Khí tượng Khí hậu học Mã số: 60440222



tải về 379.32 Kb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích379.32 Kb.
#14524
1   2   3   4   5   6   7   8

KẾT LUẬN


Từ số liệu quan trắc quá khứ có thể thấy diễn biến và xu thế hạn của khu vực Nam Trung Bộ trong thời kỳ quá khứ như sau :

Sự biến đổi của chỉ số SPI trên các trạm khí tượng thuộc Nam Trung Bộ trong thời kỳ 1961-2012 cho thấy ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, chỉ số SPI theo năm ở các trạm dao động trong khoảng [-2, 4]. Như vậy có thể thấy tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa có năm xảy ra hạn ở mức độ rất nặng, lại có năm xảy ra tình trạng rất ẩm ướt. Ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, khoảng giá trị của SPI ở hầu hết các trạm là [-3, 3]. Mức độ hạn ở hai tỉnh này cao hơn so với hai tỉnh trên còn mức độ ẩm ướt lại thấp hơn so với hai tỉnh trên. Qua kết quả quan trắc trong quá khứ giai đoạn 1961-2012 cũng cho thấy chỉ số SPI đã phản ánh chính xác các năm xảy ra hiện tượng hạn hán cũng như mức độ tính chất khắc nghiệt của hạn hán, các thời gian kéo dài của hạn hán tại khu vực Nam Trung Bộ (hạn năm 1988 ở trạm Phan Rang, hạn năm 1997 ở Phan Thiết, hạn năm 2004 ở 6/7 trạm).

Theo cách xác định hạn của chỉ số SPI, xu thế tăng của chỉ số SPI sẽ tương ứng với xu thế giảm hạn hán và ngược lại. Như vậy, xu thế tăng lên của chỉ số SPI cho thấy hạn hán có xu thế giảm xuống ở hầu hết các tỉnh: Phú Yên (trạm Tuy Hòa, Sơn Hòa), Khánh Hòa (trạm Nha Trang, Cam Ranh), Ninh Thuận (trạm Phan Rang), Bình Thuận (trạm Phan Thiết), giảm mạnh nhất ở trạm Phan Rang (a1 = 0.0567), giảm ít nhất ở trạm Sơn Hòa (a1 = 0.0112). Trong khi đó xu thế tăng của hạn được tìm thấy ở trạm Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận (a1=-0.0181).

Kết quả dự tính cho tương lai trong các thời kỳ 2020-2039, 2040-2059, 2060-2079 và 2080-2099 với các qui mô 1, 3, 6 và 12 tháng dựa trên chỉ số SPI cho thấy:

- Với quy mô 1 tháng cho thấy rằng tần suất hạn trong tương lai không tăng so với quá khứ nhưng tần suất hạn nặng có khả năng tăng lên, tức là mức độ khắc nghiệt của hạn hán gia tăng

- Với quy mô 3 tháng cho thấy tần xuất và mức độ hạn trong tương lai không tăng so với thời kỳ quá khứ 1980-1999.

- Với quy mô 6 tháng cho thấy tần xuất trong các thời kỳ từ 2020-2039, 2040-2059 và 2060-2079 trong tương lai không tăng so với thời kỳ quá khứ 1980-1999 nhưng mức độ hạn cao hơn và nguy cơ gây lũ lụt cũng cao hơn so với trong quá khứ. Riêng thời kỳ 2080-2099 thì tần xuất hạn và mức độ hạn lại thấp hơn so với quá khứ.

-Với quy mô 12 tháng cho thấy các thời kỳ từ 2020-2039, 2040-2059 và 2060-2079 tần xuất nhìn chung có xu hướng giảm so với thời kỳ quá khứ 1980-1999 nhưng tần suất hạn nặng lại cao hơn. Riêng thời kỳ 2080-2099 thì tần xuất hạn và mức độ hạn lại thấp hơn so với quá khứ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

  3. Đào Xuân Học (2001), Đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh Duyên hải Miền trung từ Hà tĩnh đến Bình Thuận, trường Đại học Thủy Lợi.

  4. Lê Sâm, Nguyễn Đình Vượng (2008), Nghiên cứu lựa chọn công thức tính chỉ số khô hạn và áp dụng vào việc tính toán tần suất khô hạn năm ở khu vực Ninh Thuận, Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ, Viện khoa học thủy lợi miền Nam, tr 186-195.

  5. Lê Trung Tuân (2009) Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung.

  6. Mai Trọng Thông (2006), “Đánh giá mức độ khô hạn vùng Đông Bắc và Đồng bằng Bắc bộ bằng các chỉ số cán cân nhiệt”, Tạp chí KTTV, tháng 11/2006, tr 8-17.

  7. Ngô Thị Thanh Hương (2011), “Dự tính sự biến đổi của hạn hán ở Việt Nam từ sản phẩm mô hình khu vực”

  8. Nguyễn Lập Dân (2010), Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, KC 08-23/06-10: Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ, Viện Địa Lý, Viện KH&CNVN.

  9. Nguyễn Trọng Hiệu (1995), Phân bố hạn hán và tác động của chúng ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Tổng cục.

  10. Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm Thị Thanh Hương (2003), Đặc điểm hạn và phân vùng hạn ở Việt Nam, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 8, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tr 95-106.

  11. Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm Thị Thanh Hương (2010), Tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán trên các vùng khí hậu ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học lần thứ 13, Tập 1, BĐKH, khí tượng –khí hậu học, KTNN, trang 43-45.

  12. Nguyễn Văn Liêm (2008), Diễn biến của hạn hán và giải pháp ứng phó với sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo khoa học lần thứ 8, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tr 139-146.

  13. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1998), Tài nguyên khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

  14. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2002), Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hoá, NXB KH&KT, Hà Nội.

  15. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và Tài nguyên Khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 295 trang.

  16. Nguyễn Quang Kim (2005), Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.08.22, Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống, trường Đại học thủy lợi (cơ sở 2).

  17. Nguyễn Văn Thắng, Đề tài: Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán ở Việt Nam, (2007), Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

  18. Phan Văn Tân (2010), Đề tài cấp Nhà nước, KC.08.29/06-10: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó.

  19. Trần Thục (2008), Báo cáo tổng kết đề án: Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  20. Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương, Nguyễn Quang Trung, Trịnh Tuấn Long, (2011), Dự tính biến đổi của hạn hán ở miền Trung thời kì 2011-2050 sử dụng kết quả của mô hình khí hậu khu vực RegCM3, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, số 3S, trang 21-31

Tiếng Anh

  1. Arakawa A., Schubert W. A. (1974), “Interaction of a cumulus cloud ensemble with the large-scale environment”, Part I. Joural of Atmospheric Science, 31, pp. 674- 701.

  2. Adger,W.N., S. Agrawala, M.M.Q. Mirza, C. Conde, K. O’Brien, J. Pulhin, R. Pulwarty, B. Smit, and K. Takahashi (2007): Assessment of adaptation practices, options, constraints and capacity. In: Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [Parry, M.L., O.F. Canziani, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden and C.E. Hanson (eds.)], Cambridge University Press, Cambridge, UK, pp. 717-743.

  3. Benjamin Lloyd-Hughes and Mark Asauders (2002), A drought climatology for Europe, International journal of climatology, 22, pp. 1571-1592.

  4. Bordi I., Fraedrich K., Jiang M., Sutera A (2004b) , “Spatio-temporal variability of dry and wet periods in eastern China”, Theoretical and Applied Climatology, 79, pp. 81-91.

  5. Christensen, J.H, Hewiston, A. Chen, X. Gao, (2007), regional climate projections: climate change 2007, The physical Science Basics. Contribution of working group I to the fourth assessment report of the intergovernmental panel on climate change, Cambridge University Press, Cambridge, 847-940.

  6. Csaba Torma (2011),Validation of a high resolution version of the regional climate model RegCM3 over the Carpathian Basin”, Joural of Hydrometeorology, 12, pp. 84-100.

  7. Dai A., Trenberth K. E., Qian T. (2004), “A global dataset of palmer drought severity index for 1870-2002: relationship with soil moisture and effects of surface warming”, Joural of Hydrometeorology, 7, pp. 1117-1130.

  8. Dewi G. C Kirono, Kevin Hennessy, Freddie Mpelasoka, David Kent (2011), Approaches of generating climate changes scenarios for use in drought projections- a review, CAWCR Technical Report (No. 034).

  9. Do-Woo Kim and Hi-Ryong Byun (2009), “Future pattern of Asian drought under global warming scenario”, Theoretical and Applied Climatology, 98, pp. 137-150.

  10. IPPC, Climate Change 2007 (2007), Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, USA.

  11. Hayes M. J., Svobova M. D., Wilhite D. A, Vanyarkho O. V. (1999), “Monitoring the 1996 drought using the standardized precipitation index”, Bullentin of the American Meteorological Society, 80, pp. 429-438.

  12. Kenneth Strzepek, Gary Yoke, Jame Neumann and Brent Boehlert (2010) Charactering changes in drought risk for the United States from climate change, Enviroment. Res.

  13. Koleva E. (1988), “Some features of precipitation distribution in lower areas in Bulgaria”, Problems of Meteorology and Hydrology, 2, pp. 41-48.

  14. Koleva E. and Alexandrov V. (2008), “Drought in the Bulgarian low regions during the 20th century”, Theoretical and Applied Climatology, 92, pp. 113-120.

  15. Loukas A., Vasiliades L. (2004), “Probabilistic analysis of drought spatiotemporal characteristics in Thessaly region”, Greece, Natural Hazards and Earth System Sciences, 4, pp. 719- 731.

  16. Mckee T. B., Doesken N. J. and Kleist J. (1993), “The relationship of drought frequency and duration to time scale”, Preprints, Eighth Confrence on Applied Climatology, Anaheim, CA, American Meteorological Society, pp. 179-184.

  17. Nakicenovic N., Swart R. (2000), Special Report on Emission Scenarios: A Special Report of Working Group III of the Intergoverment Panel on Climate Change, 599 pp.

  18. Palmer W. C. (1965), Meteorological drought, Research Paper No. 45, U.S. Department of Commerce Weather Bureau, Washington, D. C.

  19. Ped D. A. (1975), On parameters of drought and humidity, Papers of the USSR hydrometeorological center, 156, pp. 19-38 (in Russian).

  20. Pekarova , Pavol, Jan Pekar (2006), Long –term trends and runoff fluctuations of European rivers, Climate Variability and Change—Hydrological Impacts (Proceedings of the Fifth FRIEND World Conference held at Havana, Cuba, November 2006), IAHS Publ. 308, 2006.

  21. Piechota T. C. and Dracup J. A. (1996), ”Drought and regional hydrologic Variation in the United States Association with the El Nino-Southern Oscillation”, Water Res. Res, 32, (5), pp. 1359-1373.

  22. Potop V., Soukup J. (2008),“Spatiotemporal characteristics of dryness and drought in the Republic of Moldova, Theoretical and Applied Climatology, 96, pp. 305-318.

  23. Potop V., Turkkott L., Koznarova V. (2008), “Spatiotemporal characteristics of drought in Czechia”,Sci Agric Bohem, 39 (3), pp. 258-268.

  24. Richard Heim (2002), “A review of twentieth- century drought indices used in the United States”, Bull American Meteorology Society, 83 (8), pp. 1149-1165.

  25. Sheffied J. and Wood E. (2008), Projected changes in drought occurrence under future global warming from multi-model, multi-scenario, IPPC AR4 simulations Clim. Dyn.

  26. Singh M. (2006), Identifying and assessing drought hazard and risk in Africa, Regional Conference on Insurance and Reinsurance for Natural Catastrophe Risk in Africa, Casablanca Morocco, 37 pp.

  27. Soule P. T. (1990), Spatial patterns of multiple drought types in the contiguos United States: a seasonal comparison, Clim. Res., 1, pp. 13-21.

  28. Tallaksen L.M & Lanen H. A. Van (2000), Drought event definition: In: Assessment of the Regional impact of droughts in Europe, Technical Report.

  29. Topcu S., Turkes M. and Sen B. (2010), Observed and projected changes in drought conditions of TurKey, 95, pp. 123-127.

  30. Van Rooy M. P. (1965), A rainfall anomaly index, independent of time and space, Notos 14, pp. 43-47.

  31. Wilhite D. A. and Glantz M. H. (1985), Understanding of the drought phenomenon: The role of definitions. Water Internatinal, 10, pp. 111-120.

  32. Wilhite D. A. (2000), Drought as a natural hazard: concepts and definitions: In: Wilhite D. A. Wilhite (ed.), Drought: A Global Assessment, Natural Hazards and Disasters Siries, Routledge Publishers, New York, pp. 3-18.

  33. World Meteorological Organization (WMO) (1975), Drought and agriculture, WMO Note 138 Public WMO-392, WMO, Geneva, pp. 127.

  34. World Meteorological Organization (WMO) (2005), drought within the context of the region VI, pp.88.

  35. Xukai Zou, Panmao Zhai and Qiang Zhang (2005), Variations in droughts over China: 1951-2003, Geophysical research letters, 32, pp. 1-4.

  36. Ziegler, Peter, Serge (2002), the early Permian floras Prince Edward island Canada: differentiating global from local effects of climate change, Revue canadienne des sciences de la Terre, 39(2): 223-238.

  37. Http:// www.drought.unl.edu/what is/indices.htm.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 379.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương