700

100

69,890,764

100

87,195,105

100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009, 2010)

Theo số liệu phân tích trên, có thể chỉ cho ta thấy loại hình cho vay chủ yếu của ACB là cho vay ngắn hạn. Đây cũng là định hướng chính sách tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB. Tính đến thời điểm 30/12/2010, thì cho vay ngắn hạn đạt mức 43.89 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 50,3% tổng dư nợ cho vay của ACB. Nguyên nhân do các khoản tín dụng trong ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) chủ yếu là giành cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và một phần dành cho khách hàng cá nhân. Vì đây là các nhóm khách hàng có số lượng lớn, và quan hệ tín dụng nhiều với ACB. Như chúng ta biết, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp gặp phải chuyện thiếu hụt, đặc biệt là trong năm 2008 – 2010, những năm mà cơn bão tài chính toàn cầu đang hoành hành thì thì việc thiếu hụt nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh là tất yếu. Trong khi đó, nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này cho doanh nghiệp chính là nguồn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Hiện nay, nước ta đã và đang quá trình công nghiệp hóa, tốc độ phát triển kinh tế đạt ở mức cao và đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp lại cần thiết hơn bao giờ hết. vì vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn ở mức tương đối cao là điều tất nhiên.

Trong khi đó, tỷ lệ cho vay trung dài hạn tương đối thấp (15.51 – 22.79% / tổng dư nợ). Đặc trưng của những khoản tín dụng trung và dài hạn là nhằm mục đích đầu tư tài sản cố định và thực hiện dự án đầu tư. Vì lẽ đó mà thời gian thu hồi vốn sẽ dài, vòng quay vốn chậm. Điều này thì lại không phù hợp với điều kiện kinh tế đang bị suy thoái, lạm phát làm cho các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư rất khó khăn. Vì vậy mà tỷ lệ vay vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp trong thời kỳ này là rất thấp.

Thời gian cho vay dự án kéo dài, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, nên ngân hàng phải chịu rủi ro cho vay rất cao, chi phí thẩm định, quản lý khoản vay lớn và phức tạp hơn nhiều so với vay ngăn hạn. Thêm vào đó, lãi suất thị trường cho vay thay đổi liên tục làm cho ngân hàng gặp không ít khó khăn, lãi suất trên thị trường hạ thì khách hàng trả nợ sớm. Vì vậy, ngân hàng không thể chủ động trong việc lên kế hoạch để sử dụng nguồn vốn đó. Nếu lãi suất tăng thì ngân hàng phải lỗ do trả chi phí huy động vốn cao mà cho vay với lãi suất thấp.

Khi huy động tiền gửi khách hàng, thì tiền gửi khách hàng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi trung và dài hạn vì lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn. Đồng thời, khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mà tài trợ cho vay ngắn hạn thì đó là một chiến lược đúng đắn vì nó đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản có thể xảy ra. Mặt khác, khi cho vay trung và dài hạn thì rủi ro xảy ra cũng rất lớn, nếu lãi suất cho vay trung và dài hạn mà tăng thì có lợi cho ngân hàng (hưởng lãi cho vay cao) nhưng trường hợp lãi suất cho vay giảm thì ngân hàng sẽ thiệt hại rất lớn (không đủ bù đắp nguồn vốn huy động). Mặt khác, nếu ngân hàng mà sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thì rủi ro trong thanh khoản là rất lớn. Vì vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng là một dấu hiệu tốt đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

Loại hình cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là cho vay đồng tài trợ. Đây là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn cho những dự án đầu tư cần quy mô nguồn vốn vay lớn mà mình ACB thì không được phép cấp tín dụng hoàn toàn mà cần phải có sự phối hợp cùng với một ngân hàng khác, nhằm chia sẻ khoản cấp tín dụng và rủi ro tín dụng khi xảy ra. Loại hình cho vay này thường giành cho các khách hàng là các doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn vì họ thường có nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn nên cần các khoản cấp tín dụng lớn. Vì vậy, mà dư nợ cho vay đồng tài trợ cũng tương đối cao và ổn định qua các năm.



Bảng 2.4: Bảng phân tích số liệu sử dụng vốn theo ngành nghề kinh doanh của ACB:

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Thương mại

27,617,019

31.67

19,831,560

31.80

8,175,846

23.47

Nông, lâm nghiệp

249,095

0.29

166,870

0.27

221,790

0.64

Sản xuất và gia công chế biến

13,516,938

15.50

11,266,591

18.07

4,514,346

12.96

Xây dựng

3,570,687

4.10

2,373,316

3.81

946,652

2.72

Dịch vụ cá nhân và cộng đồng

33,421,670

38.33

22,939,329

36.79

17,709,042

50.84

Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc

2,606,580

2.99

1,756,208

2.82

739,817

2.12

Giáo dục và đào tạo

80,160

0.09

31,255

0.05

2,595

0.01

Tư vấn và kinh doanh bất động sản

1,276,296

1.46

519,614

0.83

608,307

1.75

Nhà hàng và khách sạn

1,474,081

1.69

997,745

1.60

493,586

1.42

Dịch vụ tài chính

667,142

0.77

630,766

1.01

4,300

0.01

Các ngành nghề khác

2,715,437

3.11

1,844,724

2.96

1,416,419

4.07

Cộng

87,195,105

100

62,357,978

100

34,832,700

100

(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009, 2010 của ACB)

Theo số liệu từ bảng phân tích trên cho thấy, ACB chủ yếu cho vay dịch vụ cá nhân và cộng đồng với dư nợ vay khoảng 33.5 tỷ đồng (2010), chiếm tỷ trọng khoảng 38%. Từ đây có thể thấy rằng, chiến lược phát triển của ACB chủ yếu là đánh mạnh vào cho vay dịch vụ cá nhân và cộng đồng và xếp thứ hai là cho vay thương mại.

Dựa vào bảng thống kê ta thấy: ngân hàng cho vay mở rộng đối với tất cả các ngành nghề. Dư nợ cho vay ở các ngành nghề qua ba năm đều có sự tăng trưởng cao. Nguyên nhân là do có sự phát triển và tăng trưởng của kinh ế đất nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng kéo theo sự tăng trưởng và phát triển các ngành nghề. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đầu tàu kinh tế của cá nước, tạo nên nhiều điều kiện ưu đãi cũng như cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp.

Trong tổng dư nợ cho vay, thì lĩnh vực dịch vụ cá nhân và cộng đồng; thương mại chiếm tỷ trọng tương đối cao, còn lại là các ngành sản xuất và gia công chế biến ; xây dựng và các ngành khác. Điều này phản ánh đúng thực trạng tình hình kinh tế của nước ta, bởi lẽ các nhóm ngành như: Dịch vụ tài chính; Tư vấn và kinh doanh bất động sản; Nhà hàng và khách sạn; Nông, lâm nghiệp...mới phát triển ở nước ta trong những năm gần đây, thời gian thu hồi vốn khá dài, đòi hỏi khả năng quản trị. Cụ thể, dư nợ của ngành “Dịch vụ cá nhân và cộng đồng” năm 2008 đạt chiếm 17,709,042 triệu đồng, chiếm 50.84% tổng dư nợ, tiếp tục dẫn đầu về tỷ trọng cho vay qua các năm. Trong khi đó, dư nợ của ngành Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn hạn chế, dao động trong khoảng 2.12 - 2.99% trong tỷ trọng cho vay.



Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tỷ trọng cho vay trong tổng dư nợ của ngành tư vấn và kinh doanh bất động sản đang có chiều hướng giảm dần vì đây là một ngành dịch vụ mới phát triển ở nước ta trong hai ba năm trở lại đây. Có thể nói, đây là một ngành mới xuất hiện ở việt nam nhưng số lượng kinh doanh rất đông đảo. Tuy nhiên quy mô các công ty còn nhỏ lẻ và kinh doanh chưa chuyên nghiệp. Mặt khác, đây được hiểu là ngành nghề kinh doanh dịch vụ rất nhạy cảm phụ thuộc vào biến động giá cả thị trường. Nếu các công ty biết thay đổi diện mạo, kinh doanh chuyên nghiệp và tư vấn kịp thời những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu cần thiết thì ngành tư vấn và kinh doanh bất động sản sẽ là một ngành tăng trưởng mạnh trong tương lai như các nước phát triển, còn nếu không chú trọng chất lượng phục vụ và phong cách chuyên nghiệp thì rất khó cạnh tranh được trong môi trường khốc liệt này. Điều này là một biểu hiện đáng lo ngại, bởi vì trong các đối tượng khách hàng mà ACB hướng đến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Một trong nhiều nguyên nhân khác được xác định là do xung quanh địa bàn hoạt động của ACB càng ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng cạnh tranh. Những ngân hàng này đang lôi kéo khách hàng về phía mình bằng các hình thức, khuyến mãi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ như ACB... Vì vậy, trong tương lai, ACB cần có những giải pháp khả thi và hiệu quả để giải quyết tình trạng này.

Bảng 2.5: Bảng số liệu phân tích sử dụng vốn theo nhóm của ACB

(ĐVT: triệu đồng)


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Nợ đủ tiêu chuẩn

34,125,084

97.97

61,739,414

99.01

86,693,232

99.42

Nợ cần chú ý

398,902

1.15

363,884

0.58

209,067

0.24

Nợ dưới tiêu chuẩn

223,605

0.64

24,776

0.04

64,759

0.07

Nợ nghi ngờ

66,982

0.19

88,502

0.14

58,399

0.07

Nợ có khả năng mất vốn

18,127

0.05

141,402

0.23

169,648

0.19

Cộng

34,832,700

100

62,357,978

100

87,195,105

100
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB qua các năm 2009, 2010)

Biểu đồ 2.1: Bảng số liệu phân tích sử dụng vốn theo nhóm của ACB

Qua việc phân tích số liệu ta thấy, trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng ACB thì nhóm nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 90%, chứng tỏ tình hình tín dụng của ACB tăng trưởng tốt và đạt chất lượng cao qua các năm. Như chúng ta đều biết, suy thoái kinh tế toàn cầu rất dễ dẫn đến rủi ro cao trong tín dụng, đó là tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu cao. Nếu ngân hàng không thu hồi được khoản nợ xấu này sẽ dẫn đến rủi ro cao trong thanh khoản, đồng thời sẽ làm cho hệ số an toàn sử dụng vốn và xếp hạng tín dụng của các ngân hàng cũng giảm xuống. Đây là rủi ro lớn nhất trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, đối với ngân hàng ACB thì nhưng tình hình nợ quá hạn qua hai năm 2009 và 2010 đều đạt dưới 1%. Có được kết quả tốt này, là do ngân hàng ACB đã dự đoán trước được biến động xấu của nền kinh tế nên đã đưa ra định hướng chính sách tín dụng rất linh hoạt, kịp thời và chặt chẽ. Với phương châm kinh doanh là an toàn, chất lượng sau đó mới đến lợi nhuận, đã giúp cho ngân hàng ACB đứng đầu khối NHTMCP về tỷ trọng nợ quá hạn thấp nhất trong hai năm 2009 và 2010.



  • Lợi nhuận trước thuế:

Bảng 2.6: Tăng trưởng lợi nhuận của ACB qua các năm

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tổng lợi nhuận trước thuế

2,126,815

2,560,580

2,838,164

3,102,248

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB qua các năm 2009, 2010)

Qua biểu đồ trên ta thấy, lợi nhuận của Ngân hàng ACB tăng trưởng nhanh chóng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thấp 20.4%. Nguyên nhân là do, năm 2008 là năm mà nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát và suy thoái kinh tế. Với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng thu hẹp, đầu tư tài chính khó khăn…đã làm cho các ngân hàng phải gồng mình với khó khăn thanh khoản, vì vậy mà lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Từ chiến lược kinh doanh đặt ra trong đầu năm là tăng tốc nhanh thì đến nửa năm 2008 được chuyển sang thận trọng, ổn định, an toàn và tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu.

Trong khi thế giới chứng kiến một loạt các ngân hàng lớn trên thế giới bị phá sản thì Ngân hàng ACB vẫn đạt được mức lợi nhuận trước thuế khá cao, đạt 2,561 tỷ đồng vượt 61 tỷ đồng so với chỉ tiêu đề ra trong năm là 2.500 tỷ đồng, tăng 1.2 lần so với năm 2007 và tăng gần 4 lần so với năm 2006 (687 tỷ đồng). Cụ thể là trong năm 2008, tổng thu nhập thuần của ACB đạt 4,239 tỷ đồng, tăng 40.3% so với năm 2007. Trong đó, thu nhập thuần từ hoạt động cho vay đạt 2,728 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng thu nhập thuần và tăng 108% so với khoản thu này trong năm 2007. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ đã đem đến khoản lãi thuần khá lớn, đạt 606.5 tỷ đồng, tăng 124% so với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong năm 2007. Ngoài ra, do năm 2008 là năm rất thành công của ACB với hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, vì vậy mà mảng kinh doanh này đem lại cho Ngân hàng 678.8 tỷ đồng lãi thuần, cao gấp 4.4 lần so với năm trước.

Sang năm 2009, 2010 sau ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn ổn định trên 1lần so với năm liền trước. Điều này cho thấy uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng rất cao, có khả năng phát triển rất mạnh trong thời gian tới.



  • Phân tích khả năng sinh lợi:

    • Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA ( Return on total assets)

Bảng 2.7: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu


Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

LNST

2,210,682

2,201,204

2,334,794

Tổng tài sản

95,348,906

136,593,589

186,491,999

ROA (%)

2.32

1.61

1.25

(Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008, 2009, 2010)

Biểu đồ 2.2: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA

Qua bảng số liệu ta thấy: ROA cho biết bình quân mỗi đồng tài sản của ACB tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Với ACB, số liệu tính toán qua các năm cho thấy: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) qua các năm luôn dương. Lợi nhuận sau thuế giảm 9,478 triệu đồng, tương ứng giảm 0.43%. Mặt khác, tổng tài sản của ngân hàng tăng mạnh so với 2008 là 41,244,683 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 43.3%. Trong đó, tỷ trọng lớn nhất là cho vay khách hàng năm 2009 chiếm 37.1%, thứ hai là tiền vàng gửi tại ngân hàng và cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm 21.9% còn lại là các tài sản khác chiếm 81.3%. Nguyên nhân tỷ trọng cho vay khách hàng chiếm lớn nhất là do: Việc Chính phủ sử dụng chính sách kích cầu (gói kích thích kinh tế) với nhiều ưu đãi nhằm hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt khó. Điều đó cũng đã góp phần giảm bớt ảnh hưởng của của cuộc suy thoái kinh tế và giúp kinh tế Việt Nam chèo lái qua cuộc khủng hoảng tốt hơn so với các nước khác trong khu vực. Chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn và hoãn thu nhiều loại thuế đến đầu tư vốn bổ sung, đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng được dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp và vừa nhỏ đang gặp nhiều khó khăn cả về vốn, trình độ nghề nghiệp, công nghệ, năng lực quản trị kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn của ngân hàng với lãi suất thấp nhằm tái tạo lại hoạt động kinh doanh sản xuất được ổn định.

Những khó khăn này đã được Chính phủ từng bước giải quyết đồng bộ kết hợp với sự tự tháo gỡ điều chỉnh của từng doanh nghiệp và sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng thì khả năng dừng sản xuất hoặc phá sản của một số doanh nghiệp sẽ được hạn chế và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ được phục hồi dần sau khủng hoảng kinh tế. Qua chương trình hỗ trợ lớn của Chính phủ, đã giúp cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nhiều hơn, điều đó làm cho dư nợ cho vay khách hàng tăng cao. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản thấp do việc sử dụng tài sản mà ngân hàng huy động được lại không có hiệu quả trong tình hình kinh tế suy thoái. Do có nhiều khách hàng vay nhưng không có khả năng hoặc chi trả không đúng hạn đã bị chuyển sang nợ quá hạn. Điều đó, làm cho tỷ suất lợi nhận của ACB giảm 0.71% so với 2008.

Sang năm 2010, tổng tài sản tăng 49,898,410 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế của ACB tăng nhẹ so với năm 2009 khoảng 133,590 triệu đồng , tương ứng tỷ lệ tăng 6.07%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh năm 2010 lớn hơn năm 2009. Tuy lợi nhuận tăng, nhưng tỷ số lợi nhuận trên tài sản năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0.36% (1.25 - 1.61). Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng tài sản năm nay giảm. Nguyên nhân do sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thì tình hình tài chính năm 2010 vẫn có nhiều biến động xấu và phức tạp, cụ thể là biến động tỷ giá và giá vàng trong nước tăng lên đỉnh điểm, giá vàng có lúc lên cao nhất 38.5 triệu đồng, và USD lên cao nhất là 21,500 đồng, điều đó làm cho trị giá của Việt Nam đồng bị giảm xuống. Trong khi đó, lãi suất huy động cũng tăng lên đến 18%/năm và lãi suất cho vay cuối năm còn tăng đến 21%/năm, điều này cho thấy việc ngân hàng sử dụng lượng vốn huy động được với lãi suất cao, sau đó lại đem đi cho vay với lãi suất cao hơn, làm giãm lợi nhuận mà Ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản phí, dự trữ bắt buộc… Từ việc sử dụng đồng vốn huy động được không hiệu quả, kết hợp với ảnh hưởng của biến động kinh tế, thì phần lớn rủi ro mà Ngân hàng gánh chịu đối với hoạt động tín dụng đã làm giảm hiệu quả của việc kinh doanh. Điều đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) năm 2010 giảm là điều đương nhiên.



  • Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on common equity)

Bảng 2.8: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Lợi nhuận sau thuế

2,210,682

2,201,204

2,334,794

Vốn chủ sở hữu

7,012,159

8,936,378

10,741,523

ROE (%)

31.53

24.63

21.74

(Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008, 2009, 2010)

Biểu đồ 2.3: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE cho biết bình quân mỗi đồng vốn của ACB tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Với ACB, qua số liệu tính toán qua các năm cho thấy ROE qua các năm đều dương, điều nay cho thấy ACB kinh doanh luôn có lãi.

Qua bảng phân tích ta thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 9,478 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 0.43%. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 là 1,924,219 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 27.44%. Nguyên nhân là, do năm 2009 ngân hàng đã tăng quy mô vốn điều lệ lên 1,458,325 triệu đồng. Đồng thời, các quỹ dự trữ năm 2009 cũng vượt so với 2008 là 239,394 triệu đồng. Việc ngân hàng tăng các quỹ dự trữ lên một phần nguyên nhân khách quan là do sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, đã làm cho tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Điều này đã tác động tới mọi tầng lớp dân cư của Việt Nam. Ngoài ra, do chúng ta vừa trải qua cuộc chiến chống lạm phát dẫn đến thu nhập của người vay vốn giảm sút, thâm hụt cán cân thương mại, thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và đóng băng … dẫn đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp trong 2009 đã gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ nợ xấu lên cao do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước. Đây chính là những tín hiệu đáng lo ngại cho thị trường tín dụng. vì vậy mà ngân hàng ACB đã biết trước được những biến động và tím cách ứng phó trước những biến động chung của khủng hoảng kinh tế bằng cách tăng vốn điều lệ lên nhằm mở rộng quy mô vốn của ngân hàng. Đi kèm với chính sách đó là việc trích lập các quỹ dự trữ như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi,... một phần quỹ dự trữ nhằm bù đắp cho những khoản rủi ro tín dụng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận và uy tín xếp hạng của ngân hàng là điều rất cần thiết trong hoàn cảnh này. Việc ngân hàng giữ lại các khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng lên 642,100 triệu đồng nhằm chi trả cổ tức cho các cổ đông sau đó phần lợi nhuận giữ lại sẽ được ngân hàng tái đầu tư kinh doanh trong năm tới. Điều đó chứng tỏ được ban lãnh đạo ngân hàng ACB luôn có những chiến lược kinh doanh rất linh hoạt và sáng suốt trước những biến động bất ngờ về kinh tế.

Sang năm 2010, lợi nhuận sau thuế của ACB tăng nhẹ so với năm 2009 khoảng 133,590 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6.07%. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với năm 2009 là 1,805,145 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11.9%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên 1,562,827 triệu đồng. Đồng thời ngân hàng cũng tăng các quỹ dự trữ 256,603 triệu đồng. Còn lợi nhuận giữ lại giảm 608,959 triệu đồng. Điều này phán ánh, sau một năm kinh doanh khó khăn, nhờ vào những chiến lược kinh doanh doanh sáng suất, linh hoạt, lấy lợi ích của ngân hàng lên đầu thì sang năn 2010 khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng đã tiến hành phân phối lợi nhuận cho các cổ đông. Việc ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên, phản ánh quy mô vốn tự có của ngân hàng năm 2010 cao hơn năm 2009. Qua đó cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm với tốc độ chậm, cũng không phải là điều không tốt.

Nhận xét chung:

Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính trên, đã phản ánh được tình hình kinh doanh của ngân hàng ACB trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh và bền vững. Có được kết quả đó là nhờ ban quản trị đã có nhưng chính sách đúng đắn, linh hoạt, kịp thời. Đồng thời, nhờ vào việc quản trị rủi ro một cách chiến lược và bài bản đã giúp ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1% cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ngân hàng.



Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

Nợ xấu

292,806

254,680

308,714

Tổng nợ

87,195,105

62,357,978

34,832,700

Tỷ lệ nợ xấu (%)

0.34

0.41

0.89

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB qua các năm 2009, 2010)

Kế hoạch đưa ra trong những năm sắp tới rất cao, tỷ lệ ROE luôn đạt trên 30%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên 25%. Với những thành tích cao quý mà ACB đã nhận được thông qua đã được chứng minh qua việc Ngân Hàng ACB đã nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). Và tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010, từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance.

Bên cạnh những thành tích đạt được, ACB luôn luôn có những định hướng chiến lược cụ thể của ban lãnh đạo nhằm phấn đấu đến năm 2015 trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh nhất Việt Nam và mục tiêu trở thành ngân hàng có quy mô trung bình trong khu vực vớ tổng tài sản đạt 12 tỷ USD.

Tỷ số thanh khoản:

= Tài sản dự trữ / Nợ phải trả

Nhằm đánh giá mức độ rủi ro của NH. Tỷ số thanh khoản cho biết mức độ theo đó NH có thể sử dụng tài sản dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Bảng 2.10: tỷ số thanh khoản:

Tài sản dự trữ

2008

2009

2010

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

9,308,613

6,757,572

10,884,762

Tiền gửi tại NHNN VN

2,121,155

1,741,755

2,914,353

Tiền, vàng gởi và cho vay các TCTD khác

24,171,623

36,699,495

33,962,149







(1191)

(899)

Cộng

35,601,391

45,197,631

47,760,365

Tỷ số thanh khoản (2010) = 47,760,365 / 193,726,193 = 0.25

Tỷ số thanh khoản (2009) = 45,197,631 / 157,774,760 = 0.28

Tỷ số thanh khoản (2008) = 35,601,391/ 97,539,662 = 0.36

2.1.1.8.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng trong năm báo cáo.


Chúng ta sẽ dựa vào mô hình SWOT để phân tích:

  • Điểm mạnh (Strengths):

- Ngân hàng có các hoạt động kinh doanh chính đa dạng, bổ sung lẫn nhau.

- Có cơ cấu quản trị hiện đại, với các hội đồng về Nhân sự, Tín dụng, Đầu tư, Quản lý tài sản nợ và tài sản có là mẫu hình cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam học tập.

- Được các tổ chức chuyên ngành đánh giá cao. Năm 2009 ACB vinh dự nhận được giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). Sang năm 2010, ACB lại tiếp tục nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do 4 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.

- Có đối tác uy tín, kinh nghiệm như: Standard Chartered Bank.

- Có đội ngũ lãnh đạo và HĐQT có định hướng chiến lược và tầm nhìn.

+ Xây dựng chiến lược tăng trưởng bề ngang: phát triển hệ thống chi nhánh ở các thị trường mục tiêu; hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài.

+ Xây dựng chiến lược đa dạng hóa về: sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, kênh phân phối và khách hàng.


  • Điểm yếu (Weaknesses):

- Hoạt động tín dụng của ngân hàng tập trung vào địa bàn TP Hồ Chí Minh là chủ yếu, trong khi nhu cầu về tín dụng của các vùng miền khác là không nhỏ.

- Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần khá nhỏ trong hệ thống NHTM: 4.39% và 2.43%. Qui mô nhỏ không giúp ACB có hiệu quả về quy mô.

- Sức ép cạnh tranh gay gắt từ sự xuất hiện các doanh nghiệp nước ngoài theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.

- NHNN rất kiên quyết trong việc đặt quản lý rủi ro trở thành vấn đề bắt buộc của các ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh khi NHNN tháo bỏ các rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này đã được ghi vào Luật NHNN và Luật các TCTD được thực hiện vào năm 2011. Việc NHNN kiên quyết nâng những hệ số an toàn hoạt động tối thiểu lên cao hơn có thể dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận trước mắt của các ngân hàng. Nghị định 141/2006/NĐ-CP sẽ phải thực hiện nghiêm, theo đó, mức vốn điều lệ của các ngân hàng phải đạt ít nhất 3,000 tỷ đồng trước 31/12/2010.



  • Cơ hội (Opportunities):

- Thị trường Việt Nam trên 86 triệu dân, với độ phủ các dịch vụ ngân hàng còn ở mức rất thấp trên thế giới.

- Cam kết của Chính phủ Việt Nam về một nền tài chính vững mạnh, cam kết về bảo hộ thị trường.

- Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả năm 2012 dự kiến đạt 6,7%; vượt mục tiêu kế hoạch (6,5%), thuộc vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao của thế giới. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định.

- Để tiếp tục hỗ trợ các NHTM giảm mặt bằng lãi suất, từ nay đến cuối năm 2011, NHNN sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động của thị trường mở, bổ sung thêm kỳ hạn giao dịch, giảm nhẹ lãi suất giao dịch thị trường mở; lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu tiếp tục ổn định ở mức thấp; mở rộng nghiệp vụ swap ngoại tệ... Đồng thời, NHNN cũng sẽ xem xét giảm lãi suất trái phiếu Chính phủ để các ngân hàng tập trung vốn cho vay doanh nghiệp..

- Các chương trình kích cầu và hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ được triển khai đồng loạt và mạnh mẽ, tạo ra những hiệu ứng tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cho các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất được áp dụng đã giúp cho ngân hàng và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mạnh dạn hơn trong việc cho vay và đi vay.


  • Nguy cơ (Threats):

- Kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009, nó có thể bất ngờ xảy ra lại và còn kéo dài trong thời gian tới với những biến động và rủi ro khó lường trước được. Vì vậy, mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới có thể phải gánh chịu các quy định ngặt nghèo hơn, khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bị giảm sút.

- Quy trình quản trị của các NHTM chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực Quốc tế, tính minh bạch còn thấp. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của khu vực ngân hàng nói riêng còn rất thấp.

- Các ngân hàng lớn của Quốc tế và khu vực như ANZ, HSBC, Citibank sẽ hiện diện ngày càng mạnh mẽ và có cạnh tranh với các ngân hàng của Việt Nam, trong đó có ACB. Các tổ chức này có thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và nguồn vốn tạo nên những thách thức lớn cho những tổ chức tài chính trong nước .

- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, dẫn đến tình trạng lạm phát đang tăng cao trong hai quý đầu năm 2011. Nguy cơ lạm phát tăng cao có thể sẽ kéo dài sang năm 2012, vì vậy mà việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới một con số là rất khó đạt được. Điều đó đã thể hiện qua việc chỉ số giá cả tiêu dùng CPI trong 04 tháng đầu năm 2011 đã tăng lên mức 9.6%

- Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và ACB nói riêng vẫn đang bị chi phối từ những bất ổn kinh tế (như lạm phát, biến động giá vàng, ngoại hối…), bị tác động bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước và bị đe dọa từ nguy cơ hiệu ứng domino của cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu. Việc lãi suất cho vay hiện nay ở các NHTM đã vượt trên mức 20%/ năm. Đây là mức lãi suất rất cao và được xếp trong top đầu các nước có mức lãi suất cho vay cao thế giới.

- Tỷ giá USD/VNĐ vẫn chịu áp lực tăng, do chênh lệch về lạm phát của Mỹ và Việt Nam khá cao (1,24% so với 8,19% vào thời điểm cuối tháng 7/2010), nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm cản trở xuất khẩu và các nguồn thu USD ròng từ cán cân vốn đang chậm lại so với các năm trước, thâm hụt cán cân tổng thể tăng. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, để giải quyết vấn đề cung-cầu ngoại tệ, việc buộc các doanh nghiệp xuất khẩu bán ngoại tệ cho ngân hàng sẽ được ưu tiên sử dụng hơn so với biện pháp điều chỉnh tỷ giá, nhằm tránh vòng tròn kỳ vọng - điều chỉnh - kỳ vọng ...



Каталог: files -> news
news -> Mẫu số 03/2013/tt-lltp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Lao ®éng ®ang lµm viÖc t¹i thêi ®iÓm 1/7 hµng n¨m
news -> Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo loại hình và ngành kinh tế
news -> Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 02 năm 2007
news -> Nhập khẩu tháng 10 và 10 tháng năm 2005
news -> Coâng vieäc: nhaân vieân baùn haøNG
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1208-903 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø
news -> Coâng vieäc: nhaân vieân thu ngaâN; nhaân vieân giöÕ xe
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1210-1257 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø
news -> Thoâng baùo tuyeån duïng maõ soá: 1210-1161 Coâng vieäc: phuï vieäc nhaø

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương