KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang70/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   66   67   68   69   70   71   72   73   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

1. Về điều hành giá bán xăng dầu:

Từ ngày 15/12/2009 đến nay, hoạt động kinh doanh xăng dầu thực hiện theo quy định của Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là Nghị định 84) và Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là Thông tư 234).

Giá bán xăng dầu được quy định tại Điều 27 Nghị định 84/NĐ-CP, theo đó:



- Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước;

- Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này; có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.

- Khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầu mối đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và phương án giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật;...

Thực hiện quy định của Nghị định 84 và Thông tư 234, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trực tiếp quyết định giá bán xăng dầu trong Quý I/2010.

Thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội… theo chủ trương của Chính phủ, từ Quý II năm 2010 đến nay, Liên Bộ Tài chính - Công Thương (Liên Bộ) trực tiếp điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước, các thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một trong 20 thương nhân kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương cấp giấy phép) có trách nhiệm chấp hành theo thông báo/quyết định điều hành giá của Bộ Tài chính. Căn cứ để quyết định điều chỉnh tăng giảm giá do Liên Bộ tính toán, xác định dựa vào sự biến động của giá xăng dầu thế giới, các khoản thuế, phí... và các quy định tại NĐ 84, TT 234 trong kỳ tính giá mà không phụ thuộc vào lỗ lãi của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối.

- Bất cập cơ bản của Nghị định 84/2009/NĐ-CP

Nghị định 84/2009/NĐ-CP quy định: Giá xăng dầu thế giới cấu thành trong giá cơ sở được tính bình quân của 30 ngày dự trữ lưu thông tính đến thời điểm xác định giá cơ sở để quyết định giá bán lẻ xăng dầu.

Trong thực tế, diễn biến giảm giá xăng dầu thế giới thường chỉ diễn ra trong thời gian không dài (03 đến 07 ngày), mức giảm không lớn nên ảnh hưởng không đáng kể đến giá cơ sở vì giá cơ sở được xác định bình quân trong thời gian là 30 ngày (thời gian quá dài), do vậy khi giá thế giới có giảm nhưng chưa đến mức phải điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu nên không có sự điều chỉnh. Đây là nguyên nhân dễ phát sinh dư luận xã hội khi giá xăng dầu thế giới có giảm.

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 cần rút ngắn thời gian dự trữ lưu thông xăng dầu khi xác định giá cơ sở xăng dầu để quyết định giá bán lẻ.

2. Về kết quả kinh doanh năm 2013 của Tập đoàn Xăng dầu

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực chủ yếu: Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu; Kinh doanh các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng (gas); Kinh doanh vận tải xăng dầu (viễn dương, đường sông, bộ); Dịch vụ phục vụ kinh doanh xăng dầu (khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng, cơ khí xăng dầu); Hoạt động tài chính (ngân hàng, bảo hiểm).

Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu chỉ là một phần trong tổng thể kết quả hoạt động kinh doanh. Căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 (đã được Deloitte kiểm toán) đã công khai trên trang Web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Tổng lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế là 2.021 tỷ đồng, trong đó: Lợi nhuận kinh doanh xăng dầu là 848 tỷ đồng (chiếm 42% tổng lợi nhuận); Lợi nhuận của khối các công ty cổ phần, các công ty liên doanh, liên kết là 1.173 tỷ đồng.

3. Về việc kiểm tra, kiểm toán, thanh tra

Trong thời gian vừa qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thường xuyên được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (Thanh tra của Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập), kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đều được họp báo công khai kết quả, cụ thể:

- Kiểm toán NN kiểm toán cấp bù giai đoạn năm 2006 - 2008;

- Kiểm toán NN kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2011 của Tập đoàn;

- Kiểm toán NN kiểm toán chuyên đề Quỹ Bình ổn giá niên độ 2009 - 2010;

- Bộ Tài chính Thanh tra Tài chính tại Tập đoàn năm 2011;

- Cơ quan Thuế kiểm tra quyết toán thuế giai đoạn 2010 - 2011;

- Tháng 7/2014, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán chuyên đề giá 03 năm 2011 - 2013.

- Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6/2013 (Đoàn thanh tra vừa kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị, Đoàn thanh tra đang tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra), Kết luận thanh tra khi ban hành sẽ được công khai theo quy định của pháp luật.



30. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Hiện nay mới xử lý một số đối tượng trong tập đoàn là chưa đủ, cần làm rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan chủ quản, làm rõ sai phạm của cá nhân và tập thể trong các vụ việc gây thất thoát nghiêm trọng này.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Từ năm 2012 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện thanh tra tại một số Tập đoàn, NHTM nhà nước. Qua thanh tra đã kiến nghị nộp ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính nhiều tập thể, cá nhân có vi phạm; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý theo quy định hàng chục vụ việc. Cụ thể là: Kết quả thanh tra Tập đoàn Vinashin đã phát hiện các sai phạm với số tiền trên 2.622 tỷ đồng (Vụ việc cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc dùng 1000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu quốc tế để mua nợ của BIDV, trong đó có nhiều khoản nợ xấu; Vụ việc cố ý làm trái quy định pháp luật trong đầu tư, quản lý tài chính dẫn tới lãng phí trong sử dụng gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư tại 2 Dự án của Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy; Vụ việc đầu tư mua cổ phần của Công ty CP Đầu tư và Vận tải Dầu khí có dấu hiệu che dấu, biển thủ 318 tỷ đồng...); Đã kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 11 vụ việc (trong đó: cơ quan điều tra đã khởi tố 04 vụ án, khởi tố 08 bị can).

Đồng thời với việc xử lý các sai phạm, các bất cập về cơ chế, chính sách đã được Thanh tra Chính phủ kiến nghị kịp thời với cấp có thẩm quyền để xem xét sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục, hoàn thiện cơ chế quản lý cho đồng bộ hơn.

Đối với trách nhiệm của cơ quan chủ quản, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng và các tập thể, cá nhân liên quan trực thuộc Bộ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Trong thời gian qua có nhiều vụ việc liên quan đến buôn lậu xăng dầu các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu, nhưng chưa phát hiện có liên quan đến Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Cơ quan chủ quản.

Dẫn chứng một số vụ việc vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu, như:

- Tháng 11/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã khởi tố vụ án gian lận, trốn thuế 422.000 lít xăng Ron 92 xảy ra tại Tổng công ty Xăng dầu Hàng không, đồng thời chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra làm rõ, truy tố...

- Ngày 28/7/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan bắt quả tang tàu Giang Châu 1 (Quốc tịch Campuchia) đang bơm bán xăng trái phép cho 03 tàu của Việt Nam (tàu Hoàng Sơn 08, Hoàng Sơn 09 và Minh Châu 08). Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã quyết định khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ cho cơ quan CSĐT.

- Ngày 07/4/2014, tại Hà Nội, Cục An ninh kinh tế tổng hợp - Tổng Cục An ninh II, Bộ Công an họp báo công bố triệt phá đường dây buôn lậu xăng dầu trên vùng biển giáp ranh Thanh Hóa, Nghệ An cuối năm 2013 do ông Nguyễn Trường Sơn - Công ty TNHH Hoàng Sơn cầm đầu.

- Tháng 7/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã thực hiện thành công chuyên án XD 612, bắt giữ vụ buôn lậu 2.000 tấn xăng, trong số 05 tàu bị bắt giữ có 03 tàu của Công ty TNHH Hoàng Sơn - Thanh Hoá.

- Ngày 17/12/2013, tại Thanh Hóa, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Tổng cục An ninh nội địa (Tổng cục II) - Bộ Công an bắt giữ tàu An Bình 126 và tàu An Bình 1 đang thực hiện sang chiết Dầu trái phép, cả 02 tàu này đều thuộc sở hữu của Công ty TNHH Hoàng Sơn - Thanh Hóa (trên tàu có 12 người đều mang Quốc tịch Việt Nam).

- Ngày 27/8/2013, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Thế Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp) để điều tra về tội buôn lậu xăng dầu..



31. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện thanh tra các cấp đang gặp phải những vướng mắc trong việc xây dựng kế hoạch, ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thành lập đóng tại địa phương. Đề nghị Thanh tra Chính phủ ban hành hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp, cần phân định rõ phạm vi thanh tra của Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở khi tiến hành thanh tra doanh nghiệp nhà nước theo phạm vi quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thanh tra đã có quy định về phạm vi thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện. Đồng thời, cũng có quy định về việc xây dựng kế hoạch thanh tra, xử lý việc chống chéo trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy định của chủ sở hữu. Trong đó, Nghị định đã có quy định về việc xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 về quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình kế hoạch thanh tra. Thông tư đã có hướng dẫn đối với việc điều chỉnh xử lý chồng chéo, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với một số cơ quan như Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kiểm toán Nhà nước…để xây dựng quy chế phối hợp hoạt động và xử lý việc chồng chéo trong xây dựng kế hoạch thanh tra và trong tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

32. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, theo quy định của luật thì người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản khi xét thấy cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này là rất khó khăn vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Đề nghị Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hướng dẫn chi tiết về quyền phong tỏa tài khoản, để thuận lợi cho địa phương triển khai thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện phong tỏa tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Hiện nay Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra, sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.

33. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường công tác thanh tra các dự án đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, tập trung hoàn thiện và sớm đưa các công trình đang dang dở vào hoạt động để tránh dàn trải, lãng phí.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Trong thời gian qua, chủ trương phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng các công trình, dự án đã góp phần quan trọng vào hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Hằng năm Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện việc giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo quy định; ngành Thanh tra (chủ yếu là Thanh tra Bộ Tài chính) thực hiện thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực. Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tổng số 30 chương trình, dự án (năm 2012 đến nay là 03 dự án10) sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư được duyệt là 64.300,4 tỷ đồng. Qua thanh tra đã kiến nghị xử lý về kinh tế trên 4.356, 17 tỷ đồng (Trong đó: thu hồi nộp NSNN là 1.296,443 tỷ đồng; giảm trừ khi khi nghiệm thu thanh toán: 530,471 tỷ đồng; không nghiệm thu thanh toán 7,483 tỷ đồng; làm rõ hồ sơ, bổ sung căn cứ khi nghiệm thu, thanh toán: 121,482 tỷ đồng; giảm giá trị dự toán: 13,497 tỷ đồng; dừng bố trí vốn trái phiếu Chính phủ: 467,5 tỷ đồng; cắt giảm vốn trái phiếu Chính phủ: 41,1 tỷ đồng; phê duyệt điều chỉnh giảm vốn trái phiếu Chính phủ: 1.277,0 tỷ đồng; báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý: 601,2 tỷ đồng).

Kết quả thanh tra cho thấy việc bố trí vốn còn dàn trải, tiến độ thực hiện dự án chậm dẫn đến tăng chi phí đầu tư, chậm đưa vào sử dụng; các địa phương phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán vượt so với khả năng huy động vốn; một số dự án dừng thi công do thiếu vốn; công tác khảo sát, thiết kế chất lượng thấp dẫn đến phát sinh khối lượng khi triển khai thi công; Lập, thẩm định phê duyệt dự toán không đúng chế độ quy định; nghiệm thu, thanh toán không đúng quy định.

Qua thanh tra đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về những loại, quy mô, công trình dự án thuộc đối tượng được bố trí vốn bằng nguồn trái phiếu Chính phủ; quy định giao trách nhiệm chủ trì giám sát đối với vốn đầu tư theo chương trình mục tiêu, tránh tình trạng để các địa phương bố trí vốn sai mục tiêu chương trình đã đề ra.

Về việc bố trí nguồn vốn để hoàn thành các dự án dở dang: Để đảm bảo các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 đã bố trí hết vốn giai đoạn nhưng vẫn còn dở dang, Quốc hội đã có Nghị quyết số 65/NQ-QH bố trí vốn bổ sung để hoàn thành cho các dự án trong giai đoạn 2014-2016 với tổng số vốn hơn 73 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả đầu tư chưa cao, để xảy ra lãng phí, thất thoát. Việc mở rộng phạm vi đầu tư, bổ sung nhiều mục tiêu đã làm tăng số lượng dự án và tổng mức đầu tư; phê duyệt nhiều dự án không tính đến khả năng cân đối vốn ở nhiều bộ, ngành, địa phương; công tác khảo sát, thiết kế, dự toán, thẩm định và tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán còn nhiều tồn tại dẫn đến nhiều công trình, dự án chậm tiến độ, dở dang, lãng phí.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định chưa thống nhất, không phù hợp, kém hiệu quả về phân cấp, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Các bộ, ngành, địa phương rà soát quy hoạch, bảo đảm tính hệ thống, phù hợp với khả năng thực hiện; sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế phân cấp; chấn chỉnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư, đấu thầu, quyết toán công trình bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án cần thiết, cấp bách ở các tỉnh khu vực miền núi khó khăn.

Thanh tra Chính phủ đang xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2015, việc thanh tra các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cũng là một trong những nội dung được quan tâm đưa vào Kế hoạch thanh tra năm 2015.

34. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Để việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo đạt hiệu quả cao. Đề nghị cần ban hành quy định bảo vệ người tố cáo và nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân. Nghiên cứu hoàn thiện các quy định bảo đảm an toàn cho người tố cáo tham nhũng, đồng thời xử lý những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu cáo, tố cáo sai sự thật, gây rối nội bộ.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Để việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo đạt hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân. Nghị định số 76/2012/NĐ-CP đã quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, bao gồm cả bảo đảm an toàn cho người tố cáo tham nhũng.

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang đề nghị đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ đối với Nghị định quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm xử lý các hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, vu cáo, vu khống cũng như hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

35. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng còn chậm, là nguyên nhân xảy ra những vụ việc khiếu kiện đông người. Nhà nước cần có quy định rõ ràng, quy chế xử phạt nghiêm minh hơn, dành nhiều thời gian cho lãnh đạo chính quyền trực tiếp tiếp công dân hơn.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đã có quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều người về cùng một nội dung. Trên cơ sở đó, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về một nội dung. Tuy nhiên, tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người, phức tạp, kéo dài đang là vấn đề rất nan giải, liên quan đến nhiều nội dung, thuộc phạm vi trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, liên quan đến các vấn đề chính trị, xã hội. Nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về những chủ trương, đường lối, văn bản quy phạm pháp luật, song chúng ta thiếu cơ chế pháp lý để xử lý. Để giải quyết triệt để vấn đề này, một mặt chúng ta phải rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, một mặt chúng ta phải nghiên cứu, xây dựng Luật trưng cầu dân ý, Luật biểu tình làm cơ sở cho việc giải quyết.

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang đề nghị đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ đối với Nghị định quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm xử lý các hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, vu cáo, vu khống cũng như hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP đã quy định cụ thể về trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bố trí đúng, đủ thời gian quy định để tiếp công dân. Vì vậy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị phải coi đó là nhiệm vụ chính trị của mình, đồng thời bố trí thời gian để trực tiếp tiếp công dân theo quy định.



36. Cử tri tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhân dân, đặc biệt là các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân; có biện pháp chế tài cụ thể đối với các cơ quan có trách nhiệm, tránh để đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Cử tri kiến nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo Ngành và địa phương liên quan thông báo cho cử tri biết về tiến độ thực hiện rà soát giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài trong thời gian qua và kết quả xử lý đối với các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là cơ quan quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc. Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch số 1130/KH-TTCP để phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Thanh tra Chính phủ triển khai 19 Tổ công tác rà soát tại 36 tỉnh, thành phố; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Lao động, Thương binh và Xã hội đã triển khai 9 Tổ công tác rà soát tại 11 tỉnh, thành phố.

Sau khi đã thực hiện cơ bản (trên 85%), tháng 8/2013, Thanh tra Chính phủ đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên. Ngày 19/9/2013, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch 2100/KH-TTCP để giải quyết các vụ việc còn lại trong số 528 vụ việc, đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương, bộ ngành phải chủ động và tiếp tục rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng khác.

Nhìn chung, các Bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài và đạt được những kết quả tích cực. Nhiều địa phương đã có sự tham gia tích cực của các cấp ủy đảng, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể, Đoàn Luật sư cùng với các cấp chính quyền để bàn phương án giải quyết, thể hiện sự chuyển biến về ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó đã tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động trong việc giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; tác động tích cực đến tình hình và kết quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhiều bức xúc trong nhân dân đã được giải tỏa, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm, góp phần bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tính đến thời điểm hiện nay, Kế hoạch 1130/KH-TTCP đã hoàn thành 494/528 vụ việc, còn 34 vụ việc đang được giải quyết; trong đó, 12 vụ việc đã báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, 09 vụ việc Thanh tra Chính phủ đang giải quyết và 13 vụ việc bộ, ngành, địa phương đang giải quyết. Thanh tra Chính phủ đang hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách và tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP. Có 08 địa phương báo cáo không có vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài: Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Giang, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Đắk Nông.

Theo quy định của Luật Thanh tra và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo: Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước. Hàng năm, Thanh tra xây dựng định hướng đều giao cho thanh tra bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực này. Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết quả thanh tra trách nhiệm giải quyết KNTC và phòng chống tham nhũng năm 2103, thanh tra các bộ, ngành, địa phương tiến hành 4.498 cuộc tại 12.849 đơn vị phát hiện 1.367 đơn vị có sai phạm; kiến nghị xử lý 2.083 tổ chức, cá nhân (đã xử lý 1.034 tổ chức, cá nhân). Trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành đã triển khai 606 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại 1.172 cơ quan, đơn vị, phát hiện 212 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 142 tổ chức, 389 cá nhân; xử lý hành chính 15 tổ chức, 27 cá nhân có vi phạm.

Trong thời gian tới Thanh tra Chính phủ tiếp tục tăng cường đôn đốc bộ, ngành Trung ương, các địa phương kiểm tra, rà soát giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài, phức tạp; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý kịp thời các vụ việc mới phát sinh, khiếu kiện đông người, vượt cấp; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ những vướng mắc và thông nhất các biện pháp giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp.

Cùng với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, thời gian tới thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành triển khai Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể:

- Triển khai thực hiện Luật tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân.

- Thực hiện tốt công tác xử lý đơn thư; quan tâm giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh; các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, trong đó cần tập trung: giải quyết dứt điểm 34 vụ việc phức tạp, tồn đọng còn lại theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khác theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP.

- Quan tâm công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao chất lượng các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo; quan tâm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn). Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn).

37. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác giải quyết KNTC trong nhân dân, đặc biệt là các vụ việc KNTC kéo dài gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nhằm đảm bảo trật tự an ninh xã hội.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   66   67   68   69   70   71   72   73   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương