KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang68/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Trong thời gian qua việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có những bước chuyển biến rõ rệt, các vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Đảng và Nhà nước đã triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” hiện các cấp ủy đảng từ Trung ương xuống địa phương đã triển khai thực hiện, qua kiểm điểm đã chỉ rõ được những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của từng đảng viên; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Tập trung làm chuyển biến rõ các mặt công tác cải cách hành chính như: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng giảm thời gian làm thủ tục; nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Rà soát, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp; từng bước tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…. từ cấp Trung ương xuống địa phương.

Tuy nhiên công tác phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn xã hội nên phải tiến hành đồng thời trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và việc phòng, chống tham nhũng ở cấp cơ sở là hết sức quan trọng.

11. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao; cơ chế chưa đồng bộ, số vụ việc bị phát hiện xử lý chưa nhiều, chưa tương xứng với các hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế, xử lý chưa thực sự nghiêm minh. Lãng phí đang xảy ra ở hầu hết các cơ quan, tổ chức, các ngành nhưng rất ít các cơ quan đơn vị bị xử lý về hành vi này. Vì vậy, nhân dân vẫn chưa thực sự tin tưởng vào quyết tâm đẩy lùi tình trạng này của Chính phủ. Đề nghị có biện pháp, chế tài xử lý cụ thể và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Tình hình kinh tế - xã hội đan xen giữa thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực. Một số lĩnh vực chủ yếu được công khai, minh bạch trong đời sống chính trị (hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật; hoạt động chất vấn, trách nhiệm giải trình.v.v.), chương trình mục tiêu quốc gia, về tài chính, ngân sách nhà nước, trong mua sắm công, quy hoạch sử dụng đất…

Các bộ, ngành, địa phương đã bổ sung, hoàn thiện quy định về quản lý cán bộ nhằm bảo đảm công khai, minh bạch; công tác thi tuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức đã được quan tâm chấn chỉnh. Các cấp, các ngành cũng chú trọng việc rà soát cơ chế, chính sách; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hàng chục nghìn văn bản quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn để phòng ngừa tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng đã được điều chỉnh, bổ sung; công tác cải cách hành chính, nhất là việc thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được đẩy mạnh; các hoạt động kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra thời gian qua được tăng cường và tập trung vào những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như quản lý sử dụng đất đai, đầu tư mua sắm công, tín dụng, ngân hàng, quản trị doanh nghiệp Nhà nước, quản lý tài nguyên, khoáng sản.v.v..

Tuy nhiên, tình hình tham nhũng, lãng phí tiếp tục diễn biến phức tạp, tham nhũng vẫn đang là thách thức và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay. Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 6 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012 – 2016 đã nêu những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện, trong đó về phòng, chống tham nhũng tập trung:

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật (1); Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng thực thi công vụ (2); Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch (3); Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử (4); Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hộị (5); Hợp tác quốc tế, thu hồi tài sản, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (6).

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tập trung: Tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị (1); Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (2); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (3); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước (4); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và công trình phúc lợi công cộng (5); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (6); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động, thời gian làm việc trong khu vực nhà nước (7); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (8); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân (9).

Đi liền các giải pháp trên, Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, triển khai từng nội dung cụ thể để đảm bảo việc thực hiện Nghị quyết có hiệu quả.

12. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Tình hình tham nhũng ở các cấp, các ngành như báo chí nêu trong thời gian qua, các vụ việc còn để lại hậu quả nghiêm trọng, đề nghị các ngành chức năng xử lý nghiêm minh. Đồng thời, có cơ chế bảo vệ người tham gia tố cáo tham nhũng, để công tác phòng ngừa tham nhũng phát huy hiệu quả hơn.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Được sự quan tâm, chỉ đạo tập trung, sâu sát của Ban Chỉ đạo TW về PCTN, với cơ chế xử lý hợp lý và quyết tâm cao của các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng đã được tập trung đẩy mạnh một bước, tạo chuyển biến tương đối rõ nét: Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được đẩy nhanh hơn; nhiều vụ án được mở rộng điều tra cả về tội danh và số lượng bị can, mức án đủ nghiêm, đủ sức răn đe hành vi tham nhũng; việc xử án treo trong các vụ án tham nhũng đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết hướng dẫn và được giám đốc, kiểm tra chặt chẽ nên việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo và việc xử phạt cải tạo không giam giữ đối với nhóm tội phạm tham nhũng đã giảm dần; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng được thực hiện thường xuyên, chủ động và hiệu quả; nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, được xã hộ đồng tình ủng hộ đánh giá tốt, đã có tác dụng cảnh báo, răn đe, phòng ngừa tham nhũng. Đây là những tiền đề tích cực, có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn công tác PCTN trong thời gian tới.

Về cơ chế bảo vệ người tham gia tố cáo tham nhũng: Triển khai thực hiện Luật tố cáo, ngày 03/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP trong đó quy định rõ các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, bao gồm, các nội dung rất cụ thể như: Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo; trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo; bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức; bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức.

13. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri tiếp tục cho rằng tình trạng tham nhũng ở nước ta vẫn không giảm. Việc phát hiện các vụ tham nhũng lớn chủ yếu do báo chí, còn các cơ quan nhà nước và nhân dân phát hiện rất ít. Đề nghị nhà nước cần ban hành các chính sách, cơ chế bảo vệ nhân dân tố giác tội phạm nói chung, tham nhũng nói riêng để đẩy mạnh phong trào toàn dân chống tham nhũng, tố giác tội phạm.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự vào cuộc của các tổ chức cấp ủy, chính quyền, sự ủng hộ của nhân dân, công tác PCTN tiếp tục được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, ổn định đất nước.

Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay, vẫn là một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội. Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp, việc phát hiện và xử lý chưa đạt yêu cầu như mong muốn.

Pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo nói chung, những quy định về bảo vệ người tố cáo nói riêng đang ngày càng được hoàn thiện. Luật Tố cáo đã dành hẳn 01 chương để quy định về bảo vệ người tố cáo (Chương V: từ Điều 34 đến Điều 40); Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tố cáo trong đó quy định rõ các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo. Quy định việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố cáo, bao gồm: nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Ngoài ra, đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt...; Luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo.

Có thể nói rằng quy định của pháp luật hiện nay về bảo vệ người tố cáo đã có một bước phát triển rất lớn so với các quy định trước đó và đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo chắc chắn để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa.

14. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri đề nghị cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ các thông tin báo chí nêu về một số cán bộ cấp cao có liên quan đến tính minh bạch của tài sản, thu nhập (vụ ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ); có thông tin liên quan đến vụ án tham nhũng ở Vinalines (thông tin Dương Chí Dũng đã đưa hối lộ cho một số lãnh đạo Bộ Công an) nhằm xử lý dứt điểm, nếu thật sự có vi phạm hoặc minh oan cho cán bộ, nếu thông tin sai sự thật. Có như vậy mới giúp người dân được thông tin đầy đủ, củng cố niềm tin của người dân với công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

- Về làm rõ thông tin cán bộ cấp cao có liên quan đến minh bạch tài sản thu nhập:

Sau khi báo chí nêu về tài sản của Ông Trần Văn Truyền, Ban Bí thư Trung ương đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Sau khi có kết luận kiểm tra, việc thông báo sẽ thực hiện theo quy định hiện hành.



- Về thông tin liên quan đến vụ án ở Vinalines:

Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), qua thanh tra đã phát hiện sai phạm và chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để tiếp tục xem xét làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với việc mua ụ nổi No83M có dấu hiệu của việc cố ý làm trái quy định của pháp luật về đầu tư, gây lãng phí.

Thông tin đưa hối lộ do Dương Chí Dũng khai trong phiên xét xử trước tòa, việc chứng minh có hay không có hành vi đưa hối lộ do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Kết quả sẽ được thông tin theo quy định của pháp luật.

15. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Cử tri cho rằng việc kê khai tài sản còn hình thức, đề nghị có cơ chế để các cơ quan chủ quản công khai tài sản của cán bộ, công chức tại nơi làm việc và nơi cư trú. Từ đó, nhân dân mới có thể giám sát, kịp thời phát hiện được những sai phạm để phản ánh, tố cáo tới các cơ quan chức năng.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng. Giải pháp này đã và đang được triển khai rộng rãi trong các cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang. Mặc dù việc kê khai tài sản, thu nhập đã thu được những kết quả bước đầu nhưng qua tổng kết, đánh giá cho thấy việc kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn hình thức; việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm túc; việc xác minh tài sản, thu nhập chưa được chủ động tiến hành nhằm làm rõ tính trung thực của việc kê khai.

Để bảo đảm cho việc minh bạch tài sản, thu nhập đi vào thực chất hơn, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hiệu quả các hành vi tham nhũng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 về Minh bạch tài sản, thu nhập. Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 hướng dẫn thi hành các quy định về Minh bạch tài sản, thu nhập.

Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập:

Theo quy định hiện hành, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Nếu đảng viên thuộc diện có nghĩa vụ kê khai thì Chi ủy tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản của đảng viên thuộc diện phải kê khai trong sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy tổ chức công khai bản kê khai tài sản của cấp ủy viên trong sinh hoạt cấp ủy.

Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú pháp luật hiện hành chưa quy định vì có thể gây khó khăn cho người kê khai tài sản, thu nhập trong việc tự bảo vệ tài sản chính đáng của mình. Do đó, việc công khai rộng rãi phải được tiến hành từng bước, bảo đảm tính khả thi.



16. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị thực hiện nghiêm quy định về kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Nhằm tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác MBTSTN, trong năm 2013, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu cho Bán Cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị Đề án “Tăng cường thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản theo các quy định của Đảng và Nhà nước”. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Để cụ thể hóa các quy định về MBTSTN trong Luật PCTN sửa đổi, bổ sung năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 về MBTSTN; Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 hướng dẫn thi hành các quy định về MBTSTN.

Song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN, Thanh tra Chính phủ đã chủ động tăng cường hướng dẫn, tập huấn về công tác MBTSTN và ban hành Kế hoạch số 376/KH-TTCP ngày 06/3/2014 thành lập 09 tổ kiểm tra tại 56 cơ quan, đơn vị về việc thực hiện quy định MBTSTN năm 2013.

Theo Báo cáo kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 của Thanh tra Chính phủ, tính đến ngày 31/5/2014 đã có 101 cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả MBTSTN năm 2013. Kết quả có 919.319 người đã kê khai TSTN trên tổng số 935.218 người phải kê khai TSTN (đạt 98,3%). Trên cơ sở Báo cáo của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số nội dung như sau:

- Chỉ đạo tăng cường nâng cao trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác MBTSTN và yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về công tác này.

- Cho phép nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về MBTSTN để công tác tổng hợp, báo cáo, quản lý, theo dõi việc kê khai, công khai, xác minh về tài sản, thu nhập có tính hệ thống.

- Chỉ đạo nghiên cứu quy định tài sản của người có nghĩa vụ kê khai tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp của người đó mà không giải trình được một cách hợp lý thì bị coi là tài sản bất hợp pháp; quy định chế tài thu hồi tài sản trong trường hợp không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc tài sản.

17. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Cử tri kiến nghị nghiên cứu bổ sung vào Luật Phòng chống tham nhũng những quy định về việc cán bộ, công chức về hưu phải kê khai tài sản để tránh tình trạng có một số cán bộ, công chức sau khi về hưu thì có tài sản rất lớn như hiện nay.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Hiện nay, các quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập mới tập trung vào đối tượng có chức vụ, quyền hạn, là cơ sở chính trị, pháp lý cho việc kê khai, công khai, xác minh tài sản, thu nhập. Việc kê khai tài sản, thu nhập đã trở thành hoạt động bình thường, tâm lý e ngại phải kê khai tài sản, thu nhập đã dần được khắc phục; bước đầu hình thành tài liệu về bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn.

Việc cử tri kiến nghị nghiên cứu bổ sung vào Luật phòng chống tham nhũng những quy định về việc cán bộ, công chức về hưu phải kê khai tài sản để tránh tình trạng có một số cán bộ, công chức sau khi về hưu thì có tài sản rất lớn như hiện nay, vấn đề này Thanh tra Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý đồng bộ khi sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng.

18. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Đề nghị nhà nước có giải pháp tích cực, hữu hiệu để hạn chế việc tham nhũng xảy ra như trong thời gian qua. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp tham nhũng và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết những vụ việc nào đã xử lý rồi và kết quả xử lý như thế nào, những vụ việc nào chưa xử lý để người dân nắm được thông tin và cùng với các ngành chức năng giám sát việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Trong thời gian qua, các ngành, các cấp đã quan tâm, tiếp tục triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công tác PCTN như: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Kết luận số 21 KL/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2012-2016. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được các cấp, các ngành triển khai rộng rãi, đồng bộ, trong đó có một số biện pháp đã đạt được kết quả tích cực như: cải cách hành chính, công khai, minh bạch hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức, nghề nghiệp; việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã đạt được kết quả nhất định.

Tuy nhiên, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực.

Chính phủ xác định PCTN vẫn là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, cần được tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn. Một trong những giải pháp trọng tâm được quan tâm thực hiện trong thời gian tới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, bất kể người có hành vi tham nhũng là ai, ở vị trí nào. Kiên quyết thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân bị những kẻ tham nhũng chiếm đoạt; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị về phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và các cấp, các ngành.

Việc xử lý nghiêm đối với những trường hợp tham nhũng đang được các cơ quan chức năng triển khai theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng người, đúng tội và được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về kết quả xử lý. Những vụ việc chưa xử lý thường là đang trong quá trình điều tra, mở rộng điều tra, trưng cầu giám định, còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan liên quan nên có thể có những vụ việc, vụ án quá trình điều tra bị kéo dài do vậy việc xét xử một số vụ việc, vụ án này bị chậm lại là điều không tránh khỏi.

19. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Để tăng cường chức năng phòng, chống tham nhũng của Cơ quan điều tra, đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra theo hướng cơ quan thanh tra các cấp được độc lập trong việc tiến hành hoạt động thanh tra, kết luận và xử lý kết quả thanh tra.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Trong lộ trình xây dựng thể chế, Thanh tra Chính phủ đã có đề xuất với Chính phủ, Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật phòng, chống tham nhũng. Dự kiến năm 2015 sẽ tổng kết việc thi hành Luật và năm 2016 sẽ sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Thanh tra và Luật Phòng, chống tham nhũng. Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp thu và nghiên cứu để khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại, bảo đảm cơ chế hoạt động hiệu quả nhất.



20. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện tốt chức năng giám sát và có những khâu đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; xử lý thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã có Kết luận số 21- KL/TW ngày 25/5/2012 yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời Kết luận cũng đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong thời gian tới.

Quán triệt và cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nêu tại Kết luận nói trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 về Chương trình hành động đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012 - 2016. Nghị quyết đã nêu các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện trong công tác PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo yêu cầu sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về PCTN và THTK, CLP.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực theo quy định của Luật PCTN và Luật THTK, CLP; xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm, gây lãng phí; nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, của cán bộ, công chức trong công tác PCTN và THTK, CLP.

Việc xử lý thu hồi tài sản do tham nhũng đã được quy định tại Điều 70 Luật Phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, để phù hợp với tinh thần của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã tham gia ký kết, tại Điều 71, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việc thu hồi tài sản của Việt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợp pháp”.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng đưa ra giải pháp nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi pháp luật theo hướng tăng hình thức phạt tiền; miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm hình phạt đối với những đối tượng đã thực hiện hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả; hoàn thiện quy định xử lý tài sản tham nhũng; bổ sung quy định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, bảo đảm cho việc thu hồi, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có.

21. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Cử tri hoan nghênh Nhà nước ngày càng quan tâm công tác chống tham nhũng. Để công tác chống tham nhũng có hiệu quả đề nghị Nhà nước cần quy định kê khai tài sản của cán bộ lãnh đạo các cấp phải được công khai tại nơi cư trú.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương