KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014


Về việc giải trình kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 7 - HĐND tỉnh khóa VI



tải về 2.48 Mb.
trang23/32
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.48 Mb.
#12312
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   32

Về việc giải trình kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 7 - HĐND tỉnh khóa VI



Thực hiện Báo cáo 52/BC-HĐND ngày 09/12/2013 của HĐND tỉnh về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của tri tại kỳ họp 7, HĐND tỉnh khóa VI; ngoài các vấn đề đã được UBND tỉnh giải quyết và báo cáo trực tiếp tại kỳ họp thứ 7 của HĐND tỉnh VI, các vấn đề khác, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu giải quyết, xử lý. UBND tỉnh xin báo cáo 88 nhóm ý kiến trên các lĩnh vực mà cử tri quan tâm như sau:



A. VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, QUY HOẠCH, GIAO THÔNG; ĐỀN BÙ, GIẢI TỎA

I. Cử tri thành phố Huế kiến nghị:

1. Rà soát lại các quy hoạch trên địa bàn thành phố để loại bỏ những quy hoạch không khả thi, kéo dài.

Hàng năm, công tác rà soát quy hoạch luôn được quan tâm tiến hành song song với công tác quản lý quy hoạch xây dựng. Thông qua công tác quản lý quy hoạch xây dựng, phát hiện các nội dung quy hoạch bất cập, không phù hợp với thực tế hoặc không khả thi, từ đó tiến hành bổ sung, hủy bỏ hoặc điều chỉnh phù hợp. Năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, hủy bỏ một số quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Huế, cụ thể: Quy hoạch chi tiết khu trung tâm phường Trường An, Điều chỉnh quy hoạch chi tiết công viên nước Ngự Bình, Điều chỉnh quy hoạch khu dân cư Ngự Bình... Bên cạnh đó, công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch cũng được tiến hành rà soát thường xuyên nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch, như: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng Khu trung tâm phía Nam thành phố Huế; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu Kinh Thành Huế; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch khu dân cư Nam Vỹ Dạ; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Làng văn hóa du lịch Kim Long...

Ngày 06/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 649/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nền tảng quan trọng cho việc rà soát, đánh giá sự phù hợp, định hướng điều chỉnh các quy hoạch chi tiết xây dựng trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan tiếp tục tập trung thực hiện rà soát, cập nhật quy hoạch chi tiết xây dựng để loại bỏ các quy hoạch không khả thi, kéo dài, tiến tới điều chỉnh phù hợp, nhằm tạo điều kiện ổn định cho cuộc sống người dân trong giai đoạn trước mắt cũng như tạo tiền đề phát triển cho đô thị Huế trong tương lai.

2. Nâng cấp Các tuyến đường: Lê Trung Định, Lương Y, Lê Thánh Tôn, Tăng Bạt Hổ, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Lộ Trạch.

- Đường Lê Trung Định, đường Lương Y thuộc Dự án Chỉnh trang sông Ngự Hà, hiện đang được triển khai chỉnh trang một số hạng mục như mặt đường, bó vỉa, vỉa hè, thoát nước.

- Đường Lê Thánh Tôn: Một số vị trí bị lún sụt nền, mặt đường cục bộ. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông sớm có kế hoạch duy tu, sửa chữa.

- Đường Tăng Bạt Hổ hiện đã được ngành Giao thông nâng cấp mặt đường; tuy nhiên, cả tuyến đường chỉ có một số đoạn cống thoát nước băng đường, hệ thống thoát nước dọc đường chưa có. Do đó, có một vài vị trí trên đường, đoạn từ cửa An Hòa đến đường Lê Duẩn thường ứ đọng nước mỗi khi trời mưa. UBND tỉnh đã chỉ đạo thành phố xem xét đầu tư hệ thống thoát nước khu vực này.

- Đường Phùng Khắc Khoan đã được đầu tư xây dựng mặt đường bê tông xi măng từ năm 2009. Hiện nay vẫn đảm bảo khả năng khai thác sử dụng.

- Đường Nguyễn Lộ Trạch: Theo kế hoạch chỉnh trang đô thị Huế năm 2014, Tỉnh đã giao cho ngành Giao thông thực hiện nâng cấp. Hiện nay, đã mở rộng mặt đường từ đường Bà Triệu đến cầu Vân Dương 1.



3. Có giải pháp chống ùn tắc giao thông ở cống Vĩnh Lợi, cống Thuỷ Quan và tại các trường học giờ tan trường.

UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông phân luồng giao thông tại cống Vĩnh Lợi và cống Thủy Quan, đến nay không còn ùn tắc giao thông tại 02 vị trí này nữa.

Giải pháp chống ùn tắc giao thông tại các trường học giờ tan trường: Nguyên nhân thường xuyên ùn tắc giao thông tại các trường học giờ tan trường là do vị trí đậu đỗ xe trước các cổng trường nhỏ, không đủ diện tích nên tình trạng phụ huynh đón học sinh đậu đỗ phương tiện lấn chiếm lòng đường, gây ùn tắc giao thông. UBND tỉnh đã chỉ đạo thành phố tổ chức đảm bảo TTATGT - TTĐT tại các cổng trường học; đồng thời, nghiên cứu kết hợp các giải pháp hạ vỉa hè tại khu vực các cổng trường học để tăng diện tích đậu, đỗ xe cho phụ huynh. Hiện nay, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể.

4. Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Như Ý đoạn từ đình làng Vân Dương đến kiệt 195 đường Nguyễn Lộ Trạch.

Bờ sông Như Ý đoạn từ Đập Đá đến kiệt 195 đường Nguyễn Lộ Trạch với chiều dài khoảng 1.800m hiện đang bị sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, trong đó đoạn từ Đập Đá - cầu Vân Dương đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật với chiều dài 590m, đến nay đang lập phương án tái định cư các hộ dọc bờ sông khu vực này.

UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiêm cấm việc xây dựng cơi nới nhà tạm, lều quán ra phía sông gây cản trở dòng chảy và mất an toàn trong mùa mưa bão, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị; đồng thời, để đảm bảo ổn định cuộc sống của nhân dân trong khu vực này, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố.

5. Nâng cấp cầu Vân Dương 1. Cầu Vân Dương 1 nằm trong danh mục cầu yếu cần được đầu tư nhưng hiện Tỉnh chưa cân đối được nguồn vốn.

II. Cử tri thị xã Hương Thủy kiến nghị:

6. Kiến nghị tỉnh sửa chữa đường Tỉnh lộ 1 đoạn từ đường Thủy Dương - Thuận An đến bưu điện văn hóa xã Thủy Thanh. UBND tỉnh đã chỉ đạo sửa chữa hoàn chỉnh toàn tuyến.

III. Kiến nghị của cử tri thị xã Hương Trà

7. Kiến nghị tỉnh sửa chữa kè chống sạt lở đoạn từ ngã ba Sình về thôn Thuận Hòa A, xã Hương Phong; đoạn từ cống Địa Linh về đình làng Địa Linh, xã Hương Vinh. Bố trí kinh phí để sửa chữa Hói 7 xã tại phường Hương Chữ.

Trong nhiều năm qua bằng nhiều nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương đã đầu tư xây dựng kè chống xói lở trên sông Bồ và sông Hương đoạn địa bàn thị xã Hương Trà với chiều dài hơn 14 km (gồm trên sông Bồ đoạn Lại Bằng thuộc phường Hương Vân dài 1.100 m, đoạn qua Thị trấn Tứ Hạ dài 1.050m, đoạn kè Hương Văn 300 m, kè Chợ Kệ - Thanh Lương, Xuân Đài 1.200m, kè qua xã Hương Toàn 2.982m, kè từ Cầu Thanh Hà đến thôn Thanh Phước 1.900m; trên Sông Hương đã đầu tư gồm các đoạn: Kè Kim Ngọc 650 m, kè La Khê Trẹm dài 1.046m, kè Minh Mạng xã Hương Thọ 1.100m, Kè La Khê Bãi 200m, xã Hương Hồ 2.011m, xã Hương Phong đoạn Thanh Phước dài 500m, đoạn Địa Linh, xã Hương Vinh dài 600m).

Kè chống sạt lở đoạn từ Ngã ba Sình về thôn Thuận Hòa A, xã Hương Phong dài 500 m và Đoạn kè từ cống Địa Linh về đình làng Địa Linh, xã Hương Vinh dài khoảng 500 m đã được đầu tư xây dựng từ năm 2000–2002. Hiện nay, do ảnh hưởng của lũ, bão hai tuyến kè trên đã bị xuống cấp hư hỏng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt đi lại của nhân dân trong khu vực. Để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, trước mắt UBND tỉnh đã chỉ đạo địa phương có biện pháp bố trí tiêu vè, rào chắn, biển báo các đoạn bị hư hỏng, sạt lở để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông khi đi qua khu vực này, đồng thời có kế hoạch di dời sơ tán các hộ sinh sống ở ven sông khi có mưa bão xảy ra. Thời gian đến sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của các đoạn bị hư hỏng, sạt lở và đề xuất xử lý trong các năm tiếp theo.

- Về kiến nghị bố trí kinh phí để sửa chữa Hói 7 xã tại phường Hương Chữ: Do ảnh hưởng của các đợt lũ, bão các năm trước, hói 7 xã đoạn qua khu vực tổ dân phố 9 và tổ dân phố 10 của phường Hương Chữ bị sạt lở nghiêm trọng và có nguy cơ bồi lấp (với chiều dài khoảng 160m) làm ảnh hưởng giao thông liên thôn, đi lại của hơn 400 hộ dân sống trong khu vực, ảnh hưởng đến cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp của các phường Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân và dòng chảy thoát lũ. UBND tỉnh đã bố trí kinh phí khắc phục lụt bão năm 2014 để sửa chữa Hói 7 xã đoạn qua phường Hương Chữ với kinh phí 700 triệu đồng và giao cho Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà làm chủ đầu tư. Hiện nay công trình đang hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị triển khai thi công và phấn đấu hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2014.

8. Nâng cấp Tỉnh lộ 16 đoạn từ phường Tứ Hạ đến xã Bình Điền, Tỉnh lộ 4 đoạn qua thôn Minh Thanh, xã Hương Vinh và Tỉnh lộ 8B đoạn từ Quốc lộ 1A đến giáp Tỉnh lộ 4. Đường Tỉnh 16 đã có dự án nâng cấp được duyệt, nhưng hiện chưa bố trí được kinh phí triển khai thi công, trước mắt trong năm 2014, đã bố trí kinh phí sự nghiệp giao thông để đảm bảo giao thông trên tuyến.

IV. Kiến nghị của cử tri huyện Quảng Điền

9. Kiến nghị tỉnh sửa chữa tuyến đường Tỉnh lộ 22 đoạn đi qua xã Quảng Ngạn. Tuyến Tỉnh lộ 22, những đoạn hư hỏng nặng đang được sửa chữa bằng nguồn vốn sự nghiệp giao thông.

10. Sớm thực hiện giải phóng mặt bằng lộ giới đường Quốc lộ 49B đoạn đi qua 02 xã Quảng Công và Quảng Ngạn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc nâng cấp, sửa chữa nhà ở.

Thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định của TTCP; UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư để tiến hành giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ giai đoạn III trên tuyến đường Quốc lộ 49B đoạn qua xã Quảng Công, Quảng Ngạn. Qua kiểm kê toàn tuyến có 215 hộ dân bị ảnh hưởng (xã Quảng Công 62 hộ, xã Quảng Ngạn 153 hộ), trong đó có 117 hộ thuộc diện tái định cư, tổng diện tích đất thu hồi là 43.400 m2; tổng kinh phí bồi thường 38, 013 tỷ đồng. Theo kế hoạch, giai đoạn III sẽ được triển khai từ năm 2010 đến 31/12/2020, tuy nhiên do Trung ương vẫn chưa cấp nguồn vốn thực hiện nên chưa thể thông báo mức giá đền bù và chưa triển khai giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân liên quan.



11. Đầu tư hoàn thiện khu tái định cư Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn để thực hiện việc di dời đối với những hộ dân ở vùng ven biển có nguy cơ sạt lở.

Khu tái định cư Quảng Ngạn đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch đấu thầu công trình hạ tầng khu tái định cư theo Quyết định 2473/QĐ-UBND ngày 30/11/2010. Qui mô đầu tư bao gồm các hạng mục: San gạt mặt bằng với diện tích 2 ha, độ sâu trung bình 0,5m; xây dựng các tuyến giao thông đối ngoại có tổng chiều dài 1.154 m; tổng mức đầu tư 2,271 tỷ đồng. Đến nay công trình đã được đầu tư và thi công hoàn thành. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư còn khó khăn nên đến nay hệ thống cấp điện và cấp nước sinh hoạt vẫn chưa được đầu tư xây dựng, do vậy chưa tổ chức cho các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở di chuyển đến sinh sống tại khu tái định cư nói trên. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo huyện nghiên cứu, sớm đầu tư hoàn thiện để giúp dẫn ổn định cuộc sống.



V. Kiến nghị của cử tri huyện Phong Điền

12. Kiến nghị tỉnh tiếp tục đầu tư các công trình như: Cổng chào vào địa phận tỉnh; Hệ thống thoát nước và vỉa hè dọc tuyến mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Phong Điền và xã Phong An:

Hiện nay, nguồn lực đầu tư của Tỉnh còn nhiều khó khăn, Tỉnh đang ưu tiên bố trí thanh toán dứt điểm các khoản nợ XDCB và đầu tư một số nhiệm vụ trọng tâm như: phát triển hạ tầng đô thị…; UBND tỉnh sẽ xem xét đầu tư khi cân đối được nguồn lực.



13. Sớm khởi công dự án đường 71. Đường 71 đã được phê duyệt dự án đầu tư, nhưng hiện chưa thể bố trí kinh phí để thực hiện.

14. Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A kết hợp giải phóng vỉa hè đoạn qua thị trấn Phong Điền và đoạn đầu cầu An Lỗ dài khoảng 1,5km. Lắp đèn báo hiệu giao thông tại ngã tư chợ An Lỗ.

Việc kết hợp mở rộng Quốc lộ 1A để GPMB xây dựng vỉa hè: Theo Quyết định số 62/QĐ-BGTVT ngày 08/01/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Mở rộng QL1 đoạn từ Km791A+500 - Km848+875, tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT. Kinh phí GPMB phạm vi xây dựng mở rộng Quốc lộ 1A theo quy mô dự án đã được duyệt do nhà đầu tư BOT chi trả; nếu mở rộng thêm mặt bằng để xây dựng vỉa hè phải sử dụng nguồn ngân sách địa phương. UBND tỉnh đã có Thông báo kết luận số 44/TB-UBND ngày 21/2/2014 giao UBND huyện Phong Điền lập phương án và dự toán kinh phí thực hiện công tác đền bù, GPMB vỉa hè khu vực nút giao tỉnh lộ 9 và QL1, trình UBND tỉnh xem xét.

Về việc đầu tư hệ thống đèn tín hiệu giao thông: UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu, có kế hoạch đầu tư từ nguồn xử lý vi phạm giao thông, sự nghiệp ngành, đảm bảo phương án vận hành, sử dụng sau khi hoàn thành.

15. Trụ sở UBND xã Điền Hải được xây dựng từ năm 1996 nay đã xuống cấp và quá chật hẹp. Kiến nghị tỉnh sửa chữa, nâng cấp:

Hiện nay, nguồn lực đầu tư của Tỉnh còn nhiều khó khăn, Tỉnh đang ưu tiên bố trí thanh toán dứt điểm các khoản nợ XDCB và đầu tư một số nhiệm vụ trọng tâm như: phát triển hạ tầng đô thị… UBND tỉnh sẽ xem xét đầu tư Trụ sở UBND xã Điền Hải khi cân đối được nguồn lực. Trước mắt đề nghị UBND huyện Phong Điền chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách huyện để cải tạo, sửa chữa các công trình hư hỏng để đảm bảo phục vụ nhu cầu công tác.



16. Một số cơ quan của huyện Phong Điền chưa có văn phòng làm việc như: Trạm khuyến nông lâm ngư, Trung tâm Phát triển quỹ đất, các hội đặc thù, đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng: Hiện nay, nguồn lực đầu tư của Tỉnh còn nhiều khó khăn, Tỉnh đang ưu tiên bố trí thanh toán dứt điểm các khoản nợ XDCB và đầu tư một số nhiệm vụ trọng tâm như: phát triển hạ tầng đô thị… UBND tỉnh sẽ xem xét đầu tư khi cân đối được nguồn lực.

VI. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Lộc

17. Sửa chữa đường Tỉnh lộ 14B đoạn qua xã Lộc Sơn. Đường Tỉnh 14B đoạn qua xã Lộc Sơn đã có dự án đầu tư nâng cấp, tuy nhiên, chưa có nguồn vốn triển khai, trước mắt, vẫn phải đảm bảo giao thông bằng nguồn vốn sự nghiệp.

VII. Kiến nghị của cử tri huyện Nam Đông

18. Đầu tư giai đoạn II khu hành chính của Trung tâm y tế huyện Nam Đông

Đầu tư giai đoạn II khu hành chính là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên do nguồn vốn còn hạn chế nên chưa thể bố trí thực hiện được. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện ngay khi bố trí được vốn.



VIII. Kiến nghị của cử tri huyện A Lưới

19. Kiến nghị tỉnh sửa chữa tuyến Tỉnh lộ 20 đoạn qua các xã của huyện A Lưới. Tỉnh lộ 20 vẫn được đảm bảo giao thông, hàng năm được thực hiện duy tu, bảo dưỡng bằng nguồn vốn sự nghiệp.

20. Xây dựng cầu A Lung tại thôn Ta Lo và thông tuyến ở đoạn gần trạm y tế xã Hồng Vân.

- Cầu A Lung, tại thôn Ta Lo với chiều dài khoảng 30m, kinh phí để xây dựng cầu khoảng 7 tỷ đồng, công trình phục vụ việc đi lại cho khoảng 20 hộ dân ở cuối thôn TaLo. Hiện đã chỉ đạo lập dự án, tuy nhiên nguồn ngân sách còn khó khăn chưa thể đầu tư được.

- Đường giao thông thôn Ka Cú 1, nối thông tuyến đến Trạm Y tế xã Hồng Vân với chiều dài khoảng 0,6 km, hiện nay bà con phải đi đường vòng đến Trạm Y tế, tuy nhiên khoảng cách không xa lắm. Năm 2010, công trình đã lập báo cáo kinh tế kỹ thuật từ nguồn vốn Chương trình 160 với giá trị khoảng 3,5 tỷ đồng nhưng do nguồn vốn ưu tiên cho các công trình cấp bách khác nên chưa thể triển khai thực hiện.

21. Đầu tư các tuyến đường vào khu sản xuất trên địa bàn huyện để khai thác quỹ đất phục vụ sản xuất của người dân các xã: Hương Nguyên, Hồng Vân và khu tái định cư ParAy, xã Hồng Thuỷ.

- Đường giao thông từ thôn Ka Cú 1 vào vùng Hu – Ra Ka với chiều dài khoảng 8 km, kinh phí khoảng 20 tỷ đồng, đường đồi dốc cao và núi đá. Năm 2006, đã cho tiến hành khảo sát, tuy nhiên địa hình quá khó đi, diện tích đất canh tác không nhiều nên dự án không khả thi.

- Đường giao thông vào vùng đất sản xuất khu tái định cư, thôn Par Ay, xã Hồng Thủy (tuyến nhánh số 2) với chiều dài khoảng 2 km, đường đồi dốc. Năm 2009, đã tiến hành tổ chức khảo sat thực địa tại vị trí trên để sắp xếp bố trí dân cư cho bà con vùng sạt lở thôn 1, xã Hồng Thủy. Nhưng do diện tích đất để canh tác không nhiều nên đã triển khai để khảo sát, bố trí dân cư tại khu vực đang ở hiện nay. Kinh phí để xây dựng bổ sung thêm tuyến đường nhánh số 2 vào vùng sản xuất khu tái định cư, thôn Par Ay là rất lớn, khoảng 5 tỷ nên chưa thể thực hiện được.

- Đường giao thông vào vùng đất sản xuất thôn Mu Nú, xã Hương Nguyên với chiều dài 4km. Kinh phí xây dựng khoảng 6 tỷ. Do nguồn lực còn hạn chế nên chưa thể triển khai thực hiện được



22. Cho người dân được khai hoang diện tích đất thuộc khu vực vùng hạ lưu sông Bồ, thuộc địa phận xã Hồng Hạ để canh tác: Hiện đang cho tiến hành khảo sát thực địa, sau khi có báo cáo cụ thể hiện trạng khu vực diện tích đất nêu trên, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo huyện A Lưới thông báo cụ thể đến người dân quan tâm.

IX. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Vang

23. Xây dựng kè chống sạt lở đoạn qua chùa Quy Lai, xã Phú Thanh: Năm 2010, UBND tỉnh đã có Quyết định 1953/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ sông Hương đoạn qua thôn Hòa An - Quy Lai, xã Phú Thanh với chiều dài 703 m. Công trình đã thực hiện hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2011 và đã phát huy hiệu quả tốt. Hiện nay, đoạn qua Chùa Quy Lai trở về hạ lưu với chiều dài khoảng 100m (chưa được gia cố) đang tiếp tục bị sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến vườn và sân chùa và ảnh hưởng đến các hộ dân sống dọc sông.

Thực hiện Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. UBND tỉnh đã nghiêm cấm việc cấp đất, xây dựng cơi nới nhà tạm, lều quán ra phía sông gây cản trở dòng chảy và mất an toàn trong mùa mưa bão, ảnh hưởng đến cảnh quan và xây dựng nông thôn mới. Để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, trước mắt, UBND huyện Phú Vang cho di dời, tái định cư một số hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm. Thời gian đến, sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của các đoạn sạt lở còn lại và đề xuất trong các năm tiếp theo.



24. Kiến nghị tỉnh sửa chữa tuyến đường Tỉnh lộ 2, đoạn qua hai xã Phú Dương và Phú Mậu. Tỉnh lộ 02 vẫn được đảm bảo giao thông bằng nguồn vốn sự nghiệp.

B. VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. Kiến nghị của cử tri trên địa bàn tỉnh:

25. Nghiên cứu, hướng dẫn nhân dân về định hướng phát triển cây cao su trong thời gian đến và cách phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

Cây cao su là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn các huyện, thị xã vùng gò đồi và miền núi của Tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã trồng được 9.270 ha cao su, trong đó có 6.260 ha đang ở trong thời kỳ khai thác. Hai huyện A Lưới và Phong Điền là vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão, đã quy hoạch trồng mới cây cao su đến năm 2020 là 5.701 ha. Diện tích cây cao su tăng chủ yếu chuyển đổi từ đất rừng sản xuất kém hiệu quả, đất trồng Keo có độ dốc dưới 200 và đất nương rẫy.

Tuy nhiên, ở các địa phương như Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà những năm vừa qua diện tích cao su bị bão gây đổ ngã cũng khá lớn. Để giúp người dân phát triển cây cao su trong thời gian đến, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhân dân phát triển trồng cây cao su và cách phòng chống giảm nhẹ thiên tai theo các hướng sau:

- Điều tra những vùng hay bị gió, bão làm cao su đổ ngã để khuyến cáo bà con không trồng lại cây cao su mà nên chuyển đổi cây trồng khác hợp lý hơn. Công tác trồng mới cao su phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

- Khuyến cáo người dân sử dụng các giống kháng sâu bệnh và chống chịu khá với gió bão.

- Hướng dẫn kỹ thuật về cây giống, cắt ngọn và tạo tán cây cân đối để cây thấp, ít cành tránh gãy đổ do bão.

- Phân công cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn bà con thiết kế trồng cây vành đai chắn gió một số vùng có điều kiện và trồng cây cao su đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường tập huấn, đào tạo kỹ thuật cạo mủ đúng quy trình.

Đồng thời, đã làm việc với ngành ngân hàng và các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ cho người nông dân vay vốn ưu đãi để phát triển trồng và chăm sóc cây cao su ổn định, hiệu quả. Tăng cường sự quản lý chỉ đạo của chính quyền địa phương, vận động tuyên truyền để người dân tự giác thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc bón phân và phòng chống cháy vườn cây cao su; bố trí kinh phí đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ bệnh hại và kỹ thuật khai thác mủ cây cao su bền vững cho người dân, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giống cây cao su trước khi đưa vào trồng.



II. Kiến nghị của cử tri huyện Phong Điền

26. Đầu tư, nâng cấp hệ thống đê bao dọc phá Tam Giang đoạn qua xã Điền Hải có chiều dài khoảng 6,5km, hiện tuyến đê này đã bị xuống cấp.

Tuyến đê ven phá Tam Giang đoạn từ Điền Hòa đến Điền Hải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam theo Quyết định 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006. Các năm qua đã đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đê Đông, Tây Ô Lâu dài 22,7 km trong đó đoạn đê Đông Ô Lâu qua các xã từ Điền Hương đến xã Điền Hòa với chiều dài 11,3 km hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2010 phát huy hiệu quả rất tốt.

Tuyến đê ven phá đoạn từ Điền Hòa đến Điền Hải với chiều dài 7,5 km đã bị xuống cấp, thường xuyên bị ảnh hưởng triều cường, lũ sớm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, đoạn đê này đã được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư nâng cấp đoạn xung yếu với chiều dài 1,2 km, đang thống nhất quy mô đầu tư, dự kiến sẽ triển khai trong năm 2015, các đoạn còn lại sẽ có kế hoạch đầu tư trong các năm đến.

III. Kiến nghị của cử tri thị xã Hương Thủy

27. Kiến nghị tỉnh chỉ đạo giải quyết tình trạng ngập úng làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân 02 thôn Tô Đà 1 và Tân Tô, xã Thủy Tân do nước mưa đổ ra từ Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài.

UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thị xã Hương Thủy phối hợp Cảng hàng không Phú Bài tổ chức khởi thông dòng chảy với tổng chiều dài tuyến mương khơi thông là 350 m. Trong đó, đoạn mương đi qua vùng đất lúa sản xuất của người dân là 200 m, hiện nay đang mùa sản xuất nên chưa tổ chức khơi thông, nạo vét được. Sau khi thu hoạch xong vụ Hè Thu, sẽ chỉ đạo khẩn trương thi công trước mùa mưa lũ để khắc phục tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và sản xuất, sinh hoạt của người dân.



28. Đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đê 19/5 thuộc thôn Hòa Phong, xã Thủy Tân, tránh tình trạng ngập úng như hiện nay, nhân dân không thể sản xuất được.

Công trình tuyến đê 19/5 thuộc thôn Hòa Phong, xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 5/3/2013 với chiều dài xây dựng 1.077 m, kinh phí 7,55 tỷ đồng giao cho Ban Quản lý dự án hợp phần 3 – Dự án rủi ro thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư và đã được khởi công từ 7/2013 và hoàn thành 3/2014 đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả tốt, đảm bảo phục vụ sản xuất của nhân dân trong khu vực.



IV. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Lộc

29. Kiến nghị tỉnh đầu tư kênh dẫn nước từ Hồ Truồi để cấp cho ô đầm xã Lộc Sơn, hiện tại phải lấy nước từ kênh đi qua xã Lộc Bổn quá xa nên lượng nước không đủ cung cấp.

Việc cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của xã Lộc Sơn thông qua hệ thống kênh N14 và N16 của hồ Truồi, các tuyến kênh trên đã được kiên cố và trong các năm qua nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp của xã Lộc Sơn cơ bản bảo đảm.

Liên quan đến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành, khai thác các tuyến kênh hồ Truồi điều tiết hợp lý nguồn nước của kênh N14 và N16 bảo đảm đủ nước cho các diện tích vùng cao, vùng cuối kênh của xã Lộc Sơn.

30. Công trình thủy lợi đập Kên đã bị hư hỏng không bảo đảm cấp nước cho hơn 150 ha lúa của xã Lộc Trì và thị trấn Phú Lộc, kiến nghị tỉnh sửa chữa, nâng cấp.

Công trình đập Kên đã hư hỏng, xuống cấp nên không bảo đảm vấn đề cấp nước. Trước tình hình trên, năm 2011 UBND tỉnh đã cho lập dự án và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2246/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 với tổng mức đầu tư 5,767 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong các năm qua do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay công trình vẫn chưa được đầu tư nâng cấp. Trước mắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo địa phương chủ động huy động các nguồn vốn để xử lý tạm thời nhằm ổn định sản xuất, đặc biệt là vụ Hè - Thu 2014. Về lâu dài, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành nghiên cứu, bố trí vốn để công trình sớm được đầu tư trong thời gian đến.



V. Kiến nghị của cử tri huyện Nam Đông

31. Kiến nghị tỉnh giao đất rừng tại một số tiểu khu dọc theo đường 74 cho nhân dân sản xuất.

Các tiểu khu dọc tuyến đường 74 được đưa vào quy hoạch phòng hộ để bảo vệ tuyến đường không thể giao cho người dân sản xuất được. Hiện nay, BQLRPH Nam Đông trồng bổ sung cây Sao đen 2 năm tuổi trong Quí I năm 2014 từ 500-600 cây/ha trên diện tích 40,50 ha rừng keo, để phòng hộ tuyến đường 74 đảm bảo an ninh quốc phòng trong những năm tiếp theo.



32. Hỗ trợ nông dân về giống cây mây nước, mây rút, bì lời đỏ để nâng cao thu nhập và đảm bảo độ che phủ rừng.

UBND tỉnh đang giao ngành nông nghiệp rà soát, nghiên cứu, đề xuất phương án hỗ trợ một số loại giống cây cho nông dân; sau khi rà soát nếu phương án có hiệu quả, UBND tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ.



VI. Kiến nghị của cử tri huyện Quảng Điền

33. Kiến nghị tỉnh giảm tỷ lệ huy động đầu tư từ nguồn ngân sách huyện, xã và nhân dân đóng góp theo Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015, để tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Để có cơ sở huy động nguồn lực, thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 về quy định tạm thời cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015; qua gần 2 năm áp dụng cơ chế trên vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đã huy động được nguồn lực từ các địa phương (ngân sách huyện, xã, nhân dân đóng góp) đảm bảo tỷ lệ huy động theo Quy định. Ngoài ra, nghiên cứu việc áp dụng cơ chế huy động nguồn lực thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh khác cho thấy hiện nay tỷ lệ huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại Quyết định 32/2010/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 là phù hợp với tình hình chung và khả năng của các địa phương trong tỉnh. Vì vậy, trước mặt UBND tỉnh chưa thay đổi các quy định trong Quyết định, đề nghị UBND huyện Quảng Điền, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn Huyện động viên nhân dân phát huy tinh thần làm chủ tích cực tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn toàn Huyện.



VII. Kiến nghị của cử tri thị xã Hương Trà

34. Bố trí kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã và người dân trong việc dập dịch rầy nâu vụ Hè Thu năm 2013.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho vụ Hè Thu 2013, ngay từ đầu vụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các địa phương bám sát đồng ruộng, nắm bắt kịp thời diễn biến của sâu bệnh, rầy các loại, dự tính và cảnh báo sớm để nông dân chủ động phòng trừ.

UBND tỉnh đã công bố dịch rầy nâu hại lúa tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà. Đồng thời, để hỗ trợ nông dân phòng trừ rầy hại lúa, đã cấp 1.103 lít thuốc Vicondor 50EC (từ nguồn dự phòng năm 2010) phun trừ cho 1.378,75 ha có mật độ rầy cao tại huyện Phong Điền; Quảng Điền; Phú Vang; thị xã Hương Trà và Hương Thủy, trong đó thị xã Hương Trà được cấp 199 lít để phun cho diện tích 248,75 ha. Ngoài ra, từ nguồn giống lúa của Trung ương hỗ trợ cho tỉnh, UBND tỉnh đã ưu tiên phân bổ cho các huyện, thị xã bị thiệt hại nặng do sâu bệnh nặng vụ Hè thu 2013, trong đó thị xã Hương Trà được phân bổ 120 tấn giống lúa.

VIII. Kiến nghị của cử tri huyện A Lưới

35. Thu hồi 1,1 ha đất tại khu vực mỏ đá xã Hương Phong để giao cho nhân dân sản xuất.

Khu đất nói trên đã được UBND tỉnh cho Công ty Quản lý và Xây dựng đường bộ thuê để làm khu nghiền sàn đá Granit (theo Quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 22/3/2002 của UBND tỉnh) và có thời hạn sử dụng đất đến ngày 22/3/2012 (đến nay đã hết thời hạn thuê đất ).

Ngày 14/3/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp cùng với Công ty Quản lý và Xây dựng đường bộ và UBND huyện A Lưới. Tại cuộc họp, Công ty này cho biết vẫn có nhu cầu sử dụng đất cho thời hạn tiếp theo, nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty trong việc duy tu bảo dưỡng các tuyến đường trên địa bàn huyện và Công ty đã cam kết sẽ làm việc với UBND huyện A Lưới để xem xét sự phù hợp quy hoạch, quy mô, mục đích sử dụng và có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.



36. Chỉ đạo công ty Lâm nghiệp Nam Hoà đền bù dứt điểm đối với tài sản trên đất cho các hộ dân tại thôn Tà Rá, xã Hương Nguyên. UBND tỉnh dã chỉ đạo ngành nông nghiệp kiểm tra phản ánh của cứ tri. Qua kiểm tra, việc trồng rừng tại thôn Tà Rả không ảnh hưởng đến cây cối hoa màu của bà con thôn bản.

C. VỀ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. Kiến nghị của cử tri thành phố Huế

37. Kiểm tra, xử lý tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của công ty in Thừa Thiên Huế tại 57 Bà Triệu, thành phố Huế.

UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra đã tiến hành lấy 02 mẫu nước thải (01 tại đầu vào, 01 tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải) để phân tích chất lượng nước. Sau khi có kết quả phân tích các mẫu nước thải, đã yêu cầu Công ty thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động; thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại đúng quy định; định kỳ bảo dưỡng hệ thống xử lý; vận hành hệ thống xử lý nước thải thường xuyên, đúng quy trình; tiến hành vệ sinh khu vực, đặt các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải tại tầng 2 theo đúng quy định, tăng cường hơn nữa các biện pháp để xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tối đa mức độ gây ô nhiễm môi trường đến khu dân cư. Đồng thời, chủ cơ sở cần chủ động tiếp xúc với chính quyền và người dân ở địa phương để giải quyết kịp thời các kiến nghị của nhân dân, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp như hiện nay.



II. Kiến nghị của cử tri thị xã Hương Thủy

38. Kiến nghị Tỉnh xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất thuộc cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Thủy Phương.

Hiện tại, trên địa bàn khu quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Thủy Phương tồn tại một số Doanh nghiệp tư nhân gây ô nhiễm như: Nhà máy tái chế giấy Như ý, Hà Xuyên, Cơ sở tái chế nhựa Thùy Dương, Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu chi nhánh II - Công ty thuốc sát trùng Việt Nam VIPESCO. Ngoài ra còn một số cơ sở thu mua chất thải rắn nhỏ lẻ nằm trên địa bàn này.

Nguyên nhân trực tiếp là do hạ tầng của các cơ sở đã xuống cấp, trong khi đó khả năng tài chính của các cơ sở không đủ để cải tạo nâng cấp, xây dựng các công trình xử lý nước thải và khí thải (Nhà máy tái chế giấy Như Ý đã ký kết hợp đồng với công ty tư vấn để tiến hành xây dựng dây chuyền xử lý nước thải). Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an Tỉnh) đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn cụm công nghiệp và làng nghề Thủy Phương phải đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và khí thải.

Đối với những cơ sở thu gom rác nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường do quá trình rửa bao bì nylon và các loại rác thải khác, vừa qua phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường PC49 đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với những cơ sở này.

UBND tỉnh đã có chủ trương thanh tra việc sử sụng đất và thực hiện Pháp lệnh môi trường đối với các cơ sở: Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu chi nhánh II-Công ty thuốc sát trùng Việt Nam VPESCO, Chi nhánh đã thống nhất chủ trương di dời nhà máy đến địa điểm mới đảm bảo an toàn đối với khu dân cư và đảm bảo quá trình sản xuất của nhà máy và đúng với quy hoạch chung của Tỉnh.

39. Thu hồi diện tích đất bỏ hoang dọc hai bên đường tránh phía Tây thành phố Huế thuộc địa bàn phường Thủy Phương do các đơn vị quân đội quản lý, để giao lại cho người dân khai thác, sử dụng.

Hiện nay các điểm đất quốc phòng do Bộ CHQS tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh nói chung và thị xã Hương Thủy nói riêng đều được Chính phủ phê duyệt để các đơn vị quân đội thực hiện nhiệm vụ theo đúng với chức năng. Các khu đất quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng; Chính phủ phê duyệt có yếu tố chiến lược quan trọng trong thế trận sẵn sàng chiến đấu cũng như phòng thủ, việc thu hồi đất quốc phòng phải được sự thống nhất của Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ.

40. Điều chỉnh khung giá đất tại các vùng giáp ranh của 02 xã Thủy Thanh và Thủy Vân với thành phố Huế, hiện tại giá đất chênh lệch quá lớn.

Việc xây dựng giá đất trên địa bàn tỉnh đã căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát và đề xuất của UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế. Trong quá trình xây dựng giá đất, đã xem xét và hạn chế đến đến mức thấp nhất sự chênh lệch giá tại các khu vực giáp ranh giữa thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang với thành phố Huế. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư hạ tầng, lợi thế kinh doanh và quy hoạch của các địa phương có sự khác nhau. Vì vậy, trong quá trình xây dựng không tránh khỏi sự chênh lệch về giá như phản ánh của cử tri tại các vùng giáp ranh của 02 xã Thủy Thanh và Thủy Vân với thành phố Huế. UBND tỉnh xin tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ điều tra, nghiên cứu điều chỉnh phù hợp trong phương án xây dựng giá đất năm 2015.



III. Kiến nghị của cử tri thị xã Hương Trà

41. Kiến nghị tỉnh thu hồi diện tích đất của nhà máy Xi măng Long Thọ đang bỏ hoang để giao lại cho nhân dân sản xuất.

Khu đất đề nghị thu hồi nói trên nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTG ngày 16/5/2005.

Năm 2005, UBND tỉnh đã cho Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Lộc (trước đây là Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng) thuê đất để đầu tư dự án xây dựng nhà máy xi măng Long Thọ II, với diện tích đất xây dựng Nhà máy là 21 ha, tại phường Hương Vân, thị xã Hương Trà. Công ty đã tiến hành lập thủ tục đầu tư dự án và thực hiện hoàn tất việc bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp xong mặt bằng của Nhà máy và xây dựng nhà điều hành 2 tầng. Nhưng từ năm 2008 đến nay, do khó khăn về tài chính và tìm đối tác đầu tư, nên Công ty đã không đưa đất vào sử dụng. Do đó, việc sử dụng đất của Công ty đã vi phạm quy định của Luật đất đai hiện hành. Vì vậy, UBND tỉnh đã có chủ trương thu hồi diện tích đất nêu trên. Ngày 26/5/2013, UBND tỉnh đã thành lập Hội đồng định giá tài sản trên đất, chi phí đầu tư vào đất của Công ty để có phương án thu hồi đất và kêu gọi đầu tư tại khu đất này.



IV. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Vang

42. Nhu cầu về đất ở của người dân xã Vinh Thanh rất nhiều, nhưng tỉnh có chủ trương hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở, kiến nghị tỉnh thay đổi chủ trương này.

Hiện nay, UBND tỉnh không có quy định hạn chế việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao trong thửa đất ở sang đất ở mà việc chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể: UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Vinh Thanh; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011-2015 của huyện Phú Vang.

Do đó, để được chuyển mục đích sử dụng đất, ngoài nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, cử tri cần đảm bảo phù hợp với các quy hoạch trên.



V. Kiến nghị của cử tri huyện Nam Đông

43. Kiến nghị tỉnh xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác ở xã Hương Phú

Bãi chôn lấp rác của xã Hương Phú có hiện tượng nước thẩm thấu vào ô chôn lấp rác. UBND tỉnh đã chỉ đạo Chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục hiện tượng nước thẩm thấu; đồng thời, cho tạm thời dừng hoạt động đổ rác tại bãi chôn lấp này trong thời gian chờ xử lý (dự kiến là 24 tháng). Trong thời gian khắc phục sự cố trên, rác sinh hoạt trên địa bàn được đổ tại Bãi chôn lấp rác sinh hoạt Thượng Nhật. UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thêm ô rác để tập kết rác thải sinh hoạt về bãi rác xã Thượng Nhật trong thời gian xử lý sự cố ngập nước tại bãi rác xã Hương Phú.

Hiện nay, đã khảo sát, xác định nguyên nhân bị ngập nước và đang xây dựng phương án thích hợp để giải quyết dứt điểm hiện tượng nước thẩm thấu vào ô chôn lấp, bãi chôn lấp đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh để phục vụ công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

Đồng thời, UBND tỉnh đã yêu cầu chủ các cơ sở tăng cường hơn nữa các hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng môi trường đến khu dân cư, chủ động tiếp xúc với chính quyền và dân cư tại địa phương để giải quyết kịp thời các kiến nghị của nhân dân.



VI. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Lộc

44. Kiến nghị tỉnh điều chỉnh đơn giá đền bù đất vườn cho các hộ dân ở xã Lộc Tiến, vì đơn giá đền bù đất vườn thấp hơn đơn giá đất nông nghiệp là không hợp lý.

Việc áp dụng Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh về giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 thì giá đền bù đất và hỗ trợ đối với đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở mà không được công nhận là đất ở cho các hộ dân tại xã Lộc Tiến ở các tuyến đường giao thông chính và đất tại Khu vực 1,2 đều cao hơn giá bồi thường và hỗ trợ đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất.

Riêng tại khu vực 3, thực tế giá đất đền bù đối với đất vườn cao hơn đất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi áp dụng thêm mức hỗ trợ (theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 01/6/2011) thì số tiền hỗ trợ giá đất vườn thấp hơn giá đất nông nghiệp.

Về vấn đề này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ điều tra, nghiên cứu điều chỉnh phù hợp về giá trong phương án giá đất năm 2015 và quy định bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh



45. Do chậm triển khai thực hiện quy hoạch tại khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô nên nhân dân trong vùng quy hoạch không thể làm nhà ở kiên cố. Đề nghị tỉnh cho di dời xen ghép hoặc quy hoạch quỹ đất để nhân dân làm nhà ở.

Việc quy hoạch tại khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô chậm triển khai đã ảnh hướng nhân dân trong vùng quy hoạch không thể làm nhà ở kiên cố; để giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiến hành rà soát, thống kê nhu cầu về đất ở, xây dựng nhà ở của người dân trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô do tách hộ, phát triển dân cư, tái định cư khi giải phóng mặt bằng...

UBND tỉnh đã có Công văn (1705/UBND-XD ngày 03/4/2014) thống nhất công bố các khu vực được xem xét cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Căn cứ các khu vực đã được UBND tỉnh cho phép xem xét cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, trong thời gian đến, UBND huyện Phú Lộc sẽ phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ cho các hộ dân nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về nhà ở của nhân dân trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hiện nay.

46. Việc lấy nước của nhà máy nước Chân Mây đã gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và du lịch tại Suối Voi. Đề nghị Tỉnh có giải pháp phân phối nguồn nước hợp lý.

Nhà máy nước Chân Mây có công suất là: 6.000m3/ngày đêm, được xây dựng và đưa vào hoạt động tháng 9 năm 2001 để cấp nước cho khu đô thị mới Chân Mây, khu du lịch Lăng Cô, Laguna và nhân dân các xã Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Thị trấn Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc. Qua theo dõi tình hình thủy văn, do từ đầu năm đến nay tình hình thời tiết diễn biến thất thường, lượng mưa trung bình từ đầu năm đến nay toàn tỉnh từ 250-300mm, đạt 50% so với lượng mưa trung bình 6 tháng so với các năm trước và khả năng hạn hán có thể xảy ra. Vì vậy, lưu lượng cơ bản trên các sông suối trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và trên lưu vực khe nước Bôghe và khe Mệ cũng giảm theo, làm ảnh hưởng một phần đến tình hình sản xuất của xã Lộc Tiến, các xã lân cận và du lịch tại Suối Voi.

Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt đề nghị địa phương chủ động thực hiện các biện pháp chống hạn để bảo đảm tình hình sản xuất nông nghiệp vụ Hè - Thu trong năm 2014. Về lâu dài, hiện nay công trình hồ chứa nước Thủy Yên – Thủy Cam đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Phú Lộc; trong đó, hồ chứa nước Thủy Yên dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Khi hồ chứa nước Thủy Yên hoàn thành sẽ cấp nước tưới cho 1.270 ha đất lúa và hoa màu các xã Lộc Thủy và Lộc Tiến; tạo nguồn nước cấp cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với công suất 25.000 m3/ngày đêm.

Sau khi tiếp tục xây dựng hồ chứa nước Thủy Cam sẽ tiếp tục cấp nước tưới cho 510 ha đất lúa và hoa màu các xã Lộc Thủy và Lộc Tiến của huyện Phú Lộc; tạo nguồn nước cấp cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với công suất 75.00086.000 m3/ngày đêm.

C. VỀ CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ

I. Kiến nghị của Cử tri huyện Phú Vang

47. Đầu tư hệ thống cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân các xã Vinh Thái, Phú Diên, Vinh Xuân và Vinh Thanh.



- Đối với xã Vinh Thái, UBND tỉnh đã thống nhất quy mô đầu tư dự án hệ thống nối mạng cấp nước sạch xã Vinh Thái, huyện Phú Vang. Theo đó, xây dựng mới hệ thống tuyến ống cấp nước sạch HDPE có đường kính từ D50-160 với tổng chiều dài 24.543m, có tổng mức đầu tư 6,212 tỷ đồng. Dự án được công ty khởi công vào tháng 2/2014, đến nay đã hoàn thành toàn bộ tuyến ống D75-D160 dài 12.166m, còn các tuyến ống D50, D63 thuộc phần dân đào lấp đất được 8.300m/ 12.205m (đạt 70%), tiến độ dân đào có chậm do vướng mùa gặt. Dự án hoàn thành sẽ cấp nước sạch cho khoảng 5.000 người dân (90%) ở các thôn Mong A, Mong B, Mong C, Diêm Tụ, Thanh Lam Bồ, Hà Trữ A, Hà Trữ B, Hà Thượng, xã Vinh Thái, huyện Phú Vang. Để sớm cấp nước sạch cho người dân xã Vinh Thái, đề nghị nhân dân tại các tuyến chưa thực hiện đào lấp đất phối hợp với đơn vị thi công sớm hoàn thành theo đúng kế hoạch.

- Các xã Phú Diên, Vinh Xuân và Vinh Thanh: Tính đến tháng 04/2014, số hộ dùng nước sạch của Công ty tại xã Vinh Xuân là 263 hộ/1.654 hộ (15,9%) và xã Vinh Thanh là 594 hộ/2.148 hộ (27,7%), riêng xã Phú Diên chưa tiếp cận nước sạch. Hiện nay, Bộ Tài chính đã đồng ý ký hiệp định vay phụ 35,16 triệu USD (giai đoạn 1) với HueWACO để triển khai Dự án cấp nước toàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ nay đến năm 2020; theo đó, 03 xã trên sẽ được đầu tư cấp nước trong giai đoạn 2015-2016.

48. Chỉ đạo ngành điện đầu tư, nâng cấp mạng lưới điện trên địa bàn 02 xã Phú Diên và Vinh An.



Hệ thống điện xã Phú Diên được đưa vào sử dụng năm 1996. Đến năm 2001, ngành điện tiếp nhận lưới điện trung áp và đến năm 2006, ngành điện tiếp nhận lưới điện hạ áp để bán điện tận hộ. Sau khi tiếp nhận, để bảo đảm cấp điện an toàn, nâng cao chất lượng điện năng, ngành điện đã đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa hệ thống điện trên 02 địa bàn xã với qui mô 29,64 km bằng đường dây trung hạ thế, 8 trạm biến áp bằng nguồn vốn như: Sửa chữa lớn hàng năm, đầu tư XDCB và vốn vay các dự án REII, RD… với tổng mức đầu tư 7,5 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2013-2015, trên địa bàn tỉnh đã triển khai dự án ADB và KFW (giai đoạn 2) trong đó 2 xã Phú Diên và Vinh An, huyện Phú Vang sẽ được đầu tư xây dựng với qui mô cải tạo 2,86 km đường dây hạ thế 0,4KV tại xã Phú Diên và 1,28 km đường dây hạ thế 0,4KV tại xã Vinh An.

Hiện nay, các dự án đầu tư cải tạo lưới điện ngành điện đều phải vay vốn thương mại để thực hiện. Do nguồn vốn vay gặp khó khăn và phải đầu tư cấp điện trên nhiều lĩnh vực nên việc đầu tư cải tạo phải được thực hiện qua nhiều năm.

II. Kiến nghị của Cử tri huyện Quảng Điền

49. Kiến nghị tỉnh chỉ đạo Công ty viễn thông tiến hành duy tu, bảo dưỡng các trạm BTS vì đã xuống cấp và có phương án di dời các Trạm này ra khỏi khu vực đông dân cư.

Để quản lý Trạm BTS trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, khoa học, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 629 /QĐ-UBND ngày 04/4/2013 về phê duyệt Quy hoạch phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 04/4/2013 về ban hành Quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Đồng thời, ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND về xử lý, cải tạo trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2017 nhằm cụ thể hóa Quy hoạch phát triển trạm BTS đến năm 2020, tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trạm BTS; Tập trung xử lý, tháo dỡ các trạm BTS xây dựng không có giấy phép, không phù hợp quy hoạch và cải tạo các trạm BTS loại 2 trên địa bàn tỉnh.

Triển khai Kế hoạch số 110/KH-UBND của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình trạm BTS, làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để có giải pháp khắc phục, duy tu bảo dưỡng, cương quyết xử lý các trạm BTS có nguy cơ gãy đổ, trước mùa mưa bão năm 2014 nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Bổ sung, hoàn chỉnh Quy định trình tự thủ tục xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh theo hướng: đối với công trình trạm BTS xây dựng mới, bắt buộc phải có Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp, đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình xây dựng; đối với công trình trạm BTS sau 5 năm vận hành phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng.



50. Kiến nghị tỉnh đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân các xã: Hồng Tiến, Hương Bình, Hương Thọ, thị xã Hương Trà.

- Xã Hồng Tiến: Đã được thông báo kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư năm 2014, theo đó sẽ xây dựng hệ thống nối mạng cấp nước sạch xã Hồng Tiến có chiều dài 7,0 km, với tổng mức đầu tư 7,4 tỷ đồng, cấp cho 286 hộ trong xã, thời gian thực hiện dự án từ 2015-2016. Sau khi được bố trí vốn, sẽ sớm tổ chức thi công đúng kế hoạch.

- Xã Hương Bình chưa được tiếp cận nước sạch: Theo Quy hoạch cấp nước tỉnh TT.Huế giai đoạn 2011-2015, có tính đến giai đoạn 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, theo đó sẽ xây dựng nhà máy có công suất 4.000 m³/ngày đêm cấp cho 3 xã Bình Thành, Bình Điền và Hương Bình thuộc thị xã Hương Trà vào năm 2016 từ nguồn vốn vay ADB đồng thời kết hợp các nguồn vốn huy động hợp pháp khác và thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu tỷ lệ người dân dùng nước tại xã đạt 80%, ngoài ra công ty sẽ thay thế các tuyến ống nhựa tái sinh đã lão hoá chất lượng kém (dài khoảng 1.860m), với tổng chi phí đầu tư khoảng 900 triệu đồng.

- Xã Hương Thọ: Đã thống nhất quy mô đầu tư dự án hệ thống nối mạng cấp nước sạch xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà; theo đó xây dựng mới hệ thống tuyến ống cấp nước sạch HDPE đường kính từ D50-160 với tổng chiều dài 24.543m, có tổng mức đầu tư 9,577 tỷ đồng, cấp cho khoảng 3.000 dân ở các thôn Hải Cát 1, Hải Cát 2, Lê Khê Bãi, Liên Bằng và thôn định cư An Lại, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, thời gian thực hiện dự án từ 2015-2016. Sau khi được bố trí vốn, sẽ sớm tổ chức thi công đúng kế hoạch.

51. Kiến nghị tỉnh đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân các xã: Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Hương Giang và Thượng Nhật, huyện Nam Đông:



Việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 5 xã trên, UBND tỉnh đã đăng ký vào danh mục các dự án sử dụng vốn dự phòng thuộc chương trình tín dụng chuyên ngành JICA. Trong đó, Công ty sẽ triển khai xây dựng một nhà máy nước sạch tại xã Thượng Long có công suất 1.500 m³/ngày đêm và hệ thống ống truyền tải, phân phối nước sạch trên địa bàn 5 xã, hiện đang Bộ Kế hoạch Đầu tư phê duyệt.

D. LĨNH VỰC VĂN HÓA XÃ HỘI - CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

I. Cử tri trên địa bàn tỉnh

52. Kiến nghị bổ sung đối tượng người đứng đầu hội đặc thù mà không phải là người đã nghỉ hưu cũng được hưởng chế độ thù lao hàng tháng theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 15/3/2013 của UBND tỉnh về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặt thù để bảo đảm tính công bằng.

Căn cứ Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội; ngày 15/3/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 529/QĐ-UBND về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặc thù; trong đó, đối tượng được hưởng chế độ thù lao thực hiện theo quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, ngày 31/5/2013, Bộ Nội vụ có Công văn số 1860/BNV-TCPCP trả lời một số kiến nghị về chế độ thù lao đối với những người hết tuổi lao động nhưng không phải là cán bộ hưu trí, được trúng cử vào các chức danh lãnh đạo Hội, chưa được quy định trong Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ, có nêu: “Do đặc điểm hoạt động của Hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; do đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011, trong đó, tại Điều 2 đã quy định mức thù lao tối đa đối với những người đã nghỉ hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật được bầu giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách thuộc Hội có tính chất đặc thù, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao biên chế, thì ngoài lương hưu, được hưởng thù lao từ ngân sách nhà nước”. Như vậy, những người đứng đầu hội đặc thù mà không phải là người đã nghỉ hưu thì không thuộc đối tượng được hưởng chế độ thù lao theo Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 529/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang nghiên cứu hoàn chỉnh Đề án Hội quần chúng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; trong đó, có xem xét đến đối tượng không phải là người đã nghỉ hưu làm việc chuyên trách tại các Hội. Sau khi có các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể của Trung ương, UBND tỉnh sẽ nghiên cứu để bổ sung, điều chỉnh chế độ thù lao đối với cán bộ công tác tại các hội một cách phù hợp.

53. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngày càng nhiều, nhưng tìm việc làm rất khó khăn. Kiến nghị tỉnh có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với người tốt nghiệp đại học hệ chính quy.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có Đại học Huế là Trung tâm đào tạo của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gồm có 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu; hàng năm tuyển sinh hơn 12.000 chỉ tiêu, với khoảng 108 ngành bậc đại học để đáp ứng nguồn nhân lực cho các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Do vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm rất lớn, dẫn đến áp lực về việc làm tăng lên và tỉnh cũng không thể đáp ứng được nhu cầu công việc cho tất cả số sinh viên này. Hiện nay, Trung ương đang chỉ đạo không tăng biên chế hành chính đến năm 2016; đồng thời, xây dựng và chuẩn bị thực hiện Đề án tinh giản biên chế nên nhu cầu tuyển dụng công chức sẽ càng hạn chế hơn.

Mặc dù vậy, trong thời gian qua, vẫn có thực trạng nguồn tuyển dụng công chức, viên chức không đồng đều, một số ngành không tuyển đủ số lượng theo nhu cầu, chẳng hạn như ngành Y. Trong khi đó, các ngành khác có chỉ tiêu tuyển dụng rất ít nhưng số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển lại rất nhiều. Đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hiện nay, số lượng học sinh ở các cấp học giảm rất nhiều, dẫn đến số lớp ở các trường học trên địa bàn tỉnh giảm theo nên nhu cầu tuyển dụng giáo viên cũng không nhiều.

Do quy định của pháp luật không cho phép phân biệt trong tuyển dụng giữa các loại hình đào tạo nên tỉnh không thể đề ra chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Riêng đối với tuyển dụng công chức, trong những năm qua, tỉnh đã có chính sách ưu tiên, thu hút đặt biệt, đó là tuyển dụng không qua thi hoặc cộng thêm điểm đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi, xuất sắc trong các kỳ tuyển dụng công chức hàng năm.

II. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Vang

54. Kiến nghị tỉnh nâng cấp, sửa chữa đình làng Quy Lai, xã Phú Thanh, hiện nay di tích này đang xuống cấp nghiêm trọng.

- Đình làng Quy Lai là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia (Quyết định số 43/2005/QĐ-BVHTT ngày 22/8/2005 của Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Do Đình làng xuống cấp nên ngày 16/12/2013, UBND xã Phú Thanh có Tờ trình số 63/TTr-UBND về việc tu sửa cấp thiết di tích Đình làng Quy Lai. Tuy nhiên, qua thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì hồ sơ chưa đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

Ngày 24/12/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 2346/SVHTTDL-DSVH để hướng dẫn các thủ tục và nội dung hồ sơ dự án bảo quản, tu bổ di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Quy Lai. Theo đó, đề nghị UBND huyện Phú Vang (là đơn vị trực tiếp quản lý di tích) chỉ đạo các phòng, ban liên quan thực hiện thủ tục xin chủ trương lập dự án tu bổ di tích theo đúng quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số nội dung về bảo quản tu bổ, phục hồi di tích.

Sau khi huyện hoàn chỉnh hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ thẩm định trình UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thống nhất theo quy định trước khi triển khai các bước tiếp theo.



55. Tại xã Phú Mậu có 14 nhà rường và nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diễu hiện nay đang xuống cấp, kiến nghị Tỉnh có cơ chế để sửa chữa.

- Đối với nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diễu, UBND tỉnh đã chỉ đạo lập hồ sơ dự án tu bổ, tôn tạo nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diễu báo cáo UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn thực hiện trùng tu theo quy định.

- Đối với 14 nhà rường tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang: Hiện nay, UBND tỉnh đang giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, xây dựng Đề án “chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế cho giai đoạn 2014 – 2020, báo cáo UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh thông qua, làm cơ sở hỗ trợ trùng tu, bảo tồn giá trị nhà vườn; đồng thời, nghiên cứu tiêu chí, phân loại nhà vườn. Sau khi được HĐND tỉnh thông qua, nếu các khu nhà rường trên phù hợp tiêu chí, UBND tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ theo qui định.

56. Hiện nay, số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng nhiều, nhưng chất lượng khám chữa bệnh quá thấp, kiến nghị tỉnh đầu tư để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến y tế cơ sở.

Hiện tại số người tham gia BHYT ngày càng tăng, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đã đạt 77% với tổng số thẻ BHYT là : 875.158 thẻ BHYT. Trong đó số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở là 491.196 thẻ (chiếm tỷ lệ 56,1%). Để đảm bảo thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã, Ngành y tế đã thực hiện các giải pháp sau:

- Về nhân lực: Đảm bảo 100% trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ và có đầy đủ các chức danh khác theo quy định. Cán bộ của các trạm y tế đã được đào tạo về sử dụng các trang thiết bị cơ bản nhằm đáp ứng công tác khám chữa bệnh theo đúng phân tuyến kỹ thuật quy định.

- Về cơ sở vật chất: Đến nay đã tầng hóa 152/152 trạm y tế xã phường theo đúng mô hình thiết kế mẫu, đảm bảo đủ các phòng chức năng cho việc triển khai công tác khám và điều trị.

- Về trang thiết bị: Bằng nguồn hỗ trợ của tổ chức AP, đến nay 100% trạm y tế đã có các trang thiết bị sau: Máy siêu âm xách tay, Máy ghi điện tim, Máy XN nước tiểu/ kính HiểnVi, Máy khí dung, Máy châm cứu, Giường, tủ đầu giường bệnh nhân, Bàn khám, tủ thuốc...

Chính nhờ sự quan tâm đầu tư như trên nên năm 2014 có 94/152 trạm y tế xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020 (đạt tỷ lệ 61,8%). Chất lượng khám, chẩn đoán và điều trị tại trạm y tế đã cải thiện rõ rệt, qua đánh giá công tác khám chữa bệnh quí 1/2014 của ngành y tế nhận thấy: Có trên 55% lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế trên tổng số lượt khám và điều trị của toàn tỉnh, có 28.402 lượt xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện tại trạm y tế (tăng 178,58% so cùng kỳ năm trước). Trong đó có 6.075 lượt xét nghiệm sinh hóa (tăng 4,8 lần), 10.868 lượt siêu âm (tăng 6,9 lần), 5.840 lượt điện tâm đồ (tăng 12 lần). Để tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn, ngành Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cũng như y đức người thầy thuốc đáp ứng tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tại các tuyến y tế cơ sở.



III. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Lộc

57. Kiến nghị tỉnh có chính sách giảm số tiền ứng trước khi nhập viện để tạo điều kiện thuận lợi trong việc khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm thuộc hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp.

Đối với các đơn vị y tế trực thuộc Tỉnh, đã chỉ đạo việc tạm ứng tiền của các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo trong quá trình khám và điều trị tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh, chỉ tạm ứng trên số tiền % cùng chi trả theo Luật của BHYT (5%). Và việc tạm ứng dựa trên cơ sở tính toán các chi phí dịch vụ y tế cùng chi trả trong thời gian điều trị từ 2 đến 3 ngày, như vậy quá trình điều trị (dài ngày) bệnh nhân có thể nộp tạm ứng chia thành nhiều đợt, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân không phải tạm ứng một khoản tiền lớn trước khi nhập viện. Đối với các đơn vị y tế trực thuộc Trung ương thì Tỉnh đã đề nghị các đơn vị này nghiên cứu kiến nghị này của cử tri.
IV. Kiến nghị của Cử tri huyện Phong Điền

58. Đề nghị tỉnh xây thêm phòng học tại một số trường trên địa bàn huyện. Hiện nay, tình trạng thiếu phòng học xảy ra ở một số trường như: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Trạch Phổ, Trường Trung học cơ sở Phong Bình, Trường mầm non xã Phong An và thị trấn Phong Điền

- Trường tiểu học Trần Quốc Toản đã xây dựng 10 phòng, hiện nay đang hoàn thiện, dự kiến bàn giao vào tháng 9/2014.

- Trường THCS Phong Bình đang xây dựng 10 phòng học, dự kiến bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2014-2015.

- Trường tiểu học Trạch Phổ hiện có 02 phòng học xuống cấp, năm 2013 được Hiệp hội tuổi thơ Pháp cam kết tài trợ, sẽ triển khai 2015.

- Trường mầm non Phong An đã triển khai xây dựng 04 phòng học.

- Trường mầm non thị trấn Phong Điền (tại Trạch Thương 2 và Khánh Mỹ) đang có dự án ứng trước vốn năm 2015 để triển khai theo Thông báo 74/TB-UBND ngày 14/3/2014 của UBND tỉnh.

59. Sớm có phương án chuyển giao Bệnh viên Đa khoa phía Bắc của tỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế quản lý, đã chính thức được bàn giao và đi vào hoạt động từ đầu năm 2013, số lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng tăng, cụ thể trong quí I/2014:

- Số lượt khám bệnh nội viện là 11.363 lượt, công suất sử dụng giường bệnh quý I/2004 đạt 76,79%; Thực hiện 499 phẫu thuật và 1266 thủ thuật; Xét nghiệm cận lâm sàng: 17.559 lượt. Bước đầu bệnh viện đã thu hút được bệnh nhân đến khám và điều trị. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cử các Bác sỹ đào tạo tại Bệnh viện Trung ương Huế, và hiện nay đang thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chủ động triển khai được 18 phẫu thuật chấn thương chỉnh hình có trình độ chuyên môn cao của tuyến Trung ương như: Thay toàn bộ khớp háng, phẫu thuật trượt thân đốt sống, phẫu thuật bàn tay, chỉnh hình phức tạp, phẫu thuật nội soi khớp cắt tổ chức thoái hóa …UBND tỉnh đã yêu cầu ngành y tế tiếp tục nghiên cứu mô hình quản lý cũng như khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất cũng như chất lượng hoạt động của Bệnh viện.

V. Kiến nghị của Cử tri thị xã Hương Thủy

60. Kiến nghị tỉnh cho thành lập Ban Quản lý di tích để quản lý 03 di tích cấp quốc gia và 01 di tích cấp tỉnh tại xã Thủy Thanh.

Trên địa bàn xã Thủy Thanh có 03 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (Cầu Ngói Thanh Toàn; Phủ thờ Tôn Thất Thuyết; Đình Vân Thê) và 01 di tích cấp tỉnh (Đình Thanh Thuỷ Chánh), những di tích này đã được UBND tỉnh phân cấp quản lý, cụ thể:

- Đối với di tích Cầu Ngói Thanh Toàn, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết: UBND thị xã Hương Thủy là đơn vị trực tiếp quản lý, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị phối hợp quản lý và hướng dẫn về chuyên môn.

- Đối với di tích Đình Vân Thê, Đình Thanh, Thuỷ Chánh: UBND thị xã Hương Thủy là đơn vị trực tiếp quản lý, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh là đơn vị phối hợp quản lý và hướng dẫn về chuyên môn.

Hiện nay, trong lĩnh vực di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật (Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 11/7/2008 của UBND tỉnh). Do vị trí và tính chất đặc thù nên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 02 đơn vị để thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn về bảo tồn di tích là Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Ban Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Phước Tích.

Tất cả những di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng còn lại, đều do địa phương (nơi có di tích) phối hợp với cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di tích thực hiện việc quản lý và bảo vệ di tích.

Việc thành lập Ban quản lý di tích đối với các di tích tại xã Thủy Thanh (trong trường hợp cần thiết) phải có ý kiến đề xuất của UBND thị Hương Thủy trình UBND tỉnh xem xét theo nguyên tắc Nhà nước quy định.



VI. Kiến nghị của Cử tri thành phố Huế

61. Kiến nghị tỉnh đặt tên cho tuyến đường Thuỷ Dương - Tự Đức

Việc đặt tên cho tuyến đường Thủy Dương - Tự Đức phải được lập thành đề án theo quy định của Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Tuyến đường Thủy Dương - Tự Đức đi qua địa phận của thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, UBND thành phố Huế và UBND thị xã Hương Thủy là những đơn vị có trách nhiệm trực tiếp thực hiện lập đề án đặt tên cho tuyến đường này và thống nhất ý kiến tại địa phương, gửi Hội đồng tư vấn thẩm định. Hiện nay, đề án đã hoàn thành, dự kiến trình HĐND tỉnh tại kỳ họp 8, HĐND tỉnh khóa VI

62. Đình làng An Cựu là di tích cấp tỉnh, nay đã bị xuống cấp, đề nghị sửa chữa

Đình làng An Cựu là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh (Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 29/10/2008). Thừa Thiên Huế có hệ thống gần 1000 di tích, trong đó 140 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và cấp Tỉnh; 153 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ; 301 di tích đã được kiểm kê từ 9 huyện, thị xã và thành phố Huế. Hiện nay, kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích của tỉnh còn hạn chế (chủ yếu từ Chương trình mục tiêu Quốc gia đầu tư kinh phí chống xuống cấp cho các di tích cấp Quốc gia), các di tích cấp Tỉnh trên địa bàn chỉ được đầu tư ít, hầu hết công tác tu bổ, tôn tạo dựa vào kinh phí từ nguồn huy động xã hội hóa hoặc nguồn khác của các huyện, thị xã, thành phố Huế.

Năm 2011, UBND tỉnh đã có văn bản số 5106/UBND-VH ngày 17/11/2011 về việc thống nhất chủ trương chống xuống cấp di tích Đình làng An Cựu bằng nguồn xã hội hóa và hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay các thủ tục lập hồ sơ dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đình làng An Cựu vẫn chưa hoàn thành theo quy định.

UBND tỉnh đã yêu cầu UBND thành phố Huế (là đơn vị được UBND tỉnh giao trách nhiệm trực tiếp quản lý di tích tại Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 26/12/2012) khẩn trương lập dự án tu bổ di tích để triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch cụ thể về công tác bảo tồn, tôn tạo cho từng giai đoạn gửi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, bố trí vốn.

63. Mức thu phí phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của tỉnh là quá cao, biên lai thu phí không đảm bảo cho việc lưu giữ lâu dài, đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh.

Mức thu phí phương tiện giao thông đường bộ (mô tô) đã được UBND tỉnh chỉ đạo điều tra, khảo sát kỹ trước khi lập đề án và đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua, số kinh phí thu được từ mô tô hiện nay phần lớn để lại cho các địa phương sử dụng để duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường địa phương. Vấn đề biên lai thu phí không đảm bảo cho việc lưu giữ lâu dài, UBND tỉnh đã yêu cầu ngành Giao thông Vận tải có ý kiến với cơ quan thuế (Đơn vị phát hành biên lai) tìm giải pháp khắc phục.

64. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nơi kinh doanh mặt hàng ăn uống. Quản lý chặt chẽ đối với các phòng khám bệnh tư nhân.



- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Thời gian qua, việc kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm đã được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo. Trong năm 2013 đã thực hiện kiểm tra, thanh tra 5.567 cơ sở thực phẩm, số cơ sở đạt yêu cầu về VSATTP là 4.828 cơ sở đạt tỷ lệ 86,7% (KH 75%), số cơ sở có vi phạm là 739 cơ sở (chiếm tỷ lệ 13,3%); số cơ sở vi phạm bị xử lý là 197 cơ sở (chiếm tỷ lệ 3,5%); trong đó, đóng cửa 17 cơ sở, tiêu hủy 196 sản phẩm; đa số các cơ sở vi phạm là những cơ sở nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, các vi phạm thường gặp về điều kiện con người, trang thiết bị, dụng cụ, chủ yếu tại tuyến phường, xã.

- Đối với việc quản lý hành nghề y tế tư nhân: Thực hiện chính sách xã hội hóa công tác y tế, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng đã góp phần không nhỏ vào việc cung ứng các dịch vụ y tế cho công tác CSBVSK nhân dân, trong đó:

- Các bệnh viện tư nhân: có 03 bệnh viện là Bệnh viện đa khoa Hoàng Viết Thắng (69 GB), Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình - Phẫu thuật tạo hình Huế (21 GB), Bệnh viện ngoại khoa Nguyễn Văn Thái (21 GB). Tổng số cán bộ làm việc 100% thời gian là 222 cán bộ, trong đó BS 41, YS 8, ĐD 47, KTV-NHS 25, số cán bộ hợp đồng ngoài giờ là 30 Bác sỹ.

- Các phòng khám tư nhân: Có 11 Phòng khám từ thiện với 58 cán bộ; 18 Phòng khám đa khoa với 173 cán bộ; 268 Phòng khám chuyên khoa với 368 cán bộ; 155 Phòng chẩn trị Y học cổ truyển với 182 cán bộ.

Thực hiện Luật khám chữa bệnh và Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, đến nay :

- Tổng số người được cấp chứng chỉ hành nghề : 384/407 đạt 94,34%

- Tổng số cơ sở hành nghề tư nhân (Tây Y) đã được cấp phép hoạt động: 203

- Tổng số cơ sở hành nghề tư nhân (YHCT) đã được cấp phép hoạt động: 73

Hiện nay, ngành y tế đang chỉ đạo tăng cường mạng lưới thanh tra y tế từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố. Đồng thời nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra để tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành và triển khai thường xuyên trên các lĩnh vực Dược, Khám chữa bệnh, Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nghiêm túc xử lý các sai phạm trong hành nghề y tế tư nhân; VSATTP và các vi phạm khi được phát hiện sẽ được giải quyết đúng quy trình và đúng luật.

E. LĨNH VỰC PHÁP CHẾ

I. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Vang và A Lưới

65. Kiến nghị tỉnh công nhận thôn Tân Cảng, thị trấn Thuận An; thôn A Tia 2, xã Hồng Kim và thôn BRách, xã Hồng Thái vì trong quá trình làm thủ tục công nhận trước đây đã bỏ sót các thôn này.

- Về kiến nghị công nhận thôn Tân Cảng, thị trấn Thuận An:

Theo đề nghị của UBND huyện Phú Vang về việc công nhận số thôn của các xã, thị trấn thuộc huyện Phú Vang (không có thôn Tân Cảng), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 102/QĐ-UB ngày 28/4/2000 về việc công nhận số thôn của các xã, thị trấn thuộc huyện Phú Vang; trong đó, thị trấn Thuận An không có thôn Tân Cảng. Việc thành lập thôn mới phải đảm bảo theo các quy định tại Thông tư số 04/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

- Về kiến nghị tỉnh công nhận thôn A Tia 2, xã Hồng Kim và thôn BRách, xã Hồng Thái:

Theo Quyết định số 1100/QĐ-UB ngày 09/5/2000 của UBND tỉnh về việc công nhận số thôn, khu vực của thị trấn và các xã thuộc huyện A Lưới thì xã Hồng Kim có 04 thôn, gồm: Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4 (không có thôn A Tia 2) và xã Hồng Thái có 06 thôn, gồm: A Đên, A Vinh, A Đâng, Y Reo, Tu Vây, A La (không có thôn BRách). Riêng xã Hồng Thái, sau khi xây dựng Thủy điện A Lưới, thôn A Đên đã chuyển đến khu tái định cư tại xã Hồng Thượng và đã được UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 25/4/2014. Do đó, cử tri huyện A Lưới đề nghị công nhận thôn A Tia 2, xã Hồng Kim và thôn BRách, xã Hồng Thái là chưa phù hợp; việc thành lập thôn mới phải đảm bảo theo các quy định tại Thông tư số 04/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.



II. Kiến nghị của cử tri huyện thị xã Hương Trà

66. Kiến nghị tỉnh giải quyết việc cư dân của 04 thôn thuộc xã Hồng Tiến, huyện A Lưới ở trên địa bàn xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước ở khu vực này.

Đường địa giới hành chính của xã Hồng Tiến và xã Bình Điền, thị xã Hương Trà (huyện Hương Trà trước đây) đã được lập theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được chính quyền 2 xã thống nhất, đồng ý ký xác nhận vào bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính từ năm 1994 (trên tuyến địa giới này không có tranh chấp). Theo đó, dân cư 04 thôn của xã Hồng Tiến đã ở ổn định lâu dài từ trước đến nay trên địa bàn phía Tây của thị xã Hương Trà. Việc cử tri xã Bình Điền phản ánh cả 04 thôn của xã Hồng Tiến ở trên địa bàn của xã Bình Điền là không có căn cứ. Ngoài ra, nếu có phát sinh tranh chấp về địa giới hành chính thì đề nghị UBND thị xã Hương Trà, huyện A Lưới và các đơn vị có liên quan căn cứ vào bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính đang quản lý để giải quyết hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là báo cáo giải trình kiến nghị cử tri tại kỳ họp 7, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, UBND tỉnh kính báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh./.







TM.UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương