KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014



tải về 2.48 Mb.
trang21/32
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.48 Mb.
#12312
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   32



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐỀ ÁN

Điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí

sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước

trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

(Kèm theo Tờ trình số: 3681/TTr-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh)




I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG HÈ ĐƯỜNG, LÒNG ĐƯỜNG, LỀ ĐƯỜNG, BẾN, BÃI, MẶT NƯỚC:

Việc lấn chiếm, sử dụng lề đường để kinh doanh, tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa, phế liệu,… xuất phát từ nguyên nhân tâm lý kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, tùy tiện đã ăn sâu vào trong cách sống của người dân. Do thu nhập thấp, đời sống khó khăn và nhận thức của người dân còn hạn chế nên thường có thói quen tiêu dùng hàng hóa rẻ tiền, chất lượng thấp, chấp nhận mua bên đường, chợ cóc. Một số đường phố chật hẹp, không có nơi đậu đỗ các phương tiện giao thông cá nhân, các công trình xây dựng nhà ở tư nhân thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết vật liệu, phế liệu gây cản trở cho người tham gia giao thông,…

Từ thực trạng nêu trên, để góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các công trình hạ tầng kết cấu đường bộ, ngày 10/4/2006, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 3h/2006/NQ-HĐND về việc điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới một số loại phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; căn cứ vào Nghị quyết này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1295/2006/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng lòng lề đường, vỉa hè, bến bãi, mặt nước và đất công cộng trên địa bàn thành phố Huế.

Thực tế trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện quản lý vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế cũng đạt được một số kết quả nhất định, một số tuyến đường trung tâm đã được kẻ vạch giới hạn để xe đã được đa số người dân chấp hành nghiêm túc.

Sau khi Nghị quyết số 3h/2006/NQ-HĐND ban hành và được cụ thể hóa bằng Quyết định số 1295/2006/QĐ-UBND của UBND Tỉnh, UBND Thành phố vẫn chưa thể triển khai thực hiện do phần lớn nhu cầu của người dân mong muốn được sử dụng một phần vỉa hè, lề đường để kinh doanh buôn bán nhưng mục đích này không phù hợp do Nghị định 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ nghiêm cấm việc cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức. Chính vì vậy việc quản lý vỉa hè, lề đường còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù thành phố Huế đã tăng cường tuyên truyền, tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất công cộng, gây mất an toàn giao thông.

Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông như: trông giữ xe, trung chuyển vật liệu, phế liệu tổ chức đám cưới, đám tang,… Vì vậy để thực hiện tốt công tác quản lý, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường song vẫn đáp ứng nhu cầu có thể sử dụng được một phần diện tích hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước; giải quyết một phần nhu cầu bãi đổ xe hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương để chỉnh trang đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; gắn kết với cuộc vận động xây dựng tuyến phố, đường phố văn minh thương mại, trật tự đô thị,... ueesHiuees

việc triển khai cho phép sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường để trông giữ xe, sử dụng mặt nước để kinh doanh là rất cần thiết.

Mức thu phí sử dụng lòng lề đường, vỉa hè, bến bãi, mặt nước và đất công cộng trên địa bàn thành phố Huế theo Nghị quyết số 3h/2006/NQ-HĐND từ lúc ban hành đến nay chưa được điều chỉnh, trong khi đó tình hình giá cả thị trường, tiền lương liên tục tăng cao trong 7 năm qua, số phí thu được sẽ rất thấp, không đáp ứng chi phí cho việc quản lý, thu, nộp ngân sách địa phương. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 3h/2006/NQ-HĐND vẫn chưa thể triển khai đồng bộ do Nghị định 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ tuy cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường nhưng cấm việc cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức; đồng thời quy định cụ thể đối với các tuyến vỉa hè, lòng đường đủ điều kiện để sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông chưa được Trung ương hướng dẫn.

Theo Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó quy định: Phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước là khoản thu vào các đối tượng được phép sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch...) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước. Tuy nhiên thời gian qua, trên địa bàn thành phố Huế vẫn áp dụng mức thu phí theo Nghị quyết 3h/2006/NQ-HĐND ngày 10/4/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh, như vậy về cơ sở pháp lý để ban hành phí đã có sự thay đổi.

Qua tham khảo một số địa phương khác như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp,… cũng đã ban hành quy định thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe, sản xuất kinh doanh, đặt biển quảng cáo, trung chuyển vật liệu, phế liệu.

Với những lý do trên, việc điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước là thực sự cần thiết nhằm đảm bảo mức thu sát với thực tế thị trường, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách địa phương góp phần nâng cao trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ cũng như tạo điều kiện cho người dân kinh doanh, ổn định thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội.
II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG HÈ ĐƯỜNG, LÒNG ĐƯỜNG, LỀ ĐƯỜNG, BẾN, BÃI, MẶT NƯỚC:

1. Cơ sở pháp lý:

- Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

- Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC;

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng:

- Hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước thuộc sở hữu của Nhà nước. Hè đường, lề đường phục vụ chủ yếu cho người đi bộ, lòng đường phục vụ chủ yếu cho các phương tiện tham gia giao thông vì vậy khi sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường vào các mục đích khác phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Khi sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

- Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước phải đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về phí và lệ phí.



3. Mục đích, yêu cầu:

- Đảm bảo tốt công tác quản lý, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường song vẫn đáp ứng nhu cầu có thể sử dụng được một phần diện tích hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh.

- Giải quyết một phần nhu cầu bãi đổ xe ô tô hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi hệ thống giao thông tĩnh chưa được quy hoạch.

- Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và cho thu nhập của một bộ phận người dân nghèo.

- Gắn kết với cuộc vận động xây dựng tuyến phố, đường phố văn minh thương mại, trật tự đô thị.

4. Đối tượng nộp phí:

Các đối tượng được phép sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch…) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước.

Không thu phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường đối với việc cấp phép cho sử dụng tạm thời để tổ chức việc cưới, việc tang; các hộ gia đình có nhu cầu để xe máy, xe đạp tự quản tại hè đường trước mặt nhà.

Không thu phí sử dụng mặt nước đối với trường hợp tàu, thuyền vào neo đậu để tránh bão tại các vị trí được cấp có thẩm quyền cho phép.



5. Mức thu phí:

Việc xác định mức thu phí theo phân loại đường đô thị là phù hợp tuy nhiên mức thu phí theo Nghị quyết số 3h/2006/NQ-HĐND không có sự phân biệt theo phân loại đường đô thị; mặt khác cần bổ sung điều kiện sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường không vào mục đích giao thông như quy định chi tiết tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP…

Theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó mức thu phí tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương về việc quản lý, sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước mà quy định mức thu phí theo lượt, doanh thu, diện tích sử dụng cho phù hợp.

Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên và tình hình kinh tế xã hội của địa phương; mức thu phí đề xuất điều chỉnh như sau:

a) Thu phí sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường không vào mục đích giao thông theo quy định tại các điều 25a, điều 25b, điều 25c của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ:


TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu phí

1

Phí sử dụng một phần hè đường, lề đường vào mục đích trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau

-

Đường phố từ loại 1 đến loại 5

Đồng/m2/ngày

Từ 1.000 đến 5.000

2

Phí sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường vào mục đích trông giữ xe đạp, xe máy không được gây mất trật tự, an toàn giao thông

-

Đường phố từ loại 1 đến loại 5

Đồng/m2/ngày

Từ 1.000 đến 5.000

3

Phí sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường vào mục đích trông giữ xe ô tô không thường xuyên (tối đa không quá 02 giờ/lượt) không được gây mất trật tự, an toàn giao thông

a)

Xe tacxi

Đồng/lượt

Từ 5.000 đến 8.000

b)

Xe ô tô dưới 16 chỗ ngồi

Đồng/lượt

Từ 8.000 đến 10.000

c)

Xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên

Đồng/lượt

Từ 10.000 đến 15.000

Quy định về phân loại đường phố được áp dụng theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về giá các loại đất được công bố hàng năm.

Đối với mức phí sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường để dừng đỗ xe ô tô mỗi lượt dừng đỗ tối đa không quá 02 giờ; trường hợp dừng đỗ vượt quá 02 giờ thì tiếp tục thu phí lượt 2, 3,… Không khuyến khích dừng đỗ ô tô với thời gian dài liên tục hoặc đậu qua đêm; việc dừng đỗ xe chỉ nhằm giảm một phần áp lực nhu cầu giao thông tĩnh trong lúc chưa được đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông tĩnh trên địa bàn tỉnh.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường để trông giữ xe máy, xe đạp với thời gian không liên tục của ngày (chỉ sử dụng 1 buổi: ban ngày hoặc ban đêm) thì chỉ tính 50% mức thu phí theo quy định đối với từng loại đường.

Trường hợp các tổ chức có nhu cầu sử dụng toàn bộ kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm hè đường, lòng đường, lề đường) của 1 đoạn đường cụ thể, thời gian cụ thể được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng với mục đích tổ chức hội chợ, triển lãm, lễ hội thì mức phí tối đa bằng 300% mức thu tại mục I.1 nêu trên.

b) Đối với phí sử dụng bến, bãi, mặt nước: Điều chỉnh mức thu và bổ sung mức thu phí sử dụng mặt nước với mục đích kinh doanh dịch vụ, du lịch:


TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu phí

1

Sử dụng bến, bãi với mục đích đậu, đỗ xe ô tô, tập kết vật liệu, sản xuất kinh doanh

Đồng/m2/tháng

Từ 4.000 đến 12.000

2

Sử dụng bến, bãi với mục đích neo đậu tàu, thuyền du lịch, đò ngang

Đồng/phương tiện

5.000/lượt

Đồng/phương tiện

50.000/tháng

3

Sử dụng mặt nước với mục đích kinh doanh du lịch, dịch vụ

Đồng/m2/tháng

2.000

Mức phí sử dụng bến, bãi với mục đích đậu, đỗ xe ô tô, tàu, thuyền du lịch, đò ngang nêu trên không áp dụng đối với các địa điểm đã quy định theo Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 7 về điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 7 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng bến thuyền du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với mức thu phí mới được xây dựng như trên, đối với các hè đường, lòng đường, lề đường được phép sử dụng một phần để trung chuyển hàng hóa, vật liệu, phế liệu thì mức nộp của người dân là không đáng kể và cũng phù hợp với điều kiện thực tế. Riêng đối với các đối tượng phổ biến nhất là các hộ gia đình sử dụng hè đường, lề đường trước mặt nhà để đậu xe máy, xe đạp tự quản thì được miễn thu do đó không ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Đối với mức phí thu sử dụng bến, bãi quy định thêm mục đích sử dụng tập kết vật liệu xây dựng, thuê mặt nước để kinh doanh du lịch, dịch vụ,…là phù hợp với thực tế.

6. Chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí:

a) Thu, nộp phí: Thực hiện theo các quy định của Luật Quản lý thuế; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.

UBND các phường thuộc thành phố Huế tổ chức quản lý thu phí và sử dụng biên lai thu phí do cơ quan Thuế phát hành để thu theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Thông tư số 186/TT-BTC ngày 05/12/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí.

b) Quản lý, sử dụng phí:

Nguồn thu phí được phân chia cụ thể như sau:

- 90% tổng số thu nộp vào ngân sách phường, trong đó: 40% tổng số tiền thu được để trang trải chi phí cho việc tổ chức quản lý thu của UBND các phường, 30% tổng số tiền thu được để thực hiện nhiệm vụ quản lý an ninh chính trị, trật tự đô thị và an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn.

- 10% còn lại nộp vào ngân sách thành phố Huế.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, giao UBND tỉnh lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè đường, lòng đường, lề đường đến năm 2023; quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè đường, lòng đường, lề đường theo quy định.

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng tạm thời hè đường, lòng đường, lề đường được duyệt; UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Huế lựa chọn một số tuyến hè đường, lòng đường tổ chức thu phí thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi mở rộng triển khai chung.



2. UBND thành phố Huế:

- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải triển khai xây dựng phương án sử dụng các tuyến đường được phép sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường để trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp, trung chuyển hàng hóa, vật liệu, phế liệu; thống kê phân loại các bến, bãi, mặt nước trên địa bàn để tổ chức thu phí theo đúng quy định;

- Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan để chủ động tham mưu đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế;

3. Đơn vị thu phí:

Tổ chức việc lập dự toán thu phí; quản lý, sử dụng và quyết toán phí theo qui định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 và Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính./.



PHỤ LỤC SO SÁNH MỨC THU PHÍ

(Kèm theo Đề án điều chỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước)



TT

Nội dung

Mức thu cũ

Mức thu mới

Tỷ lệ

1

Phí sử dụng một phần hè đường, lề đường với mục đích trung chuyển hàng hóa, vật liệu, phế liệu

Tăng bình quân từ 100% đến 500%

-

Đường phố từ loại 1 đến loại 5

500 đồng /m2/ngày 1.000 đồng/m2/ngày

Từ 1.000 đồng /m2/ngày đến 5.000 đồng /m2/ngày

2

Phí sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường với mục đích trông giữ xe đạp, xe máy

Giữ nguyên

-

Đường phố từ loại 1 đến loại 5

1.000 đồng /m2/ngày đến 5.000 đồng /m2/ngày

Từ 1.000 đồng /m2/ngày đến 5.000 đồng /m2/ngày

3

Phí sử dụng một phần hè đường, lòng đường, lề đường với mục đích trông giữ xe ô tô không thường xuyên

1.000 đồng /m2/ngày đến 5.000 đồng /m2/ngày (không hạn chế thời gian được phép đậu, đỗ xe ô tô – mức thu tính trên diện tích chiếm chỗ của xe)

Tối đa không quá 02 giờ/lượt

Bằng mức thu cũ (tính theo diện tích chiếm chỗ xe trong 1 lần đỗ)

-

Xe taxi

Từ 5.000 đồng /lượt đến 8.000 đồng/lượt

-

Xe ô tô dưới 16 chổ ngồi

Từ 8.000 đồng /lượt đến 10.000 đồng/lượt

-

Xe ô tô từ 16 chổ ngồi trở lên

Từ 10.000 đồng /lượt đến 15.000 đồng/lượt

4

Phí sử dụng bến, bãi, mặt nước (bổ sung mục đích sử dụng mặt nước với mục đích kinh doanh dịch vụ, du lịch)




-

Sử dụng bến, bãi với mục đích đậu, đỗ xe ô tô, tập kết vật liệu, kinh doanh

2.000 đồng /m2/tháng đến 8.000 đồng /m2/tháng

Từ 4.000đ/m2/ tháng đến 12.000đ/m2/tháng

Tăng bình quân từ 50% đến 100%

-

Sử dụng bến, bãi với mục đích neo đậu tàu, thuyền du lịch, đò ngang

3.000đ/lượt/ phương tiện

5.000đ/lượt

Tăng 167%

30.000đ/tháng /phương tiện

50.000đ/tháng

Tăng 167%

-

Sử dụng mặt nước với mục đích kinh doanh dịch vụ, du lịch

Chưa quy định

2.000đ/m2/tháng

Bổ sung mới


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 17/BC-KTNS Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2014


BÁO CÁO THẨM TRA

Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn thành phố Huế


Để chuẩn bị báo cáo thẩm tra Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn thành phố Huế, Ban Kinh tế và Ngân sách đã phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tiến hành làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan để thẩm tra các nội dung các văn bản này. Qua thẩm tra, Ban Kinh tế và Ngân sách báo cáo một số ý kiến để HĐND tỉnh xem xét như sau:



1. Về cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải ban hành nghị quyết:

HĐND tỉnh khóa V đã ban hành Nghị quyết số 3h/2006/NQBT-HĐND về việc điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới một số loại phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Tại nghị quyết này, HĐND tỉnh đã quy định mức thu phí sử dụng lề đường, vỉa hè, bến bãi, mặt nước trên địa bàn tỉnh. Căn cứ pháp lý để HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết này là Nghị định 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ. Qua gần 10 năm triển khai thực hiện nghị quyết đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên mức thu phí theo Nghị quyết 3h là khá thấp không còn phù hợp so với mặt bằng giá cả hiện nay.

Ngày 03/9/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2013/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông. Ngày 02/01/2014, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó quy định: Phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước là khoản thu vào các đối tượng được phép sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch...) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước.

Vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng việc HĐND tỉnh tại kỳ họp này xem xét ban hành nghị quyết về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn thành phố Huế để phù hợp với quy định pháp lý mới, phù hợp với yêu cầu thực tế công tác quản lý, sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước của thành phố Huế là hoàn toàn hợp lý.



2. Về nội dung nghị quyết:

Dự thảo nghị quyết trình HĐND lần này có 04 thay đổi lớn so với Nghị quyết số 3h/2006/NQBT-HĐND đó là: (1) UBND tỉnh đề nghị xác định mức thu phí theo phân loại đường đô thị; (2) mức thu các loại phí tăng bình quân từ 50% đến 150% ; (3) bổ sung mức thu phí đối với trường hợp sử dụng mặt nước với mục đích kinh doanh du lịch và (4) phạm vi áp dụng thu nhỏ lại, không triển khai trên phạm vi toàn tỉnh mà chỉ áp dụng riêng cho thành phố Huế. Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng những điều chỉnh này là hoàn toàn phù hợp với thực tế công tác quản lý sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn tỉnh, phù hợp với những quy định mới tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Quá trình thẩm tra, Ban Kinh tế và Ngân sách đã tham gia nhiều ý kiến liên quan đến phạm vi, đối tượng, mức thu phí và đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung trước khi trình HĐND tỉnh. Vì vậy, Ban đồng tình cao với nội dung của Tờ trình và dự thảo nghị quyết mà UBND tỉnh đã báo cáo với HĐND tỉnh. Đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua.


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương