KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang83/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   79   80   81   82   83   84   85   86   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức của ngành y tế. Do đó Bộ Y tế luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách của Ngành.

Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập được ban hành năm 2005 với mức phụ cấp từ 15 đến 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Chế độ này đã được bổ sung sửa đổi năm 2011 với mức phụ cấp từ 20% đến 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) (Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011)

Bộ Y tế xin ghi nhận những đề nghị của cử tri tỉnh Nghệ An, để nghiên cứu đề xuất với với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, khi sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề của ngành y tế.



74. Cử tri các tỉnh Gia Lai, Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm có thông tư hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Hiện nay, cán bộ và nhân viên trong các cơ sở y tế công lập chưa được hưởng phụ cấp trực, phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp chống dịch theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg có hiệu lực đã thay thế Quyết định 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003. Nhưng đến nay liên bộ chưa Thông hướng dẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức, lao động.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Ngày 26/02/2014, liên Bộ đã ban hành Thông tư số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73 neeu trên. Thông tư đã quy định mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật, thủ thuật được cộng thêm vào giá ngày giường, giá phẫu thuật, thủ thuật. Hiện nay một số địa phương đang thực hiện việc kết cấu chi phí chi trả chế độ phụ cấp theo quy định. Thẩm quyền quyết định phê duyệt giá của các cơ sở khám chữa bệnh của địa phương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Theo quy định của Thông tư số 10, trường hợp khi chưa được kết cấu mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp vào giá dịch vụ y tế thì phần kinh phí tăng thêm để chi trả chế độ phụ cấp cho cán bộ được bố trí từ nguồn thu của đơn vị và từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung theo quy định. Năm 2014, Bộ Tài chính đã cấp bổ sung phần kinh phí tăng thêm của chế độ phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 73 của năm 2012 cho tỉnh Giai lai là 2.079 triệu đồng và tỉnh Sơn La là 6.595 triệu đồng. Đối với năm 2013, 2014 (trong thời gian các bệnh viện chưa được kết cấu chi trả phụ cấp vào giá dịch vụ) các địa phương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét bổ sung, đồng thời ưu tiên cân đối từ nguồn thu của các đơn vị để chi trả chế độ phụ cấp theo quy định.



75. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh có nhiều viên chức Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã tham gia làm cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hoá gia đình từ đầu những năm 2000, đến nay được hưởng chế độ viên chức nhà nước được đóng, bảo hiểm xã hội từ ngày 01/8/2012. Tuy nhiên, các đối tượng này tuổi đã cao, tính đến khi hết tuổi lao động vẫn không đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí. Đề nghị cho viên chức Dân số - Kế hoạch hoá gia đình được hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định (tương tự như chế độ của Giáo viên mầm non quy định tại Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 28/2012/TTLT ngày 14/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Đề nghị cho viên chức ngành y tế được hưởng chế độ thâm niên như ngành giáo.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Về đề nghị cho viên chức dân số - kế hoạch hóa gia đình được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và được hưởng chế độ hưu trí:

Về vấn đề này, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã nhiều lần trả lời trực tiếp người dân trong các chuyến công tác tới tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, các viên chức dân số - kế hoạch hóa gia đình xã khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm công tác được hưởng các chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH.

2. Về đề nghị cho viên chức ngành y tế được hưởng chế độ thâm niên như ngành giáo dục:

Bộ Y tế đã, đang nghiên cứu đề nghị Chính phủ cho công chức, viên chức ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề, theo tinh thần Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Kết luận số 42 KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

76. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ xem xét công chức, viên chức ngành y tế được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, xây dựng mức lương khởi điểm của bác sỹ mới ra trường cao hơn mức lương khởi điểm của bậc đại học thuộc các ngành khác, vì bác sỹ có thời gian đào tạo dài hơn (06 năm); Nghiên cứu thực hiện thí điểm phương thức quy định mệnh giá thẻ BHYT theo hạng bệnh viện.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chỉ có 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do đó tất cả viên chức có trình độ như nhau, đều xếp cùng vào một ngạch lương. Còn đặc thù của các ngành nghề, các chuyên khoa được thực hiện bằng các chế độ phụ cấp như: Phụ cấp độc hại, phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Bộ Y tế đã và đang đề nghị Chính phủ giải quyết cho công chức, viên chức ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề, theo tinh thần Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ “nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” và “Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người thầy thuốc tương đương như với người thầy giáo” và cũng đã có kiến nghị về việc xếp lương khởi điểm đối với bác sỹ, nhằm đảm bảo cân đối với thời gian đào tạo.

77. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị các bộ, ngành quan tâm đến chế độ trực đêm cho cán bộ ngành y tế. Hiện nay còn quy định cho từng mức cụ thể. Cử tri kiến nghị nên quy định chế độ trực đêm theo tỷ lệ so với hệ số lương cơ bản cho phù hợp hơn.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Trong quá trình xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và phụ cấp chống dịch đối với công chức, viên chức ngành y tế (sửa đổi Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ), đối với phương án điều chỉnh mức phụ cấp thường trực chuyên môn y tế, Bộ Y tế cũng đã đề xuất 3 phương án điều chỉnh, trong đó có đề xuất phương án Mức phụ cấp thường trực được tính theo hệ số của tiền lương tối thiểu. Tuy nhiên trong quá trình thảo luận, các Bộ, ngành họp bàn lựa chọn các phương án, có nhiều ý kiến cho rằng nếu thực hiện phương án này thì có ưu điểm là nếu lương tối thiểu tăng, thì chế độ phụ cấp được tăng theo, khắc phục một phần tính bình quân giữa các đối tượng trong phiên trực; nhưng cũng ý kiến cho rằng việc thường trực 24/24 giờ là đặc thù, do đó không nên quy định theo mức lương tối thiểu mà nên quy định số tuyệt đối như Quyết định 155 của Thủ tướng Chính phủ và có điều chỉnh mức phụ cấp cho phù hợp với tốc độ tăng tiền lương tối thiểu và trượt giá. Do đó vẫn giữ phương án ban hành mức phụ cấp thường trực quy định theo số liệu tuyệt đối.



78. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Hiện nay nhân viên y tế thôn, bản phải hoạt động trong vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, có diện tích rộng, giao thông khó khăn. Đề nghị quan tâm hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên y tế thôn, bản để họ chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Theo quy định tại khoảng 3, điều 5 Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản, “Nhân viên y tế thôn, bản hoạt động theo chế độ không chuyên trách tại thôn, bản” do vậy nhân viên y tế thôn, bản không phải là viên chức nên việc mua thẻ bảo hiểm y tế chưa được thực hiện như các viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập khác. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã chủ động hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đội ngũ này.

Thời gian tới, liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính sẽ đánh giá việc thực hiện Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét về vấn đề này.

79. Cử tri các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng, trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ nhiều vụ việc vận chuyển và tiêu thụ thịt gia cầm quá hạn sử dụng, gây nguy hiểm đến sức khỏe cho người dân. Cử tri đề nghị ngành chức năng thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra ngăn chặn kịp thời, xử lý những hành vi vi phạm, nhằm đảm bảo VSATTP cho nhân dân; kiến nghị các ngành chức năng quan tâm tăng cường công tác kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp xử lý mạnh các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; thậm chí cần thiết cấm hoạt động vĩnh viễn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh bị phát hiện sử dụng chất bảo quản thực phẩm không an toàn.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ATTP, Bộ Y tế đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP triển khai các giải pháp quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Một số biện pháp đã và đang thực hiện như:

- Triển khai một số đề án quan trọng như: Đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép (Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án xây dựng hệ thống và phân tích nguy cơ về ATTP tại Việt Nam (Quyết định số 518/QĐ-TTg ngày 27/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ)...

- Tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

- Liên tục thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm về ATTP, bao gồm cả xử lý hình sự. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2014 cả nước đã tổ chức trên 21.822 đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP. Trong đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 19 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Giáp Ngọ và trong Tháng hành động vì chất lượng VSATTP. Đồng thời, Bộ Y tế đã triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề về thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm... Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra trong 5 tháng đầu năm là 391.800 cơ sở, bao gồm các đối tượng khác nhau như bánh mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát, nước uống đóng chai, sản phẩm chế biến từ thịt, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, thực phẩm chức năng, sữa, phụ gia thực phẩm... Số cơ sở vi phạm được phát hiện: 83.363 cơ sở (21,28%); số cơ sở vi phạm bị xử lý: 15.188 cơ sở chiếm 18,21% số vi phạm, trong đó cảnh cáo 9.525 cơ sở; phạt tiền 5.663 cơ sở với tổng số tiền phạt là 11.541.187.500đồng. Bên cạnh đó, các đoàn thanh tra, kiểm tra, các địa phương đã áp dụng các biện pháp xử lý khác như thu hồi giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, đình chỉ lưu hành các sản phẩm không bảo đảm an toàn, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện ATTP, buộc các cơ sở vi phạm về quảng cáo dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng, dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm không đạt; thu hồi sản phẩm vi phạm về ghi nhãn để khắc phục. Hầu hết các trường hợp vi phạm được phát hiện đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn.

2. Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực thực hiện Luật an toàn thực phẩm, đẩy mạnh việc xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Luật. Tính đến 30/6/2014 đã ban hành được 2 Nghị định hướng dẫn Luật và 37 thông tư hướng dẫn. Hệ thống văn bản về ATTP cơ bản đã hoàn thiện để phục vụ cho công tác quản lý.

Về phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng, ngày 09/4/2014 liên bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương đã thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-CT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thông tư liên tịch đã đưa ra nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong việc phân công quản lý, đó là: một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước. Việc đưa ra nguyên tắc này sẽ giúp khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý ATTP. Ngoài ra, việc đưa ra danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từng bộ đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc thực hiện, tuân thủ các quy định về pháp luật ATTP do từng bộ quản lý. Thông tư đã giải quyết được vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra từ Trung ương đến địa phương. Trước đây, công tác thanh tra, kiểm tra ATTP còn có sự chồng chéo giữa các ngành hoặc giữa các đoàn của Trung ương và địa phương dẫn đến tình trạng 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ có thể có 2-3 cơ quan cùng tiến hành thanh tra, kiểm tra. Với quy định mới của Thông tư liên tịch này đã giúp xác định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP; các nguyên tắc khi có sự trùng lặp trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra để tránh trường hợp trùng lắp khi tiến hành thực tế việc thanh tra, kiểm tra tại cơ sở. Thêm nữa, với nguyên tắc 1 cơ sở chỉ chịu sự quản lý của 1 cơ quan sẽ giúp các cơ quan chức năng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Đối với công tác xử lý vi phạm, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Với Nghị định này, mức phạt đã tăng lên rất nhiều, tương xứng với từng hành vi và số lượng hàng hóa vi phạm (mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm), thậm chí nếu mức phạt chưa đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm còn có thể phạt tới 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, rút giấy phép, công khai tên cơ sở vi phạm. Ngay sau khi Nghị định có hiệu lực (từ 31/12/2013), các địa phương đã nhanh chóng triển khai và áp dụng các hình thức xử lý vi phạm mới này.



80. Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Bình Định, Nam Định và thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn làn trên thị trường; tình trạng mất an toàn VSTP chưa được kiểm soát, xử lý, bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên người và vật nuôi gây ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt người dân. Cử tri kiến nghị có các giải pháp hữu hiệu, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm giải quyết tình trạng trên để bảo vệ sức khỏe người dân. Đề nghị chỉ đạo tăng cường các biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để người dân yên tâm hơn.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

- Về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo đảm ATVSTP, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh đến năm 2015 (Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày 26/7/2011) với tổng mức kinh phí là 970 tỷ đồng. Hiện nay 20/63 tỉnh đã hoàn tất các thủ tục đầu tư nhưng vẫn chưa được hỗ trợ kinh phí để triển khai.

- Về thanh tra, kiểm tra: Hàng năm Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương liên tục tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra ATTP, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm. Riêng trong năm 2013, cả nước đã thành lập 30.718 Đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 753.546 cơ sở thực phẩm, số cơ sở vi phạm được phát hiện là 149.022, chiếm 19,77%. Trong đó có 22.835 cơ sở bị xử lý và chuyển cho cơ quan chức năng xử lý chiếm 15,32% số cơ sở vi phạm, với các hình thức xử lý: cảnh cáo 10.491 cơ sở chiếm 8,05%; phạt tiền 10.491 cơ sở chiếm 7,04%. Tổng số tiền phạt là 22.723.000.000 đồng.

81. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng trong thời gian vừa qua, (vụ sử dụng rượu của Công ty Cổ phần XNK rượu nếp 29 Hà Nội…) đề nghị làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị đã để xảy ra các vụ việc trên.

Trả lời: Tại công văn số 5408/BYT-VPB1 ngày 13/8/2014

Trong thời gian qua, vấn đề bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và khắc phục các sự cố về an toàn qua đã được Đảng, Chính phủ, Quốc hội và cộng đồng đặc biệt quan tâm. Công tác bảo đảm ATTP đã góp phần không nhỏ trong bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế, gia tăng tuổi thọ cho người dân, kiểm soát được ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Một trong đó là vấn đề ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tập trung ở bếp ăn tập thể (khu công nghiệp, khu chế xuất), bữa ăn đông người (tiệc cưới/đám giỗ/liên hoan), cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại khu du lịch, lễ hội; ngộ độc rượu do kinh doanh rượu giả, sử dụng chất cấm Methanol, ngộ độc nấm độc và độc tố tự nhiên.

Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do trách nhiệm trong bảo đảm ATTP đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm (kinh doanh chỉ vì lợi nhuận, đối phó với các quy định quản lý và lực lượng quản lý); trách nhiệm bảo đảm ATTP người tiêu dùng thực phẩm còn hạn chế (dễ dãi trong lựa chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm, thói quen ăn uống); hiệu lực quản lý của cơ quan chức năng chưa cao (chưa kiểm soát được thường xuyên, triệt để nguy cơ mất ATTP của các công đoạn trong chuỗi cung cấp thực phẩm).

Về trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý ATTP:

1. Đối với cơ quan quản lý:

Theo quy định tại Điều 53 của Luật an toàn thực phẩm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về ATTP xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương để có biện pháp khắc khục kịp thời.

Với chức năng, nhiệm vụ được quy định, Bộ Y tế đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp cần thiết khi có các sự cố ngộ độc thực phẩm xảy ra, cụ thể:

- Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;

- Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;

- Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; phối hợp thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;

- Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp xử lý;

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Đối với các tổ chức, các nhân cung cấp thực phẩm mà gây vụ ngộ độc:

- Phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự bao gồm chi phí việc cấp cứu điều tra, chi phí xét nghiệm, thiệt hại do thực phẩm gây ra;

- Phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm gây ngộ độc.

Với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế được giao trong công tác bảo đảm ATTP, trong thời gian qua Bộ Y tế đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, xử lý triệt để và kịp thời các sự cố về ATTP xảy ra tại Việt Nam, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, ngộ độc gây tử vong. Điển hình là vụ ngộ độc do rượu có hàm lượng Methanol cao xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh (ở 5 địa điểm trên địa bàn thành phố Cẩm Phả và thành phố Hạ Long) trong thời gian từ ngày 02/12 đến ngày 07/12/2013 với 15 người mắc, có 06 người tử vong mà cử tri đã nêu, cụ thể:

- Ngay từ khi có thông tin xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hà Nội, tỉnh Hải Dương chủ động, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, đồng loạt các biện pháp trong điều tra ngộ độc thực phẩm, cấp cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Phối hợp với các cơ quan chức năng truy suất khẩn cấp, ngăn chặn hiệu quả việc lưu hành rượu có hàm lượng methanol cao từ cơ sở sản xuất, đại lý, cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng, góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm. Đã xác định kịp thời nguyên nhân gây ngộ độc do sử dụng sản phẩm “Rượu nếp 29 Hà Nội” ngày sản xuất 12/10/2013 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội; tiến hành thu hồi nhanh chóng toàn bộ các sản phẩm vi phạm trên thị trường. Cơ sở và các cá nhân trực tiếp có liên quan trong vụ ngộ độc đã bị khởi tố (Giám đốc công ty và 02 nhân viên kỹ thuật), điều tra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Đối với các cơ quan chức năng trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội tại địa phương đã được rà soát, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các hoạt động, các quy trình quản lý điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở, công bố chất lượng sản phẩm, công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở và an toàn sản phẩm.

- Đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội: Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội, người trực tiếp sản xuất, giám sát sản xuất sản phẩm gây ngộ độc đã bị bắt, điều tra, truy tố theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành hữu quan triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; đẩy mạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về bảo đảm ATTP nhằm góp phần đạt được mục tiêu bảo đảm thực phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân.



82. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP chủ yếu thuộc về 3 bộ (gồm Bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và PTNT). Sau 3 năm Luật có hiệu lực, tình trạng quản lý VSATTP vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực như: Tình trạng mất an toàn VSTP vẫn diễn biến phức tạp đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân và chất lượng giống nòi; công tác xử lý các vi phạm chưa nghiêm; các hình thức xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe; hệ thống văn bản hướng dẫn và văn bản phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng chưa đồng bộ. Đề nghị hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện và tăng cường công tác quản lý nhà nước về VSATTP.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   79   80   81   82   83   84   85   86   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương