KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang69/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   65   66   67   68   69   70   71   72   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Để bảo đảm cho việc minh bạch tài sản, thu nhập đi vào thực chất hơn, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hiệu quả các hành vi tham nhũng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã đưa nhiệm vụ đôn đốc, thực hiện việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản vào Chương trình công tác trọng tâm năm 2014 (Văn bản số 35-CTr/TW ngày 13/01/2014); Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của về minh bạch tài sản, thu nhập.

Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập:

Theo quy định hiện hành, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Nếu đảng viên thuộc diện có nghĩa vụ kê khai thì Chi ủy tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản của đảng viên thuộc diện phải kê khai trong sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy tổ chức công khai bản kê khai tài sản của cấp ủy viên trong sinh hoạt cấp ủy.

Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú pháp luật hiện hành chưa quy định vì có thể gây khó khăn cho người kê khai tài sản, thu nhập trong việc tự bảo vệ tài sản hợp pháp, chính đáng của mình. Do đó, việc công khai rộng rãi phải được tiến hành từng bước, bảo đảm tính khả thi và sẽ được nghiên cứu thể chế hóa khi sửa đổi toàn diện Luật PCTN.

22. Cử tri các tỉnh Đồng Tháp, Gia Lai kiến nghị: Cử tri đề nghị Trung ương cần quyết tâm mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và sự mong mỏi của nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, kết hợp với hiệu ứng tích cực có được từ đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã có tác dụng răn đe tham nhũng. Tuy nhiên, tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản tại một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục triển khai thực hiện các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03-01-2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng phòng, chống tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; Chương trình hành động PCTN và các văn bản liên quan đến công tác PCTN của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chức năng; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ cả về kỷ luật Đảng, hành chính, kinh tế và hình sự các vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12-3-2012 của Bộ Chính trị kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

23. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị ngành chức năng kiên quyết hơn nữa trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, có chính sách bảo vệ, khen thưởng thích đáng, kịp thời đối với những người tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Trong thời gian qua, công tác PCTN đã có những chuyển biến tích cực. Nổi bật là công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng đã được tập trung đẩy mạnh, tạo chuyển biến tương đối rõ nét, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo TW về PCTN theo dõi, chỉ đạo đã được đẩy nhanh hơn. Nhiều vụ án được mở rộng điều tra cả về tội danh và số lượng bị can; mức án đủ nghiêm, đủ sức răn đe hành vi tham nhũng. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá tốt. Việc thành lập, củng cố về tổ chức, hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng cũng đạt những kết quả bước đầu.

- Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội để phòng ngừa tham nhũng theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI); các văn bản pháp luật liên quan tới công tác phòng, chống tham nhũng; các luật về tổ chức bộ máy nhà nước cho phù hợp Hiến pháp sửa đổi 2013 và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện các quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Nghị quyết số 63 của Quốc hội tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng phòng, chống tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chức năng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng.

- Các cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; công tác thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của Nhà nước; công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ cả về kỷ luật Đảng, hành chính, kinh tế và hình sự các vụ việc, vụ án tham nhũng, tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao.

- Các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; tập trung vào các vụ việc, vụ án tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo xử lý.

- Các cấp ủy chú trọng chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tăng cường phối hợp trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 08 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tại một số ngành, địa phương.

* Về chính sách bảo vệ, khen thưởng thích đáng, kịp thời đối với những những người tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí. Về chính sách bảo vệ người tố cáo:

- Luật tố cáo, lần đầu tiên được quốc hội thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2012 đã dành hẳn 01 chương (Chương V: từ Điều 34 đến Điều 40) để quy định về bảo vệ người tố cáo. Trong đó, Điều 34 của Luật quy định việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố cáo, bao gồm: nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Cũng theo quy định của Điều này, đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt...; thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo; đồng thời, cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo.

* Về công tác khen thưởng người tố cáo:

Theo dự thảo thông tư liên tịch quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng thay thế Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP của Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ (TTCP), quy định sẽ có thay đổi về đối tượng áp dụng; nguyên tắc khen thưởng; hình thức khen thưởng; hình thức trao tặng khen thưởng; tiêu chuẩn khen thưởng; hồ sơ, thủ tục khen thưởng; mức thưởng. Người nhận Bằng khen của Thủ tướng được nhận phần thưởng tương đương 40 lần lương cơ sở và người nhận Huân chương Dũng cảm được nhận số tiền bằng 60 lần lương cơ sở. Trường hợp thành tích của người được khen thưởng giúp thu hồi được cho Nhà nước tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì có thể áp dụng mức động viên, khuyết kích bằng vật chất cao hơn mức quy định, nhưng tối đa không vượt quá 10% giá trị tiền, tài sản đã thu hồi được và không vượt quá 5 tỷ đồng. Xoay quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng việc tăng số tiền thưởng sẽ tạo cú đột phá trong công tác PCTN sắp tới. Dự thảo này đang được TTCP hoàn thiện để gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính cho ý kiến trước khi xin ý kiến rộng rãi tới các bộ, ngành, địa phương để ban hành.



24. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri đề nghị công tác phòng, chống tham nhũng nên có trọng tâm, trọng điểm, cần phải tập trung vào các ngành như: Ngân hàng, giao thông, xây dựng, tài nguyên – môi trường và quy hoạch; đặc biệt cần làm rõ trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành đã thanh tra hằng năm nhưng không phát hiện sai phạm, nhưng khi thanh tra nhà nước tiến hành hoặc có đơn tố giác mới phát hiện tồn tại, sai phạm.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Với tinh thần kiên quyết, kiên trì, quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu: "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”, đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có những chuyển biến tích cực, tham nhũng trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước đã từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.

Chính phủ luôn xác định công tác PCTN là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp PCTN, có xác định trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn và xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành các nhiệm vụ, một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm là:

+ Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách thực chất chế độ tiền lương.

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách.

+ Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc xử lý các vụ án trọng điểm, lựa chọn một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm hoặc đã kéo dài chưa xử lý dứt điểm để tập trung xử lý.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao: Quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; tín dụng, ngân hàng, giao thông vận tải, công tác cán bộ; Có chính sách khen thưởng người tố cáo tham nhũng, biện pháp hữu hiệu bảo vệ người tố cáo, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống tham nhũng.

* Trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành:

Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần minh bạch hoá hoạt động của bộ máy nhà nước; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức; phát hiện, khắc phục nhiều sơ hở về cơ chế, chính sách. Tuy có tiến bộ nhưng còn nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả của thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành nói riêng chưa cao, số vụ việc sai phạm được phát hiện so với số vụ việc liên quan đến tham nhũng chuyển sang cơ quan điều tra còn ít. Nguyên nhân của thực trạng trên là do các hành vi phạm tội nói chung và phạm tội tham nhũng nói riêng thường tinh vi, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra trong nhiều trường hợp rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, do cuộc thanh tra chỉ có thời hạn tiến hành nhất định; kiến thức, kỹ năng của cán bộ thanh tra trong việc phát hiện tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng không chuyên sâu được như cán bộ của cơ quan điều tra, do đó, khó khăn, hạn chế trong việc làm rõ dấu hiệu tội phạm để chuyển cơ quan điều tra ngay trong quá trình thanh tra. Ngoài ra còn có nguyên nhân do tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành còn bất cập, nên hạn chế về kết quả thanh tra và phát hiện, xử lý tham nhũng qua thanh tra.

Việc cử tri kiến nghị làm rõ trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành đã thanh tra hàng năm nhưng không phát hiện sai phạm, nhưng khi thanh tra nhà nước tiến hành hoặc có đơn tố giác mới phát hiện tồn tại, sai phạm, Thanh tra Chính phủ tiếp thu, nghiên cứu để có giải pháp trong thời gian tới.



25. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Cử tri cho rằng, gần đây công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được một số kết quả nhất định, song thời gian tới cần tiếp tục vận động toàn dân tham gia chống tham nhũng. Đặc biệt, cử tri kiến nghị nên tăng cường biện pháp bảo vệ người chống tham nhũng.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Ngay sau khi Luật PCTN được sửa đổi, bổ sung năm 2012, Chính phủ, các ngành, các cấp đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, đã tổ chức biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật về PCTN cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức các hội nghị chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp về nhằm trao đổi, thảo luận, kiến nghị, đề xuất các vấn đề về pháp lý phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực…

Đồng thời, ngoài các hình thức tuyên truyền, phổ biến nêu trên Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chị thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo từ năm học 2013-2014. Để thực hiện tốt Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; bảo đảm kinh phí thực hiện, đạt hiệu quả, tiết kiệm.

Ngoài ra, để tạo một diễn đàn cho người dân, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia, đóng góp ý kiến về công tác PCTN, đồng thời tìm kiếm và hỗ trợ thực hiện các sáng kiến về tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ phát động Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam năm 2014 (VACI 2014) với chủ đề “Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình”.

* Tăng cường biện pháp bảo vệ người chống tham nhũng.

Pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo nói chung, những quy định về bảo vệ người tố cáo nói riêng đang ngày càng được hoàn thiện. Triển khai thực hiện Luật tố cáo, ngày 03/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, bao gồm, các nội dung rất cụ thể như: Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo; trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo; bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức; bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức.

Có thể nói rằng quy định của pháp luật hiện nay về bảo vệ người tố cáo đã có một bước phát triển rất lớn so với các quy định trước đó và đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo để người tố cáo thực hiện quyền tố cáo của mình góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

26. Cử tri tỉnh An Giang và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Tình hình lãng phí còn nghiêm trọng hơn tham nhũng rất nhiều, có những công trình, vụ việc gây lãng phí rất lớn nhưng chưa thấy xử lý. Đề nghị tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước luôn được ngành Thanh tra quan tâm, chỉ đạo và thu được nhiều kết quả tích cực. Các cuộc thanh tra, kiểm tra về tài chính đều có nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP). Toàn ngành Thanh tra đã triển khai, thực hiện hàng trăm nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm về tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính hàng nghìn tỷ đồng, cụ thể là: Từ 2012-6/2014 ngành Tài chính trong cả nước đã triển khai, thực hiện 131.932 cuộc thanh tra, kiểm tra; qua đó đã phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm về tài chính trên 40.645 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính trên 3.513 tỷ đồng. Ngành Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý về kinh tế với tổng số tiền là: 876,5 tỷ đồng, trong đó: kiến nghị giảm trừ khi thanh toán, quyết toán: 13 tỷ đồng; xuất toán, thu hồi về ngân sách: 863,5 tỷ đồng (thu hồi về ngân sách địa phương: 860 tỷ đồng; thu hồi về ngân sách qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 3,5 tỷ đồng).

Nhìn chung, trên nhiều lĩnh vực, kết quả công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã có những chuyển biến theo hướng tích cực và rõ nét hơn. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật gây lãng phí lớn có gắn với yếu tố tham nhũng đã được phát hiện và đang được đưa ra xét xử. Tuy vậy, tình trạng lãng phí vẫn còn ở một số lĩnh vực như: Đầu tư, mua sắm công; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; quản lý lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do kinh tế trong nước chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu; những hạn chế của hệ thống cơ chế, chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ chưa được khắc phục triệt để; chế tài xử lý hành vi vi phạm, gây lãng phí chưa đủ mạnh; một số nơi, việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về THTK, CLP chưa nghiêm...

Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được và từng bước đầy lùi tình trạng lãng phí, trong thời gian tới toàn ngành Thanh tra sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP trong tất cả các lĩnh vực quản lý, nhất là trong mua sắm, đầu tư công; tích cực tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc THTK, CLP trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là việc phát hiện và xử lý hành vi gây lãng phí, bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, chống lãng phí là việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Thanh tra Chính phủ mong muốn cử tri trong cả nước tích cực phát hiện, phản ánh về tình trạng lãng phí và tăng cường giám sát việc xử lý hành vi vi phạm đã được phát hiện, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

27. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri cho rằng vừa qua Quốc hội đã sửa luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là cần thiết. tuy nhiên, cử tri cho rằng điều quan trọng hơn là cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức tiết kiệm, phòng chống lãng phí kể cả trong nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Luật THTK,CLP) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Để nội dung của Luật THTK, CLP được sớm đưa vào thực tiễn, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành một số văn bản liên quan như: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THTK, CLP; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Bên cạnh đó, hằng năm các Bộ, ngành, địa phương đều có văn bản hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật THTK, CLP; đề ra các biện pháp THTK, CLP trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý theo thẩm quyền gắn với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về THTK, CLP đến cán bộ, công chức và nhân dân qua các kênh truyền thông như: đài phát thanh, truyền hình, báo các loại, cuộc thi tìm hiểu về THTK, CLP...

Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ cùng các Bộ, ngành sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về THTK, CLP trên phạm vi cả nước; tăng cường và đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THTK, CLP trong ngành Thanh tra.

Thanh tra Chính phủ mong muốn cử tri tích cực có ý kiến phản ánh với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương các cấp về công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và nhân dân thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về THTK, CLP, thực hiện nếp sống văn minh, triệt để tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tiêu dùng, sử dụng điện, nước sạch và các nguồn tài nguyên của Quốc gia.



28. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ ngành sớm khắc phục công tác buông lỏng quản lý nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm; nhất là phải quy định rõ ràng, không chồng chéo về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước để khi có vụ việc tiêu cực xảy ra, không né tránh đùn đẩy trách nhiệm.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Trong thời gian qua, ngành Thanh tra đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực như: thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; qua công tác thanh tra, kiểm tra, các cơ quan thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật; kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý và trong chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra đôi khi vẫn còn tồn tại tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nội dung thanh tra, thời gian, đối tượng thanh tra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, dễ dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Để khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra tại khoản 2 Điều 7. Theo đó, hoạt động thanh tra không được trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Ngoài ra, ngày 23/4/2014, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, trong đó quy định chi tiết về việc xử lý chồng chéo trong thực hiện Kế hoạch thanh tra (Điều 13).

Bên cạnh đó, trong Kế hoạch xây dựng thể chế của Thanh tra Chính phủ năm 2014, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ khẩn trương soạn thảo quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan (Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Kiểm toán, Công an…), nhằm loại bỏ việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và cũng để thắt chặt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra.



29. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Trong năm 2013 vừa qua, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) liên tục thông báo lỗ và lấy đó làm lý do đế tăng giá xăng dầu, tuy có những lần giảm giá nhung mức giảm không tương xứng với tăng. Thế nhưng trong bản báo cáo doanh thu cuối năm 2013, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thông báo lãi hàng ngàn tỷ đồng, việc này khiến cho cử tri rất bức xúc. Cử tri kiến nghị các cơ quan chức năng cần thanh tra, kiếm toán toàn diện việc kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và xử lý nghiêm các đối tượng sai phạm; đồng thòi thông báo kết quả công khai và rộng rãi trên các thông tin đại chúng để cử tri được biết.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   65   66   67   68   69   70   71   72   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương