Khoa hóa họC (141 142 báo cáo)


Xác định đồng thời Pb2+ và Sn2+ bằng phương pháp von-ampe hòa tan anot trên điện cực giọt thủy ngân treo



tải về 0.78 Mb.
trang36/37
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.78 Mb.
#3323
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37

127. Xác định đồng thời Pb2+ và Sn2+ bằng phương pháp
von-ampe hòa tan anot trên điện cực giọt thủy ngân treo



Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thị Thưởng, K53S

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Hương Giang



Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát các điều kiện tối ưu xác định đồng thời thiếc và chì được bằng phương pháp von - ampe hòa tan anot trên điện cực giọt thủy ngân treo. Điều kiện tối ưu để xác định chì và thiếc như sau: Pb2+ và Sn2+ được điện phân ở thế điện phân -0,7 V, thời gian điện phân 150s, pH = 2 ([HCl] = 0,01 M), tốc độ quét thế 40 mV/s, biên độ xung 50 mV. Tiến hành quét thế anot và thu được thu được pic hòa tan của Pb và Sn ở thế đỉnh pic tương ứng – 0,395 V và -0,404 V. Dựa trên các điều kiện tối ưu thu được, mô hình toán học xác định đồng thời Pb2+ và Sn2+ trong mẫu thực phẩm, mẫu nước sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới.


128. Phân tích mức độ ô nhiễm thuốc trừ sâu DDTs trong mẫu đất tại một số kho thuốc trừ sâu cũ thuộc tỉnh Nam Định



Sinh viên: Trần Thị Thắm, K53S

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ánh Hường



Đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp sắc ký khí, detector cộng kết điện tử (GC/ECD) để định lượng 7 hợp chất thuốc trừ sâu nhóm DDT trong 3 mẫu đất lấy tại các các kho hoặc bãi chôn thuốc trừ sâu cũ. Kết quả cho thấy hàm lượng thuốc trừ sâu vẫn còn tồn dư rất cao trong các mẫu, vượt ngưỡng tối đa cho phép về hàm lượng thuốc trừ sâu DDT trong tầng đất mặt theo QCVN 15:2008/BTNMT: gấp gần 2 lần với mẫu NĐ03, hơn 150 lần với mẫu NĐ01 và hơn 200 lần với mẫu NĐ02.

Kết quả thu được cũng sẽ là tiền đề để cùng với những phương pháp khác sẽ tiến hành lấy mẫu ở phạm vi sâu rộng hơn nhằm khảo sát hiện trạng các kho, bãi chôn lấp xử lý thuốc trừ sâu cũ trên phạm vi cả nước và đề xuất các phương án khả thi xử lý để sớm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.




Analysis of pollution levels of pesticides in soil at some old pesticide storage in Nam Dinh Province


From these results, we found levels of pesticide residues are still very high in samples taken in the correct position relating to the storage or dumping old pesticides. All 3 samples have a higher threshold levels of maximum allowable concentration of the pesticide DDT in surface soil under QCVN 15:2008 / BTNMT: 2 times with NĐ03 samples, more than 150 times with NĐ01 and over 200 samples times with NĐ02 form.

In areas with flat terrain where is not promptly pesticide degradation as well as many washed away and absorbed into the surrounding area while the slopes in the area, there is the phenomenon of pesticide washed down lower regions. Some old pesticides storage located near or have developed into residential areas will be difficult to assess the level of pesticide residues in soil as well as its impact on the environment and human health.

Gas chromatography method combined with detector plus electronic links for better results (limited sizes ng/g). The results obtained will also be a precondition for along with the other methods will be carried out sampling in the broader scope to survey the current status of the stock, the burial site pesticide handling old on a national scale and propose a feasible plan for early treatment to prevent or minimize the effects of pesticides on the environment and public health.







129. Khảo sát và tối ưu hóa quy trình phân tích PBDEs
trong trầm tích



Sinh viên: Phạm Minh Hiếu, K53A

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hùng Việt




Trong những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường gây nên nhiều tác hại với con người trong đó có hợp chất PBDEs. Các hợp chất PBDEs được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm sinh hoạt. Các kết quả khảo sát thực tế cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường do các hợp chất PBDEs gây ra là đáng báo động ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên các quy trình tham khảo đã được công bố tiến hành khảo sát và tối ưu hóa quy trình phân tích các hợp chất PBDEs trong mẫu trầm tích sử dụng kỹ thuật chiết soxhlet và phương pháp phân tích GC-MS. Áp dụng quy trình đã tối ưu hóa vào việc phân tích mẫu TL4 trên sông Tô Lịch cụ thể gồm 8 BDE 28, 47, 99, 100, 153, 154, 183, 209 trong TL4. Xác định được hàm lượng mẫu ướt cần để thu được 10 g mẫu khô. Dựa vào phương pháp nội chuẩn được lập theo phương pháp bình phương tối thiểu tỉ lệ giữa chiều cao pic vào nồng độ (ng/mL) để xây dựng đường chuẩn của 8 BDE cần nghiên cứu. Thể tích dung môi rửa giải là 30 mL n-hexane. Đã xác định hiệu suất thu hồi chất đồng hành của các BDE trong mẫu TL4 và trong 2 mẫu giả trong phòng thí nghiệm trên nền mẫu TL4 để xác định xem dụng cụ thí nghiệm có chứa chất phân tích không.


130. Tách và xác định axit béo trong dầu vừng và mỡ lợn
Việt Nam bằng phương pháp sắc ký khí với detector ion hóa
ngọn lửa (GC/FID)



Sinh viên: Chu Thị Thanh, Hoàng Thanh Thái, K53A

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung



Các axit béo như palmitic axit, oleic axit, linolenic axit trong dầu vừng và mỡ lợn đã được xác định bằng phương pháp GC/FID. Mẫu được metyl hoá thành metyl este bằng metanoic với xúc tác kiềm. Axit béo được phân tích bằng sắc kí khí ion hoá ngọn lửa với cột SP-2560, injectơ FID ở nhiệt độ 260°C. Kết quả phân tích trên trên dầu vừng có hàm lượng axit béo no là 129,1 mg/g, axit béo không no có một nối đôi là 293,4 mg/g, axit béo không no có nhiều nối đôi 448,1 mg/g. Trong mỡ lợn hàm lượng axit béo no là 326,6 mg/g, axit béo không no có một nối đôi là 314,5 mg/g, axit béo không no có nhiều nối đôi 200,2 mg/g.



131. Nghiên cứu định lượng tannin trong mụn dừa và
lựa chọn phương pháp loại bỏ tannin trong mụn dừa
để làm đất sạch và giá thể



Sinh viên: Hoàng Quốc Anh, K53A

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Tạ Thị Thảo



Mụn dừa là phần mùn còn sót lại sau khi tước chỉ xơ dừa, trong một thời gian dài bị coi là một thứ phế phẩm và bị thải một cách vô ý thức ra môi trường tại các trung tâm trồng và sản xuất dừa gây ô nhiễm nặng nề. Tuy nhiên, mụn dừa nếu được thu gom và xử lí, sẽ trở thành một nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng để làm đất sạch, đất sinh học, phân hữu cơ vi sinh, giá thể,... Tuy nhiên, trong mụn dừa có chứa một lượng lớn tannin, nếu không loại bỏ thì cây trồng sẽ không thể phát triển bình thường được. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát khả năng chiết rút tannin trong mụn dừa bằng các dung môi khác nhau; định lượng tannin trong dịch chiết từ mụn dừa bằng phương pháp chuẩn độ permanganat với chỉ thị indigo carmine và phương pháp phân tích trắc quang với thuốc thử phenol Folin-Ciocalteau; lựa chọn phương pháp loại bỏ tannin và đánh giá hiệu quả xử lí tannin đối với cây trồng.

Phương pháp chuẩn độ permanganat: Xác định khối lượng axit tannic ứng với 1 ml dung dịch chuẩn KMnO4 0,005M; xây dựng công thức tính hàm lượng tannin trong mụn dừa khi chiết bằng các dung môi khác nhau dựa trên thể tích dung dịch chuẩn KMnO4 tiêu tốn trong các phép chuẩn độ. Hàm lượng tannin trong mụn dừa khô quy về axit tannic khi chiết rút bằng dung dịch NaOH 0,5M xác định được là 4,1%; nếu đun hồi lưu mụn dừa với nước thì hàm lượng tannin là 1,14%.

Phương pháp trắc quang: Đã khảo sát phổ hấp thụ, tìm được λmax = 750nm; khảo sát các điều kiện tối ưu để tạo phức màu; dựng đường chuẩn xác định tannin trên nền dung dịch mẫu thực trong khoảng nồng độ axit tannic chuẩn từ 1ppm đến 6ppm. Dung dịch mẫu được chuẩn bị trong các điều kiện tương tự khi dựng đường chuẩn và đo độ hấp thụ quang. Hàm lượng tannin trong mụn dừa khô quy về axit tannic khi chiết rút bằng dung dịch NaOH 0,5M xác định được là 4,25%.

Phương pháp loại bỏ tannin trong mụn dừa: ngâm mụn dừa trong nước vôi trong Ca(OH)2 bão hòa 0,02M; sau một tuần thì ép hết dịch chát rồi rửa bằng nước đến khi nước rửa không còn màu vàng. Mụn dừa sau khi loại bỏ tannin được dùng để gieo hạt giống, khả năng nảy mầm và phát triển của hạt giống cao hơn hẳn so với mụn dừa chưa qua loại bỏ tannin.






tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương