Khoa hóa họC (141 142 báo cáo)


Nghiên cứu điều chế dung dịch bạc nano mật độ cao và khả năng mang trên vải cotton biến tính



tải về 0.78 Mb.
trang33/37
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.78 Mb.
#3323
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37

113. Nghiên cứu điều chế dung dịch bạc nano mật độ cao
và khả năng mang trên vải cotton biến tính



Sinh viên: Lê Thị Nhung, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Hồng Côn



Nano bạc là một tác nhân diệt khuẩn rất mạnh. Để có thể ứng dụng được khả năng này một cách rộng rãi, công trình này đã nghiên cứu điều chế nano bạc và mang trên vải cotton biến tính. Dung dịch bạc nano đã được điều chế từ bạc nitrat với chất khử là glucô, chất phân tán là PVA và sử dụng amoniac như là một chất khơi mào và chất điều kiện. Vải cotton đã được xử lý bằng axit hoặc kiềm. Kết quả đạt được cho thấy vải xử lý bằng axit có khả năng mang bạc nano tốt nhất sau đó đến xử lý bằng kiềm và cuối cùng là không xử lý bề mặt. Phân tích ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy các hạt bạc nano bám khá đều đặn trên các sợi vải và khi giặt cũng không bị trôi đi.

Hướng nghiên cứu tiếp theo là hoàn chỉnh quy trình xử lý bề mặt cotton và quy trình mang bạc nano trên vải, nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của vải tẩm bạc nano và đề xuất hướng ứng dụng của loại vật liệu này.




114. Nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của MnO2
mang trên đá ong biến tính



Sinh viên: Lê Văn Thìn, K53A

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Hồng Côn



Đề tài đã tiến hành khảo sát khả năng tiêu diệt coliform của vật liệu MnO2 mang trên đá ong biến tính. Cơ sở khoa học của đề tài là MnO2 - một chất oxi hóa mạnh nhưng hầu như không tan trong nước. Đặc biệt khi có mặt ion Mn2+ và oxi, khả năng hoạt động của nó càng tăng. Lợi dụng yấu tố này, đề tài đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc giữa nước chứa vi khuẩn với vật liệu tới khả năng diệt khuẩn. Kết quả khi cho 1 g vật liệu tiếp xúc với 100 ml dung dịch nước chứa 256 MPN/100 ml; sau thời gian 15 phút thì toàn bộ vi khuẩn đã bị tiêu diệt. Nghiên cứu trên cột cho thấy rằng với chiều cao của cột vật liệu là 200 mm, tốc độ dòng chảy tối đa cho phép tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn là 2,5 ml.cm2.min-1.



115. Nghiên cứu chế tạo vật liệu MnO2 mang trên cát
làm vật liệu xử lý NH4+ trong môi trường nước



Sinh viên: Phạm Hương Giang, Phạm Thị Huế, K53A

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Hồng Côn



Nghiên cứu này đã chế tạo được vật liệu mang lượng MnO2 khác nhau trên cát đã hoạt hóa bằng axit HCl 2M. Từ đó khảo sát tìm ra loại vật liệu mang MnO2 được chế tạo từ dung dịch KmnO4 0,5M và Na2SO3 0,5M là tốt nhất. Đồng thời xác định được khối lượng vật liệu cho xử lý ổn định nhất là 1g/100 ml dung dịch NH4+. Hướng nghiên cứu trong thời gian tới là khẳng định có sự tạo thành ion NO2- hay không, và khi có mặt thêm ion Mn2+ thì hiệu suất xử lý NH4+ sẽ như thế nào?


116. Đánh giá hiệu quả loại bỏ asen và sắt của bể lọc cát
tại xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên



Sinh viên: Vi Thị Mai Lan, Hoàng Văn Điện, K53B

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hùng Việt



Hiệu quả loại bỏ asen của bể lọc cát được kiểm tra ở 27 hộ gia đình có nguồn nước ngầm với nồng độ asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới về hàm lượng asen trong nước uống 10 μg/L. Nước ngầm có nồng độ asen từ 19-403 μg/L, sắt từ 0-24 mg/L. Hiệu quả loại bỏ asen trung bình của bể lọc cát khoảng 70%. Quá trình loại bỏ As phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ sắt, nó làm tăng hiệu quả loại bỏ asen.




Evaluation of arsenic, iron removal in ground water by sand filter

at Mai Dong Commune, Kim Dong District, Hung Yen Province



The arsenic removal efficiency of sand filters was examined in 27 households whose pumped groundwater contains arsenic concentrarions exceeding the WHO drinking water guideline of 10 μg/L. Groundwaters containing 19-403 μg/L arsenic, 0-24 mg/L iron. The mean arsenic removal efficiency of sand filters amounts to 70%. Arsenic removal is thus highly dependent on the iron concentration, iron therefore strongly enhances arsenic removal.



117. Nghiên cứu về vật liệu nano, phương pháp điều chế
nano bạc và nano đồng một oxit



Sinh viên: Nguyễn Thị Hiên, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Duy Cam, PGS.TS. Đỗ Quang Trung


Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tổng quan tài liệu về sự ra đời, tính chất chung, các phương pháp điều chế và những ứng dụng đặc biệt của vật liệu kích thước nano trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và cuộc sống. Báo cáo cũng phân tích và so sánh các qui trình tổng hợp điều chế hai loại nano bạc và đồng oxit trong nước và thế giới. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã lựa chọn 2 qui trình phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm Hóa Môi trường:

- Điều chế nano bạc từ dung dịch AgNO3 sử dụng chất khử là saccarozo có mặt của chất phân tán là PVA trong môi trường pH (5-6). Kết quả thu được nano bạc có kích thước 10-30nm.

- Điều chế nano đồng một oxit (Cu2O): khử CuCl2 với chất khử là NH2OH.HCl được kiếm soát bằng NaOH và có mặt của chất hoạt động bề mặt SDS. Kết quả thu được nano đồng một oxit có kích thước từ 3-10nm.

Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát khả năng diệt khuẩn của các loại nano bạc và đồng một oxit tổng hợp được theo qui trinh trên.

118. Phát triển phương pháp chiết phân đoạn
asen trong trầm tích



Sinh viên: Phạm Thị Hồng, K53B

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hùng Việt, TS. Phạm Thị Kim Trang



Nội dung: Phát triển quy trình chiết của Wenzel, phát triển bước chiết HCl, tối ưu thời gian chiết cho bước chiết này.

Đề tài này nghiên cứu về phương pháp chiết asen trong trầm tích, sử dụng các tác nhân chiết với lực chiết khác nhau.

Kết quả: Nghiên cứu thành công bước chiết HCl. Tối ưu thời gian chiết cho bước HCl là 21 giờ.






tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương