Khí tượng Khí hậu học Mã số: 60440222


Số liệu sử dụng trong nghiên cứu



tải về 379.32 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích379.32 Kb.
#14524
1   2   3   4   5   6   7   8

2.3 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu


Số liệu được sử dụng cho nghiên cứu quá trình phân tích hiện trạng hạn khí tượng ở Nam Trung Bộ bao gồm: (1) số liệu lượng mưa năm thời kỳ 1961 – 2012 của các trạm sau đây (Bảng 2.3). (2) Số liệu mô phỏng và dự tính bằng mô hình khí hậu khu vực PRECIS (Providing Regional Climates for Impacts Studies) (Được cung cấp từ nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2014).

Bảng 2.3: Danh sách trạm khí tượng lấy số liệu quan trắc trong thời kỳ quá khứ


STT

Tên trạm

Tỉnh

Kinh độ

Vĩ độ

1

Quy Nhơn

Bình Định

109°13'

13°46'

2

Sơn Hoà

Phú Yên

108°59'

13°03'

3

Tuy Hoà

Phú Yên

109°17'

13°05'

4

Nha Trang

Khánh Hòa

109°12'

12°13'

5

Cam Ranh

Khánh Hòa

109°09'

11°55'

6

Phan Rang

Ninh Thuận

108°06'

10°56'

7

Phan Thiết

Bình Thuận

108°06'

10°56'

8

Hàm Tân

Bình Thuận

107°46'

10°41'

Các trạm lấy số liệu được liệt kê trong bảng 2.3 trên được lựa chọn dựa vào phân bố các trạm tại các địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ, đảm bảo tính đồng nhất về mặt không gian và khả năng mô tả chính xác các điều kiện khí hậu trên toàn khu vực nghiên cứu.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xu thế biến đổi của hạn hán tại Nam Trung Bộ giai đoạn 1961-2012


Như đã phân tích trong Chương 2, chỉ số hạn chính được sử dụng để đánh giá đặc trưng hạn hán khu vực Nam Trung Bộ là chỉ số SPI. Các ngưỡng giá trị của chỉ số SPI giúp xác định mức độ các đợt hạn trong giai đoạn nghiên cứu cũng như thời gian bắt đầu kết thúc của các đợt hạn này. Từ các kết quả phân tích đánh giá này có thể cho ta thấy một cái nhìn tổng quan và chi tiết trên toàn khu vực Nam Trung Bộ về xu thế biến đổi của hạn hán trong giai đoạn 1961-2012. Cụ thể, các kết quả phân tích như sau:

3.1.1 Phân bố theo không gian


Sự biến đổi của chỉ số SPI trên các trạm thuộc khu vực Nam Trung Bộ trong thời kỳ 1961-2012 được biểu diễn bởi Hình 3.1.














Hình 3.1: Chỉ số SPI theo năm tại các trạm thuộc khu vực Nam trung Bộ trong
thời kỳ 1961-2012




Từ hình 3.1 có thể thấy trên quy mô toàn khu vực thì hầu hết các trạm đều thể hiện xu thế tuyến tính tăng của giá trị chỉ số SPI, ngoại trừ trạm khí tượng Hàm Tân thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận có xu thế tuyến tính giảm. Điều này chứng tỏ một điều là trên toàn khu vực hầu hết các địa phương đều thể hiện xu thế tuyến tính giảm của hạn hán, ngoại trừ tại Hàm Tân là xu thế tuyến tính tăng của hạn. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn tính chất và mức độ biến đổi của hạn hán trong quá khứ-giai đoạn 1961-2012 ta sẽ đi xem xét tại từng trạm khí tượng.

Tại trạm Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên ta có thể thấy giai đoạn 1961-2012 gần như năm nào hạn hán cũng xảy ra tại đây, tuy nhiên mức độ hạn hán trong các năm có sự dao động khác nhau. Các giá trị cực trị của SPI nhìn thấy như sau: đạt cực tiểu vào năm 2005 với giá trị SPI ≈ -2 (ngưỡng hạn rất nặng) trùng với thời kỳ hoạt động của El Nino; đạt cực đại vào năm 2009 với giá trị của SPI ≈ 3 thể hiện mức độ ẩm ướt khá cao, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ ngập lụt trong năm này là khá lớn. Bên cạnh những giá trị cực trị quan trắc thấy được trong thời kỳ quá khứ thì ta cũng thấy các thời kỳ đầu giai đoạn 1961-2012 hạn ở mức độ hạn nặng cũng thường xuyên xảy ra (SPI ≈ -1,5), có thể kể đến các năm đó như năm 1962, 1965, 1974, 1983. Hạn ở các năm này xảy ra với thời gian hạn kéo dài, mức độ hạn cũng là đáng kể, đều là hạn nặng. Càng về sau thì xu thế hạn lại có chiều hướng giảm (a1= 0,0315), tuy nhiên khi hạn xảy ra lại đạt mức độ hạn nặng hay là rất nặng.

Tại trạm Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) trong giai đoạn 1961-2012 cũng giống như trạm Tuy Hòa thể hiện xu thế tuyến tính tăng của SPI (a1=0,0112) đồng nghĩa với xu thế tuyến tính giảm của hạn hán. Ta xem xét mức độ hạn và thời gian xảy ra hạn hán tại đây như sau: trong cả giai đoạn quan trắc thấy các năm hạn hán thường xuyên xảy ra, mức độ hạn trong những năm xảy ra hạn cũng là khá nghiêm trọng, giá trị cực tiểu của SPI trong giai đoạn này đạt ≈ -1,5 vào năm 1983-năm xảy ra hiện tượng El Nino, các năm hạn nặng khác như 1997, 2005 cũng xảy ra trùng với thời kỳ El Nino hoạt động mạnh. Điều này là khá phù hợp vì trong những năm xảy ra hiện tượng El Nino lượng mưa tích lũy là khá thấp. Xen kẽ những năm xảy ra hạn hán lại có những năm SPI đạt giá trị cực đại là khá lớn (SPI > 2) thể hiện mức độ ẩm ướt tại nơi quan trắc là đặc biệt nghiêm trọng, đồng nghĩa với hiện tượng lũ lụt xảy ra, những năm có giá trị SPI ở mức ẩm ướt cao này như: 1981, 1993, 1999, 2008.

Tại Khánh Hòa (trạm Nha Trang, trạm Cam Ranh), vẫn là xu thế tuyến tính tăng của giá trị chỉ số SPI, điều này cho thấy xu thế tuyến tính giảm của hạn hán tại địa phương. Xu thế hạn hán là giảm, nhưng mức độ của những năm hạn lại là điều đáng lưu tâm, các năm xảy ra hạn đều ở mức độ hạn nặng với giá trị SPI < -1,5. Các năm hạn tại từng trạm như sau:

Tại trạm Nha Trang: năm 1967, 1983, 2002, 2004, 2005. SPI đạt cực tiểu vào năm 1967 (SPI ≈-1,8)

Tại trạm Cam Ranh: 1979, 1983, 1997, 2005, 2007. SPI đạt cực tiểu vào năm 2005 (SPI ≈ -1,5), đây là năm xảy ra hiện tượng El Nino- một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hạn hán tại khu vực.

Bên cạnh việc xem xét các cực tiểu của SPI gắn liền với hạn hán thì việc quan trắc các cực đại của SPI cũng rất quan trọng. Tại hai trạm Nha Trang và Cam Ranh, cực đại của SPI là rất lớn (SPI ≈ 3), với ngưỡng giá trị SPI cực đại như vậy tình trạng lũ lụt tại đây là hết sức nghiêm trọng.

Tại tỉnh Ninh Thuận (trạm Phan Rang) trong giai đoạn 1961-2012, giá trị của SPI thể hiện xu thế tuyến tính tăng-hạn hán có xu thế tuyến tính giảm trên địa bàn tỉnh (a1=0,0567). Xu thế hạn hán giảm mạnh nhưng các năm xảy ra hạn lại ở mức độ hạn từ nặng đến rất nặng, cực tiểu SPI trong giai đoạn ứng với mức hạn rất nặng là năm 1988 với SPI ≈ -2,5. Thời kỳ xảy ra hạn kéo dài, hạn hán gần như kéo dài liên tục trong suốt thời kỳ 1983-1994. Các năm hạn khác với mức độ hạn nặng như : 1983, 1992. Năm có SPI đạt cực đại là năm 2010 (SPI ≈ 2,5), thể hiện mức độ ẩm ướt rất cao của địa phương.

Tại trạm Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), quan trắc trong giai đoạn 1961-2012 có thể thấy: trong cả giai đoạn SPI thể hiện xu thế tăng- xu thế giảm của hạn hán trong giai đoạn này. Mức độ biến đổi của SPI trong giai đoạn này tại trạm Phan Thiết là đáng kể, SPI dao động trong khoảng [-2;3]. SPI đạt cực tiểu vào năm 1977 (SPI =-2), tương ứng với mức hạn rất nặng vào năm này, các năm xảy ra hạn khác như năm 1968, 1986, 1993, 1997, 2005 đều ở ngưỡng hạn nặng. Bên cạnh đó phải kể đến các năm có giá trị SPI dương hay là các năm có mức độ ẩm ướt là rất cao như: 1978,1980, 1995, đáng kể là năm 1999 với giá trị của SPI lên đến 3, một mức ẩm ướt rất lớn – thể hiện tình hình xảy ra lũ lụt của năm này là đáng nghiêm trọng. Các năm hạn xảy ra trong quá khứ kéo dài và đều đạt mức hạn từ nặng đến rất nặng thể hiện tính chất khắc nghiệt của hạn hán tại địa phương.

Tại trạm Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), là trạm duy nhất trong số các trạm lựa chọn trong nghiên cứu này thể hiện xu thế giảm của giá trị chỉ số SPI trong giai đoạn 1961-2012, đồng nghĩa với xu thế tăng của hạn hán tại đây (a1= -0,0181). Đây là một xu thế khá tiêu cực, thể hiện mức độ nghiêm trọng của hạn hán tại trạm này. Các cực trị quan trắc được như sau: đạt cực tiểu (SPI ≈-2,5) - mức hạn rất nặng vào năm 2005, năm xảy ra hiện tượng El Nino; đạt cực đại vào năm 2008 với giá trị của SPI ≈ 2, biểu hiện của lũ lụt nghiêm trọng. Mức độ dao động của giá trị SPI tại trạm này cũng là khá lớn [-2,5÷2], biểu hiện tính tiêu cực của thời tiết khí hậu nơi đây. Thời kỳ xảy ra hạn hán tại nơi đây cũng kéo dài, các năm hạn liên tiếp nhau như 1987-1990 với mức độ hạn đạt ngưỡng hạn nặng.

Nhìn chung, trên quy mô không gian toàn khu vực Nam Trung Bộ có thể thấy diễn biến hạn hán trong giai đoạn 1961-2012 dường như có xu thế giảm, 6/7 trạm có xu thế tuyến tính giảm của hạn hán (a1>0). Tuy nhiên hạn khi xảy ra lại đều đạt mức độ hạn khắc nghiệt (hạn nặng và rất nặng) và thời gian hạn kéo dài lên đến hàng năm, cùng với tính tiêu cực của hạn hán tại khu vực thì tình hình xảy ra lũ lụt trong một số năm của giai đoạn 1961-2012 ở đây cũng là đáng báo động (SPI đạt ngưỡng ẩm ướt cao).

3.1.2 Phân bố theo thời gian


Hạn hán khu vực Nam Trung Bộ xuất hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ bắt đầu hạn, hạn vừa, hạn nặng đến rất nặng. Tần suất hạn ở ngưỡng bắt đầu hạn phổ biến trong 3 tháng mùa mưa (tháng 9 đến tháng 11), trong đó các tỉnh phía Bắc (từ Bình Định đến Khánh Hòa) tần suất hạn hầu như bằng 0. Càng về phía Nam (từ Bình Thuận đến Ninh Thuận) tần suất hạn tăng dần từ ngưỡng thấp đến cao.

Hạn hán thể hiện rõ nhất trong thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 8 với tần suất phổ biến từ mức hạn nặng đến rất nặng hoặc đạt 100%. Trong đó tần suất hạn đạt cao nhất trong các tháng 1-4. Trong các tháng này, hạn vẫn có chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Tần suất hạn đều đạt ở ngưỡng đặc biệt cao hoặc đạt 100% từ Bình Thuận đến Ninh Thuận. Từ Khánh Hòa trở ra phía Bắc tần suất hạn giảm dần, từ đặc biệt cao đến cao.

Từ kết quả tính toán chỉ số SPI cho thấy, điều kiện khô/hạn bắt đầu xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6, một số trường hợp kéo dài đến tháng 7, sau đó đến các tháng ẩm ướt và tiếp tục là tháng 12 khô/hạn. Thực tế, lượng mưa tháng 1, tháng 7 - 8 và tháng 10-11/2010 trên khu vực Nam Trung Bộ ở mức từ cận đến lớn hơn trung bình nhiều năm và là các tháng ẩm ướt; từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 9 và tháng 12/2010 là các tháng có lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm và tồn tại điều kiện khô/hạn. Như vậy, có thể thấy chỉ số này đã mô tả khá tốt diễn biến của điều kiện khô hạn tại các trạm trên khu vực Nam Trung Bộ.

Qua kết quả quan trắc trong quá khứ giai đoạn 1961-2012 cũng cho thấy chỉ số SPI đã phản ánh chính xác các năm xảy ra hiện tượng hạn hán cũng như mức độ tính chất khắc nghiệt của hạn hán, các thời gian kéo dài của hạn hán tại khu vực Nam Trung Bộ.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 379.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương