Khí tượng Khí hậu học Mã số: 60440222


Các đặc trưng của hạn hán



tải về 379.32 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích379.32 Kb.
#14524
1   2   3   4   5   6   7   8

1.2. Các đặc trưng của hạn hán


Hạn hạn thường được xem xét dưới ba đặc trưng: cường độ, thời gian và sự trải rộng theo không gian hạn hán (Wilhite, 2000).

- Cường độ hạn hán chính là mức độ thiếu hụt lượng mưa hay mức độ ảnh hưởng hạn hán kết hợp với sự thiếu hụt đó. Cường độ hạn hán thường được xác định bởi sự chệch khỏi mức độ trung bình của các chỉ số khí hậu và liên quan mật thiết với thời gian xác định ảnh hưởng của hạn.

- Thời gian hạn hán chỉ khoảng thời gian một đợt hạn hán kéo dài.

- Sự trải rộng theo không gian hạn hay chính là phạm vi hạn hán: hạn có thể xảy ra với diện tích hàng trăm km2 đến hàng triệu km2, đặc biệt là các đợt hạn nghiêm trọng có thể kéo dài mùa này sang mùa khác và ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn (WMO, 1975).


1.3. Vấn đề hạn hán ở Việt Nam và nguyên nhân


Nguyên nhân gây ra hạn hán

Hạn hán xuất hiện khi thời tiết bất thường như nhất thời thiếu hụt lượng mưa hoặc lượng mưa nhận được thường xuyên ít ỏi. Hạn hán được cho là do những nguyên nhân sau (Nguyễn Đức Ngữ 2002):

- Hạn hán xảy ra do mưa quá ít, lượng mưa nhận được không đáng kể trong một thời gian dài, có thể hầu như quanh năm, đây là tình trạng khá phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.

- Hạn hán do lượng mưa trên khu vực trong một thời gian dài thấp hơn rõ rệt so với mức nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra cả ở nhiều vùng mưa.

- Lượng mưa tuy không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc lượng mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động của hạn hán gắn liền với định nghĩa về hạn hán.

- Hiện tượng El Nino cũng tác động rõ rệt đến tình trạng hạn hán. Những năm có xảy ra hiện tượng El Nino, lượng mưa giảm, nhiệt độ bức xạ mặt trời tăng lên, bốc hơi tăng mạnh nên dễ gây hạn hán (như Bangladet). Ở Việt Nam, năm 1998 xảy ra hiện tượng El Nino dẫn tới hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác từ hoạt động của con người cũng có thể gây ra tình trạng hạn hán. Đầu tiên phải kể đến là do tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc lựa chọn cây trồng không phù hợp, ví dụ như vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước; thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí xây dựng công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng.... Tiếp đó, thiếu nước trong mùa khô (mùa kiệt) là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực, các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp.



Nguyên nhân gây ra hạn hán tại Nam Trung Bộ

- Địa hình đặc thù của Nam Trung Bộ là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán tại khu vực. Tại Nam Trung Bộ có nhiều dãy núi cao từ 1200m đến 2000m bao bọc xung quanh, tạo nên một vòng cung chắn gió từ phía Bắc qua Tây và Tây Nam. Trong khi đó vào mùa gió Đông Bắc (thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) khi hoạt động lệch đông và lấn sâu xuống khu vực Nam Trung Bộ mang lại lượng mưa nhất định trong năm, bị các dãy núi cao ở phía Bắc chắn lại đã làm giảm đáng kể lượng mưa trong mùa mưa. Vào mùa gió mùa Tây Nam (xảy ra vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8), thường mang đến lượng mưa đáng kể cho khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, song đối với khu vực Nam Trung Bộ do có các dãy núi cao phía Nam chắn lại nên gió mùa Tây Nam không mang mưa cho khu vực này nên tại đây là mùa khô. Lượng mưa của khu vực nhận được vào các tháng 9, 10, 11, 12 chủ yếu do hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới và dải hội tụ nhiệt đới, tuy nhiên lượng mưa nhận được từ sự ảnh hưởng của hiện tượng này cũng là thất thường. Lượng mưa trung bình năm khu vực đồng bằng xấp xỉ 720mm, trong khi đó lượng bốc hơi tiềm năng là 1.860mm, gấp gần 2,6 lần lượng mưa năm, riêng khu vực miền núi có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.200mm, tuy nhiên mưa chỉ tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11, 12, phần lớn lượng nước này lại đổ ra biển, nên về mùa khô, hạn hán xảy ra thường xuyên là tất yếu. Đi đôi với thiếu hụt của lượng mưa thì gió trên khu vực lại khá lớn đã gây nên hiện tượng cát bay, cát nhảy cũng là nhân tố chủ yếu gây ra hạn hán thiếu hụt nước.

Diễn biến bất lợi về khí hậu thời tiết như nhiệt độ không khí tăng cao, lượng bốc hơi, số giờ nắng đều cao hơn giá trị trung bình nhiều năm và đặc biệt là sự thiếu hụt lượng mưa kéo dài trong nhiều tháng là những nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn hán ở Nam Trung Bộ, điển hình là đợt hạn nghiêm trọng năm 2002 tại Ninh Thuận là do lượng mưa bình quân năm 2001 trong toàn tỉnh chỉ đạt 550mm, thấp hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm (849mm) khoảng 35%, hạn hán xảy ra năm 2005 do lượng mưa bình quân năm 2004 chỉ bằng 50% so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Hệ quả của việc thiếu hụt lượng mưa này làm cho lượng nước chứa trong các hồ-đập đều thấp hơn so với thiết kế (ví dụ năm 2005, thấp hơn 50% so với thiết kế), dòng chảy cơ bản trong các sông suối cũng bị suy giảm làm cho lượng nước có thể khai thác bị cạn kiệt, đất đai khô cằn, hoang mạc hóa.

Việc sử dụng nguồn nước mặt còn nhiều lãng phí như tưới tràn từ ruộng cao xuống ruộng thấp suốt ngày đêm, các hệ thống kênh nhánh nội đồng chưa được hoàn thiện và cứng hóa, Theo số liệu điều tra, hệ thống thủy lợi hiện nay chỉ mới tưới được khoảng 80% so với thiết kế.

Ngoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhân phụ khác dẫn đến việc cạn kiệt và suy giảm nguồn nước có thể kể đến như sử dụng đất thiếu quy hoạch, hoạt động sản xuất nông nghiệp không phù hợp, nạn phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy, gây ô nhiễm các nguồn nước, quá trình đô thị hóa gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu sử dụng nước, chăn thả gia súc tự do, pháp chế và quản lý các nguồn tài nguyên nước chưa phù hợp v.v… đã làm cho tình trạng hạn hán tại Nam Trung Bộ ngày càng nghiêm trọng.

Tình trạng hạn hán trong những năm gần đây tại Việt Nam

Thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho thấy tại Việt Nam, hàng năm hạn hán xảy ra ở hầu khắp các vùng trên cả nước với mức độ và thời gian khác nhau, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương trong 40 năm qua, tại khu vực Bắc Bộ đã xảy ra những năm hạn nặng vào vụ đông xuân: năm 1959, 1961, 1970, 1984, 1986, 1989, 1993, 1998 và vụ mùa 1960, 1961, 1963, 1964. Tại khu vực Trung Bộ và Nam Bộ có hạn nặng trong các năm 1983, 1987, 1988, 1990, 1992, 1998. Đặc biệt phải kể đến hai đợt hạn nghiêm trọng năm 1992-1993, 1997-1998 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sản xuất nông nghiệp trên cả nước. Sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa năm 1992 đã gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất và dân sinh trong năm 1993. Vào năm 1992, lượng mưa hàng năm thiếu hụt tới 30-70%, có nơi tới 100% so với trung bình nhiều năm từ tháng VIII đến tháng XI, tới 40- 60% năm 1993 trong 7 tháng đầu năm. Theo thống kê tổng diện tích lúa vụ đông xuân bị hạn trên các vùng trên 176.000 ha, bị chết là trên 22.000 ha. Trong vụ hè thu năm 1993, lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kết hợp với nắng nóng gay gắt, bốc hơi nhiều dẫn đến hạn hán rất nghiêm trọng, dự trữ nước ngầm trong đất, trên các sông suối và ở các hồ chứa rất ít. Mực nước trên các sông lớn đều thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1- 0,5m, các hồ chứa vừa và nhỏ đều cạn kiệt. Đặc biệt các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, hạn hán tác động mạnh đến nông nghiệp (41,2% diện tích gieo trồng bị hạn, trong đó 24.090 ha bị chết, tại đồng bằng sông Cửu Long hạn hán ít gay gắt hơn, có 8564 ha lúa bị chết).

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm 1998 hạn hán xảy ra trên cả nước là do hiện tượng El Nino 1997-1998 kéo dài 15 tháng (từ tháng IV năm 1997 đến tháng VI năm 1998) gây ra. Năm 1997 nhiệt độ bề mặt trái đất cao hơn trung bình nhiều năm là 0,430C. Ở Việt Nam nhiệt độ trung bình tháng từ tháng X đến 1997 đến tháng VI năm 1998 thường cao hơn trung bình nhiều năm, liên tục xảy ra các đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài nhiều ngày với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt mức 40-410C. Cùng với đó, lượng mưa cũng có những thể hiện đặc biệt, khu vực Bắc Bộ mưa rất ít trong các tháng đầu năm, mùa mưa đến muộn và tổng lượng mưa trung bình năm 1998 chỉ bằng 60-80% lượng mưa trung bình nhiều năm, tại khu vực Bắc Trung Bộ lượng mưa chỉ bằng 60-95% lượng mưa trung bình nhiều năm, còn tại Nam Trung Bộ, từ tháng I đến tháng VIII (trừ tháng V), lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, tuy nhiên các tháng còn lại lượng mưa lại cao hơn bình thường. Chính điều này khiến cho đầu năm hạn hán xảy ra nghiêm trọng, còn lũ lụt xảy ra nghiêm trọng từ tháng IX cho đến cuối năm. Tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên, lượng mưa nhận được đều ít hơn trung bình nhiều năm. Tình trạng hạn hán, thiếu nước mùa khô 1997-1998 xảy ra đặc biệt nghiêm trọng, bao trùm hầu như trên tất cả các khu vực của Việt Nam, gây nên thiệt hại lớn: diện tích lúa bị hạn cả nước lên tới 254.000 ha trong đó 30.740 ha bị mất trắng vụ đông xuân, 435.320 ha bị hạn trong đó 70810 ha bị chết vụ hè thu, 153.070 ha trong đó 22.690 ha bị mất trắng trong vụ mùa. Cùng với đó hàng chục nghìn ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn, gần 3 triệu người thiếu nước sinh hoạt.

Vào những thời gian gần đây, hạn hán cũng xảy ra trên diện rộng và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho người dân ở nhiều địa phương trên cả nước. Vào năm 2001, các địa phương như Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị là những nơi xảy ra hạn nghiêm trọng. Trong các tháng VI và VII hầu như không có mưa. Chỉ tính tại Phú Yên, hạn hán đã gây thiệt hại cho 7200 ha mía, 500 ha sắn, 225 ha lúa nước và 300 ha lúa nương. Tính trong 6 tháng đầu năm 2002, hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây ra thiệt hại lớn về mùa màng, cháy rừng xuất hiện trên diện rộng, trong đó phải kể đến cháy rừng lớn ở các khu rừng tự nhiên U Minh thượng và U Minh hạ. Vào thời kỳ các tháng trước mùa mưa trong năm 2003, hạn hán diễn ra trên hầu khắp khu vực Tây Nguyên, dẫn đến thiệt hại cho khoảng 300 ha lúa ở Kon Tum, 3000 ha lúa ở Gia Lai và 50.000 ha đất canh tác ở Đắk Lắc; tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân cũng diễn ra khiến cho 100.000 hộ dân trên địa bàn lâm vào cảnh thiếu thốn nước sử dụng. Thống kê riêng tại Đắk Lắc, tổng ước tính thiệt hại vào khoảng 250 tỷ đồng. Năm 2004-2005 hạn hán thiếu nước cũng diễn ra trên diện rộng tuy nhiên không nghiêm trọng như năm 1997-1998. Trên khu vực Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội vào đầu tháng III xuống mức 1,72 m thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Trên khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, nắng nóng kéo dài, lưu lượng nước trên các sông suối ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn; nhiều hồ, đập không đủ khả năng cấp nước. Tại Ninh Thuận - địa phương bị hạn hán thiếu nước nghiêm trọng nhất trong khoảng 20 năm qua, nguyên nhân chủ yếu là do mưa ít, lượng mưa trong 4 tháng (từ tháng XI/2004 đến tháng II/2005) chỉ bằng khoảng 41% trung bình nhiều năm; các sông suối, ao hồ đều khô cạn, chỉ có hồ Tân Giang còn khoảng 500.000 m3 nước nhưng ở dưới mực nước chết, hồ thuỷ điện Đa Nhim - nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Ninh Thuận, cũng chỉ đạt 1/3 dung tích so với cùng kỳ năm trước. Trên toàn Ninh Thuận có 47.220 người thiếu nước sinh hoạt. Ngoài tình trạng hạn hán, hiện tượng cháy rừng do thiếu nước cũng liên tục xảy ra, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều là những nguyên nhân chủ yếu. Tại Phú Yên, Thừa Thiên Huế trong năm 2011 cũng xảy ra nhiều vụ cháy rừng.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 379.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương